Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng ở lâm trường bồng lai, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.52 KB, 41 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Rừng là vàng nếu ta biết bảo vệ, xây dựng
thì rừng rất quý”. Rừng là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống con
người, rừng có vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trường sống, phòng hộ
chắn gió, chắn cát, chắn sóng, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, cung
cấp gỗ củi, các loại dược liệu, lâm đặc sản, cung cấp nguyên vật liệu cho một
số ngành công nghiệp góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân đem lại nhiều
lợi ích cho con người, những lợi ích mà tài nguyên rừng mang lại là vô cùng
to lớn và không thể đo đếm hết được vai trò của nó. Vì vậy, công tác quản lý
bảo vệ và phát triển rừng hiện nay đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan
tâm.
Trong những năm qua để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật quy định trong lĩnh vực thi hành pháp lệnh quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng, đặc biệt là chủ trương xã hội hóa nghề rừng nhằm huy động mọi nguồn
lực trong xã hội để bảo vệ phát triển rừng. Nhà nước cũng đã đầu tư kinh phí
phát triển vốn rừng, thành lập các khu bảo tồn và khuyến khích mọi tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước trong hoạt động trồng rừng phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng. Những hoạt động này
có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế, khoa học môi trường sinh thái và an
ninh quốc phòng Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
như lực lượng quản lý bảo vệ rừng quá mỏng, thiếu kinh phí đầu tư, các chính
sách quản lý bảo vệ rừng còn chưa mạnh nên tình trạng xâm hại đến tài
nguyên rừng ở một số nơi xảy ra nghiêm trọng, làm cho diện tích rừng ngày
càng bị thu hẹp, trữ lượng và chất lượng rừng giảm sút. Nhiều loài động thực
vật khai thác quá mức làm suy giảm tính đa dạng sinh học, vai trò của rừng và
số loài có nguy cơ tuyệt chủng có nguy cơ tăng lên. Do đó, công tác quản lý
bảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm đúng mức.
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung. Diện tích rừng tự
nhiên toàn tỉnh rất lớn (chiếm 62,09% tổng diện tích tự nhiên) và 70% dân số


1
trên địa bàn tỉnh sống phụ thuộc vào rừng. Tài nguyên rừng Quảng Bình rất
đa dạng, phong phú; có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như Trắc, Huê,…
đặc biệt mới phát hiện ra loài Bách xanh ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng cực kỳ quý hiếm. Trên địa bàn cũng đã ghi nhận nhiều loài động vật
quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam như Gấu, Hổ, Voọc chà vá,
Trong những năm qua tài nguyên rừng ở đây cũng đang trong tình trạng bị tàn
phá quá mức với nhiều hình thức khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản và
động vật hoang dã trái phép đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài
nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.
Lâm trường Bồng Lai được thành lập tháng 10/1992 là đơn vị hạch toán
độc lập trực thuộc sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Bình. Đến tháng
4/2002 thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước Lâm trường chuyển đổi và
trực thuộc Công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình. Hiện nay, Lâm trường
Bồng Lai đang quản lý 12.492,8 ha, chiếm khoảng 5,88% tổng diện tích của
huyện Bố Trạch thuộc địa bàn các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, Phú
Định, Tây Trạch và Tân Trạch.
Cũng như nhiều Lâm trường khác trong cả nước, Lâm trường Bồng Lai
đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đã đem lại một số
kết quả đáng nghi nhận. Tuy nhiên việc đánh giá tình hình quản lý bảo vệ
rừng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống để từ đó nâng cao
hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng ở Lâm trường Bồng Lai, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình" nhằm đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng ở Lâm trường
Bồng Lai.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
Rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, là tài nguyên quý
của mỗi quốc gia, rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, có giá trị to
lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, văn hóa cộng đồng, du lịch sinh
thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của đất
nước. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ
của các cấp, các ban ngành và toàn xã hội.
Bảo vệ rừng là vấn đề của toàn xã hội, trên cơ sở phối hợp giữa các lực
lượng Kiểm lâm, công an, quân đội và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách
của các chủ rừng. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong
nước và liên kết giữa các quốc gia. Việt Nam là một nước nhận thức đúng đắn
tầm quan trọng của vấn đề này, nên ngoài hệ thống chính sách pháp luật được
ban hành, đã tham gia công ước về buôn bán quốc tế về các loại động vật
hoang dã nguy cấp (Công ước CITES ) và trở thanh thành viên chính thức thứ
121 vào ngày 20/10/1994. Ký công ước đa dạng sinh học vào ngày
16/11/1994. Ngoài ra còn nhiều tổ chức quốc tế khác.
Tuy nhiên, trong thực tế của nhiều năm, thì tình hình tài nguyên rừng
không chỉ ở Việt Nam mà con trên thế giới có xu hướng giảm mạnh. Hàng
năm ở trên thế giới, trong khu vực và ở trong nước tình trạng khai thác rừng
bừa bãi, lấn chiếm rừng làm nương rẫy, săn bắt trái phép động vật hoang dã
và đặc biệt nạn cháy rừng thường xuyên đe dọa làm giảm tài nguyên rừng rất
lớn, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Theo thống kê của FAO, năm 2003 thì tài nguyên rừng trên thế giới bị suy
thoái nghiêm trọng, trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX mỗi năm có khoảng
0,30% diện tích rừng bị chuyển sang mục đích sử dụng khác, hàng năm mất
khoảng 0,22% rừng tự nhiên. Đối với những nước nhiệt đới theo Trexler.M.C
và Haugen.C, năm 1994 ở Châu Á suy thoái rừng 2 triệu ha/năm, vào năm
1998 là 3,9 triệu ha/ năm.
3
Việt Nam trải qua một thời gian dài do chiến tranh tàn phá cũng như các

