1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trên thế giới rừng từ lâu là lá phổi xanh của Trái Đất, nếu như tất cả
thực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyệt đối là
64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn
(hay 44%), dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu
bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm. Không những thế rừng còn đóng vai trò
như một động lực phát triển nền kinh tế ở những nước có nền kinh tế đang
phát triển bởi những lâm sản gỗ và phi gỗ mà rừng cung cấp.
Rừng Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong
phú, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấp
nhiều sản phẩm cho xã hội, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn
với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Theo tài liệu mà Maurand
P[12] công bố trong công trình “ Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943
rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh
thổ.Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng
44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ở
Việt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở,
nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữ
lượng cao (từ 250m
3
- 300m
3
), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi Việt
Nam. Quá trình mất rừng sảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm
1990, đặc biệt từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, bình
quân mỗi năm hơn 100 ngàn ha rừng bị mất.
Sự suy giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh
học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó
mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng
nhà kính, thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở,
gây thiệt hại nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa đó là
câu trả lời của thiên nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra. Chúng
ta chỉ có duy nhất một trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh
1
2
vườn duy nhất để trồng cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ
mà chúng ta chẳng thể có được đến hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ
cuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe dọa của thiên nhiên. (Phùng
Ngọc Lan, 1997) [6].
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trang rừng ở nước ta bị
suy giảm lại chính là do con người không có ý thức bảo vệ, khai thác săn bắn
bừa bãi với mục đích lợi ích cá nhân. Ngoài yếu tố trên còn có những yếu tố
sát thực khác như đốt phá rừng trái phép, nạn du canh, du cư đốt nương làm
rẫy của các đồng bào dân tộc miền núi đã làm cho trữ lượng rừng của nước ta
bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật về rừng, về tổ
chức của lực lượng kiểm lâm chưa hoàn chỉnh, hoạt động thiếu thống nhất,
đồng bộ, nên hiệu lực quản lý của nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng
bị giảm sút, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của lực lượng kiểm lâm
nhân dân. Đây là bài toán khó, cần sự nghiên cứu tổng hợp và có một giải
pháp cụ thể đối với công tác quản lý bảo vệ rừng.
Để khắc phục và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tới
mức thấp nhất những tác hại dẫn đến việc rừng bị suy giảm. Đảng và nhà
nước ta đã kịp thời có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng
như: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, thông tư số 34/2009/TT-BNNPPTNT, luật
bảo vệ và phát triển rừng, các dự án như 327, 661, 147, đã và đang được
triển khai.
Mường khương là một huyện vùng biên, vùng cao của tỉnh Lào Cai.
Cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, đa số người dân sống
chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Áp lực cuộc sống khiến cho người
dân có tác động xấu đến tài nguyên rừng và giảm chất lượng rừng. Công tác
quản lý, bảo vệ rừng những năm gần đây đã được các cấp chính quyền quan
tâm và đầu tư, song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Như vậy, để góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương
được tốt hơn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá thực trạng công tác
quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai"
2
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở
địa phương ngày một tốt hơn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa
phương.
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý bảo vệ
rừng của địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng
tại địa phương.
1.4. Ý Nghĩa đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong hoc tập:
Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong công việc:
- Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học,
giúp sinh viên làm quen với thức tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm.
- Giúp sinh viên có khả năng giao tiếp, làm việc với người dân.
- Nắm bắt được các phương pháp trong điều tra, đánh giá được công tác
quản lý bảo về rừng các cấp.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho khoa, trường và địa phương.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
Đề tài thực hiện nhằm nắm bắt được tình hình thực tế về quản lý bảo vệ
rừng tại địa phương, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhất giúp người
dân và chính quyền địa phương có kế hoạch quản lý bảo vệ rừng trong thời
gian tới đạt hiệu quả cao.
3
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng
loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệ
thống các lâm luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòng
chống lửa rừng
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là
việc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo
vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo
sự phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng
bộ các biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định
liên tục những tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát
triển bền vững này phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì
hệ thống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của
hệ sinh thái.
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài
nguyên rừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của thế hệ mai sau.
Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năng
suất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận.
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài
nguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba
mặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt
kinh tế. (PGS.TS. Lê Sỹ Trung, 2002) [11].
4
5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX,
tỷ lệ mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và
gia tăng liên tục. Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu
ha rừng (mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha).
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừng
nguyên sinh là 8,08 tỷ ha. Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm cho
diện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê
của FAO đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha.
Trong đó 1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển
chút ít. Còn 1,850 triệu ha rừng nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm diện tích
rừng nhiệt đới bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng
trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính
đa dạng sinh học.[12]
Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm
1980 mất 9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng
và Châu Mĩ mất đi 18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất
đi tăng lên 80% so với 10 năm trước. Với tôc độ đó một số chuyên gia lâm
nghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng rừng nhiệt đới sẽ bị hủy
diệt. Ngoài ra mất rừng làm cho diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói
mòn làm biến chất, do tình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trên
thế giới làm mất đi khoảng 2 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50
tấn lương thực thực phẩm.
