Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG THÀNH PHẨM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP MAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 69 trang )

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TPHCM, Ngày tháng năm 2014
1
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, quý cô trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trong
khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã trang bị, truyền đạt cho em một nền tảng
kiến thức bổ ích và quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhờ sự giảng
dạy đầy nhiệt huyết cũng như sự giúp đỡ tận của tất cả các thầy cô trong khoa mà
chúng em đã được trang bị một hành trang kiến thức để có thể tự tin bước vào
chặng đường mới.


Kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe để hoàn thành tốt mọi công
việc của mình. Bên cạnh những công ơn to lớn của quý thầy cô, đặc biệt là thầy
Nguyễn Thành Hậu – giáo viên hướng dẫn – đã truyền đạt những kiến thức sâu
rộng và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án công nghệ. Bên
cạnh đó em cũng không quên gởi lời cảm ơn đến XÍ NGHIỆP MAY KHU A- Công
ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ đã giúp em có được những kinh nghiệm
thực tế đầu đời khi em bước chân vào môi trường mới và đã giúp em hoàn thiện đồ
án công nghệ một cách tốt nhất.
Qua thời gian thực tập tại công ty em đã tiếp nhận được nhiều kiến thức rất
bổ ích từ thực tế, đó là nhờ sự cố gắng của bản thân đồng thời cũng được sự giúp đỡ
tận tình của Ban giám đốc công ty cũng như các anh chị nhân viên phòng kế hoạch,
phòng chuẩn bị sản xuất, các anh chị công nhân trong chuyền may của công ty đã
giúp em làm quen với môi trường thực tế sản xuất, tiếp xúc với công nghệ của công
ty để em có thể tự tin bước vào ngành nghề của mình sau khi tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, với kiến thức còn hạn hẹp của mình chắc chắn em
không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong Ban lãnh đạo cùng toàn
thể các anh chị công nhân viên trong công ty bỏ qua. Em xin chúc quý công ty luôn
gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, nổi tiếng ở thị
trường trong nước và quốc tế!
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đồ án của em
được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn!
2
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP MAY 6
1. Đặt vấn
đề 6
2. Lý do chọn đề

tài 7
3. Mục tiêu của đề
tài 7
4. Cơ sở lý luận của đề
tài 8
4.1 Sản
phẩm
.8
4.2 Chất lượng sản
phẩm 8
4.3 Kiểm tra chất lượng sản
phẩm 9
5. Các phượng pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng
thông
dụng 9
5.1 Theo giai đoạn của quá trình sản
xuất 9
5.2 Theo địa điểm kiểm
3
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
tra 9
5.3 Theo thời gian kiểm
tra 10
6. Các biện pháp cải tiến chất
lượng 10
6.1 Nhóm biện pháp kỹ
thuật 10
6.2 Nhóm biện pháp kinh
tế 11
6.3 Nhóm biện pháp tổ

chức 12
7. Các chính sách nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất
lượng 13
8. Giới thiệu về công ty 14
8.1 Lịch sử hình thành của công
ty 14
8.2 Cơ cấu nhân sự, tổ
chức 16
8.3 Thế mạnh của công
ty 20
8.4 Sản phẩm chủ lực và các tiêu chuẩn của sản phẩm
đó 21
9. Tầm quan trọng của việc kiểm tra chất lượng thành phẩm và xử lí các
phát sinh xảy
ra 27
PHẦN II: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG THÀNH PHẨM VÀ BIỆN
4
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
PHÁP XỬ LÍ CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY 28
1. Hiện trạng sản xuất tại công
ty 28
1.1 Công tác kiểm tra sản phẩm trên
chuyền 28
1.2 Quá trình quản lí các thao tác nghiệp vụ khi kiểm tra và
thống kê về tình hình chất lượng tại xưởng
may 35
1.3 Quy trình kiểm tra hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các
phát
sinh 36

1.4 Quá trình kiểm tra các thủ tục cần thiết để nhận và xuất hàng
tại xưởng
may 41
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
may 45
2.1 Nguyên phụ
liệu 45
2.2 Quá trình xử lí
vải 48
2.3 Thiết bị, máy
móc 48
2.4 Các công đoạn sản
xuất 54
2.5 Tay nghề công
nhân 59
5
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
3. Các vấn đề nảy sinh và các biện pháp giải quyết trong công tác
kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công
ty 60
3.1 Tổ chức, quản lí tại xưởng hoàn
tất 60
3.2 Công tác kiểm tra kỹ thuật ( trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật )
tại xưởng hoàn
tất 63
3.3 Nguồn nhân
lực 64
4. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành giải pháp kiểm tra chất
lượng sản
phẩm 65

PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 66
1. Kết
luận
66
2. Đề
nghị
66
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHẦN VI: PHỤ ĐÍNH 67
6
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP .
1. Đặt vấn đề :
Trong những năm gần đây, khi gia nhập vào WTO, đất nước ta đã có những
bước phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ Đối thủ cạnh tranh cũng
tăng theo từng ngày, không chỉ có những đối thủ trong nước mà cả các công ty nước
ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Để tồn tại được, mỗi doanh
nghiệp buộc phải tham gia vào cuộc đua giành lấy sự tin dùng của khách hàng.
Trong cuộc đua này, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng, đây
là động lực thúc đẩy phát triển cho những doanh nghiệp có năng lực thực sự. Cuộc
thi nào cũng sẽ chấm dứt nhưng cuộc đua này không chỉ về đích mà phải tiếp tục
chạy để bảo vệ thành tích, đó mới là chiến thắng thực sự. Ngành may Việt Nam
cũng vậy, là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt, mỗi công ty đều có chiến lược riêng để tồn tại, để khẳng định vị
trí của mình. Nhưng bất kể dùng cách thức gì thì nâng cao năng suất, cải tiến chất
7
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
lượng luôn là vấn đề hàng đầu mà các công ty lựa chọn.
Đến với công ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ có quy trình sản xuất

hiện đại, là một trong những đơn vị có đóng góp rất lớn, đưa kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam trong ngành may đứng thứ 2 sau dầu thô, đồng thời giải quyết việc
làm cho người lao động. Để khẳng định mình, công ty luôn tập trung mọi thế mạnh
và tiềm năng sẵn có, kích thích khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân
có kiến thức, tay nghề và kỷ luật lao động. Đóng góp vào sự thành công là công sức
của toàn thể tập thể, cán bộ công nhân viên, các phòng ban của công ty. Trong đó,
bộ phận kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm, là một trong những bộ phận quan
trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt chuẩn, đạt yêu cầu mà khách hàng đề
ra từ đó tạo nên được mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa doanh nghiệp với
khách hàng và đảm bảo được uy tính của công ty.Lấy chất lượng sản phẩm đặt lên
hàng đầu là phương châm sản xuất của công ty ngay từ ngày đầu thành lập.
2. Lý do chọn đề tài :
Trong quá trình học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh,
nhà trường các thầy cô đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết về
chuyên ngành may vào trong thực tế. Với đồ án công nghệ may là điều kiện tốt để
em hiểu thêm về hoạt động thực tiễn sản xuất. Từ đó giúp em làm quen với thực tế
nhiều hơn, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tiễn.
Như đã biết, quá trình sản xuất sản phẩm may, từ khâu ban đầu đến khâu
hoàn tất có rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi phải đạt yêu cầu chất lượng
của công đoạn đó. Ở mỗi công đoạn đều quan trọng, công đoạn trước quyết định
chất lượng công đoạn sau, không thể xem nhẹ bất kỳ một công đoạn nào. Nhận thấy
kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm là một công đoạn vô cùng quan trọng , có
nhiệm vụ quyết định hàng được xuất hay phải ở lại tái chế và biện pháp xử lí các
phát sinh để doanh thu và năng suất làm việc của doanh nghiệp không bị giảm sút .
Vì muốn hiểu rõ hơn về kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử
lí các phát sinh để sau khi rời ghế nhà trường, bước vào môi trường làm việc thực
8
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
tế được tốt hơn nên em đã chọn đề tài này với mong muốn là sẽ có kiến thức chuyên
ngành sâu hơn để làm việc thật tốt. Đây sẽ là những bước đi căn bản đầu tiên trong

việc nhìn nhận và đánh giá một công việc trong ngành may: khâu kiểm hàng. Để
từ đó khi bước ra ngoài thực tế, em có những sáng kiến phát huy trong công việc
một cách hiệu quả nhằm tạo ra được sự tin cậy của công ty đối với bản thân.
3. Mục tiêu của đề tài :
Hiểu được tổng quan quy trình làm việc ở bộ phận kiểm hàng nhằm: sau khi
ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn trong công việc, đồng thời tìm ra các vấn đề
phát sinh và các biện pháp giải quyết trong việc kiểm tra để đảm bảo tính liên tục,
thuận lợi cho quá trình sản xuất.
4. Cơ sở lý luận của đề tài.
4.1.Sản phẩm : theo quan điểm của nền kinh tế thị trường là bất cứ cái gì có thể
cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận, sự sử dụng, nhằm thỏa mãn
một nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận(kinh tế, xã hội)
Một sản phẩm hoặc một dịch vụ có chất lượng phải nghĩa là phải đá ứng tốt
các nhu cầu trong những điều kiện cho phép với chi phí xã hội thấp nhất. Nói
cách khác, một sản phẩm là lời giải đáp của doanh nghiệp cho một nhu cầu
tìm thấy được trên thị trường, là của cải, dịch vụ mà khách hàng mua để thỏa
mãn một nhu cầu, một sự thích thú hoặc một sự hi vọng, hứa hẹn nào đó.
4.2.Chất lượng sản phẩm :hiểu theo một cách khái quát nhất là toàn bộ những tính
năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó, được đặc trưng bằng những thông
số kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được, nhằm thỏa
mãn nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất và được khẳng định,
9
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
đánh giá đầy đủ trong quá trình sử dụng. Vì vậy khi nghiên cứu chất lượng sản
phẩm cần phân biệt tính năng sản xuất, tính năng sử dụng của sản phẩm và mối
quan hệ biện chứng giưa chúng với nhau. Tính năng sản xuất của sản phẩm là bao
gồm toàn bộ những tính năng của sản phẩm hình thành trong quá trình thiết kế và
được đảm bảo trong quá trình sản xuất. Tính năng sử dụng chỉ thể hiện ở những tính
năng của sản phẩm có liên quan đến người sử dụng nhất định.