hoạt động can thiệp vô ý thức của con người lên tài nguyên rừng như săn bắt
chim thú rừng, khai thác trái phép lâm sản, đốt nương làm rẫy,… đã làm cho
tài nguyên rừng nước ta ngày càng cạn kiệt. Theo Tổng cục thống kê năm
2000 thì vào năm 1943 diện tích rừng nước ta có khoảng 14,3 triệu ha với độ
che phủ 43,0%, nhưng đến năm 1990 diện tích rừng chỉ còn 9,187 triệu ha với
độ che phủ 27,8%, đây là giai đoạn nước ta đã xem rừng như tài nguyên vô
tận và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiêp được xem như một
ngành kinh tế chủ đạo để phát triển nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy đã dẫn
đến tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhanh chóng, chỉ trong vòng 50 năm
độ che phủ của rừng giảm 16,2%.
Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng về công tác bảo vệ và phát triển rừng
hiện nay tại lâm trường là cơ sở khoa học cho việc quản lý rừng bền vững tài
nguyên rừng trên địa bàn. Muốn bảo vệ và phát triển rừng bền vững thì bên
cạnh việc sử dụng các chế tài pháp luật cần có các giải pháp tổng hợp để huy
động nguồn lực toàn xã hội tham gia vào công tác này. Bên cạnh đó, để đảm
bảo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả cần dựa vào sức
mạnh của cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động bảo vệ
rừng. Gắn trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn của các cấp chính
quyền địa phương và đề cao trách nhiệm cá nhân về bảo vệ rừng. Tăng cường
sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các hoạt động xâm hại đến tài
nguyên rừng.
2.2. Cơ sở pháp lý
Đứng trước nạn chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng trái phép, buôn
bán tàng trữ lâm sản trái phép. Nhà nước đã có các Chỉ thị, Thông tư và các
Nghị định nhằm tăng cường hiệu quả của luật bảo vệ và phát triển rừng, đồng
thời giúp cho các ban ngành chức năng thực hiện tốt hơn trách nhiệm của
mình trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng ở giai đoạn đổi mới.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật BVPTR 2004;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về Quy chế quản lý rừng;
4
- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng,
khai thác rừng trái phép;
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/01/1999 của Chính phủ về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về phòng
cháy và chữa cháy rừng;
- Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Kiểm lâm;
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính Phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản;
- Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ rừng và phát triển rừng trong
cộng đồng dân cư, làng, thôn, bản ấp;
- Quyết định số 202/TTg ngày 02/5/1994 của Thủ tướng chính phủ quy định
về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng;
- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và
đất lâm nghiệp;
- Quyết định 105/2000/QĐ -BNN-KL ngày 17/ 11/ 2000 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -
2020;

- Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt ”Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm
5
2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và
Nghị định thư Cartagena”;
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 06/7/2007
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày
29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng.
Trên đây là một số văn bản liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng,
quản lý tài nguyên rừng nhằm giúp cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách
của lâm trường Bồng Lai nói riêng cũng như các ban ngành nói chung có cơ
sở pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng từ Trung ương đến
địa phương. Mỗi năm, lâm trường Bồng Lai đều tổ chức tập huấn cho viên
chức và tuyên truyền phổ biến đến cộng đồng dân cư quanh vùng nắm các nội
dung khi có các Nghị định, Quyết định và các văn bản quy phạm pháp luật
mới nhằm giúp cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách thực thi pháp luật một
cách có hiệu quả và giáo dục vận động người dân trên địa bàn ngày càng có ý
thức hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới và trong nước
2.3.1. Trên thế giới
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, hiện nay chỉ còn lại 4,1 tỷ ha,
độ che phủ 31,7%, mỗi năm tính trung bình diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp
11 triệu hecta. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích mất
đi, đó là chưa kể đến tính đa dạng của rừng trồng, việc phát huy vai trò của nó
còn rất hạn chế. Riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương trong thời gian từ
năm 1976 đến 1980 mất đi 9 triệu ha rừng, cũng trong thời gian này châu Phi
mất đi 37 triệu ha rừng, châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng, nạn phá rừng diễn ra
trầm trọng nhất ở 56 nước nhiệt đới. Ngân hàng thế giới tính rằng với tốc độ
phá rừng như hiện nay thì đến năm 2007 thế giới mất đi 226 triệu ha rừng và

đất trồng trọt do nạn phá rừng nên tình trạng xói mòn đất đai, sa mạc hóa
ngày càng xảy ra nghiêm trọng. Hiện nay có 875 triệu người phải sống ở vùng
sa mạc và mất 26 tỷ đô la giá trị sản phẩm mỗi năm do xói mòn, hàng năm
trên thế giới mất đi 12 tỷ tấn đất, so với lượng này có thể sản xuất ra khoảng
50 triệu tấn lương thực mỗi năm, hàng ngày hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới
6
đang bị cạn dần, tuổi thọ của nhiều công trình thủy điện ở vùng nhiệt đới bị
rút ngắn.
Tình trạng mất rừng trên thế giới ở nhiều quốc gia, chính là việc quản lý
bảo vệ rừng thường theo một chiều từ trên xuống, chưa đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ của người dân. Do quản lý bằng các hệ thống chính sách của Nhà
nước chưa nghĩ tới vấn đề lấy người dân làm gốc hay chiều từ dưới lên. Song
hơn thập kỷ qua vấn đề quản lý bảo vệ rừng đã có những chuyển biến, nhiều
công trình đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
2.3.2. Tình hình trong nước
Ở Việt Nam lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã và đang được
chú trọng, chú trọng hơn là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, nghĩa là sử
dụng lâu bền đất đai và môi trường, điều này càng trở nên quan trọng hơn đối
với các vùng núi ở Việt Nam, nơi có hệ sinh thái mong manh, đất đai kém phì
nhiêu, thực bì bị tàn phá nặng nề và là nơi nghèo nhất trong cộng đồng nông
thôn nước ta.
Ở nước ta tình trạng mất rừng vẫn diễn ra trong những năm qua mà
nguyên nhân chính là: sức ép về dân số, lương thực, đất canh tác, kinh tế và
đặc biệt là chiến tranh kéo dài đã tàn phá rất nhiều diện tích rừng dẫn đến suy
giảm nghiêm trọng rừng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể là tỷ lệ che phủ
của rừng 43,3% vào năm 1943 xuống còn 33,8% vào năm 1976 và chỉ còn
28,6% vào năm 1995, sự suy giảm không chỉ về trữ lượng gỗ mà kéo theo sự
suy giảm về tính đa dạng sinh học, giảm khả năng bảo vệ đất và nguồn nước của
rừng, công việc làm ăn, các công việc khác của dân. Trong thời kỳ này, toàn bộ
rừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của Nhà nước, trên danh nghĩa rừng của toàn