- Ở Ấn Độ: Khi chính sách lâm nghiệp được thông qua vào những năm
1978 cho rằng “các cộng đồng lâm nghiệp cần được khuyến khích phát triển,
tự xác định vị trí của mình trong việc phát triển và bảo vệ các khu rừng mà họ
cũng có nhiều quyền lợi trong đó”. Trong những năm 1988 - 1989 ở các bang
Orussa và Taybengan đã thông qua các hướng dẫn về việc chuyển giao quyền
quản lý một phần rừng cộng đồng lâm nghiệp, tiếp đó một nghị quyết về hợp
tác quản lý rừng quốc gia được thông qua vào tháng 6 năm 1990 ủng hộ
quyền lợi và trách nhiệm của các cộng đồng trong suốt 6 năm, sau đó các
bang còn lại của Ấn Độ đều thông qua các hướng dẫn tương tự
5
6
- Ở Philipin: Đã áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo
đó chính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần
chúng và cộng đồng địa phương trong 25 năm thiết lập rừng cộng đồng và
giao cho nhóm quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng.
Nếu được giao dưới 310 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích và 5-7 năm
thì phải hoàn thành việc trồng rừng trên diện tích đất được giao.
- Ở một số nước khác: Thái Lan, Nam Triều Tiên đều có xu hướng
chung là cho phép nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng có quyền sử
dụng các lợi ích về rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương ứng với lợi
ích được hưởng.
- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong
những năm gần đây như sau:
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu
sang mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái.
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là
chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương
đến địa phương và cơ sở.
+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của
nhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để
tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng
kế hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan
tâm đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã
được quản lý bảo vệ tốt hơn.
2.2.2. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam
Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú
trọng mà chỉ tập trung vào khai thác. Người dân tự do vào rừng lấy tất cả
những gì từ rừng để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sự
trở ngại nào.
Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồng
cây công nghiệp. Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật
6
7
độ che phủ là 43,3%. Trong những năm tiếp theo diện tích rừng nhiệt đới của
nước ta bị tàn phá hơn 2 triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh và
nhân dân khai phá rừng để sản xuất đất nông nghiệp, Năm 1976 tỷ lệ che phủ
rừng của nước ta chỉ còn 33,8% và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và
26% vào năm 1995. Sự suy giảm tài nguyên rừng trong những năm gần đây
chủ yếu là do dân số tăng nhanh, khai thác rừng không hợp lý và sự yếu kém
trong công tác quản lý đã làm cho diện tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục bị
phá hoại. (Lê Sỹ Trung, 2008)[11]
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm Nghiệp
nhiệt đới vói mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991.
Dự án này đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng
lâm nghiệp Việt Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm
nghiệp cho đến năm 2000. (Phùng Ngọc Lan, 1997)[6]
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã
được đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách mới
nhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 của bộ Nông
Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn về quy đinh tiêu chí xác định phân loại rừng.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004 do quốc hội
soạn thảo.
- Các quyết định 327, 661 đã và đang nhanh chóng đi vào hiện thực.
Mục tiêu của đảng và nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý bảo vệ
rừng trong giai đoạn hiện nay là:
- Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm luật bảo vệ rừng và phát
triển rừng.
- Thiết lập các hệ thống chủ rừng trên toàn quốc với từng loại rừng:
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Tạo điều kiện cho nông dân đổi mới cây trồng, vật nuôi, hạn chế và đi
đến tình trạng xóa bỏ độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phần
chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.
7
8
- Góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi
trường sinh thái.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Mường Khương là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai với nhiều
dân tộc anh em sinh sống. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với 226 thôn bản,
có tổng diện tích tự nhiên là 55 614,53 ha, phân bố trải rộng trên 16 xã, thị
trấn, địa hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, người dân chủ yếu là
dân tộc thiểu số, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm
89,6% tổng số lao động trên toàn huyện.
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Mường khương là huyện vùng núi, biên giới của tỉnh Lào Cai, cách
thành phố Lào Cai 50 km về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lí:
- 22
0
32’40” đến 22
0
50’30” độ vĩ Bắc
- 104
0
00’55” đến 104
0
14’50” độ kinh Đông
- Phía Bắc và Tây giáp tỉnh Vân Nam, nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa.
- Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng
- Phía Đông giáp huyện Bắc Hà, Si Ma Cai Và tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc)
Là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, có tổng
chiều dài biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc 86,5 km với 2 cửa
khẩu là Mường Khương và Pha Long, đây là điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung,
giữa hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam nói riêng.