Gần đây chất lượng của sản phẩm được bao trùm hơn, chất lượng sản phẩm là mức
độ lô hàng đáp ứng với thị trường. Chất lượng sản phẩm được được hiểu khái quát
hơn và nhiều khía cạnh hơn.
Đó là:
- Mức độ thỏa mãn nhu cầu đến đâu.
- Gía cả là bao nhiêu .
- Tiến độ giao hàng như thế nào.
4.3 . Kiểm tra chất lượng sản phẩm : là một trong những nội dung chủ yếu của
công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nó được tiến hành thường xuyên trong suốt
quá trình tạo nên sản phẩm kể từ khi bắt đầu thiết kế, chế tạo ở người sản xuất cho
đén khi đưa vào sử dụng ở người tiêu dùng.
5.Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng thông
dụng.
5.1.Theo giai đoạn của quá trình sản xuất.
10
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
Các hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm được chia thành 2 loại: kiểm tra theo
công đoạn và kiểm tra theo bước công việc.
- Kiểm tra theo công đoạn là hình thức kiểm tra các bán thành phẩm sau khi
kết thúc một công đoạn sản xuất.
- Kiểm tra theo bước công việc là hình thức kiểm tra tại chế phẩm trên từng
nên làm việc. Đối với những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như sản phẩm
của các ngành cơ khí với yêu cầu trình độ chính xác cao trong gia công thì
người ta thường sử dụng hình thức kiểm tra theo bước công việc.
5.2.Theo địa điểm kiểm tra.
Các hình thức kiểm tra chất lượng được chia thành 2 loại: kiểm tra cố định và
kiểm tra lưu động
- Ở hình thức kiểm tra cố định, mọi đối tượng kiểm tra được vận chuyển đến
trạm kiểm tra để xác định chất lượng. Hình thức này chỉ thích hợp với những
sản phẩm nhỏ, nhẹ, dễ vận chuyển.

- Hình thức kiểm tra lưu động được tiến hành ngay trên từng nơi làm việc.
Kiểm tra lưu động thường sử dụng đối với những sản pphaamr có trọng
lượng lớn, cồng kềnh khó vận chuyển.
5.3.Theo thời gian kiểm tra.
Các hình thức kiểm tra được phân thành 2 loại: kiểm tra đột xuất và kiểm tra
thường xuyên.
- Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra được tiến hành không theo một lịch
trình định trước. Hình thức này có thể thực hiện ngay trên nơi làm việc, trong
mỗi công đoạn sản xuất hoặc tại kho thành phẩm nhằm đánh giá tính ổn định
của chất lượng sản phẩm trong một quá trình.
- Kiểm tra thường xuyên là hình thức kiểm tra liên tục trong xuốt quá trình sản
11
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
xuất và chế biến sản phẩm. Bằng hình thức này sẽ cho phép phát hiện những
nguyên nhân gây nên phế phẩm và kịp thời đề xuất biện pháp khắc phục.
6. Các biện pháp cải tiến chất lượng
6.1.Nhóm biện pháp kỹ thuật:
Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp bằng những biện pháp kỹ thuật
được tiền hành trong quá trình hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật – sản
xuất của xí nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường công tác kiểm tra
kỹ thuật, tiếp tục phát triển và cải tiến công tác tiêu chuẩn hóa và qui cách
hóa sản phẩm.
Hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật- sản xuất, đặc biệt đối với những xí
nghiệp sản xuất sản phẩm có trình độ kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải tiến hành
đồng loạt những biện pháp chuẩn bị trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt như
khảo sát khoa học, tổ chức thiết kế và kết cấu sản phẩm tiến hành sản xuất
hàng loạt như soạn thảo tài liệu kỹ thuật, xây dựng quy chế xuất xưởng, xác
định yêu cầu chất lượng đối với nguyên vật liệu trước khi đưa vào chế
biến.v.v
Tăng cường kiểm tra kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu được trong quá