dân, nhưng không có chủ thực sự, vì thế mà tất cả mọi người dân đều có quyền khai
thác, lợi dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào của rừng và đất rừng.
Hòa bình lập lại cùng với sự ra đời của ngành Lâm nghiệp, toàn bộ diện tích
rừng được chính thức quy hoạch vào các lâm trường để khai thác lâm sản, phục
vụ cho nhu cầu của nhân dân và phát triển các ngành công nghiệp. Trong thực tế
rừng bị sức ép rất lớn do tình trạng du canh, du cư, do hoạt động đốt rừng làm rẫy,
chặt phá khai thác bừa bãi, tốc độ tăng dân số cao đã làm cho tài nguyên rừng
nước ta bị tàn phá nặng nề. Theo thống kê diễn biến tài nguyên rừng năm 2006 thì
7
tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam: 10.448.175 ha, trong đó rừng trồng:
2.486.610 ha, độ che phủ: 38,2%.
Đối với Quảng Bình tổng diện tích rừng tự nhiên: 535.695 ha, trong đó rừng:
457.262 ha, rừng trồng: 78.432 ha, độ che phủ 66,5%. Tại huyện Bố Trạch diện
tích đất lâm nghiệp: 171.331,75 ha, trong đó rừng sản xuất: 44.380,33 ha, rừng
phòng hộ: 35.158,82 ha, rừng đặc dụng 91.792,60 ha, độ che phủ 71,8%. Như
vậy, ở Việt Nam diện tích rừng bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha năm 1943 giảm xuống
còn 9,54 triệu ha vào năm 1995, độ che phủ 28,6%. Tuy đã có nhiều giải pháp
trong phát triển tài nguyên rừng nhưng diện tích và độ che phủ rừng tăng lên
không đáng kể đến năm 2006 diện tích chỉ 12.934.785 ha, với độ che phủ 38,2%.
Trước tình hình đó trong những năm gần đây công tác bảo vệ và phát triển
rừng đã được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm, nhiều chủ trương chính sách
đã được quyết định và ban hành kịp thời giảm bớt những áp lực vào rừng và đất
rừng. Với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra cho công tác quản lý bảo vệ
rừng và giao đất lâm nghiệp là:
- Ngăn chặn tận gốc các hành vi vi phạm lâm luật, bảo vệ và phát triển rừng.
- Thiết lập hệ thống chủ rừng trong phạm vi cả nước với từng loại rừng đặc
dụng, phòng hộ, sản xuất. Từng bước thực hiện mỗi mảnh đất khu rừng đều
có chủ cụ thể.
- Tạo điều kiện cho nông dân tổ chức sản xuất, đổi mới cơ cấu cây trồng vật
nuôi, hạn chế và xóa bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy,

góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông thôn miền núi.
8
PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
Đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của lâm trường Bồng
Lai, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn;
- Nghiên cứu tình hình cơ bản và một số hoạt động chủ yếu trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng của lâm trường Bồng Lai;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ tài nguyên
rừng trên địa bàn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu và các nội dung nghiên cứu đã đặt ra,
các phương pháp nghiên cứu sau sẽ được áp dụng:
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Những tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu:
số liệu thu thập từ các báo cáo và niên giám thống kê huyện Bố Trạch;
- Hồ sơ tài liệu về công tác quản lý bảo vệ rừng của trên địa bàn;
- Phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và xử phạt vi
pham hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng (Phỏng vấn bán cấu
trúc).
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp, thống kê các số liệu, thông tin thu thập được và đánh giá,
phân tích các thông tin trên phần mềm Excell.
9
PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lâm trường Bồng Lai nằm ở phía Tây của huyện Bố Trạch, ranh giới
được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp hạ lưu sông Bồng Lai, tiếp giáp xã Hưng Trạch, Sơn Trạch.
- Phía Nam giáp Lâm trường Ba Rền thuộc Công ty lâm công ngiệp Long Đại.
- Phía Đông giáp các xã: Cự Nẩm, Phú Định, Tây Trạch.
- Phía Tây giáp Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tọa độ địa lý:
Từ 17
o
29' đến 17
o
36' Vĩ độ Bắc.
Từ 106
o
18' đến 106
o
25' Kinh độ Đông.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Địa bàn Lâm trường nằm ở độ cao bình quân 400m.
+ Độ cao lớn nhất 1.137m
+ Độ cao nhỏ nhất 195m
- Phía Nam là hệ thống núi cao thuộc dãy núi Bagen, phía Bắc là hệ đồi bát úp
thuộc dãy núi Đông ngang. Địa hình thoải dần từ nam đến bắc được chia
thành hai tiểu vùng chính là:
+ Tiểu vùng 1: Rào mạ
+ Tiểu vùng 2: Rào con

- Chủ yếu kiểu địa hình núi đất, ít bị chia cắt, độ dốc bình quân khoảng 22
o
.
10
4.1.1.3. Khí tượng - thủy văn
Lâm trường Bồng Lai nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa đặc trưng của miền Bắc và chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam, với những đặc trưng cơ bản sau:
- Khí hậu có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, mùa này nắng nóng và khô
hạn, nhiệt độ có khi lên đến 39 - 41
o
C, gió Lào thịnh hành ảnh hưởng không
nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mùa này thường có mưa lớn
và lũ lụt, gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh, nhiệt độ có khi xuống
thấp 8 - 10
o
C, rét hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển đến các loại
cây trồng khác.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 24,2
o
C
+ Nhiệt độ cao nhất 40-41
o
C
+ Nhiệt độ thấp nhất 8
o
C

