Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Rừng vô cùng quý giá của đất nước, nó đóng vai trò rất đặc biệt đối với
đời sống con người và thiên nhiên. Rừng có vai trò và ý nghĩa to lớn trong
lĩnh vực phòng hộ và bảo vệ môi trường duy trì sinh thái và bảo tồn nguồn
gen động thực vật quý hiếm, đa dạng sinh học, tôn tạo cảnh quan và cung cấp
nhiều lâm sản quý cho con người.
Rừng đóng vai trò đóng góp cho nền kin tế quốc gia vì thế rừng gắn với
đời sống của dân tộc, ngoài ra có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố như: Bảo
vệ đất đai, khí hậu, sinh vật, bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn thiên tai, bảo vệ
mùa màng, đồng thời là nơi nghỉ mát vui chơi giải trí và có ý nghĩa về du lịch
đem lại nguồn lợi cho quốc gia.
Để bảo vệ tốt tài nguyên rừng, đất rừng phục hồi nuôi dưỡng được các
nguồn gen động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và khôi
phục lại vồn rừng, duy trì nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh
quan du lịch. Vì vậy hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đã tiến hành khoanh nuôi bảo vệ các khu rừng. Đặc biệt là rừng phòng
hộ đầu nguồn chắn sóng, chắn cát và các khu rừng có ý nghĩa về khoa học
khu di tích lịch sử, văn hoá du lịch.
Quản lý bảo vệ là vấn đề cần thiết. Hiện nay Đảng và nhà nước ta rất
quan tâm đến vấn đề quản lý bảo vệ rừng, song cùng với sự gia tăng nhanh
chóng về mặt dân số nên nhu cầu sử dụng gỗ củi ngày càng tăng cộng với nhu
cầu sử dụng đất nông nghiệp công nghiệp, dẫn tới việc sử dụng, khai thác tài
nguyên rừng, chặt phá đốt nương, làm rẫy làm cho diện tích rừng bị thu hẹp,
lũ lụt xuất hiện ngày càng nhiều, bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm
1
ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường, gây ảnh hưởng tới sản xuất lâm nghiệp và
đời sống con người. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và
phát triển cần phải được trú trọng hơn nữa là bảo vệ những khu rừng hiện có, rừng
khoanh nuôi, rừng trồng mới, những diện tích chưa có rừng hoặc chưa thành rừng.
Việt Nam là một nước đang phát triển tuy đã giải quyết một số vấn đề
lương thực, nhưng hiện tượng thiếu lượng thực ở một số nơi vẫn xảy ra, thêm
vào đó là nhu cầu sử dụng gỗ củ ngày một gia tặng, nạn khai thác lâm sản và
săn bắn động vật rừng ngày càng cạn kiệt, một số động vật quý hiếm có nguy
cơ tuyệt chủng, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, hiện tượng hạn hán lũ
lụt ngày càng nhiều, nhiệt độ Trái đất tăng lên. Do vậy cần phải có những
biện pháp quản lý bảo vệ rừng sao cho có hiệu quả hơn và phát triển rừng
ngày càng giàu có, phong phú và đa dạng hơn. Việc quản lý rừng không chỉ
cấm chặt phá, khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng mà cần quản
lý bảo vệ mang tính toàn diện với nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau tác
động lên hệ sinh thái rừng nhằm làm cho rừng có điều kiện sinh trưởng và
phát triển tốt nhất đó là các biện pháp quản lý và thực hiện nghiêm luật giao
đất giao rừng cho các hộ cá nhân, tập thể và tổ chức, xây dựng ổn định lâu dài
và phát triển lâm nghiệp, gắn lợi Ých của người dân với lợi Ých của rừng,
phòng sâu bệnh hại rừng. Vì có nhiều đồi núi và thung lòng xen kẽ nên đất đai
của huyện Văn Yên hầu hết là đất dốc, khi áp lực dân số tăng nhanh mà
không có một hệ thống quản lý hợp lý thì việc khai thác rừng một cách bừa
bãi là điều tất yếu làm cho đất đai ngày càng nghèo, cạn kiệt và tài nguyên
rừng bị tàn phá, hạn hán lũ lụt xảy ra liên tục, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn. Để góp phần nâng cao đời sông của người dân hạn chế khai phá rừng
cần phải tìm ra một công tác quản lý bảo vệ nghiêm minh.
2
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá
thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng” tại xã Mỏ Vàng - Huyện Văn Yên -
Tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2008 - 2010.
1.2. Mục tiêu chuyên đề
- Đánh giá tình hình công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Mỏ
Vàng - Huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao công tác bảo vệ tài nguyên rừng của xã được tốt hơn.
1.3. Ý nghĩa của chuyên đề
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên làm quen
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Từ đó tích luỹ được
kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo sản xuất giúp cho sinh viên khi ra trường
trở thành cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng,
vừa có lề lối làm việc một cách khoa học vừa có đầu óc tư duy sáng tạo,
góp phần vào sự nghiệp hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước.
- Phản ánh trung thực tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại xã Mỏ Vàng
- Huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá được tình hình quản lý bảo vệ rừng và đất rừng một cách chi
tiết nhất.
- Điều tra nắm bắt tình hình vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng.
- Tư vấn góp ý kiến cho cán bộ phụ trách lâm nghiệp của xã và 1
số kiến thức giúp cho địa phương có các biện pháp quản lý bảo vệ
từng tốt hơn.
- Đưa ra 1 số giải pháp cho công tác quản lý bảo vệ và phòng chữa cháy
rừng của địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
3
- Giúp sinh viên học được cách sắp xếp công việc nghiên cứu làm việc 1
cách khoa học.
