Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã mộ đạo, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 86 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết 6
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu 7
3. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Cơ sở tài liệu 7
5. Kết quả và ý nghĩa 7
6. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất 15
1.1.3. Các công trình nghiên có liên quan đến xã Mộ Đạo 18
1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho
quy hoạch sử dụng đất 18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 18
1.2.2. Hệ thống sử dụng đất - phức hợp đơn vị đất đai và loại hình
sử dụng đất 21
1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển nông thôn mới 22
1.2.4 . Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch
sử dụng đất theo hƣớng bền vững 23
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 24
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 24
1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 29
2



CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO 30
2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 30
2.2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành
hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo 30
2.3. Đặc điểm và vai trò của các hoạt động sử dụng đất đối với sự
hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo 34
2.4. Các hệ thống sử dụng đất xã Mộ Đạo 37
2.4.1. Các đơn vị đất đai 37
2.4.2. Các loại hình sử dụng đất 39
2.4.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất 39
2.5. Tình hình sử dụng và quản lý đất xã Mộ Đạo 41
2.5.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất 41
2.5.2. Tình hình quản lý đất đai 45
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 50
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KINH TẾ SINH THÁI CÁC HỆ THỐNG
SỬ DỤNG ĐẤT CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO 52
3.1. Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai 52
3.1.1. Đánh giá thích nghi sinh thái của các hệ thống sử dụng đất đai 52
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế 54
3.1.3. Phân tích hiệu quả xã hội và môi trƣờng 56
3.2. Đề xuất hƣớng lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong
quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo 59
3.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong
quy hoạch sử dụng đất 59
3.2.2. Phân tích hiện trạng quy hoạch sử dụng đất 59
3

3.2.3. Đề xuất nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dựa theo kết quả

đánh giá hệ thống sử dụng đất 68
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74















4

MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

FAO: Food and Agriculture Orangization
(Tổ chức nông lƣơng của Liên hợp quốc)
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HTSDĐ: Hệ thống sử dụng đất

QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất 22
Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu 28


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động xã Mộ Đạo năm 2010 34
Bảng 2.2. Đặc điểm các đơn vị đất đai 38
Bảng 2.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất 40
Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 42
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 47
Bảng 3.1. Đánh giá tính thích nghi của các hệ thống sử dụng đất 52
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ chuyên trồng lúa nước 54
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ trồng cây mầu vụ đông 55
Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ nuôi trồng thủy sản 56
Bảng 3.5. Lượng phân bón và thuốc BVTV được dùng trong các HTSDĐ 58
Bảng 3.6. Diện tích các loại đất cấp huyện phân bổ cho xã Mộ Đạo trong
kỳ quy hoạch sử dụng đất 62
Bảng 3.7. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã
Mộ Đạo 65
Bảng 3.8. Đề xuất một số nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 68






6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia, địa bàn để
phân bố dân cƣ và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; là
nguồn nội lực để xây dựng và phát triển quốc gia. Đất đai là tài nguyên hữu
hạn, cố định về vị trí, giới hạn về không gian.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quỹ đất ngày càng hạn hẹp,
dân số đông mật độ lớn, phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành
ngày càng cao. Vì vậy qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp đảm bảo
hiệu quả và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng. Giúp cho các
cấp các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài
nguyên đất đai vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất
đai” vừa tránh đƣợc việc sử dụng chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí,
hủy hoại môi trƣờng đất, đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái thúc
đẩy quá trình phát triển bền vững của xã hội.
Xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một xã nông nghiệp đang
trên đà xây dựng nông thôn mới, việc triển khai quy hoạch sử dụng đất luôn
xảy ra nhiều vấn đề bất cập, điều chỉnh chƣa phù hợp sử dụng đất theo quy
hoạch dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất, nhân lực và các nguồn lực
khác. Với mục tiêu là nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai, xây dựng
các hệ thống sử dụng đất để từ đó đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch sử dụng
đất tại xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả mang
tính bền vững, điều chỉnh việc quy hoạch một cách khoa học theo kịp những
biến động của việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện một cách kịp thời.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo,
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”.
7