trình nâng cao chất lượng sản phẩm. Những biện pháp tăng cường kiểm tra
kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm trước tiên cần phải hướng vào việc xác
định đúng đắn mạng lưới kiểm tra kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống dây
chuyền sản xuất, bổ sung những giám định viên chất lượng có trình độ vững,
trang bị thêm những phương tiện thiết bị kiểm tra chính xác, sử dụng rộng rãi
những phương pháp kiểm chất lượng liên tiếp.
6.2.Nhóm biện pháp kinh tế.
Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng những biện pháp này về thực chất là
tăng cường sử dụng những đòn bẩy kinh tế nhằm kết hợp giữa kích thích lợi
12
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
ích vật chất và trách nhiệm vật chất đối với người sản xuất trong lĩnh vực sản
xuất sản phẩm có chất lượng cao.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm là việc sử dụng đòn bẩy tiền lương và tiền thưởng. Một thời gian khá
dài, tiền lượng và tiền thưởng trong sản xuất công nghiệp nước ta còn phụ
thuộc khá nhiều vào số lượng sản phẩm làm ra. Trong một số ngành tỉ lệ phế
phẩm còn khá cao, tỉ trọng chính phẩm có xu hướng ngày càng giảm, trách
nhiệm vật chất đối với người sản xuất chưa tương xứng với sự thiệt hại do
giảm chất lượng do giảm chất lượng sản phẩm mà họ gây nên. Vì vậy, công
tác tiền lương và tiền thưởng ở sản xuất công nghiệp nhất thiết phải gắn liền
với việc sản xuất sản phẩm có chất lượng cao bằng các biện pháp kích thích
lợi ích vật chất đối với người sản xuất trong lĩnh vực nâng cao chất lượng
sản phẩm, đồng thời phải ràng buộc trách nhiệm của họ về mặt vật chất đối
với sản phẩm kém chất lượng.
Nhằm kích thích sản xuất sản phẩm có chất lượng cao thì việc xây dựng hệ
thống giá cả hợp lí giữ vị trí rất tích cực. Để đảm bảo quyền lợi cho người sản
xuất và nâng cao sự quan tâm ở người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm
có chất lượng cao, đồng thời hạn chế sản xuất và sử dụng sản phẩm có chất
lượng thấp, cần thiết hải tăng cường sự tác động của hệ thống cả bằng những

biện pháp trợ giá và phạt giá.
Ngoài việc sử dụng chế độ phân phối lợi nhuận, chế độ tín dụng ngân hàng
nhằm khai thác những biện pháp hướng vào đổi mới nhanh chóng chất lượng
sản phẩm và sản xuất sản phẩm có chất lượng cao trong thực tế đã mang lại
những hiệu quả to lớn.
6.3.Nhóm biện pháp tổ chức.
Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc không nhỏ vào việc sử dụng
hợp lí những biện pháp tổ chức. Xây dựng hệ thống những biện pháp tổ chức
13
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
hướng vào cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm phải được tiến hành từ
khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khâu hình thành sản phẩm
xuất xưởng. Vì vậy, kết hợp đúng đắn những biện pháp kỹ thuật và kinh tế là
cơ sở của sự hình thành hệ thống những biện pháp tổ chức.
Để xây dựng những biện pháp tổ chức hợp lí trên cơ sở kết hợp đúng đắn
những biện pháp kỹ thuật và kinh tế, nhất thiết phải căn cứ vào đặc điểm của
từng loại hình sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp.
Trong phạm vi xí nghiệp, những biện pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm công nghiệp thường được tiến hành một cách đồng bộ theo những
hướng chính sau đây:
- Tổ chức nâng cao chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào chế biến.
- Tổ chức nâng cao và bồi dưỡng đội ngũ công nhân tin thông nghề nghiệp , sử
dụng thành thạo thiết bị máy móc, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh quy
trình công nghệ, quy tắc kỷ thuật và những kỷ luật sản xuất đã ban hành.
- Củng cố tăng cường tổ chức kiểm tra kỹ thuật, ây dựng mạng lưới kiểm tra
kỹ thuật một cách khoa học trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, bổ sung cán bộ
kiểm tra kỹ thuật có trình độ nghiệp vụ và trang bị thêm những thiết bị kiểm
tra chính xác.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh qui chế xuất xưởng cho từng
loại sản phẩm cụ thể của xí nghiệp.