2.31.2. Địa hình
Mường khương có địa hình được kiến tạo bởi cao nguyên cổ Bắc Hà,
thuộc dãy núi Tây Côn Lĩnh. Địa hình bị chia cắt, nhiều đồi núi cao và khe
suối, độ dốc lớn. Độ cao bình quân so với mặt nước biển là 950m đỉnh núi cao
nhất có độ cao 11591m thuộc xã Pha Long, độ dốc trung bình 25 đến 30
0
Địa hình được chia thành 3 vùng:
- Vùng thấp bao gồn các xã: Lùng Vai, Bản Lầu, Bản Xen.
8
9
- Vùng trung bao gồm các xã: Thị Trấn Mường Khương, Tung Chung
Phố, Thanh Bình, Nậm Lư, Nậm Chảy.
- Vùng cao gồm các xã: Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng, Lùng Khẩu
Nhin, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ.
Trên địa bàn huyện có 6 nhóm đất chính, thích hợp cho việc phát triển
nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp và cây dược liệu:
+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đấ biến chất trên núi cao từ
1200m trở lên
+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi trung
bình từ 700 đến 1200m
+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi thấp từ
300 đến 700m
+ Nhóm đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên vùng đồi
+ Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ [2]
2.3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Bảng 2.1. Bảng biểu khí hậu thời tiết của huyện Mường Khương năm 2011
Tháng Nhiệt độ (
0
C) Số giờ nắng (h) Lượng mưa (mm)
1 12
- 15 2 - 4 1358
2 14 - 17 3 - 5 1488
3 15 - 20 3 - 5 1563
4 15 - 20 4- 8 1672
5 17 - 23 6 - 8 1643
6 20 - 25 8 - 10 1987
7 24 - 30 8 - 10 2245
8 28 - 33 8- 12 2402
9 27 - 30 8 - 10 2086
10 25 - 27 8 - 10 1935
11 20 - 24 6 - 8 1367
12 15 - 20 3 - 5 1388
Trung bình 20- 24 5- 7 1991
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Mường Khương)
9
10
Khí hậu: Nằm sát chí tuyến á nhiệt đới bắc bán cầu nên khí hậu mang
tính chất á nhiệt đới gió mùa. Một số tiểu vùng trên địa bàn do ảnh hưởng của
yếu tố địa hình nên mang khí hậu cận nhiệt đới. một năm có hai mùa nhưng
không có ranh giới rõ rệt. mùa đông lạnh nhiệt độ kéo dài bình quân 15- 16
0
C.
tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống đến 6
0
C . Mùa hè mát mẻ
nhiệt độ trung bình 32- 33
0
C cao nhất là 35
0
C. lượng mưa trung bình hàng
năm là 1991 mm. Cao nhất là 2402mm, thấp nhất là 1358mm. Lượng mưa
phân bố không đều do địa hình sông Chảy và sông Hồng có độ dốc cao, khí
hậu mang nhiều tính chất của khí hậu lục địa. Do lượng mưa phân bố không
đều, địa hình dốc, độ che phủ của rừng thấp nên mùa mưa nước tập trung
nhanh gây ra lũ ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp.[2]
Là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh
hưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá phức tạp, hình thành 2 vùng
tiểu khí hậu khác biệt:
- Vùng thấp: Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa không điển hình,
nhiệt độ trung bình năm khoảng 21
0
C chia thành hai mùa tương đối rõ rệt.
mùa mưa (tháng 5 - 10), mùa khô (từ tháng 11- tháng 4 năm sau). Tiểu vùng
khí hậu này phù hợp với sinh trưởng phát triển của các loài cây lâm nghiệp
nhiệt đới.
- Vùng núi cao: Nằm ở đai trên 800 m. Đặc trưng khí hậu của vùng này
là cận nhiệt đới không điển hình. Một năm có hai mùa, ranh giới không rõ
rệt. Mùa đông lạnh và khô kéo dài. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 17
0
C tháng
lạnh nhất nhiệt độ có thể xuống đến 4- 5
0
C. Mùa hè mát mẻ nhiệt độ cao nhất
không đến 30
0
C. Tiểu vùng khí hậu này rất thích nghi với sự sinh trưởng phát
triển của cây lâm nghiệp lá kim.
Thuỷ văn: Hệ thống sông suối của huyện nằm ở đầu nguồn của hai con
sông lớn là sông Chảy và sông Nậm Thi. Hệ thống thủy văn của huyện khá
10
11
dày đặc với mật độ từ 0,7 - 1 km/km
2
và phân bố phức tạp do hiện tượng
KASTER hoạt động mạnh tạo nên các dòng chảy ngầm. Vì vậy các phần núi
cao của huyện, nhất là vùng núi đá vôi dòng chảy lớn mặt bị hạn chế mật độ
suối giảm có nơi chỉ còn 0,5km/km
2
.