2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai về mức độ
thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng đề xuất hƣớng điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Mộ Đạo theo hƣớng bền vững.
- Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp quy hoạch sử dụng đất theo
hƣớng phát triển bền vững.
- Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất chủ yếu.
- Phân tích, đánh giá kinh tế - sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai
(mức độ thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng) tại xã
Mộ Đạo.
- Đề xuất hƣớng quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 theo hƣớng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ diện tích đất theo đơn vị hành chính xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp chủ yếu
của xã.
4. Cơ sở tài liệu
- Các báo cáo của các cấp: ủy ban nhân dân xã Mộ Đạo, phòng Tài
nguyên và Môi trƣờng, phòng Công Thƣơng và phòng Nông nghiệp huyện
Quế Võ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Các tài liệu về chính sách, pháp luật liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.
- Các tài liệu và bản đồ đã đƣợc công bố có hiệu lực.
- Các tài liệu khảo sát, điều tra thực tế.
5. Kết quả và ý nghĩa

- Xây dựng đƣợc cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu quy hoạch
sử dụng đất theo hƣớng bề vững.
- Xây dựng bản đồ hệ thống sử dụng đất đai và kết quả đánh giá.
8

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo hƣớng bền vững
của xã Mộ Đạo.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác quy
hoạch xây dựng nông thôn mới.
Là tài liệu quan trọng tham khảo cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất của xã Mộ Đạo.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn đƣợc chia thành 3
chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống sử dụng
đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 2: Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất đai và tình hình sử dụng
đất xã Mộ Đạo.
Chƣơng 3: Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho quy
hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo.













9

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai
1.1.1.1. Trên thế giới
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nƣớc đã đề ra nội dung,
phƣơng pháp đánh giá đất của mình. Đã có nhiều phƣơng pháp đánh giá đất
khác nhau, nhƣng nhìn chung theo hai khuynh hƣớng: Đánh giá đất theo
điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh
tế đất có xem xét tới điều kiện tự nhiên. Nhƣng dù có theo phƣơng pháp nào
thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá,
phân hạng.
Phƣơng pháp đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ: theo quyết định của
Chính phủ, công tác đánh giá đất đai đƣợc tiến hành trên toàn Liên bang và
đƣợc Bộ Nông nghiệp chủ trì. Công tác đánh giá đất đai nhằm mục đích:
* Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất
* Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp
* Dự kiến số lƣợng và giá thành sản phẩm
* Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch
Đánh giá đất đƣợc chia theo hai hƣớng: đánh giá chung và đánh giá riêng
(theo hiệu quả của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là:
* Năng suất – giá thành sản phẩm
* Mức hoàn vốn

* Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy)
10

Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây
họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất.
Đánh giá đất chủ yếu dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình địa
mạo, thổ nhƣỡng, nƣớc ngầm và thực vật. Nguyên tắc đánh giá mức độ thích
hợp là chia khả năng sử dụng đất thành các nhóm và lớp trong đó nhóm đất
thích hợp đƣợc tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhƣỡng nhƣ địa hình,
mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nƣớc. Kết quả đánh giá đất của Liên Xô
(cũ) đã giúp cho việc thống kê tài nguyên đất đai và hoạch định chiến lƣợc sử
dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất trong phạm vi toàn Liên bang Xô Viết.
Đánh giá đất đai ở Mỹ
Phƣơng pháp đánh giá đất đai của Mỹ là dựa vào các yếu tố hạn chế
trong sử dụng đất, các yếu tố này đƣợc chia thành hai nhóm:
+ Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không
thể cải tạo đƣợc nhƣ độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt.
+ Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục đƣợc
bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai nhƣ độ phì, thành phần dinh
dƣỡng, những trở ngại về tƣới hoặc tiêu.
Đánh giá mức độ khả năng sử dụng đất đai chủ yếu đƣợc xác định dựa
trên những yếu tố hạn chế vĩnh viễn. Nguyên tắc chung của phƣơng pháp là
các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn và khả năng chi phối mạnh đến sử dụng
đất là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả
năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất.
Tóm lại : Các nƣớc trên Thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá, phân
hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nƣớc và ở mức độ chi tiết cho các
vùng cụ thể. Hạng đất đƣợc phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện
từng nƣớc.
11


Phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO:
Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công
tác quy hoạch sử dụng đất đai. Tổ chức Nông nghiệp – Lƣơng thực của Liên
hợp quốc (FAO) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp
kinh nghiệm của nhiều nƣớc, xây dựng lên bản : Đề cƣơng đánh giá đất đai
năm 1976. Tài liệu đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp
nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hành
loạt các tài liệu hƣớng dẫn đã đƣợc xuất bản nhƣ : Đánh giá đất cho nông
nghiệp nhờ nƣớc trời năm 1983, cho các vùng nông nghiệp đƣợc tƣới năm
1985, đánh giá đất cho các vùng rừng năm 1984 và đánh giá đất cho đồng cỏ
Trƣớc hết cần xác định : Đề cƣơng và hƣớng dẫn của FAO là khát quát toàn
bộ nội dung, các bƣớc tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và
tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng cho
sát đúng và phù hợp.
Đề cƣơng đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất nhƣ sau :
* Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá, phân hạng cho các loại
sử dụng đất cụ thể.
* Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu
tƣ cần thiết trên các loại đất đai khác nhau.
* Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp
* Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vùng
* Khả năng thích nghi đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững.
* Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất.
Đề cƣơng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá : sơ lƣợc, bán chi tiết và chi
tiết ; hai phƣơng pháp đánh giá : phƣơng pháp hai bƣớc và phƣơng pháp song
song để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng.
12


Trong đánh giá đất đƣợc chia thành hai bậc : thích hợp và không thích hợp
Trong bậc thích hợp chia thành 3 hạng :
* Thích hợp cao (Hight suitable)
* Thích hợp trung bình (Moderately suitable)
* Kém thích hợp (Marginally suitable)
Bậc không thích hợp chia thành 2 hạng :
* Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable)
* Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently suitable)
Từ lớp thích hợp trung bình và kém đƣợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ
rõ bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về
quản lý, sử dụng đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp.
Ngoài ra, các hƣớng dẫn cụ thể khác nhƣ : Xác định loại sử dụng đất đai, xác
định đơn vị đất đai, phân hạng mức độ thích hợp… Có thể nói, đề cƣơng hƣớng
dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh.
1.1.1.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Xuất phát từ quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời, bằng những kinh
nghiệm tích luỹ trong sản xuất nông nghiệp, khái niệm về đánh giá đất, phân
hạng đất đã xuất hiện dựa vào kinh nghiệm để phân biệt loại đất tốt, đất xấu
để bố trí thích hợp cho từng loại cây trồng. Năm 1092 thời nhà Lý ngƣời ta đã
biết tiến hành đạc điền. Vào thời nhà Lê thế kỷ XV đã bắt đầu phân ra các
hạng điền nhằm phục vụ công tác quản lý và thu thuế điền địa. Vào thời Gia
Long nhà Nguyễn đã phân chia thành "Tứ hạng điền" và "Lục hạng thổ" để
làm cơ sở cho việc mua bán và phân cấp ruộng đất
Thời Pháp thuộc nhằm mục đích khai thác tài nguyên đất, công tác
nghiên cứu đánh giá đất đƣợc chú ý và tiến hành nghiên cứu ở các vùng đất
màu mỡ để xác định tiềm năng và lựa chọn đất đai lập đồn điền trồng cây
ngắn ngày và dài ngày.
13