- Giúp sinh viên nắm vững hơn về những kiến thức đã học.
1.4. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới.
Do thay đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai hạn hán, bão lụt tăng nhanh và sự
nóng lên của trái đất, sự xâm hại và thủng tầng ôzôn đã làm diện tích rừng
giảm về cả số lượng và chất lượng.
Trước đây trên thế giới có khoảng 17,6 tỷ ha rừng đến năm 1991, theo
thống kê của PAO diện tích rừng chỉ còn 3.117 triệu ha, mỗi năm trung bình
diện tích bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ
bằng 1/10 diện tích bị mất. Ở Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương đã mất đi
khoảng 9 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn
ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới với tốc độ phá rừng từ những năm trước đó,
đến năm 2000 thế giới mất đi khoảng 225 triệu ha, diện tích rừng được khai
phá làm đất trồng trọt. Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị sói mòn
nặng, sa mạc hoá ngày càng diễn ra trầm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải
sống ở vùng sa mạc làm mất đi 26 tỷ đô la giá trị sản phẩm mỗi năm. Hàng
năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất bề mặt, với số lượng này có thể
sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lượng thực mỗi năm. Hàng ngàn hồ chứa nước
ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ của nhiều công trình thuỷ điện vùng
nhiệt đới đang bị rút ngắn. Tuy nhiên trước sự lỗ lực của mỗi quốc gia, công
tác quản lý và xây dựng phát triển trên thế giới đã có nhiều chuyển biến tích
cực: chuyển từ mục đích sản xuất mang lại lợi Ých kinh tế sang sử dụng rừng
bền vững, kết hợp cả 3 lợi Ých: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Thế
giới đã thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo hướng đình chỉ khai
4
thác gỗ vùng đặc chủng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh
thái, quan tâm đến tác dụng bảo vệ môi trường.
Ở Ên Độ: trong những năm 1988-1989 ở một số bang đã thực hiện việc
chuyển giao, việc quản lý một phần rừng cộng đồng cho các cộng đồng nông
nghiệp năm 1988 chính sách nông nghiệp cần được khuyến khích phát triển,
tự xác định vị trí của mình trong công việc bảo vệ các kkhu rừng ma họ có
nhiều quyền lợi.
Ở Philippine: đã áp dung công trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp, Chính
phủ dao quyền sử dung đất lâm nghiệp cho cá nhân, quần chúng và cộng đồng
trong 25 năm (và giai đoạn trong 25 năm nữa) thiết lập rừng cộng đồng và
giao quyền cho nhóm quản lí.
Ở Trung Quốc: kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành
phần: phát triển nhiều ngành kinh tế lâm sản chế biến lâm sản nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên rừng kết hợp coi trong các mặt môi trường sinh thái
và xã hội. Từ 1981 Trung Quốc đã tiến hành dao đất dao rừng cho hé gia
đình, bên cạnh đó ban hành nhiều luật chính sách kinh tế để tạo điều kiện tới
việc lưu truyền và trao đổi quyền sử dụng tài nguyên rừng.
Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chuyển dao dần
trách nhiệm và quyền lực về quản lí rừng từ cấp trung ương đến cơ sở. Xúc
tiến dao đất, dao rừng cho nhân dân, thực hiện tư nhân hoá đất đai cơ sở kinh
doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho quản lí rừng, năng động và đem lại
nhiều lợi nhuận kinh tế cao.
1.4.2. Tình hình quản lí bảo vệ rừng ở Việt Nam
Do những thập kỷ trước ở nước ta toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp thuộc
quyền sở hữu của nhà nước trên danh nghĩa rừng của toàn dân vì thế mà mọi
người dân đều có quyền khai thác. Lợi dụng bất kì nguồn tài nguyên co từ
rừng và đất rừng, đến việc rừng bị khai thác triệt để dẫn đến rừng ngay cang
5
can kiệt dần là điều không thể tránh khỏi. Phạm vào đó là những du cảnh, du
cư hoạt động đốt nương làm rẫy, dân số tăng nhanh làm tai nguyên rừng nước
ta bị tàn pha nặng nề hơn. Năm 1943- 1945 diện tích rừng nước ta là 14,5
triệu, khoảng 9.5 ha độ che phủ là 18,2%. Sù suy giảm tai nguyên rừng không
chỉ làm dảm chữ số lượng gỗ, lâm sản mà kéo dài sự suy giảm về tính đa dạng
sinh học khả năng bảo vệ đất, nguồn nước, công ăn việc làm và cả nguồn lợi
khác của nhân dân ta. Chính vì những lÝ do nên nhà nước đã có những thay
đổi mới trong công tác quản lí và bảo vệ rừng kịp thời giảm bớt những áp lực
vào rừng. Ngày 12/8/1991 tại kì họp quốc hội khoá VII đã chính thức thông
qua luật bảo vệ và phát triển rừng đến ngày 19/8/1991 chủ tich nước đã ra
quyết định số: 58/LCT HĐNN chính thức ban hành luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 1992 chính phủ phê duyệt chương trình 327/CP nhằm phủ xanh đất
trồng đồi núi trọc dược bắt đầu từ năm 1992 đến 1998 và chương trình trồng
mới 5.000.000 ha rừng kéo dài đến năm 2010 ngày 15/1/1994 chính phủ ban
hành nghị định về dao đất cho các tổ chức, hội gia đình ca nhân và sử dụng ổn
định lâu dài và muc dích lam nghiệp ngày 29/11/2006 chính phủ ban hành
nghị định 77/CP về sử lý hành chính cho công tác quản lý và bảo vệ rừng
nghị định số:32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật hoang dã
quý hiếm chỉ thị số 286-287 TTG 01/5/1997 của chính phủ về việc truy quét
các tổ chức cá nhân pha hại rừng, quyết định số 661 TTG ngày 29/7/1998 các
thủ tướng chính phủ về mục tiêu mới 5.000.000 ha rừng gần đây nhất là nghị
định 159/2007 CP ngày 2/10/2007của chính phủ về quản lý rừng. muc tieu
của đảng, nhà nước ta đặt ra đối với công tác tài nguyên bảo vệ rừng và dao
đất làm nghiệp là:
Ngăn chăn tận gốc hành vi vi phạm pháp luật quản lý bảo vệ phát
triển rừng.