Dòng chảy chủ yếu của các con suối theo hai hướng chính là Tây Bắc -
Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Phía Đông huyện có sông Chảy bắt
nguồn từ Trung Quốc. Phía Tây huyện có có sông Nậm Thi là một nhánh hợp
lưu của sông Hồng. các con suối chính là suối Bản Phiệt, suối Nậm Chảy, suối
Pac trà có lưu lượng lớn hơn 50 km
2
, các suối còn lại có lưu lượng khoảng 10
- 20 km
2
[2]
2.3.1.4. Tài nguyên rừng
Duy trì thường xuyên công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Triển khai kịp thời công tác khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng theo kế
hoạch. Huyện đã trồng được 70 ha rừng phòng hộ, 30 ha rừng sản xuất;
khoanh nuôi bảo vệ 12.901 ha rừng, đồng thời thực hiện rà soát xong 100 ha
đất trồng rừng thay thế nương rẫy tại thị trấn Mường Khương
Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp huyện Mường Khương là 30
857,1 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Trong đó:
- Diện tích có rừng là 23445,22ha
- Diện tích đất trống nồi núi trọc không có rừng là 7411,86ha
- Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 18088 ha (đất có rừng 13608,59
ha. Đất trống 4479, 91 ha)
- Diện tích quy hoạch cho sản xuất 12769,1 ha (đất có rừng 9836,65 ha.
Đất trống 2931,95 ha) [3].
11
12
2.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội
2.3.2.1. Dân sinh
Bảng 2.2. Thống kê số lượng dân số và dân tộc của huyện Mường Khương
TT Dân tộc Số dân %
1 H Mông 21509 41.78
2 Nùng 13529 26.28
3 Kinh 6126 11.9
4 Dao 2960 5.75
5 Dáy 1884 3.66
6 Pa Dí 1328 2.58
7 Phù Lá 1138 2.21
8 Tày 947 1.84
9 Thái 731 1.42
10 Thu Lao 628 1.22
11 Cao Lang 263 0.51
12 Bố Y 190 0.37
13 Sán chỉ 149 0.29
14 Hà Nhì 98 0.19
51481 100
(Nguồn: Phòng KinhTế & Cơ Sở Hạ Tầng huyện Mường khương)
Mường Khương là huyện miền núi với nhiều dân tộc anh em sinh sống.
Bao gồm 14 dân tộc khác nhau, người H’Mông là dân tộc đa số trong huyện,
chiếm 41,78 % tổng nhân khẩu, dân tộc Nùng chiếm 26,28%, dân tộc kinh
chiếm 11,98%, Dao 5,75%, Dáy 3,66%, Pa Dí 2,58%, Phù Lá 2,21%, Thu
Lao 1,1%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số toàn huyện có 51481 người,
mật độ dân số bình quân 89 người/ km
2
, nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã
Nậm Chảy với 44 người /km
2
. Nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn
Mường Khương 163 người/km
2
. Toàn huyện có 26206 người trong độ tuổi lao
động . chiếm 55,96% dân số của toàn huyện. trong đó, lao động trong khu vực
nông lâm nghiệp chiếm 89,6%, lao động trong nghành công nghiệp, xây dựng
chiếm 1,23 %, còn lại là lao động trong các nghành nghề khác.
12
13
2.3.2.2. Kinh tế
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị tình hình kinh tế - xã hội của
huyện trong những tháng đầu năm tiếp tục có những bước phát triển.Vì vậy,
kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt 11,6%. Tổng sản lượng lương thực đạt 29.307 tấn, đạt 102,1% kế
hoạch, tăng 7,2% so với năm 2010.Tỷ lệ hộ thoát nghèo đạt 7,04% bằng 802
hộ; tỷ hộ nghèo còn lại là 55,52% bằng 6.320 hộ. Thu nhập bình quân đầu
người ước đạt 6 triệu đồng/ người/năm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân được cải thiện.
Bảng 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Mường Khương năm 2011
Ngành nghề Cơ cấu (%)
1. Nông nghiệp 92
1.1 Cây ăn quả 28
1.2 Cây công nghiệp 25
1.3 Lúa, ngô, đậu 20
1.4 Chăn nuôi 8
1.5 Thủy sản 6
1.6 Lâm nghiệp 3
2. Tiểu thủ công nghiệp 4
3.Thị trường hàng hóa 2
4. Ngành khác 2
(Nguồn: Phòng KinhTế & Cơ Sở Hạ Tầng huyện Mường khương)
Kinh tế Mường Khương chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, các sản
phẩm nổi tiếng về nông nghiệp, lâm nghiệp như là: mận, lê, cây thuốc, dược
liệu, thào quả, chè, đậu tương… Mường khương có nguồn lao động trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp dồi dào, nhưng do tính chất công việc không ổn định,
tính chất mùa vụ nên mức thu nhập của người dân thấp. Nguồn thu nhập
chính của các hộ gia đình là sản suất nông nghiệp (như trồng cây ăn quả, ngô,
lúa nương và chăn thả gia súc).