Sau hoà bình lặp lại, các công trình nghiên cứu về đất cũng nhƣ đánh

giá đất đai ở hai miền có những thành tựu khác nhau. Tại miền Bắc, đƣợc sự
giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) các nhà khoa học Việt Nam đã tiến
hành điều tra ở miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000, mỗi huyện đều xây dựng đƣợc sơ
đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000. Một số công trình nghiên cứu cơ
bản về đất đƣợc công bố nhƣ Fridland V. M với "Một số kết quả nghiên cứu
bƣớc đầu về đất miền Bắc Việt Nam"; Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia
Tu với "Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam", Tôn Thất Chiểu với
"Tổng quan về điều tra phân loại đất Việt Nam"
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản đã cùng một số cán bộ khoa
học của Viện Thổ nhƣỡng nông hoá nhƣ Vũ Cao Thái, Đinh Văn Tính,
Nguyễn Văn Thân thực hiện công tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng
đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã thuộc 9 vùng chuyên canh thu đƣợc những kết
quả phục vụ thiết thực cho công tác tổ chức lại sản xuất.
Từ những năm 1989 đến năm 1995 nhiều công trình đánh giá đất ứng
dụng quy trình đánh giá đất của FAO đƣợc tiến hành và thu đƣợc nhiều kết
quả tốt nhƣ nghiên cứu của Vũ Cao Thái và một số tác giả xác định mức độ
thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm Nguyễn
Khang và Phạm Dƣơng Ƣng với những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đánh giá
tài nguyên đất đai Việt Nam. Nguyễn Công Pho với đánh giá đất vùng đồng
bằng Sông Hồng. Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân với đánh giá đất vùng
dự án đa mục tiêu EA SOUP. Phạm Quang Khánh với kết quả nghiên cứu hệ
thống sử dụng đất trong nông nghiệp và nhiều kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
Đặc biệt khi Luật đất đai 1993 đƣợc ban hành, Tổng cục Địa Chính và
sau là Bộ Tài nguyễn và Môi trƣờng triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng
đất đai toàn quốc, tất cả các cấp. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, các mối
14

quan hệ đất đai đƣợc điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đất đai
đƣợc tiếp cận với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định

hƣớng XHCN. Tạo một bƣớc cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn
lƣơng thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị hoá. Nói cách khác là sử dụng
tài nguyên đất đƣợc hiệu quả hơn, kích thích phát triển của hiện tại mà không
ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên cho các thế hệ mai sau.
Ở Philippin:Từ 1974 - 1975 các nhà khoa học của Trung tâm phát triển
đời sống nông thôn (MBRLC) tại Mindanao, đã tiến hành các thí nghiệm về
việc sử dụng bằng hàng rào xanh chống xói mòn trên đất dốc, đó là kỹ thuật
canh tác trên đất dốc (viết tắt là SALT).
Mô hình SALT bao gồm nhiều dạng SALT1, SALT2, SALT3, SALT4.
Kỹ thuật này đã tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, làm giàu đất và nâng cao
năng suất cây trồng từ 2 - 3 lần so với canh tác truyền thống. SALT là hệ
thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng
năm theo đƣờng đồng mức, góp phần bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái,
chống xói mòn và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất so với các phƣơng
thức canh tác trƣớc đây.
Ở Thái Lan: Sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt sự
tăng trƣởng kinh tế trong nông nghiệp một cách rõ rệt, các vùng nông thôn
đều có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, phục vụ phúc lợi cho
cộng đồng nâng cao.
Thái Lan đã có những bƣớc tiến trong quy hoạch sử dụng đất ở nông
thôn nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nhằm ổn định các chƣơng trình
của Hoàng gia Thái Lan. Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở các
nông thôn làng, xã đƣợc xây dựng theo mô hình mới với các phƣơng pháp
hiện đại, với khu dân cƣ đƣợc bố trí tập trung, khu trung tâm bố trí các công
trình phục vụ công cộng, khu sản xuất đƣợc bố trí ở vòng ngoài.
15