6
Thiết lập hệ thống chủ rừng trên pham vi toàn quốc với từng loại rừng:
Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,dừng san xuất từng bước thục hiện mỗi mảnh
đất, khu, là rừng đã có chủ cụ thể và tiến hành xã hội hoá nghề rừng
Tạo điều kiện cho nông dân hộ gia đình tổ chức sản xuất, đổi mới cơ cấu
cây trông vật nuôi hạn chế và đi đến xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá
rừng làm lương rẫy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiẹp hoá nông thôn.
Góp phần quan trọng về việc bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi
trọc bảo vệ môi trường.
Từ khi có những đổi mới về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và đất rừng ở nước ta kịp thời động viên
khích lệ bà con
Dân téc Ýt người. Đây cũng là sự chuyển đổi nhanh chóng từ quản lí bảo về
rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội nhằm hướng tới sử dụng quản lí đất bền lâu.
1.4.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.3.1.1. Vị trí địa lý địa phế
Mỏ vàng là 1 xã miền núi phía bắc của huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái.
Mỏ vàng cách xã khu trung tâm của huyện 25 km
- Phía Bắc tiếp giáp với xã Đại Sơn - huyện Văn Yên
- Phía tây tiếp giáp với xã Nà Hẩu - Huyện Văn Yên
- Phía Đông tiếp giáp với xã Viễn Sơn - huyện Văn Yên
- Phía Nam tiếp giáp với xã An Lương - huyện Văn Yên
1.4.3.1.2. Địa hình:
Xã Mỏ vàng có địa hình khá phức tạp, có nhiều núi cao xen kẽ các thung
lũng, và các hệ thống sông suối chằng chịt. Tạo nên 1 xã miền núi rất khó
7
khăn về đường giao thông, đi lại của người dân ở địa bàn xã, ảnh hưởng rất
lớn đến phát triển kinh tế giao lưu, nan pha rừng vẫn thường xuyên xảy ra
1.4.3.1.3. Đất đai
- Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 9963,96 ha
+ Đất Nông Nghiệp: 9058,79 ha chiếm : 90,91 %
+ Đất Phi nông nghiệp: 442.96 ha chiếm : 4,44 %
+ Đất chưa sử dụng: 462,21 ha chiếm : 4,63 %
+ Đất lâm nghiệp: 8300,95 ha chiếm: 83,30 %
- Tổng diện tích rừng được khoanh nuôi bảo vệ: 3078 ha.
+ Rừng phòng hộ: 2.384,60 ha
+ Rừng đặc dụng: 1.673,00 ha
+ Rừng sản xuất: 4.243,35 ha
(Nguồn: Địa chính kinh tế xã Mỏ Vàng)
1.4.3.1.4. Khí hậu Thuỷ Văn
Theo tài liệu thống kê của trạm khí tượng thuỷ văn Huyện Văn Yên thì
ta thấy khí hậu ở đây được phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
- Mùa nắng nóng, mùa mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10
- Mùa khô hanh, Ýt mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 này lượng mưa cao nhất vào
tháng 7 là 379, 2 mm, lượng mưa trung bình năm là 1.785 mm, nhiệt độ trung
bình năm là 29,5
0
C. Vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường có
gió rét, lượng mưa thấp vào tháng 1 - 2 là gió rét có nhiệt độ xuống thấp nhất
là 7
0
C, độ Èm không khí trung bình là 87%.
Số liệu về yếu tố khí hậu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Một số yếu tố khí hậu thuộc khu vực nghiên cứu
Tháng
Nhiệt độ tới
cao (
0
C)
Nhiệt độ
trung bình
(
0
C)
Nhiệt độ tới
thấp (
0
C)
Lượng mưa
(mm)
Độ Èm
(%)
1 28,0 15,1 7,0 40,2 87
8
2 30,5 21,0 13,5 50,5 87
3 32,4 23,3 12,0 34,4 86
4 34,1 24,5 17,7 170,1 87
5 41,9 28,0 18,2 250,4 88
6 36,7 28,4 22,8 231,5 90
7 35,8 27,1 23,7 297,2 86
8 37,5 28,0 27,9 407,1 90
9 35,2 26,3 22,0 191,7 86
10 34,7 25,4 13,1 90,8 84
11 30,9 25,7 13,0 31,0 85
12 27,0 21,8 6,7 8,2 83
(Nguồn số liệu: Trạm khí tượng Huyện Văn Yên)
1.4.3.1.5. Đặc điểm về dân số và lao động
- Dân số: Xã Mỏ Vàng có 11 thôn bản. Tổng dân số: 3801 khẩu, tương
đương với 757 hé gia đình. Trong xã có 5 dân tộc anh em sống xen kẽ nhau
(Dao, Mông, Tày, Kinh, Thái).