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29,4
o
C (tháng 6, 7)
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 18-19
o
C (tháng 12, 1)
+ Biên độ nhiệt độ ngày đêm 4-7
o
C
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao từ 83-85%, ngay
trong những tháng khô hạn nhất (có gió mùa Tây Nam) độ ẩm trung bình vẫn
trên 70%, độ ẩm cao nhất xảy ra vào cuối mùa đông trên 87%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.100 đến 2.300mm.
+ Lượng mưa lớn nhất 2.400 đến 2.600mm/năm. Lượng mưa lớn tập
trung ở các tháng 9, 10, 11.
+ Lượng mưa nhỏ nhất 1.400 – 1.500mm/năm. Tháng có mưa ít nhất là
tháng 6, 7.
4.1.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng
Trên địa bàn có hai loại đất chính:
11
- Đất Feralit hình thành trên sản phẩm được phong hóa của các loại đá mẹ
khác nhau (đá phiến, đá gnai, đá vôi ) có màu nâu vàng hoặc màu vàng.
Tầng đất tương đối dày thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
- Đất bồi tụ ven sông suối, thung lũng do quá trình bồi tụ tạo thành, tầng đất
dày thuận lợi cho phát triển của cây công nghiệp, nông lâm kết hợp.
4.1.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số, dân tộc
Địa bàn quản lý của Lâm trường Bồng Lai trong địa giới hành chính 6 xã
của huyện Bố Trạch: Sơn Trạch, Tây Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẩm, Tân Trạch
và Phú Định, theo số liệu niêm giám thống kê của huyện Bố Trạch năm 2006

tổng số dân của 6 xã vùng ven lâm phận là 34.373 người với 7.402 hộ, chiếm
19,64% dân số huyện; Mật độ dân số 84,42 người/km
2
. Trong đó:
- Dân tộc Kinh có 34.239 người, chiếm 99,61%, phân bố vùng ven phía ngoài
lâm phận. Người Kinh chủ yếu canh tác lúa nước trồng cây lương thực, trồng
cây công nghiệp.
- Dân tộc Vân Kiều có 134 người, chiếm 0,39%, họ sống ở bản Rào con lọt
vào giữa lâm phận. Đồng bào dân tộc sống dựa vào canh tác nương rẫy và
phụ thuộc vào rừng.
- Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm có xu hướng giảm, năm 2005 là 10,40%
nhưng đến 2006 giảm xuống còn 10,17%.
4.1.2.2. Lao động
Trong vùng hiện có trên 20.000 lao động, chủ yếu lao động trong vùng ở
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp không ổn định, lao động sản xuất mang tính
mùa vụ. Vào mùa nông nhàn họ lại vào rừng để cải thiện đời sống là nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến độ che phủ rừng của lâm trường.
4.1.2.3 Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực có các tuyến đường chính
là tỉnh lộ 2 từ Hoàn Lão đi Sơn Trạch, tỉnh lộ 20, đường Hồ Chí Minh, sông
Bồng Lai đổ về gặp sông Son thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản vào mùa
mưa.
12
Trong những năm qua mạng lưới giao thông liên thôn, liên xã đã được
đầu tư xây dựng mở mang cải thiện đáng kể, hiện nay 6/6 xã đã có đường ô tô
tới trụ sở UBND. Tuy nhiên các tuyến đường này là đường cấp phối chất
lượng xấu gây khó khăn cho việc đi lại vào mùa mưa.
4.1.2.4 Kinh tế - xã hội
Người dân trong khu vực sản xuất nông nghiệp là chính nên đời sống
dân cư nhìn chung còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Theo số liệu thống kê, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của vùng trong những
năm gần đây có những tiến bộ đáng kể. Giá trị sản xuất tăng bình quân qua
các thời kỳ:
+ Từ năm 1995 đến năm 1999 là 3,4%
+ Từ năm 2000 đến năm 2004 là 5%
+ Từ năm 2005 đến năm 2010 là 11,8%
Nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, tỷ lệ
nông - lâm - thủy sản vẫn ở mức cao so với huyện và cao hơn so với tỉnh
Quảng Bình.
- Y tế: Tất cả các xã đều có trạm y tế nhưng xa dân cư nên việc khám chữa
bệnh của người dân còn hạn chế.
- Văn hóa - giáo dục: Đời sống văn hóa tinh thần chủ yếu phát triển ở vùng
trung tâm xã. Trường lớp có đầu tư xây dựng nhiều hơn nhưng do điều kiện
kinh tế còn khó khăn nên con em phần lớn học hết cấp I, cấp II.
Với trình độ dân trí chưa cao, kinh tế phát triển chậm thì tình hình vi
phạm về quản lý bảo vệ rừng còn phức tạp làm cho công tác quản lý bảo vệ
rừng còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một đặc điểm gây ảnh hưởng tới công
tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn của Lâm trưởng Bồng Lai.
4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của lâm trường
4.2.1. Hiện trạng rừng vầ đất lâm nghiệp
Hiện nay Lâm trường Bồng Lai đang quản lý 9 tiểu khu có tổng diện tích
12.492,8 ha, chiếm 5,88% diện tích huyện Bố Trạch.
13
Địa bàn của Lâm trường có chu vi ranh giới hơn 70 km. Trong đó có hơn
40 km giáp với khu vực có dân cư sinh sống thuộc các xã: Sơn Trạch, Hưng
Trạch, Cự Nẩm, Phú Định, Tây Trạch, đây là vùng giáp ranh có nhiều lối mòn
người dân vào ra làm ăn, sản xuất. Lâm trường bộ đóng ở thị trấn Hoàn Lão
cách xa địa bàn quản lý từ 20-40 km.
Bảng 1: Hiện trạng đất đai của Lâm trường Bồng Lai