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất
Theo FAO:
Quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng ở 3 cấp, cấp quốc gia, cấp

tỉnh/thành phố và cấp địa phƣơng (bao gồm cấp huyện và xã). Không cần
thiết phải theo thứ tự cấp độ nào, tùy theo từng quốc gia mà có thể sử dụng
cấp nào mà chính quyền nơi đó có thể quyết định đƣợc việc quy hoạch sử
dụng đất đai. Sự tác động qua lại ở 3 cấp này là rất cần thiết và quan trọng. Ở
mỗi cấp độ đƣợc quy hoạch thì mức độ chi tiết càng gia tăng theo chiều từ
trên xuống và đặc biệt khi xuống cấp độ địa phƣơng thì sự tham gia của con
ngƣời tại địa phƣơng giữ vai trò rất quan trọng.
Quy trình lập quy hoạch theo FAO đƣợc tiến hành theo 10 bƣớc:
- Thiết lập mục tiêu và các tƣ liệu có liên quan
- Tổ chức công việc
- Phân tích vấn đề
- Xác định các cơ hội cho sự thay đổi
- Đánh giá thích nghi đất đai:
Đối với mỗi kiểu sử dụng đất đai triển vọng, cần xây dựng yêu cầu sử
dụng đất đai và đối chiếu yêu cầu sử dụng đất đai này với những đặc tính của
đất đai để cho ra đƣợc khả năng thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên
cho các kiểu sử dụng có triển vọng đó.
- Đánh giá sự lựa chọn trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và
môi trƣờng
- Lọc ra những lựa chọn tốt nhất
- Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai
- Thực hiện quy hoạch
- Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch
16

Ở Việt Nam:
Trƣớc năm 1993, quy hoạch sử dụng đất đai chƣa đƣợc coi là công tác
của ngành Quản lý đất đai mà chỉ đƣợc thực hiện nhƣ một phần của quy
hoạch phát triển ngành nông – lâm nghiệp. Thời kỳ 1986 – 1990, Chính phủ
ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của 500

đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nƣớc
Đến năm 1993 Luật Đất đai ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy
hoạch sử dụng đất đai tƣơng đối đầy đủ hơn, đƣợc triển khai ở 4 cấp là: cả
nƣớc, tỉnh, huyện, xã. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ – CP ngày
01/01/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của các cấp địa phƣơng. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển
khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc đến năm 2010.
Trong giai đoạn này “Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cƣờng hiệu
lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển
của đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…đã góp phần thay
đổi diện mạo vùng nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa. Đất có mục đích công
cộng đƣợc quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng
khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân’’.
Năm 2003, Luật Đất đai mới quy định tại mục 2 chƣơng II (gồm 10
điều); Nghị định số 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai quy định tại chƣơng III (gồm 18 điều); Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, quy
định tại chƣơng II (gồm 7 điều).
Theo kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đến hết năm
2010, thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
17

trƣờng đã giúp Chính phủ lập và trình Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
của cả nƣớc và đã đƣợc Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 5 thông qua theo Nghị
quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004. Đối với quy hoạch sử
dụng đất cả nƣớc đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
đƣợc Quốc hội thông qua theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày
22/11/2011.

Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nƣớc đã đƣợc lập theo
quy định của Luật Đất đai năm 2003 và đƣợc Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ
9 thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Có 63/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 đƣợc Chính phủ xét duyệt.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Cả nƣớc có 616/686
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 89,8%); còn
lại 70 huyện chƣa hoàn thành (chiếm 11,2%), phần lớn là ở các đô thị (quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Cả nƣớc có 8.706/10.815
xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 (đạt 80,05%); còn lại 2.109 xã chƣa hoàn thành (chiếm
19,95%).
Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đƣợc thể hiện tại Chƣơng IV Luật Đất đai 2013 bao gồm 17 điều (từ điều
35 đến 51) bao gồm các quy định về nguyên tắc, căn cứ để lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thẩm
quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
18

1.1.3. Các công trình nghiên có liên quan đến xã Mộ Đạo
Trên địa bàn xã với quy mô và diện tích nhỏ nên có các công trình cơ
bản nhƣ:
+ Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Quế Võ đến năm 2020
+ Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2005 – 2010) huyện Quế Võ.
+ Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2001 - 2006.

+ Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2005 - 2015.
+ Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2011 - 2020
1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho quy
hoạch sử dụng đất
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
1/ Khái niệm đất đai
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó nhƣ: khí hậu
bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt
cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật,
trạng thái đinh cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ
và hiện tại để lại.
2/ Khái niệm đơn vị đất đai (LU)
Đơn vị đất đai là một thuật ngữ dùng để chỉ diện tích đất đai với những
điều kiện môi trƣờng đặc trƣng riêng đƣợc phân biệt nhờ các đặc tính riêng:
19

Đặc điểm đất đai, chất lƣợng đất đai. Đơn vị đất đai đƣợc xem nhƣ là một đơn
vị tự nhiên cơ sở nghiên cứu đất đai, việc đánh giá đất đai đƣợc thực hiện dễ
dàng hơn nên các đơn vị đất đai đƣợc xác định trên bản đồ sử dụng các tƣ liệu
có một số lƣợng lớn về đặc tính của đất.
Đơn vị đất đai hoặc đơn vị bản đồ đất đai là những vùng có đặc tính và
chất lƣợng đủ để tạo nên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm
bảo sự thích hợp với các loại đất sử dụng đất khác. Trong thực tế các đơn vị
đất đai đƣợc xác định trên bản đồ chồng lên nhau thể hiện các mặt khác nhau.
3/ Khái niệm loại hình sử dụng đất đai (LUT)
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả hiện trạng sử dụng đất của một vùng
đất với những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã

hội và kỹ thuật đƣợc xác định.
Tùy theo mức độ nghiên cứu và yêu cầu đánh giá mà loại hình sử dụng
đất đƣợc phân loại thành: loại hình sử dụng đất chính (Major type of land),
loại hình sử dụng đất (land use type) và loại hình sử dụng đất chi tiết (land use
utilization)
Loại hình sử dụng đất chính: là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu
vực hoặc vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở của sản xuất
các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng và của công nghệ đƣợc
dùng đến nhƣ tƣới nƣớc, cải thiện đồng cỏ
Loại hình sử dụng đất: là loại hình của sử dụng đất đƣợc mô tả theo các
thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình về sản xuất, các
đặc tính về quản lý đất đai nhƣ đầu tƣ vật tƣ kỹ thuật và các đặc tính về kinh
tế kỹ thuật nhƣ định hƣớng thị trƣờng, vốn thâm canh, lao động
Loại hình sử dụng đất chi tiết: là loại hình sử dụng đất đƣợc thể hiện ở
mức rất chi tiết và cụ thể trong nông nghiệp tới từng cây trồng và các thuộc
tính của các cây trồng đó.
20

4/ Khái niệm hệ thống sử dụng đất (LUS)
Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của loại hình sử dụng đất (LUT) với
điều kiện đất đai tạo thành hai hợp phần tác động lẫn nhau và từ sự tƣơng tác
này sẽ quyết định các đặc trƣng về mức độ chi phí và đầu tƣ, năng suất sản
lƣợng cây trồng, mức độ và các biện pháp cải tạo đất.
Nhƣ vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một
hợp phần sử dụng đất đai. Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các
đặc tính đất của đơn vị đất đai nhƣ thổ nhƣỡng, độ dốc, thành phần cơ
giới…Hợp phần sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại
hình sử dụng đất bởi các thuộc tính. Các đặc tính của đơn vị đất đai và các
thuộc tính của loại hình sử dụng đất đều ảnh hƣởng đến tính thích nghi của
đất đai.

5/ Khái niệm đánh giá đất đai
Theo Lê Quang Trí thì đánh giá đất đai là sự so sánh giữ liệu về
nguồn thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trƣờng sử
dụng đất.
Đánh giá là thể hiện giá trị tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế cụ thể,
là biểu hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử
dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu
về kinh tế xã hội, khách thể là tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khi đánh giá tốt hay xấu, thích hợp hay không thích hợp là kết quả sự so sánh
tự nhiên đó đối với một yêu cầu cụ thể của con ngƣời. Đặc điểm của tự nhiên
là đơn vị, giá trị kinh tế của đặc điểm đó là giá trị. Một điều kiện của tự nhiên
có thể không thích hợp với hoạt động này nhƣng lại có thể thích hợp với hoạt
động khác.
21