+ Dao: 2307 khẩu
+ Mông: 1152 khẩu
+ Tày: 288 khẩu
+ Kinh: 43 khẩu
+ Thái: 11 khẩu
Người dân Mỏ Vàng hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp chiếm
93%, kinh doanh dịch vụ 5%, lao động trong các ngành khác như chăn nuôi,
lâm nghiệp và công nhân viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ là 2%.
1.4.3.1.6. Đặc điểm dân sinh kinh tế
- Dân sinh kinh tế:
Dân cư trong xã sống tập trung ở ven sông suối và các vùng bằng phẳng
quanh các núi, mật độ dân số thưa thớt, trình độ văn hoá còn lạc hậu.
Điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú nhưng do người dân ở đây. Chưa
biết cách phát triển còn phụ thuộc vào các loại cây nông nghiệp nên cuộc
sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
9
Nguồn lao động dồi dào, nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp
là lúa, nghề phụ Ýt phát triển.
- Giáo dục đào tạo
Nhiệm vụ giáo dục luôn được quan tâm thường xuyên tạo điều kiện đảm
bảo cơ sở vật chất cho công tác dạy và học, đội ngũ giáo viên được chuẩn
hoá.
- Kết quả năm học 2008 - 2009:
+ Trường mầm non 7 líp = 150 học sinh
+ Trường Tiểu học 25 líp = 536 học sinh
+ Trường THCS 10 líp = 325 học sinh
- Năm học 2009 - 2010:
+ Trường mầm non 8 líp = 194 học sinh
+ Trường Tiểu học 25 líp = 514 học sinh
+ Trường THCS 9 líp = 331 học sinh
Ngoài ra ở tất cả các thôn bản đều có một nhà văn hoá để bà con nhân
họp và sinh hoạt.
Nhìn chung trên địa bàn xã Mỏ Vàng thì tất cả các con em ở mọi thôn
bản và các hộ gia đình đều đã được đi học đầy đủ từ mầm non đến cấp phổ
thông trung học.
Vì vậy, nền giáo dục đào tạo ở đây có xu hướng phát triển rất tốt, đội
ngũ giáo viên có trình độ đồng đều và ổn định.
* Y tế: Trong xã có 1 trạm y tế. Trong đó có 1 bác sỹ, 3 y sỹ và 2 y tá.
Ngoài ra ở mỗi thôn bản đều có 1 y tá thôn bản chuyên cung cấp thuốc men
và khám chữa bệnh cho người dân kịp thời.
1.4.3.1.7. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Xã có mạng lưới giao thông đường bộ liên Huỵện, liên xã, liên thôn bản
có những thuận lợi. Tuy nhiên có những nơi đường dân sinh nhân dân đi lại
10
còn gặp nhiều khó khăn làm cho việc lưu thông hàng hoá và giao lưu bên
ngoài còn kém phát triển.
* Điện:
Nhìn chung các thôn bản trong toàn xã chưa có điện lưới quốc gia, chủ
yếu sử dụng máy điện nước cá nhân.
* Thuỷ lợi
Với chương trình bê tông hoá hệ thống kênh mương nội đồng. Từ năm
2003 thì trên địa bàn xã đã xây dựng hoàn chỉnh và luôn có hệ thống kênh
mương đảm bảo cung cấp nước tưới thường xuyên cho đồng ruộng và hoa
màu, có đập nước ở đầu nguồn. Tuy không lớn nhưng đủ nước tưới tiêu cho
tất cả các vụ mùa. Vì thế nhân dân trong xã rất yên tâm về nguồn nước tưới
cho nông nghiệp và hoạt động xã hội.
1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới quá trình công tác, quản
lý bảo vệ rừng của địa phương.
Thông qua tổng hợp các thông tin trên, chúng ta có thể thấy phát triển
kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, nguồn lao động
dồi dào, người dân thu nhập thấp, thiếu việc làm. Đây chính là nguyên nhân
dẫn tới hiện tượng phá rừng, phá nương làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép.
Địa bàn phức tạp và rộng lớn gây khó khăn trong công tác kiểm tra,
kiểm soát PCCCR, dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn. Chính vì vậy,
việc tuyên truyền bảo vệ rừng của cán bộ kiểm lâm gặp không Ýt khó khăn.
Những khó khăn trở ngại trên đang được chính quyền từng bước tháo
gỡ, như chương trình 135 đầu tư vào cơ sở hạ tầng (Điện, đường, trường,
trạm) đã từng bước nâng cao thu nhập dân trí, tạo thêm công ăn việc làm,
ổn định đời sống của khu dân cư bằng chính sách đồn điền, khuyến khích
con em đến trường mở thêm các lớp học văn hoá, tuyên truyền phổ biến
11
lợi Ých tác dụng của tài nguyên rừng cho bà con hiểu và không vi phạm
luật quản lý và bảo vệ rừng.
12
Phần 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm
- Chuyên đề nghiên cứu tại xã Mỏ Vàng - Huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái.
2.2. Thời gian
- Thời gian thực hiện chuyên đề từ 01/2011 đến 06/2011
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thực trạng tài nguyên rừng, đất rừng của xã Mỏ Vàng - Huyện
Văn Yên - Tỉnh Yên Bái
- Tìm hiểu các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã và đang áp dụng tại xã.
- Tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng của xã.
- Những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã
Mỏ Vàng và đề xuất 1 số giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý bảo vệ rừng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để thu được các số liệu phục vụ cho các nội dung nghiên cứu, chuyên đề
sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc
Kế thừa số liệu có liên quan như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực
trạng tài nguyên rừng ở địa phương và phương pháp thu thập thông tin có sẵn
ở địa phương để đánh giá thực trạng về quản lý bảo vệ rừng tại xã Mỏ Vàng
thông qua số liệu hàng năm của trạm kiểm lâm và kiểm lâm viên xã Mỏ
Vàng.