TT Loại đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất lâm nghiệp 12.427,0 99,47
1.1 Đất có rừng 11.203,8 89,68
+ Rừng tự nhiên 10.545,8 84,42
+ Rừng trồng 658,0 5,27
1.2 Đất chưa có rừng 1.223,2 9,79
+ Kiểu IA 85,3 0,68
+ Kiểu IB 41,6 0,33
+ Kiểu IC 1.096,3 8,78
2 Đất nông nghiệp 9,5 0,08
3 Đất khác 56,3 0,45
Tổng 12.492,8 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2014)
Qua bảng trên ta thấy đất lâm nghiệp chiếm 99,47% diện tích đất của
Lâm trường, trong đó đất có rừng chiếm 90,16%, còn đất chưa có rừng chiếm
9,84%.
- Đất nông nghiệp và đất khác có 65,8 ha; chiếm 0,53% diện tích.
+ Đất nông nghiệp: 9,5 ha, đây là diện tích trước đây người dân xâm
canh sản xuất nông nghiệp, nay chủ yếu bỏ hoang làm bải chăn thả gia súc.
+ Đất khác: 56,3 ha; bao gồm sông suối ao hồ, đường giao thông phục
vụ sản xuất và dân sinh.
14
Hình 1: Tỷ lệ hiện trạng đất đai của Lâm trường Bồng Lai
- Diện tích đất chưa có rừng có 1.223,2 ha, chiếm 9,84% diện tích, phân bố
chủ yếu các vùng đan xen giữa vùng núi và vùng đồi, gồm các trạng thái rừng
chủ yếu:
+ Đất trống trảng cỏ (IA): có 85,3 ha; thực bì chủ yếu là cỏ, lau lách.
+ Đất trống cây bụi rải rác (IB): Có41,6 ha; thực bì chủ yếu là Sim, Mua,
Thầu tấu, Thành ngạch, lác đác có cây gỗ tái sinh.
+ Đất trống có cây gỗ rải rác (IC): Có 1.096,3 ha; thực bì chủ yếu là dây

leo, cây bụi, rải rác có cây gỗ đường kính nhỏ đến trung bình, mật độ cây tái
sinh từ 1600 đến 1800 cây/ha, chủ yếu là cây phi mục đích.
Diện tích đất này đa số phân bố ở những vùng thấp, độ dốc nhỏ, tầng đất
dày và nhiều nơi còn mang tích chất đất rừng thuận lợi cho sinh trưởng phát
triển của cây lâm nghiệp.
15
Bảng 2: Hiện trạng rừng theo chức năng
Loại đất đai Rừng sản xuất (ha) Rừng phòng hộ (ha) Tổng (ha)
Đất có rừng tự nhiên 10.191,5 354,3 10.545,8
Đất có rừng trồng 658,0 - 658,0
Đất chưa có rừng 1.197,2 44,0 1.241,2
Tổng cộng 12.046,7 398,3 12.445,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2014)
- Diện tích đất có rừng 11.203.8 ha, chiếm 90,03% diện tích lâm phần.
+ Diện tích rừng tự nhiên 10.545,8 ha, trong đó: 10.191,5 ha là rừng sản
xuất, còn 354,3 ha là rừng phòng hộ.
+ Diện tích rừng trồng là 658 ha, diện tích này chủ yếu trồng Keo, Thông
nhựa.
- Diện tích đất chưa có rừng là 1.241,2 ha, trong đó 1.197,2 ha được quy
hoạch là rừng sản xuất, còn 44 ha là rừng phòng hộ.
4.2.2 Tài nguyên rừng
Bảng 3: Diện tích và trữ lượng các trạng thái rừng
TT Trạng thái rừng Diện tích
(ha)
Trữ lượng
(m
3
)
Tỷ lệ diện
tích (%)

1 Rừng tự nhiên 10.545,8 983.854 94,13
- Rừng giàu (IIIA
3
) 1.950,1 345.167 17,41
- Rừng trung bình (IIIA
2
) 2.291,1 242.856 20,45
- Rừng nghèo (IIIA
1
) 3.383,7 267.312 30,20
- Rừng phục hồi (IIA, IIB) 2.920,9 128.519 26,07
2 Rừng trồng 658.0 - 5,87
Tổng 11.203,8 983.854 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2014)
16
Diện tích rừng tự nhiên chiếm 94,13% diện tích rừng của Lâm trường,
trong đó: Rừng giàu và rừng trung bình chiếm 40,22% diện tích rừng tự nhiên
và 59,77% tổng trữ lượng rừng tự nhiên
Rừng nghèo, rừng phục hồi chiếm 59,78% diện tích rừng tự nhiên, rừng
ở đây có cấu trúc và chất lượng chưa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh, vì
vậy trong thời gian tới cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ.
Từ số liệu ở bảng trên có thể nhận thấy đặc điểm tình hình tài nguyên
rừng ở khu vực như sau:
- Rừng giàu: 1.950,1 ha; trạng thái rừng chủ yếu IIIA
3
với trữ lượng 345.167
m
3
, có trữ lượng bình quân 177 m
3