Tóm lại, với một cơ chế tổ chức quản lý chất lượng sản xuất hợp lý, bằng sự
tác động đồng thời và đồng bộ, những nhóm biện pháp nói trên sẽ là nhân tố
quyết định tạo nên bầu không khí thuận lợi trong quá trình sản xuất sản phẩm
có chất lượng cao.
7.Các chính sách nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất chất lượng.
14
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
- Tổ chức mạng lưới kiểm tra chất lượng sản phẩm trên phạm vi toàn xí
nghiệp.
- Tích cực đấu tranh giảm tỉ lệ phế phẩm nâng cao tỉ lệ chính phẩm trên toàn
bộ dây chuyền sản xuất.
- Theo dõi sự biến động chất lượng sản phẩm, phát hiện những nguyên nhân
gây nên biến động và đề xuất những biện pháp tổ chức – kỹ thuật nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng phẩm.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên kiểm tra kỹ thuật đồng thời ứng
dụng rộng rãi những biện pháp tiên tiến trong công tác kiểm tra chất lượng
sản phẩm.
8.Giới thiệu về công ty.
8.1.Lịch sử hình thành của công ty .
15
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú là một trong những đơn vị thành
viên của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú được thành lập và hoạt động từ
năm 2007 – Một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành Dệt May Việt
Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẻ tại
Việt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế. Công ty CP Quốc Tế đã không
ngừng lớn mạnh cả về lượng và chất trong hệ thống ngành dệt may.
Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi động
hàng loạt các dự án may mặc để nâng cao năng suất đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng. Đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới của

Công ty khi tiếp tục duy trì và phát triển lên tầm cao mới các Chi nhánh/Nhà
máy đã được xây dựng và đưa vào hoạt động như:
Chi nhánh Tp. HCM.
Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An.
Nhà máy May XK Phong Phú Nha Trang.
Nhà máy May XK Phong Phú Đà Nẵng.
Nhà Máy Thời Trang Phong Phú.
Nhà máy May Thời Trang Phong Phú - Thủ Đức.
Nhà may May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B).
Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các Nhà máy:
Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú Sài Gòn.
Nhà máy Phong Phú - Phú Yên.
Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú v.v
Nhìn lại khoảng thời gian một năm làm việc, đứng trước tình thế muôn vàn
khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước. Tập thể Công ty Cổ phần Quốc Tế
16
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
Phong Phú với phương châm: “Hiệp lực cùng phát triển” trên dưới một lòng đoàn
kết để gặt hái thêm được nhiều thành công tốt đẹp.
Cùng với sự chuyển mình của các ngành công nghiệp nói chung và ngành may
mặc nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công nghệ
sản xuất Lean tinh gọn, nâng cao năng suất lao động và từ đó thu nhập cho cán bộ -
công nhân viên dần được cải thiện.
Với những kết quả đó, Công ty đã làm hài lòng các khách hàng khó tính trong
và ngoài nước. Uy tín được nâng cao, có nhiều Lãnh đạo và các vị khách quý ghé
thăm, tham quan và làm việc.
Ngoài ra, Công ty cũng đặc biệt chú trọng tới thị trường nội địa phục vụ tiêu
dùng trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước "Người Việt Nam
dùng hàng Việt Nam”. Công ty đã mạnh dạn thành lập Công ty Cổ phần Thời
Trang Quốc Tế Phong Phú để đẩy mạnh thị trường nội địa. Hiện nay sản phẩm

mang thương hiệu của PHONG PHÚ như: POP, Enriche, Town Streets, Jolie
Maison…đã xuất hiện ở hầu hết ở các vùng miền trong cả nước và được người tiêu
dùng ưa chuộng do tính thời trang, giá cả phù hợp, chất lượng vượt trội. Từ những
kết quả đạt được, Công ty đã mở nhiều đại lý cửa hàng không những trên địa bàn Tp
HCM mà còn ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…và các Trung tâm
thương mại, chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
8.2.Cơ cấu nhân sự, tổ chức.
Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú
A. MÔ TẢ:
I. CƠ QUAN ĐIỀU HÀNH (CƠ QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC):
17
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú có cơ cấu tổ chức như sau:
1. Tổng Giám đốc:
- Phụ trách chung và kiểm soát toàn bộ hoạt động của Công ty từ con người
tài chính đến các khâu sản xuất.
- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kinh
doanh nội địa, Phòng đầu tư & phát triển, Phòng quản lý chất lượng và Trung tâm
may mặc.
2. Phó Tổng Giám đốc:
- Giải quyết các công việc thường xuyên của Công ty trong phạm vi được
Tổng Giám đốc ủy quyền;
- Trực tiếp phụ trách Phòng Hành chính nhân sự.
3. Giám đốc điều hành thứ nhất:
- Điều hành chịu trách nhiệm điều hành các công việc hằng ngày của Công ty
tại Khối Văn phòng;
- Tham gia chỉ đạo sản xuất, theo dõi tiến trình sản xuất đối với các Nhà máy;
- Ký kết các hợp đồng và giải quyết các công việc khác theo sự ủy quyền của
Tổng Giám đốc;
- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Kế hoạch sản xuất, Phòng kỹ thuật,