- Phương pháp ngoại nghiệp
13
Phỏng vấn người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng để biết được thực
trạng bảo vệ hiện nay. Trong quá trình phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi tạo điều
kiện cho người dân cùng tham gia vào thảo luận và đưa ra nhiều thông tin có
liên quan.
Tham gia công tác kiểm lâm viên đi rừng, xuống dân và công tác nghiệp
vụ kỹ thuật khác.
2.2.2. Tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo
14
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mỏ Vàng - Văn Yên - Yên Bái
Tình hình sử dụng đất tại xã Mỏ Vàng – huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1:. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Mỏ Vàng
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 9963,96
I Đất nông nghiệp 9058,79 90,91
1 Đất sản xuất nông nghiệp 755,34 7,58
2 Đất trồng cây hàng năm 691,71 6,94
3 Đất trồng lúa 643,52 6,45
4 Đất trồng cây hàng năm còn lại 48,19 0,48
II Đất lâm nghiệp 8.300,95 83,30
1 Đất rừng phòng hộ 2.384,60
2 Đất rừng đặc dụng 1.673,00
3 Đất rừng sản xuất 4.243,35
III Đất phi nông nghiệp 442,96 4,44
1 Đất ở 19,55
2 Đất ở tại nông thôn 19,55
3 Đất chuyên dùng 367,40
4 Đất trụ sở cơ quan, trường học 1,16
5
Đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp
55,66
6 Đất có mục đích cộng đồng 310,58
7 Đất nghĩa địa 3,0
8 Đất sông suối và mặt nước 50,21
IV Đất chưa sử dụng 462,21 4,63
1 Đất bằng chưa sử dụng 55,16
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 407,05
(Nguồn cán bộ địa chính xã Mỏ Vàng)
15
Qua bảng 3.1 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên là: 9.963,96 ha
Trong đó:
- Đất nông nghiệp là: 9.058,79 chiếm 90,91%. Trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là 755,34 ha chiếm 8,33% so với tổng diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất trồng lúa: 643,52 ha chiếm 7,10% tổng diện tích đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp: 8.300,95 ha chiếm 83,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó rừng phòng hộ là 2.384,60 ha. Rừng đặc dụng là 1.673,00 ha; Đất
rừng sản xuất 4.243,35 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 442,96 ha, chiếm 4,44% so với tổng diện tích
đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là 462,21 chiếm 4,63% so với tổng diện tích đất tự
nhiên, xã cần có kế hoạch đưa diện tích này vào sử dụng đúng mục đích tăng
thêm thu nhập cho người dân.
3.2. Kết quả giao đất, giao rừng
Trước đây khi chưa tiến hành giao đất, giao rừng tới từng hộ gia đình,
các nhân, tập thể thì hiện tượng tranh chấp đất đai, tự ý xâm phạm lấn đất
rừng làm nương rẫy thường xuyên xảy ra trong địa bàn xã. Trước thực trạng
này các ban ngành đã kết hợp từ cấp thôn đến xã, kiểm lâm địa bàn, phòng
nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng địa chính huyện đã giao đất giao
rừng cho cá nhân, tập thể theo nghị định 184/HĐBT và nghị định 02/CP để hộ
gia đình và tập thể sử dụng với mục đích phát triển lâm nghiệp có hiệu quả
hơn đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, tạo công ăn việc làm cho bà con
nhân dân địa phương góp phần xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao
đời sống của người dân.
Toàn xã có 11 thôn bản thì có 11 thôn bản người dân đã và đang nhận
khoán rừng của Chính phủ theo dự án đa dạng hoá thu nhập nông thôn
(RIPP). Hiện nay phòng địa chính xã Mỏ Vàng đang tiến hành làm thủ tục để
16
cấp sổ đỏ sử dụng đất lâm nghiệp cho từng hộ được nhận khoán rừng và đất
rừng.
Dưới đây là bảng 3.2 kết quả giao đất, giao rừng tính đến năm 2010.
Bảng 3.2: Kết quả giao đất, giao rừng
STT Đơn vị (thôn, xóm) Diện tích (ha) Ghi chó
1 Gốc sấu 9,72
2 Giàn dầu 1 17,34
3 Giàn dầu 2 41,97
4 Khe Ngoã 36,52
5 Thác Cá 20,05
6 Cánh Tiên 1 37,01
7 Cánh Tiên 2 22,08
8 Khe Hóp 16,71
9 Khe Đâm 31,26
10 Khe Lãng 2 43,11
11 Khe Lãng 3 29,81
Tổng 305,58
Qua bảng 3.2 hiện nay ở xã Mỏ Vàng việc giao đất giao rừng cho người dân.
Nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song bên cạnh đó đất rừng này
vẫn chưa được trồng cây đầy đủ và khắp nơi trên đất trống, nhưng có 1 sè Ýt hộ
nông dân đã tiến hành trồng quế trên hơn một nửa diện tích được gieo.
Qua tiếp xúc phỏng vấn một số cán bộ thôn, xóm và người nông dân ở
thôn Giàn Dầu 1 và Giàn Dầu 2. Chúng tôi thấy ở đây chủ yếu là đất được
nhiều hộ gia đinh tham gia nhận khoán để trồng rừng và phát triển lâm
nghiệp. Còn lại là đất đang trong tình trạng tranh chấp nên chưa được hoàn
toàn. Ngoài ra khi tham gia phỏng vấn người dân ở đây tôi còn nhận thấy
công tác tuyên truyền và vận động của chính quyền xã còn yếu chưa thực sự
có những chủ trương đúng đắc giúp người dân hiểu và tham gia nhận đất
rừng, mặt khác khi thực hiện việc giao đất, giao rừng thì người dân họ không
17
nhân được sự hỗ trợ nào của nhà nước nên dẫn đến việc gây dựng lại vốn
rừng là tương đối khó khăn và phải làm lâu dài.