/ha, phân bố tập trung theo khu vực. Rừng
có nhiều cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, rừng đã bị tác động ở mức độ thấp.
+ Rừng trung bình: 2.291,1 ha, trạng thái rừng chủ yếu IIIA
2
với trữ lượng
242.856 m
3
, có trữ lượng bình quân 106 m
3
/ha, phân bố chủ yếu ở nơi có độ
cao, độ dốc từ trung bình đến thấp, đa số giáp rừng giàu, rừng đã bị khai thác
tương đối mạnh.
- Rừng nghèo: 3.383,7 ha, trạng thái rừng chủ yếu IIIA
1
với trữ lượng 267.312
m
3
, có trữ lượng bình quân 79 m
3
/ha, phân bố chủ yếu ở những nơi có độ cao,
độ dốc trung bình đến thấp, rừng đã bị tác động mạnh.
- Rừng phục hồi: 2.920,9 ha, trạng thái rừng chủ yếu IIA, IIB với trữ lượng
128.519 m
3
, có trữ lượng bình quân 44 m
3
/ha, phân bố chủ yếu ở nơi có độ
dốc cao, độ dốc từ trung bình đến thấp, loại rừng này hình thành sau khi bị
khai thác kiệt hoặc sau nương rẫy, các loài cây ưa sang mọc nhanh chiếm ưu
thế. Trong đó: Có 515,0 ha trạng thái IC đang thực hiện biện pháp khoanh

nuôi, phục hồi rừng.
- Rừng trồng: 658 ha, là rừng chưa có trữ lượng. Loài cây trồng chủ yếu
Thông nhựa, các loài Keo, hầu hết rừng mới trồng đang trong thời kỳ xây
dựng cơ bản.
Lâm trường Bồng Lai còn có một lượng lâm sản ngoài gỗ khá lớn, bao
gồm Song mây, Lá nón và Tre nứa.
17
4.3. Cơ cấu tổ chức của lâm trường
Hiện nay Lâm trường Bồng Lai đang quản lý 12.492,8 ha, chiếm 5,88%
diện tích tự nhiên của huyện Bố Trạch thuộc địa bàn các xã Sơn Trạch, Hưng
Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Tây Trạch và Tân Trạch. Về cơ cấu tổ chức, hiện
nay Lâm trường Bồng Lai trực thuộc Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng
Bình. Ban Giám đốc của Lâm trường Bồng Lai quản lý trực tiếp hai phòng
chức năng và hai đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng.
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của Lâm trường



- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các đơn vị trực thuộc được phân
đinh rõ để thực hiện nhiệm vụ chung của công ty như sau:
+ Ban Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và theo dõi các
hoạt động của Lâm trường. Chịu trách nhiệm trước Công ty Lâm công nghiệp
Bắc Quảng Bình và cơ quan Nhà nước về pháp luật và toàn bộ các hoạt động
18
Công ty Lâm công nghiệp
Bắc Quảng Bình
Ban Giám đốc Lâm trường
Bồng Lai
Phòng Kế hoạch - kỹ thuật
Phòng Kế toán - hành chính

Đội sản xuất & QLBVR 1 Đội sản xuất & QLBVR 2
trong địa bàn của lâm trường về các chủ trương, chính sách, công tác quản lý
bảo vệ và phát triển của khu vực rừng.
+ Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Gồm 3 người, chuyên phụ trách về công
tác kế hoạch kỹ thuật, quản lý bảo vệ rừng, tổ chức lao động và an ninh quốc
phòng. Tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành công tác chuyên môn,
nghiên cứu khoa học, theo dõi, khảo sát và hoàn thiện hồ sơ điều chế rừng tự
nhiên, xây dựng các phương án PCCCR, xây dựng đường ranh cản lửa, kế
hoạch trồng rừng, kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu, cung cấp
số liệu cho Ban Giám đốc và các cơ quan hữu quan khi cần thiết.
+ Phòng Kế toán- Hành chính: Gồm 4 người, có vai trò lập kế hoạch,
quyết toán ngân sách, chế độ. Xây dựng hồ sơ dự toán, chi chế độ hàng tháng
cho cán bộ công nhân viên trong lâm trường, nộp bảo hiểm xã hội cho người
lao động, kiểm tra tài sản theo quy định, chuẩn bị kế hoạch cho xây dựng cơ
bản, cung cấp vật tư, thiết bị kỹ thuật và phụ trách các hoạt động hành chính.
+ Các Đội sản xuất & quản lý bảo vệ rừng: Đây là lực lượng chủ chốt
của Lâm trường, có nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo sản xuất và lao
động trực tiếp.
Ngoài ra, Lâm trường còn có một xưởng chế biến gỗ được tổ chức sản
xuất kinh doanh chế biến gỗ theo cơ chế khoán.
- Tổ chức bộ máy - lao động hiện nay toàn lâm trường có 21 người, trong đó:
+ Ban Giám đốc: 02 người (trong đó Phó Giám đốc kiêm trưởng phòng
Kế hoạch - Kỹ thuật).
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Ngoài Phó Giám đốc kiêm trưởng phòng
có thêm 2 người.
+ Phòng Kế toán - Hành chính: 4 người
+ Đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng số 1: 7 người
+ Đội sản xuất & quản lý bảo vệ rừng số 2: 6 người
- Bộ phận văn phòng lâm trường gồm Ban Giám đốc và hai phòng chức năng:
Thực hiện công tác điều hành hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và các lĩnh