Đánh giá đất theo FAO: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối
chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với tính chất của đất đai
mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có”. Vùng đất nghiên cứu đƣợc
chia thành các đơn vị bản đồ đất đai đó là những khoanh đất, vạt đất đƣợc xác
định trên bản đồ với những thuộc tính riêng nhƣ độ dốc, tầng dầy, thành phần
cơ giới…
1.2.2. Hệ thống sử dụng đất - phức hợp đơn vị đất đai và loại hình sử
dụng đất
Theo Ixatsenko (1991): “Tổng hợp thể tự nhiên không phải là một tập
hợp đơn giản, mà là một phức hợp các yếu tố tạo nên một thực thể vật chất
phức tạp có tính toàn vẹn và thống nhất. Nó đƣợc coi là một hệ thống không
gian và thời gian của các hợp phần địa lý có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong
sự phân bố và phát triển nhƣ một thể thống nhất”. Tổng thể tự nhiên tồn tại ở
2 dạng: Dạng thứ nhất bao gồm các hợp phần đang tồn tại ở nơi xác định với
đầy đủ tất cả các thành phần tự nhiên, dạng thứ hai chỉ bao gồm các thành

phần riêng biệt, hoặc các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn cả nhƣ:
địa mạo – thổ nhƣỡng, thực vật – thổ nhƣỡng, đơn vị đất đai, đơn vị sinh thái
cảnh. Do đó, đơn vị đất đai đƣợc xem nhƣ địa tổng thể tự nhiên không đầy đủ.
Bên cạnh đó, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình con ngƣời không
ngừng tác động vào tự nhiên, vào đất đai làm biến đổi môi trƣờng đất thông
qua các loại hình sử dụng đất từ đó hình thành nên các hệ thống sử dụng đất
với những đặc trƣng của các loại hình sử dụng đất tƣơng ứng.
Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất là hệ
thống tự nhiên – nhân tác bao gồm một hợp phần đất đai và một hợp phần sử
dụng đất đai tác động qua lại lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng.
(Hình 1.1)
22

Hợp phần đất đai nhƣ một phụ hệ thống tự nhiên là các đặc tính, tính
chất đất đai của đơn vị đất đai nhƣ thổ nhƣỡng, độ dốc, thành phần cơ giới,
Hợp phần sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất nhƣ một phụ hệ thống
nhân tác là các loại hình sử dụng đất, mỗi loại hình có những thuộc tính, đặc
điểm liên quan tới hoạt động sản xuất của con ngƣời.











(Nguồn Trần Văn Tuấn và nnk 2014)


Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất

1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển nông thôn mới
Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch đƣợc đặt
lên hàng đầu, phải đi trƣớc một bƣớc, đặc biệt là quy hoạch đất nông nghiệp.
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của
các quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn.
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp
chất lƣợng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của
nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất
nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây
dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại.
































Đơn vị đất đai
(Năng lƣợng, vật chất tự nhiên)
Loại hình sử dụng đất
(yêu cầu sử dụng đất)
Vốn, lao đồng, kỹ
thuật,
Năng suất, thu nhập,
chất lƣợng môi trƣờng
Đầu vào
Đầu ra
Hệ thống sử dụng đất
23

Một trong những mục tiêu hàng đầu của xây dựng nông thôn mới là xây
dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hƣớng hiện đại; nâng cao
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm nông nghiệp có

sức cạnh tranh cao. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với
phát triển nông thôn mới
1.2.4. Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử
dụng đất theo hƣớng bền vững
- Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng
đất theo hƣớng bền vững là nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa cũng nhƣ mối
liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên đất đai với các loại hình sử dụng đất từ đó
đánh giá mức độ thích hợp của các hệ thống sử dụng đất đối với các loại hình
sử dụng đất.
- Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững bao gồm đánh giá thích nghi sinh
thái, đánh giá hiệu quả môi trƣờng, đánh giá hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu
quả xã hội.
+ Đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất là xác định
mức độ phù hợp của các đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng đất
Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đƣợc thể hiện ở dạng bản đồ đánh
giá thích nghi. Nhƣ vậy, đánh giá thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở quan
trọng nhất để xây dựng các phƣơng án sử dụng các hệ thống sử dụng đất phù
hợp với tự nhiên.
+ Đánh giá hiệu quả môi trƣờng: là xác định và dự báo mức độ ảnh
hƣởng tốt hoặc xấu của các hoạt động sử dụng tới môi trƣờng, đồng thời cũng
xác định khả năng chịu tải và độ bền vững của cảnh quan đối với các hoạt
động này .
24