3.3. Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng
3.3.1. Công tác tuyên truyền vận động và tổ chức truyền thông trong quản
lý bảo vệ rừng
Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản có hiệu quả
thì một trong những biện pháp tích cực, quan trọng hàng đầu là làm tốt
công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các chủ
rừng nắm được chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về
rừng và đất lâm nghiệp, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ diện
tích hiện có, tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng
độ che phủ cho rừng. Do đó mà xã Mỏ Vàng cần có các hình thức quản lý
thích hợp có các hình thức sau:
- Tiếp cận cá nhân: tới nhà, tới cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư.
- Tiếp cận theo nhóm: Họp nhóm, tổ chức hội thảo, tập huấn
- Tiếp cận đại chúng: Thông qua các phương tiện đại chúng như: Truyền
hình, phát thanh, báo chí, phim ảnh, áp phích, tờ rơi.
- Tiếp cận truyền thống dân gian: Thông qua lễ hội, hội làng, thông qua
các buổi biểu diễn lưu động, các lễ hội lồng ghép vào các tập tục, phong tục
của cộng đồng, chú trọng đến vai trò của già làng, trưởng bản.
+ Tổ chức thực hiện các công tác truyền thông. Tập trung vào chủ đề cụ
thể như: nguyên nhân (xa, gần, trực tiếp, gián tiếp), các hiện tượng đang xảy
ra, các thiệt hại đã nhìn thấy được, các biện pháp cấp bách cần khắc phục và
phòng ngừa. Tình hình chặt phá rừng làm nương rẫy ảnh hưởng đến rừng tự
nhiên gây ra hạn hán, lũ quét tác động đến đời sống nhân dân.
+ Tổ chức các buổi chiếu phim vidio để cho nhân dân thấy, nghe và cảm
nhận những tác hại của việc mất rừng.
18
+ Lồng ghép các buổi truyền thông phổ biến các chính sách, pháp luật
của Nhà nước về chủ trương của ngành, phân tích những lợi Ých của rừng đối
với đời sống nhân dân.
+ Giới thiệu một số mô hình kinh tế điểm đã và đang đem lại hiệu quả kinh
tế giúp người dân hiểu được lợi Ých thực sự của rừng. Từ đó nêu cao tinh thần về
trồng chăm sóc quản lý bảo vệ rừng để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
* Thời gian và địa điểm
Tổ chức vào các buổi tối thứ 7 và chủ nhật, sử dụng sơ đồ, bản đồ mà ta
diễn biến của rừng và ảnh hưởng của nó tới sinh hoạt đời sống người dân treo
tại trụ sở, trường học hay những nơi có nhiều người qua lại.
3.3.2. Tổ chức học tập
- Tổ chức nhân dân ở các thôn bản học tập luật bảo vệ và phát triển rừng,
các văn bản dưới luật, coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm.
- Đưa nội dung bảo vệ rừng, PCCCR vào tuyên truyền trong các trường
học tại xã, coi lực lượng học sinh là một lực lượng có tác động lớn tới công
tác PCCCR.
- Vận động nhân dân không phá rừng làm nương rẫy trái phép.
- Thông báo cho toàn dân trong xã biết nghiêm cấm mọi người không
được đốt lửa trong rừng, tránh xảy ra cháy rừng.
- Trẻ em đi chăn trâu không được mang theo lửa, không đốt lửa dưới bất
kỳ mọi mục đích gì trong rừng và bìa rừng.
- Những khu rừng được nhà nước giao có chủ quản lý bảo vệ hoặc sản
xuất kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy như: Làm đường
ranh giới cản lửa, kiểm tra thường xuyên những khu rừng mình quản lý, cá
nhân, tổ chức có trách nhiệm mua sắm các phương tiện, dụng cụ PCCCR.
Do phần lớn người dân trong xã hoạt động lao động chủ yếu là trong lĩnh
vực nông nghiệp nên họ không có nhiều thời gian để tiếp cận thông tin, nghe
19
thông tin tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng. Họ không có ngày nghỉ vào
thứ 7 và chủ nhật nên những ngày thường tỷ lệ người dân tham gia tiếp cận
thông tin tuyên truyền chỉ đạt 40 - 50% vào những ngày tết hay lễ hội truyền
thống thì công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR mới thực
sự có hiệu quả. Lúc đó mọi tầng lớp nhân dân đều nghe phổ biến về công tác
bảo vệ rừng. Do đó tỷ lệ thành công đạt 60 - 70% yêu cầu.
3.3.3. Ký cam kết bảo vệ rừng - PCCCR
- Trưởng thôn bản ký cam kết tuyên truyền, vận động nhân dân tăng
cường công tác bảo vệ rừng, PCCCR với chủ tịch UBND xã.
* Nội dung ký cam kết
- Không phá rừng làm nương rẫy trái phép.
- Không chặt phá lâm sản rừng tự nhiên và buôn bán lâm sản trái phép.
- Không đốt lửa trong rừng và bìa rừng
- Không săn bắn, bẫy, bắt chim và thú rừng
- Diện tích được nhà nước giao sẽ nhanh chóng trồng rừng, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc.
- Không thả gia súc vào rừng non, rừng mới trồng.