Phòng xuất nhập khẩu, Bộ phận kho và Nhà máy may Jean xuất khẩu.
4. Giám đốc điều hành thứ hai:
Trực tiếp phụ trách và điều hành các hoạt động sản xuất tại Xưởng may
Phong Phú Guston Molinel.
5. Trợ lý Tổng Giám đốc:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược đầu tư, phát triển kinh doanh
của Công ty;
18
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
- Trực tiếp phụ trách Nhà máy Wash.
6. Kế toán trưởng:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc và kiểm soát toàn bộ quá trình thu – chi của
Công ty;
- Đề xuất các giải pháp kiểm tra tài chính và đảm bảo an toàn tài chính cho
Công ty hoạt động.
II. KHỐI CƠ QUAN PHÒNG/BAN:
1. Phòng tài chính – kế toán:
Có chức năng thực hiện các công việc thường xuyên liên quan đến tài chính,
tiền tệ như: Kế toán tổng hợp; Kế toán ngân hàng; Kế toán công nợ; Kế toán vật tư,
thành phẩm, gia công; Kế toán thu chi, kế toán nội bộ; Kế toán giá thành, chi phí;
Kế toán kho; Kế toán tiền lương; Thủ quỹ, …
2. Phòng Hành chính – Nhân sự:
Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về hành chính, nhân sự; kiểm
soát và điều phối hoạt động liên quan đến: Chi phí hành chính, tuyển dụng, đào tạo,
chế độ chính sánh, bảo hiểm, tiền lương, … của toàn Công ty.
3. Phòng kinh doanh nội địa:
Có chức năng phát triển thị trường kinh doanh nội địa.
4. Phòng kế hoạch sản xuất:
Có chức năng hoạch định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
5. Phòng kỹ thuật:

Có chức năng hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
6. Phòng xuất nhập khẩu:
Có chức năng thực hiện các chứng từ giao, nhận xuất nhập khẩu, đảm bảo
nguyên phụ liệu và hàng hóa xuất nhập theo đúng kế hoạch của Công ty.
19
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
7. Phòng đầu tư và phát triển:
Có chức năng hoạch định về chiến lược và địa bàn đầu tư sản xuất kinh doanh
của Công ty.
8. Phòng đảm bảo chất lượng:
Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu của
khách hàng đối với từng mã hàng.
9. Bộ phận kho:
Chứa đựng và đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm theo yêu cầu của sản xuất.
III. TRUNG TÂM MAY MẶC:
- Trung tâm may mặc bao gồm nhiều nhóm kinh doanh tùy thuộc vào điều
kiện sản xuất và tình hình của Công ty tại mỗi thời điểm;
- Thực hiện các chức năng: kinh doanh, tiếp thị, quản lý đơn hàng, tìm kiếm
thị trường và duy trỉ, mở rộng khách hàng.
IV. KHỐI SẢN XUẤT:
Khối sản xuất bao gồm nhiều đơn vị trực tiếp sản xuất gồm:
- Xưởng may Phong Phú Guston Molinel;
- Nhà máy may Jean xuất khẩu;
- Nhà máy Wash;
- Các nhà máy khác nếu được thành lập.
20
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
B. SƠ ĐỒ
21

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
8.3.Thế mạnh của công ty.
Từ năm 1986 đến năm 2002 thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, CB.CNV Phong Phú đã chung sức, chung lòng đưa công ty từng bước
phát triển đi lên vững chắc, luôn là đơn vị dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam.
Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, Phong Phúđã có những bước phát triển vượt bậc
về mọi mặt (doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lo
đời sống vật chất tinh thần CB.CNV…). Trên cơ sở đó, Phong Phú từng bước đa
dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với các
đơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước.
Phong Phú với nhiều hình thức sở hữu về nguồn vốn, đa dạng về ngành nghề sản
xuất kinh doanh, liên doanh với nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế. Đầu
năm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề án
chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con. Việc chuyển đổi này đã tạo nên những đột phá mới, tăng khả
năng hợp tác khai thác ngoại lực và phát triển vai trò của các đơn vị thành viên.
Để phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô và tình hình thực tế hoạt động của
Phong Phú, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và cho triển khai thực hiện đề án
chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty. Ngày 11/01/2007 Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng công ty
22
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HCNS
PHÒNG
TCKT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHÒNG
XNK
PHÒNG
ĐT&PT
PHÒNG
QA
PHÒNG
KHSX