Những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát
13
14
của Trung Ương, của Tỉnh và sự nỡi lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền các
cấp và nhân dân các dân tộc trong huyện. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện
đã từng bước phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dân
được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đường biên
mốc giới được giữ vững.
Sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện thu được kết quả cao. Huyện chỉ
đạo làm tốt công tác cung ứng vật tư nông nghiệp, tập huấn chuyển giao khoa
học kỹ thuật, phòng chống thiên tai, sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi kịp thời.
Các cây trồng chủ yếu sử dụng giống lai, chịu hạn, kháng sâu bệnh, thời gian
sinh trưởng ngắn, cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao. Tổng sản lượng
lương thực 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 19.291 tấn, bằng 67% kế hoạch,
trong đó: Ngô xuân gieo trồng 5.231ha bằng 100% kế hoạch, tăng 1,6% so
với cùng kỳ, sản lượng đạt 16.739 tấn; lúa xuân gieo cấy được 440 ha bằng
100% kế hoạch, tăng 2,3% so với cùng kỳ, sản lượng đạt 2.552 tấn. Chương
trình cây ăn quả, cây công nghiệp được đầu tư có hiệu quả, tăng về cả diện
tích, năng xuất và sản lượng: Cây dứa, diện tích 700 ha, sản lượng 10.000 tấn,
giá trị đạt trên 40 tỷ đồng; cây chuối, diện tích 272 ha, sản lượng trên 8.000
tấn, giá trị đạt trên 90 tỷ đồng; cây chè, diện tích 1.131 ha, sản lượng đạt
3.575 tấn, giá trị đạt 14,3 tỷ đồng; cây thuốc lá, diện tích cho thu hoạch 146
ha, sản lượng đạt 132 tấn, giá trị đạt 556,3 triệu đồng. Tổng giá trị cây ăn quả,
công nghiệp đạt trên 200 tỷ đồng.Một số cây trồng khác như đậu tương, chè,
dứa, chuối cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia
cầm đạt 91% so với cùng kỳ, đạt 90% kế hoạch, đàn gia súc, gia cầm phát
triển ổn định, công tác phòng trừ dịch bệnh được duy trì thường xuyên, việc
khống chế, dập dịch được triển khai tích cực. Tuy nhiên, đầu năm do rét đậm,
rét hại kéo dài đã làm 154 ha cây thuốc lá phát triển chậm nên không cho thu
hoạch và 996 con gia súc bị chết rét, dịch lở mồm long móng bùng phát ở các
xã Pha Long, Cao Sơn, Bản Xen đã làm 128 con gia súc bị mắc bệnh. Chăn
nuôi phát triển ổn định, tăng trưởng đàn gia súc đạt 3%. Diện tích ao hồ 80ha,
sản lượng đạt 68 tấn, giá trị ước đạt 3,4 tỷ đồng.
Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển, các ngành
nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu gồm chế biến nông sản, sơ chế chè, đồ
14
15
mộc, khai thác vật liệu xây dựng, rèn đúc Giá trị sản xuất đạt 8.200 triệu
đồng, bằng 58% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ.
Thị trường hàng hóa đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng
khu vực dịch vụ thương mại tăng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp,
thương mại và dịch vụ.
2.3.2.3. Văn hóa xã hội
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác giáo dục - đào tạo
từng bước được nâng cao, cơ sở hạ tầng được quan tâm củng cố. Tỷ lệ học
sinh từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 98%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT
đạt 82,8%; bổ túc THPT đạt 71%; THCS đạt 99,7%, chất lượng mũi nhọn tiếp
tục chuyển biến (có 178 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 35 học sinh
đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh). Duy trì 16/16 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập
giáo dục THCS. 13 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 01
trường đạt chuẩn mức độ 2. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được
thực hiện có hiệu quả. Huyện chỉ đạo thực hiện tốt công tác giám sát dịch
bệnh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm do vậy trên địa bàn huyện không có
dịch bệnh lớn xảy ra. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được quan tâm, phục
vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Hoạt động thể dục, thể thao
được đẩy mạnh, tổ chức thi đấu thành công 3 giải thể thao, tham gia thi đấu
các giải thể thao do tỉnh tổ chức đạt thành tích cao.
Thực hiện các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo, lao động việc
làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn được quan tâm thường xuyên. Các
chính sách an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Huyện đã tổ chức tốt
việc thăm và tặng quà, tiếp nhận và chi quà của Chủ tịch nước, của tỉnh cho
các gia đình chính sách trong dịp lễ, tết đảm bảo đúng đối tượng, với tổng trị
giá 103,3 triệu đồng và 46.290 tấn gạo. Cấp phát 40.768 thẻ bảo hiểm y tế cho
người dân tộc thiểu số và người nghèo. Sáu tháng đầu năm đã giải quyết việc
làm mới cho 638 người, bằng 65,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động
22 người, đồng thời tiếp tục triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo tiêu chí
15
16
mới tỷ lệ hộ nghèo của Mường Khương là 63,7%; ước tỷ lệ thoát nghèo sáu
tháng đầu năm giảm 2,1% (150 hộ). Huyện tăng cường chỉ đạo rà soát, điều
tra hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn để kịp thời thực hiện các chính sách hỗ
trợ của Nhà nước
2.3.2.4. Y tế
Về y tế: Tại các xã đã có đội ngũ y tế thôn bản, có y tá trực 24/24 phụ
vụ nhu cầu khám chữa của bà con.