- Không làm trái với quy định của Nhà nước, ngăn chặn những hành vi
buôn bán lâm sản trái phép và làm tổn thương đến tài nguyên rừng, đất rừng.
Báo cho chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm kịp thời sử lý những vô
vi phạm xảy ra.
- Công tác tuyên truyền được cán bộ phụ trách lâm nghiệp và trưởng
thôn thực hiện tốt nên tỷ lệ tham gia ký cam kết trong toàn xã đạt khá cao từ
70 - 90%. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng người dân ký cam kết song lại không
chấp hành nghiêm chỉnh như: Thôn Khe Ngoã, Khe Lãng 2, Khe Lãng 3, tình
trạng phát nương làm rẫy vẫn diễn ra thường xuyên, thôn Khe Lãng 3, Khe
20
Ngoã các vô vi phạm về vận chuyển lâm sản trái phép đang được diễn ra và
cần được các cấp các ngành quan tâm sử lý.
3.3.4. Tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng thôn bản
Thành lập tổ quần chúng bảo vệ rựng ở từng thôn bản, lực lượng này yêu
cầu phải chọn những người có sức khoẻ, có tinh thần trách nhiệm với công tác
bảo vệ rừng, thành phần gồm có: trưởng thôn, công an viên, dân quân và có tổ
chức đoàn thể, mỗi tổ chức thành lập từ 10 - 12 người do đồng chí trưởng
thôn làm tổ trưởng.
Tổ quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR ở thôn có trách nhiệm tuyên truyền
và vận động nhân dân trong thôn cùng tham gia để có đủ sức mạnh làm công
tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Trên địa bàn xã Mỏ Vàng có 11 thôn bản thì mỗi thôn bản đều có 1 tổ
chức bảo vệ rừng và PCCCR gồm có từ 10 - 15 thành viên. Do không có kinh
phí, dụng cụ thô sơ và thiếu chi phí, Ýt có quyền hạn nên hầu hết các tổ chức
quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR đều hoạt động cầm chừng hoặc không hoạt
động. Xã Mỏ Vàng từ trước đến nay vẫn chưa xảy ra vụ cháy rừng nào lớn nên
các tổ chức quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR không được các cấp ngành
quan tâm. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần tổ chức và củng cố lại lực lượng
này để công tác quản lý bảo vệ rừng của xã được tốt hơn.
3.3.5. Biện pháp phòng chống cháy rừng
Cháy rừng đã gây nên những tác hại rất nghiêm trọng đối với tài nguyên
rừng và môi trường sinh thái, cháy rừng đã làm cho diện tích rừng giảm đi nhanh
chóng, huỷ diệt cả động vật rừng, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển nhanh
chóng, nhất là các loại như: mối mọt, thiếu nước ô nhiễm môi trường.
Do đó việc phòng chống cháy rừng là một việc làm rất cấp bách và quan trọng.
* Biện pháp chữa cháy
21
- Khi xảy ra cháy rừng ở thôn bản nào thì các đồng chí trưởng thôn đồng
thời là tổ trưởng tổ PCCCR phải phát lệnh báo động bằng các dụng cụ hiện có
ở từng thôn bản như: kẻng, trống, loa phát thanh. Sau đó tập trung các thành
viên trong tổ để hướng dẫn toàn dân tham gia sửa chữa. Nếu xảy ra cháy lớn
phải cử người lên báo cáo ban chỉ đạo tại UBND xã để huy động để lực lượng
bổ xung.
* Những yêu cầu khi tổ chức chữa cháy rừng.
- Phải đảm bảo tuyệt đối cho tính mạng con người.
- Cứu chữa kịp thời khẩn trương, tránh để cháy lớn sẽ gây ra thiệt hại lớn
về tài sản của nhân dân và nhà nước.
- Dụng cụ chữa cháy chủ yếu là dao phát dọn đường, băng cản lửa, bình
phun nước của gia đình, móc sắt kéo cành lá và dùng cành lá và dùng cành
cây tươi để dập lửa.
- Xác định hướng cháy của ngọn lửa, tốc độ gió và hướng đi để thiết kế
đường băng cản lửa, bố trí trước đám cháy, cự ly đường băng cản lửa để bố trí
phụ thuộc vào tốc độ lan nhanh hay chậm của đám cháy để mà bố trí xa hay
gần đám cháy. Đường băng phải dọn sạch cành lá khô và các vật liệu dễ cháy,
không cho cháy lan qua băng cản lửa, đường băng cản lửa rộng hay hẹp phải
căn cứ vào chiều cao của ngọn lửa.
- Khi dập tắt đám cháy phải chú ý đến các cây khô mục, than lửa chưa
tắt, tránh cháy trở lại.