19
vực liên quan, điều hành đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Công ty Lâm
công nghiệp Bắc Quảng Bình giao và kế hoạch lâm trường đề ra.
- Diện tích rừng của lâm trường được chia thành 02 vùng và giao cho hai đội
sản xuất và quản lý bảo vệ rừng quản lý.
+ Vùng 1: do Đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng số 1 có 7 người đảm
nhận. Diện tích quản lý gồm các khu vực Rào mạ, Rào con, thôn Bồng Lai 1,
2 của xã Hưng Trạch, các tiểu khu 248, 251, 252. Đội chia làm hai trạm có
nhiệm vụ tuần tra kiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng, thực
hiện công tác PCCCR và tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng.
+ Vùng 2: do Đội sản xuất và quản lý bảo vệ rừng số 2 có 6 người đảm
nhận. Diện tích quản lý gồm các khu vực Nông trường, Khe tre, Khe túi, trạm
Hòa Trạch (cũ), các tiểu khu 249, 250, 255, 256. Đội có nhiệm vụ tuần tra
kiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng, thực hiện công tác
PCCCR và tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng.
Lâm trường đã tăng cường kiểm tra đôn đốc các đội thường xuyên tuần
tra, canh gác các vùng trọng điểm và tổ chức lực lượng tổ cơ động, phối hợp
với trạm kiểm lâm địa bàn, địa phương xã để truy quét các đối tượng khai
thác lâm sản trái phép ở vùng trọng điểm. Các đội sản xuất và quản lý bảo vệ
rừng tổ chức củng cố lại địa bàn giao cho từng nhân viên bảo vệ, theo dõi việc
khai thác vận chuyển lâm sản trái phép và lấn chiếm đất đai, thực hiện báo
cáo định kỳ theo quy định của lâm trường.
Từ tình hình trên, để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ QLBVR, cần tiếp
tục thực hiện phương án khoán phụ trách quản lý bảo vệ lâm phần, địa bàn
đến từng công nhân bảo vệ rừng. Hợp tác với các lực lượng tại chỗ của địa
phương, cơ quan chức năng phối hợp truy quét, hỗ trợ PCCCR và bảo vệ
vòng ngoài.
- Ngoài ra, thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức sản xuất kinh doanh, lâm
trường còn hợp đồng thời vụ 33 người, trong đó:
+ Số lao động thực hiện theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP 27 người.

+ Số lao động thực hiện theo Bộ luật lao động 06 người.
20
Bảng 4: Hiện trạng lao động của lâm trường
TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Trình độ chuyên môn 21 100,00
1.1. Đại học 6 28,58
Lâm sinh 3 14,29
Kinh tế 3 14,29
1.2. Cao đẳng, trung cấp 11 52,38
Lâm nghiệp 8 39,00
Tin học 1 4,76
Kinh tế 1 4,76
Lái xe 1 4,76
1.3. Sơ cấp 4 19,04
2 Độ tuổi 21 100,00
- Dưới 40 tuổi 14 66,67
- Từ 41- 50 tuổi 6 28,57
- Trên 50 tuổi 1 4,76
3 Giới tính 21 100,00
Nam 18 85,71
Nữ 4 14,29
(Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2014)
Với hiện trạng lao động của lâm trường ở bảng trên cho thấy về trình độ
chuyên môn đáp ứng được tình hình quản lý và sản xuất hiện nay của lâm trường.
Lao động của lâm trường tuổi đời khá trẻ, số lao động có độ tuổi dưới 40 tuổi
chiếm 66,67%; lao động là nam giới chiếm 85,71% đáp ứng được đặc thù lao
động ngành nghề khó khăn của ngành lâm nghiệp.
21
Nhìn chung, lực lượng lao động của Lâm trường cơ bản trẻ khỏe, có
trình độ chuyên môn và tích cực chịu khó khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao.
4.4. Tình hình quản lý khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn lâm
trường
4.4.1. Tình hình khai thác gỗ trái phép
Rừng tự nhiên được Lâm trường Bồng Lai quản lý, bảo vệ là hệ sinh thái
rừng mưa nhiệt đới, đa dạng về các loài thực vật. Có nhiều loài cây có giá trị
kinh tế như Táu, Sến, Giổi, De, Vàng tim, Trường mật, Gội,…và nhiều loài
động vật có giá trị kinh tế như Khỉ, Voọc, Vượn, Hổ mang,… Hệ thống giao
thông đường thủy, đường bộ thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển lâm
sản. Đây cũng là điều kiện cho việc tiến hành khai thác lâm sản trái phép.
Do lợi nhuận cao và tình hình kinh tế chung trong những năm gần đây
khó khăn nên trong thời gian từ năm 2012 đến 2014 tình hình vi phạm pháp
luật lâm nghiệp ở lâm trường rất phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt. Các vụ vi phạm thường xảy ra ở địa bàn rừng núi xa, địa hình dốc,
hiểm trở nên khó khăn cho công tác kiểm tra, ngăn chặn. Tang vật vi phạm
chủ yếu là các loại gỗ thường rất nặng, khối lượng lớn, cồng kềnh nên khó
vận chuyển về nơi tạm giữ. Giữa các đối tượng khai thác với lực lượng bảo vệ
rừng có sự chênh lệch về lực lượng, trang thiết bị và thông tin liên lạc nên khi
phát hiện bắt giữ thường bị chống trả lại lực lượng thi hành công vụ. Trên địa
bàn lâm trường hiện quản lý, những vùng hiện đang nóng về khai thác, vận
chuyển lâm sản trái phép là khu vực Rào mạ, Rào con, thôn Bồng Lai 1, Bồng
Lai 2 xã Hưng Trạch, khu vực Nông trường, Khe Tre, Khe Túi, trạm Hòa
Trạch (cũ),… Một số người dân các xã ven rừng lén lút khai thác gỗ có giá trị
kinh tế làm cho việc truy quét người vi phạm trong rừng gặp nhiều khó khăn
và hiệu quả không cao.
Lâm trường đã có nhiều nỗ lực, nhưng số vụ vi phạm do lực lượng bảo
vệ rừng bắt giữ, xử lý ít hơn so với số vụ vi phạm thực tế xảy ra. Với những
kết quả đạt được trong thời gian qua, về việc bắt giữ, xử lý các vụ vi phạm
lâm luật trên địa bàn đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ
rừng trên địa bàn.