Thực hiện tốt công tác khám chữa, cấp cứu cho người dân, đẩm bảo
phục vụ cho các đối tượng chính sách, đồng bào nghèo, đối tượng bảo hiểm y
tế. Tập trung công tác phòng chống các loại dịch bệnh như bệnh tiêu chảy cấp
nguy hiểm, sốt suất huyết. Các chương trình y tế quốc qia được thực hiện tốt.
Duy trì 100% trạm y tế có y sỹ, khu thôn xóm có nhân viên y tế. Tăng cường
kiểm tra vệ snh an toàn thực phẩm. Cấp phát 40.768 thẻ bảo hiểm y tế cho
người dân tộc thiểu số và người nghèo.
2.3.2.5. Cơ sở hạ tầng
Toàn huyện có tuyến đường chính là Lào Cai - Mường Khương -Xí
Mần, Hà Giang có chiều dài là 120 Km. Đã có đường trải nhựa đến tất cả các
xã trong huyện. Đang thực hiện sửa chữa nâng cấp một số tuyến đường như.
Mường Khương - Lào Cai. Mường Khương - Bắc Hà. Mường Khương - Si
Ma Cai và Lào Cai - Hà Giang. Tiến hành thực hiện tốt chương trình xây
dựng đường liên thôn.
Xây dựng mới được 367 m kênh mới tại trung tâm thị trấn Mường
Khương. Sửa chữa lại 258 m kênh tại 2 xã Bản Lầu và Lùng Vai. Tuy
nhiên thủy lợi của huyện vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của
người dân.
Năm 2011 huyện được giao 92 công trình, trong đó 48 công trình
chuyển tiếp, 44 công trình khởi công mới, tiến độ thi công các công trình
và hoàn thiện thủ tục đầu tư công trình khởi công mới còn chậm. Giá trị
khối lượng thực hiện đạt 56.050 triệu đồng; giải ngân đạt 62.900 triệu
đồng bằng 61% kế hoạch. Đang tiến hành xây dựng các trụ sở mới như
hội trường huyện. Khu nhà trụ sở 4 khối cơ quan. Tất cả 15 xã đã có trụ
sở xã kiên cố.
16
17
Toàn huyện có 3 trường trung học phổ thông, 1 trường dân tộc nội trú,
16 trường trung học cơ sở và 56 trường tiểu học phục vụ nhu cầu đi học của
con em các dân tộc trên địa bàn huyện.
Điện lưới, 100% số xã đã có điện sử dụng. 96,9 % người dân được sử
dụng điện lưới quốc gia. Huyện có 16 chợ tại các xã và thị trấn. Chợ được
họp theo phiên, một tuần có một phiên.
2.3.2.6. An ninh quốc phòng
Quốc phòng, an ninh được duy trì và giữ vững. An ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ổn định, tai nạn, tệ nạn xã hội giảm. Tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính; thực hiện cơ chế “một cửa” trong các cấp, các ngành, đặc
biệt là cơ chế “một cửa” liên thông, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành
chính theo quy định. Thực hiện nghiêm và đúng quy định về công tác tiếp
dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại - tố cáo, không để tình trạng bức xúc,
khiếu kiện đông người xảy ra. Công tác phòng, chống tham nhũng và thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện
có hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết 11- NQ/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về
kiềm chế lạm phát, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các chi, đảng bộ và các
ngành nghiêm túc triển khai thực hiện. Số tiền tiết kiệm chi trong năm đạt
trên 1,9 tỷ đồng.
17
18
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đánh giá toàn bộ các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ rừng đối
với diện tích rừng và đất rừng của hạt đang quản lý.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
Tại hạt Kiểm Lâm huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ tháng 2 đến tháng 5/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Một số chủ trương chính sách của đảng có liên quan đến công tác
quản lý bảo vệ rừng
- Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện
Mường Khương
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên
cơ sở những kết quả đã làm được và chưa làm được
- Tìm hiểu phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản
lý bảo vệ rừng tại địa phương
- Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa tổng hợp thông tin, số liệu tài liệu đã có sẵn, các nghị định,
nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Các tư liệu,
số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên và
công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.
18
19
3.4.2. Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia
của người dân (PRA)
+ Phỏng vấn cán bộ, người dân bằng bảng hỏi:
Tiến hành phỏng vấn trên 3 xã đại diện, nơi mà có diện tích rừng lớn.