NHÓM I NHÓM II
NHÓM III
NHÓM IV NHÓM V
SOURCING

PHÒNG
KT
NHÀ MÁY JXK
XƯỞNG MAY PPGM
KHO

PHÒNG
KDNĐ
NHÀ MÁY WASH
BP. KỶ THUẬT:
VẢI + MAY
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
KHỐI
PHÒNG BAN
TRUNG TÂM

MAY MẶC
KHỐI SẢN
XUẤT
TRỢ LÝ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CƠ QUAN
TỔNG GIÁM
ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
Phong Phú. Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty hoạt
động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tạo nên sự liên kết bền chặt, xác
định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ Phong
Phú với các công ty con. Qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cung
ứng, nghiên cứu, đào tạo… tạo điều kiện để Phong Phú phát triển thành đơn vị
kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế
giới.
Trong năm 2007 đến 2008 Tổng công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các
hệ thống sản xuất. Các đơn vị thành viên gồm có công ty TNHH một thành viên,
công ty cổ phần: Công ty CP Dệt Vải Phong Phú, Công ty CP Dệt Gia dụng
Phong Phú, Công ty CP Hưng Phú, Công ty CP Đầu tư Phong Phú Sơn Trà,
Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú.
Là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, Phong
Phú luôn đặt mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng những dòng
sản phẩm đa dạng. Cùng với việc phát triển nghành nghề truyền thống, Phong
Phú cũng đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các ngành nghề và thị trường
tiềm năng mới như: Bất động sản, đầu tư tài chính, thương mại và du lịch.
8.4.Sản phẩm chủ lực và các tiêu chuẩn về sản phẩm đó.
* Sản phẩm chủ lực:
- Sản xuất: gia công các sản phẩm jeans xuất khẩu, các mặt hàng Chico’s và

nhận đơn hàng từ Tổng Công Ty.
- Thị trường xuất khẩu: Mỹ và châu âu…
* Các tiêu chuẩn về sản phẩm:
Tất cả loại vải và phụ liệu phải được chấp nhận khái quát nhưng về ngoại quan có
thể hơi khác với tiêu chuẩn trừ nguồn nguyên liệu thô. Không chấp nhận sự sai lệch
với tiêu chuẩn về nguyên liệu thô hoặc ngoại quan quá khác biệt.
Tất cả loại vải và phụ liệu phải tuân thủ Tiêu chuẩn khách hàng theo nội dung Kiểm
tra & Thực hiện ở tài liệu này. Các ứng dụng nhuộm, hóa chất, mẫu thêu hoặc vật
liệu trang trí phải tương ứng với thành phần và trọng lượng vải. Nguyên liệu thô
được duyệt có thể bị loại bỏ vì ngoại quan và thực hiện không đúng yêu cầu.
VẢI
VẢI CHÍNH – KAKI HOẶC THUN:
• Đảm bảo đúng Tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, cảm
nhận, trọng lượng và màu.
• Vải chính và vải lót không có sự khác biệt khi thành phẩm.
• Tất cả các loại vải sọc có khoảng cách sọc hơn ¼” thì phải trùng khớp ở các
vị trí sọc gặp nhau trừ khi có yêu cầu khác. Dung sai cho phép lệch sọc là
1/16”.
• Túi, cổ áo, bản cửa tay phải vuông góc theo qui định tùy mã hàng.
VẢI LÓT:
23
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
• Chất lượng sản phẩm, ngoại quan, cấu trúc, cảm nhận, ánh màu và trọng
lượng phải tuân thủ theo qui định của Chico’s.
• Trọng lượng, chi số sợi, và độ co của vải lót phải phù hợp với vải chính.
• Lót túi phải ẩn vảo phần nền của mặt trái sản phẩm hoặc bề trái vải chính.
DA – NỔI RÕ SỚ, ĐƯỜNG RÃNH, DA LỘN, DA MỀM, CHẠM NỔI:
• Phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, độ dày,
cảm nhận, thành phẩm, màu và trọng lượng kể cả phù hợp các làn da người.
• Phải được cho phép của nước nhập khẩu.