22
4.4.2. Tình hình vi phạm pháp luật về lâm nghiệp lĩnh vực vận chuyển lâm
sản
Do đặc thù địa bàn quản lý khó khăn nên thời gian qua mặc dù lâm
trường đã nỗ lực cố gắng nhưng công tác phát hiện, thụ lý và xử lý không cao,
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Tình hình phát hiện, xử lý các vụ vi phạm
Đối tượng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Có chủ (vụ) 5 7 23
Không chủ thừa nhận (vụ) 5 9 16
(Nguồn: Tổng hợp số liệu Lâm trường Bồng Lai năm 2014)
Từ số liệu bảng trên cho thấy số vụ vi phạm tăng dần qua các năm, tổng
số vụ vi phạm được phát hiện, xử lý trong năm 2014 đã tăng 390% so với
năm 2012. Phần lớn các vụ khai thác, vận chuyển lâm sản thường được các
đối tượng vi phạm chia nhỏ để thuận tiện cho việc vận chuyển và tẩu tán gây
rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện và xử lý, nhiều trường hợp khi bị phát
hiện thì nghi phạm bỏ trốn nên không thể xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ
xử lý tịch thu lâm sản không chủ thừa nhận. Mặt khác, đối tượng vi phạm đa
số là người lao động thiếu việc làm, đời sống khó khăn nên đi làm thuê cho
các đầu nậu buôn bán lâm sản trái phép. Do đó, việc xử lý gặp nhiều khó khăn
do khó thực thi các quyết định xử lý, chỉ xử lý được đối tượng cố ý hoặc vô ý
tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp mà chưa trừng trị được đối
tượng chủ xâu, đầu nậu một cách đích đáng.
Ngoài ra, công tác thụ lý các vụ vi phạm của lâm trường còn nhiều hạn
chế do chức năng, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng của lâm trường còn
nhiều bất cập. Các đối tượng vi phạm thường không khai đúng họ tên, địa chỉ
nhưng công tác xác minh gặp khó khăn nhưng không thể tạm giữ để điều tra
xác minh.
Qua tổng hợp số liệu cho thấy các điểm nóng về khai thác, vận chuyển
và buôn bán lâm sản thuộc hai xã Sơn Trạch, Hưng Trạch và Phú Định. Đây

là các địa bàn mà công tác quản lý bảo vệ rừng rất khó khăn bởi vị trí xa xôi,
địa hình tương đối hiểm trở và ít dân cư, trong khi đó nguồn tài nguyên còn
23
giàu nên các đối tượng vi phạm tập trung vào địa bàn này khá đông. Đây cũng
là hai địa bàn mà có cả giao thông đường bộ lẫn giao thông đường thuỷ nên
thuận tiện cho việc vận chuyển lâm sản trái phép. Trong thời gian gần đây các
vụ vi phạm có chiều hướng mở rộng như một số vụ đã được phát hiện.
Bảng 6: Lâm sản vi phạm đã xử lý trên địa bàn
Năm Có chủ Không chủ thừa nhận
Số vụ (vụ) Khối lượng (m
3
) Số vụ (vụ) Khối lượng (m
3
)
2012 5 5,78 5 7,54
2013 7 7,53 9 10,40
2014 23 63,07 16 15,55
(Nguồn: Tổng hợp số liệu Lâm trường Bồng Lai năm 2014)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy khối lượng lâm sản vi phạm ngày càng
tăng cả về tổng khối lượng và khối lượng trung bình trên từng vụ. Nếu như
năm 2012, tổng khối lượng xử lý là 13,32 m
3
và trung bình một vụ vi phạm
1,33 m
3
gỗ thì đến năm 2014 tổng khối lượng xử lý là 78,62 m
3
gỗ (tăng
590,2% so với năm 2012) và trung bình một vụ vi phạm 2,02 m
3

gỗ (tăng
151,3% so với năm 2012). Điều đó phản ánh mức độ khai thác, vận chuyển
lâm sản ngày càng tăng và khai thác, vận chuyển lâm sản ngày càng mang
mang tính chất thương mại.
24
Hình 2: Biểu đồ lâm sản vi phạm đã xử lý
Hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép thường xảy ra từ
tháng 4 đến tháng 6 và ba tháng cuối năm, đây là khoảng thời gian nông nhàn
và thường là khoảng thời gian thiếu lương thực tại các hộ nghèo nên các hộ
sống gần rừng vào rừng khai thác lâm sản chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt
trong gia đình. Các vụ vi phạm thường xảy ra vào ban đêm nên lực lượng bảo
vệ rừng khó phát hiện và xử lý, lượng gỗ lọt qua địa bàn vẫn xảy ra mà chưa
bị phát hiện xử lý nên chắc chắn khối lượng lâm sản vi phạm lớn hơn nhiều.
Đáng quan tâm là trường hợp những người dân sống ở gần rừng khai thác gỗ
gia dụng để làm nhà ở và lợi dụng khai thác cho bọn đầu nậu vẫn chưa được
ngăn chặn triệt để.
Khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép là một hành vi phổ biến trong
công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng việc phát hiện xử lý đang hạn chế do khó
khăn trong công tác phát hiện, thụ lý và xử lý vì chức năng, quyền hạn của lực
lượng bảo vệ rừng của lâm trường còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này cần
có sự phối hợp chặt chẽ và quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền địa
phương các cấp, Hạt kiểm lâm sở tại và các cơ quan nội chính cấp huyện trên
địa bàn.
4.5. Công tác quản lý bảo vệ động vật rừng
Động vật rừng là một tài nguyên thiên nhiên có giá trị khoa học, giá trị
kinh tế về nhiều mặt, là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên, nó
góp phần tạo nên một quần xã sinh vật, một hệ sinh thái rừng ổn định và phát
triển bền vững.
Hiện nay, trên địa bàn Lâm trường Bồng Lai quản lý có nhiều loài thú
như Khỉ, Voọc, Vượn, Chồn, một số loài rắn và nhiều loài chim như Sáo,

Khướu,… đang bị đe dọa. Trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng
phát triển nên nhu cầu tiêu thụ các món ăn đặc sản thịt động vật rừng của các
nhà hàng trên địa bàn tăng. Việc nuôi nhốt các động vật ngày càng phổ biến
và đặc biệt là việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã để bán ra nước
ngoài tiêu thụ nhằm kiếm lời, một số cá nhân và tổ chức bất chấp các quy
định của Nhà nước, không trừ bất kỳ thủ đoạn nào để tổ chức săn bắt, mua
bán, vận chuyển kinh doanh trái phép động vật hoang dã làm cho nguồn tài
25

×