Đối với cán bộ, phỏng vấn 10 người, trong đó:
- 1 đồng chí lãnh đạo hạt kiểm lâm.
- 3 cán bộ kiểm lâm huyện.
- 3 cán bộ kiểm lâm phụ trách 3 xã.
- 3 Cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp của 3 xã.
Đối với người dân,chủ rừng, tiến hành phỏng vấn 45 người, tại 3 xã,
mỗi xã phỏng vấn 3 thôn, mỗi thôn là 5 người dân, hộ gia đình.
+ Nội dung phỏng vấn: Dựa trên những chủ đề, nội dung được chuẩn bị
sẵn ở các “phụ lục 01 và 02”.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi tiến hành thu thập số số liệu, chọn lọc thông tin, tiến hành tổng
hợp và phân tích số liệu, theo từng nội dung của đề tài.
19
20
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về về quản lý bảo vệ phát
triển rừng
Bảng 4.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng
Văn bản luật Văn bản dưới luật
Lệnh số 58/LCT/HĐBT ngày
12/8/1991 của Chủ Tịch Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam công bố ban hành
luật bảo vệ và phát triển rừng
- QĐ số 181/HĐBT ngày 06/01/1982 về giao đất
giao rừng.
- Chỉ thị số 332/CT ngày 02/12/1983 của HĐBT
về việc chủ động phòng cháy chữa cháy trong
mùa khô hanh hàng năm.
- QĐsố 1171/QĐ ngày 30/12/1986 của Bộ Lâm
Nghiệp ban hành quy chế rừng sản xuất, phòng
hộ, đặc dụng.
- QĐ số 302/LN/KT ngày 12/08/1991 của Bộ Lâm
Nghiệp về thể lệ quy định sử dụng các loài cây.
Lệnh số 414/CTN ngày
19/7/1995 của Chủ Tịch Nước
Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa
Việt Nam công bố pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản
- Chỉ thị số 90/CT ngày 19/03/1992 CTHĐBT về
việc thực hiện những biện pháp cấp bách để chặn
đứng nạn phá rừng.
- QĐ số 327/CT ngày 15/02/1992 của CTHĐBT về
một số chủ trương sử dụng đất trống đồi núi trọc.
- QĐ số 202/TTg quy định về khán và bảo vệ rừng.
- NĐ số 22/CP ngày 09/03/1995 của chính phủ
quy định về phòng chống cháy, chữa cháy rừng.
- QĐ số 661/ QĐ-TTg Ngày 29 tháng 7 năm 1998
của Thủ tướng Chính phủ "Về mục tiêu, nhiệm
vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng"
- NĐ 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
20
21
Văn bản luật Văn bản dưới luật
Luật bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 của Quốc Hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội CHủ Nghĩa
Việt Nam
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo
vệ và phát triển rừng.
- Thông tư số 70/2007/TT-BNNPTNN ngày
01/08/2007 của bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn về việc hướng dẫn xây dựng và tổ
chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng
trong cộng đồng dân cư thôn.
- Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009
của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản.
- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNN ngày
10/06/2009 thông tư của Bộ Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông thôn về quy định tiêu chí xác
định và phân loại rừng.
- QĐ số 07/2012/QĐ -TTg ngày 08/02/2012 của
Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành một số
chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Chúng ta có thể thấy các văn bản luật và dưới luật đã thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà Nước đối với công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng,
đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và
người dân tham gia bảo vệ rừng. Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa
đói giảm nghèo, nâng cao sức sống cho người dân và góp phần giữ vững an
ninh quốc phòng và giúp họ hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc
sống, xã hội.
4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt
Kiểm Lâm Huyện Mường Khương
Quản lý bảo vệ rừng là công việc rất khó khăn phức tạp, nó đòi hỏi
người tham gia phải ý thức được việc bảo vệ rừng, cần có sự chung sức của
nhiều người, cần phải có một bộ máy tổ chức hoạt động hoàn chỉnh. Bộ máy
đó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng của địa
21
22
phương, nó quyết định đến tính hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng tại địa phương. Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà Nước đã
chỉ thị các cấp các ngành từ Trung Ương đến địa phương đều phải tham gia
bảo vệ rừng, cơ cấu tổ chức được phân chia như sau:
Cục Phát Triển Lâm Nghiệp
Chi cục kiểm lâm
Chi cục lâm nghiệp
Hạt kiểm lâm
BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng quốc gia…
Công ty lâm nghiệp, lâm trường…
Kiểm lâm địa bàn
Ban lâm nghiệp
Hộ gia đình, người dân
Cục Kiểm Lâm
Bộ NN&PTNT
Cấp Trung Ương
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp xã
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức QLBV từ Trung Ương đến địa phương
22
23
Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Khương quản lý một địa bàn khá là rộng
lớn (15 xã và 1 thị trấn),tài nguyên rừng không tập trung tại một khu vực.