• Nguyên liệu thô phải được thuộc trừ phi có yêu cầu khác.
• Bề mặt phải được làm sạch các dấu sẹo, hư hỏng hoặc lỗi khác.
• Mảng da phải phù hợp ánh màu và ngoại quan theo yêu cầu về ánh màu của
tài liệu này.
PHỤ LIỆU
THUN:
• Phải tuân thủ tiêu chuẩn của Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, mật
độ, cảm nhận, màu, trọng lượng và lực căng.
• Phải đạt yêu cầu về chất lượng được duyệt và qui định Kiểm tra và Thực hiện
theo tài liệu này.
• Phải phù hợp với vải ở vị trí thiết lập.
• Phải đảm bảo đạt chức năng co giãn.
• Nếu co giãn kém, thành phẩm không đúng, bị xướt, đứt sợi / bị cháy hoặc lỗi
ngoại quan thì có thể bị loại bỏ.
• Vòng thun phải được phân bổ đều nhau.
• Đảm bảo cảm giác mặc thoải mái.
• Thun phải có nẹp giữ hoặc được may chốt chặn.
KEO DỰNG – DỆT, ĐAN HOẶC KHÔNG DỆT (KHÔNG ÉP NHIỆT):
• màu và trọng lượng.
• Trọng lượng, chủng loại, và màu phải tương thích với vải gắn kết và cách
gắn kết.
• Phải đảm bảo qui trình thực hiện theo hướng dẫn Kiểm tra và Thực hiện ở tài
liệu này.
KEO DỰNG – DỆT, ĐAN HOẶC KHÔNG DỆT (ÉP NHIỆT):
• Phải tuân thủ tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, cảm
nhận, màu và trọng lượng.
• Trọng lượng, chủng loại, và màu phải tương thích với vải gắn kết và cách
gắn kết.
• Đảm bảo bề mặt keo không bị lệch, nổi bóng khí, cháy xém, bám không chặt,
hoặc các lỗi ngoại quan khác.

• Phải đảm bảo qui trình thực hiện theo hướng dẫn Kiểm tra và Thực hiện ở tài
liệu này.
ĐỘN VAI:
Phải tuân thủ tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, thành
phẩm, cảm nhận, màu, kích cỡ, độ dày, kiểu dáng và trọng lượng.
24
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
• Phải phù hợp với vải gắn kết và cách gắn kết.
• Lớp bọc độn vai phải được vắt sổ bờ ½” và chốt đầu.
• Độn vai đính 3 điểm.
• Độn vai phải sử dụng nguyên liệu không ngả màu.
MẪU THÊU /VẢI HOA VĂN /HẠT KẾT / REN /HÌNH DÁN /VIỀN
/PHỤ LIỆU NHẸ KHÁC:
• Phải tuân thủ tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngọai quan, cấu trúc, thành
phẩm, cảm nhận, độ dày, mật độ, kiểu dáng và trọng lượng.
• Phải phù hợp với vải gắn kết và cách gắn kết.
• Phải phù hợp với quá trình hoàn tất sản phẩm may.
• Lót mẫu thêu phải nhẹ, trọng lượng phù hợp và phải được gỡ bỏ hết khi
thành phẩm.
• Không bị nhăn sau khi giặt.
• Mẫu thêu, hoa văn, hạt cườm và ren phải được gắn kết chắc chắn vào sản
phẩm, vệ sinh chỉ thừa ở mặt trái sản phẩm được thực hiện đúng yêu cầu của
tài liệu này.
• Màu chỉ thêu phải chính xác theo bảng màu nguyên liệu.
• Mặt trái sản phẩm sáng hơn dễ dàng kiểm soát mật độ mũi chỉ.
• Hạt cườm và vòng trang trí được gắn kết theo yêu cầu của khách hàng về
chiều dài.
• Hạt cườm phải được gắn với màu chỉ phù hợp, khoảng chi số tex 40 là chấp
nhận. Một số trường hợp có thể được yêu cầu chỉ khác và sẽ được lưu ý theo
tài liệu kỹ thuật.

• Hạt cườm và vòng trang trí kết tay phải được chốt cách mỗi khoảng 1” hoặc
sau mỗi vòng lớn hơn ½” chiều dài. Máy đính vòng trang trí với tốc độ 301
mũi.
• Bất kỳ sản phẩm có hạt cườm, vòng trang trí hoặc vật trang trí mỏng manh
nào dễ gãy hoặc rơi rớt trong quá trình sử dụng phải được dự phòng trong
bao nylon nhỏ hoặc đính cạnh nhãn giá. Nội dung hướng dẫn cụ thể ở tài liệu
kỹ thuật.
• Các đoạn nối (là khoảng cách giữa 2 điểm kết) không được dài quá 3/8” trừ
phi là chi tiết bổ sung do yêu cầu sản xuất.
CÁC LOẠI NHÃN
• Phải tuân thủ tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, thành
phẩm, cảm nhận, màu, kích cỡ, kiểu dáng và trọng lượng.
• Phải phù hợp với qui trình hoàn tất sản phẩm.
• Phải tuân theo Qui ước US FTC(Federal Trade Commission – hiệp hội Trách
nhiệm thương mại Mỹ)
• Tất cả những thông tin cần thiết phải thể hiện trên nhãn hướng dẫn sử dụng:
- Kích cỡ
- Thành phần
- Xuất xứ
- Mã code
25

×