3.4. Tổng hợp một số vô vi phạm làm luật trong địa bàn xã giai đoạn
2008 - 2010
Trong những năm vừa qua với chức năng và nhiệm vụ của mình trạm
kiểm lâm đã chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành trong xã, huyện
các cấp chính quyền khác để tổ chức kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến đường
22
như đường bộ ở khắp nơi trong xã đã phát hiện và lập biên bản sử lý vi phạm
pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Do lực lượng còn mỏng nên vẫn để lọt
lưới những đối tượng vi phạm lâm luật. Tổng hợp vi phạm từ năm 2008 -
2010. Tại cán bộ kiểm lâm xã như sau:
Bảng 3.3: Tổng hợp vô vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng
Năm
Tổng sè
vụ
Đối tượng vi phạm (vụ)
Cá nhân
Tổ chức trong
ngành lâm nghiệp
Các tổ
chức khác
Vô chủ
2008 30 25 0 0 12
2009 21 17 0 0 8
2010 17 10 0 0 5
Tổng 68 52 0 0 25
(Nguồn: Kiểm lâm xã)
Qua bảng 3.3 ta thấy số vô vi phạm lâm luật trên địa bàn xã là tương đối
lớn, các vô vi phạm chủ yếu là do các cá nhân tiến hành. Ngoài các vô vi
phạm trên còn có 1 sè vô vi phạm là do các đối tượng khai thác hoặc thu mua
ở nơi khác rồi vận chuyển qua địa bàn bị phát hiện và thu giữ, các vụ vô chủ
là do các đối tượng vi phạm chạy để lại tang vật. Để biết rõ hơn hành vi vi
phạm lâm luật trên địa bàn tôi đã tiến hành phân tích và tổng hợp bảng số liệu
sau:
Bảng 3.4: Tổng hợp hành vi vi phạm lâm luật
Năm
Tổng sè
vụ
Nguồn gốc vi phạm
Khai thác rừng
trái phép
Mua bán
sử dụng
trái phép
Vận
chuyển
trái phép
Các vô vi
phạm
khác
2008 30 0 0 29 1
2009 21 0 4 16 5
23
2010 17 0 0 11 6
Tổng 68 0 4 56 12
(Nguồn: Trạm kiểm lâm xã Mỏ Vàng)
Qua bảng 3.4 cho thấy số vô vi phạm có giảm dần theo từng năm là đáng
kể, từ năm 2008 - 2010 là giảm được 13 vô. Tuy năm 2010 số vụ bị bắt giữ là
Ýt hơn những năm còn lại nhưng khối lượng gỗ lại nhiều hơn chứng tỏ bọn
lâm tặc phá rừng ngày càng tinh vi, chúng sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào việc phá rừng, chúng liên lạc với nhau bằng điện thoại để đề phòng
kiểm lâm. Chính vì vậy, việc bắt giữ và sử lý lâm tặc của cán bộ kiểm lâm
gặp rất nhiều khó khăn, nó đòi hỏi cán bộ kiểm lâm phải có trách nhiệm và
lòng trung thành đối với sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng. Những con số của
các vô vi phạm nói lên một điều đáng mừng vì đội ngũ cán bộ kiểm lâm còn
mỏng nhưng vì lòng yêu nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với công
việc và sự nghiệp bảo vệ rừng đã hạn chế rất nhiều hành vi xâm phạm rừng.
3.5. Tình hình thu giữ và sử lý lâm sản tịch thu được
- Số lượng lâm sản và phương tiện vận chuyển tịch thu được trong các
vô vi phạm lâm luật 2008 - 2010 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5: Thống kê số liệu thu giữ lâm sản và phương tiện vận chuyển
Năm Gỗ tròn các loại (m
3
) Gỗ xẻ các loại (m
3
)
Ôtô, công
nông
Xe máy,
máy cưa,
Tổng
sè
Trong đó
quý hiếm
Tổng
sè
Trong đó
quý hiếm
2008 2,791 1,900 35,481 20,075 1 8
2009 1,902 390 16,327 10,451 0 5
2010 1,540 0 9,520 6,333 1 1
Tổng 6,233 391,9 61,328 36,859 2 14
(Nguồn: Kiểm lâm xã Mỏ Vàng)
Qua bảng 3.5 ta thấy rằng các loại lâm sản thu được khối lượng gỗ quý
hiếm chiếm một số lượng tương đối lớn cụ thể là từ năm 2008 - 2010 khối
24
lượng gỗ tròn quý hiếm là 391,9 m
3
. Từ đó thấy trong quá trình thu hồi và bắt
giữ tang vật của các vô vi phạm là rất khó khăn và đầy nguy hiểm. Trong quá
trình thu hồi và bắt giữ tang vật của các vô vi phạm là rất khó khăn và đầy
nguy hiểm. Trong quá trình thi hành nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát truy bắt các
đối tượng vi phạm rất dễ xảy ra xô sát chống phá quyết liệt với đối tượng vi
phạm, có những vụ đối tượng bỏ chạy để thoát thân, lực lượng kiểm lâm phải
kết hợp với người dân để vận chuyển gỗ về trại. Mặt khác, do lực lượng mỏng
lại quản lý trên địa bàn rộng nên việc tổ chức phục vụ bắt các đối tượng vận
chuyển lâm sản trái phép là rất khó khăn. Các đối tượng thường dùng xe gắn
máy đi với tốc độ cao khi gặp lực lượng kiểm tra chúng sẵn sàng dùng dao
chém đứt dây buộc hàng để tẩu thoát gây rất nhiều nguy hiểm cho lực lượng
đuổi bắt, nên việc đuổi bắt hiệu quả chưa được thực sự cao. Đây là vấn đề đặt
ra cho các cấp thẩm quyền phải có biện pháp giải quyết trong thời gian tới.
3.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
3.6.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước đến công tác lâm
nghiệp, với nhiều chủ trương chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp
của địa phương. Rừng đã từng bước được giao đến các hộ nông dân để quản
lý và chăm sóc tốt hơn. Tất cả 11 thôn bản trong toàn xã đã có tổ bảo vệ rừng
và PCCCR bao gồm 10 - 12 thành viên tích cực tham gia bảo vệ đi tuần rừng
và chữa cháy rừng.
- Trạm kiểm lâm đã luôn nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của UBND
xã, Huyện uỷ, UBND huyện và sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo chi cục
kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
- Do làm tốt công tác tuyên truyền luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng,
cũng như nhiều thông tư, quyết định mà sự hiểu biết của người dân đã được
25