Giao thông đi lại khó khăn trong mùa mưa, đa phần người dân là dân tộc thiểu
số, Lực lượng kiểm lâm tại hạt còn mỏng, nhận thức được những khó khăn
trên trong việc quản lý bảo vệ rừng, ban lãnh đạo đã có nhiều kế hoạch, giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thiện bộ
máy quản lý và bảo vệ phát triển rừng của hạt. Về cơ cấu bộ máy của hạt. Hạt
bao gồm 20 người, trong đó có 18 người có trình độ chuyên môn về lâm
nghiệp. Trình độ đại học có 10 người, trình độ cao đẳng có 3 người, trình độ
trung cấp có 5 người, Hạt đang có nhiều chính sách cũng như chương trình hỗ
trợ các cán bộ nâng cao tay nghề, trình độ nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm. Cơ cấu tổ chức QLBVR của hạt được
thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 4.2. Cơ cấu QLBVR của hạt kiểm lâm Huyện Mường Khương
TT Chức danh
Số
người
Phạm vi quản lý Nhiệm vụ
1 Hạt trưởng 1 Hạt kiểm lâm
Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của
hạt và chịu trách nhiệm với cấp trên
2 Hạt phó 1 Hạt kiểm lâm
Tham mưu giúp hạt trưởng trong các
hoạt động của hạt, giúp hạt trưởng
giải quyết công việc khi hạt trưởng
vắng mặt, phụ trách về mảng thanh
tra pháp chế.
3
Phòng quản
lý bảo vệ
rừng và bảo
tồn tài
nguyên
3 Hạt kiểm lâm
Tham mưu giúp lãnh đạo và trực tiếp
triển khai các hoạt động trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tổng
hợp số liệu từ các trạm kiểm lâm địa
bàn gửi lên, báo cáo tình hình quản lý
bảo vệ rừng cho cấp trên
4
Trạm kiểm
lâm cụm
Bản Lầu
4
Xã lùng vai
Bản Lầu
Bản Xen
Lùng Khẩu Nhin
Trực tiếp quản lý diện tích rừng và đất
rừng, triển khai các biệp pháp quản lý
trên địa bàn. Phối hợp cùng người dân
cũng như chính quyền các xã tham gia
công tác quản lý bảo vệ rừng. thành lập
các tổ tuần tra, tổ chức tuần tra canh
tác diện tích rừng được giao. Tham gia
5
Trạm kiểm
lâm cụm
Cao Sơn
3
Xã Cao Sơn
La Pán Tẩn
6 Trạm kiểm 3 Thị trấn Mường
23
24
lâm cụm
trung tâm
Khương
Xã Nậm Chảy
Thanh Bình
Tung Chung Phố
phòng cháy chữa cháy khi có cháy
rừng sảy ra. Thông báo cho người dân
biết về chủ trương chính sách của đảng
và nhà nước trong công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng.
7
Trạm kiểm
lâm cụm
Pha Long
3
Xã Pha Long
Tả Ngải Chồ
Hạt trưởng
Hạt phó
Phòng thanh tra pháp chế
Phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn tài nguyên
Trạm kiểm lâm cụm Bản Lầu
Trạm kiểm lâm cụm Cao Sơn
Trạm kiểm lâm cụm trung tâm
Trạm kiểm lâm cụm Pha Long
Phòng kế toán, văn thư lưu trữ
24
25
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức quản lý lãnh đạo của Hạt Kiểm Lâm
huyện Mường Khương
Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy công tác quản lý bảo vệ rừng của
hạt kiểm lâm huyện Mường Khương triển khai từ ban lãnh đạo hạt xuống
phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn tài nguyên. Phòng quản lý bảo vệ rừng
tài nguyên trực tiếp triển khai các hoạt động cũng như chính sách tới trạm
kiểm lâm các cụm. Sau đó kiểm lâm các cụm phối hợp cùng với chính quyền
các cấp thuộc địa bàn mình quản lý và phối hợp với bà con cùng thực hiện.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng sự phối hợp vẫn còn chưa chặt chẽ, khó
khăn về giao thông cũng như giao tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả hợp tác
giữa cán bộ với người dân.
4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2011
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
ĐẤT TỰ NHIÊN 55614,53 100
I,Đất nông nghiệp 34017,63 61,17
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10490,04 18,86
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7809,94 14,04
+ Đất trồng lúa 1815,06 3,26
+Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 193,30 0,35
+Đất trồng cây hàng năm khác 5801,58 10,43
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 2680,10 4,82
1.2 đất lâm nghiệp 23445,24 42,16
1.2.1 Đất rừng sản xuất 9836,65 17,69
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 13608,59 24,47
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 79,63 0,14
1.4 Đất nông nghiệp khác 2,72 0,00
II, Đất phi nông nghiệp 2776,11 4,99
25