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng
quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt
động sản xuất. Đầu vào của đánh giá kinh tế là các số liệu liên quan tới chi
phí, lợi ích thu đƣợc bằng tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do loại
hình sử dụng đất mang lại. Sản phẩm đầu ra là các bảng biểu phản ánh hiệu

quả kinh tế của loại hình sử dụng đất. Vậy, bản chất của phạm trù kinh tế
trong đánh giá kinh tế sinh thái là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất
ra một khối lƣợng của cải vật chất nhiều nhất với một lƣợng đầu tƣ chi phí về
vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật
chất của xã hội.
+ Đánh giá hiệu quả xã hội: đƣợc phân tích dƣa vào truyền thống, tập
quán sử dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của
cộng đồng và không thể tách xa những định hƣớng phát triển kinh tế của nhà
nƣớc. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội chủ yếu là các chỉ tiêu mang tính
chất định tính.
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm tổng hợp và hệ thống: Nhƣ đã trình bày ở trên hệ thống
sử dụng đất đai bao gồm hai hợp phần: một hợp phần tự nhiên đất đai và một
hợp phần sử dụng đất đai tác động lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng.
Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất đai là một hệ
thống tự nhiên – nhân tác tác động qua lại qua dòng vật chất và năng lƣợng.
Dựa trên quan điểm này, đề tài đã phân cấp lãnh thổ nghiên cứu theo
các hệ thống sử dụng đất đai (tổ hợp của đơn vị đất đai và loại hình sử dụng
đất). Trong đó, mỗi hệ thống sử dụng đất đai có sự đồng nhất tƣơng đối về
các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, thể hiện chỉ tiêu tổng hợp gắn liền
với khả năng đất đai.
25

b. Quan điểm phát triển bền vững: Sử dụng đất đai vì mục tiêu phát
triển bền vững không chỉ dựa vào đặc điểm của tự nhiên mà còn dựa vào đặc
điểm kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai của khu vực cũng nhƣ những
định hƣớng chiến lƣợc của huyện, của tỉnh. Trong đó, việc đánh giá xem xét
tới các khía cạnh thích nghi tự nhiên, hiệu quả môi trƣờng, hiệu quả kinh tế và
xã hội. Từ đó xác định khả năng đất đai nhằm bố trí những loại hình sử dụng

đất thích hợp nhất phù hợp yêu cầu sinh thái, môi trƣờng, yêu cầu kinh tế và
xã hội.
c. Quan điểm kinh tế - sinh thái: Các hệ thống sử dụng đất trong sản
xuất nông nghiệp là những hệ thống kinh tế - sinh thái đƣợc thể hiện thông
qua các hợp phần tự nhiên là các đơn vị đất đai (với những đặc trƣng về loại
đất, địa hình, tầng dày, điều kiện tƣới tiêu, ) và yếu tố kinh tế nằm trong mục
tiêu của sản xuất nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong nghiên cứu phải xác
định địa điểm phân bố cây trồng, các HTSDĐĐ phù hợp sao cho đạt hiệu quả
cao, phát triển ổn định và bảo vệ môi trƣờng.
1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
Phƣơng pháp điều tra phân tích số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội: Thu
thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu: điều kiện khí hậu, đất đai
(đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất); điều kiện
kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế, hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân
số, tập quán canh tác, ). Số liệu đƣợc thu thập tại UBND xã Mộ Đạo và tại
các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Quế Võ
Phƣơng pháp đánh giá kết quả quy hoạch kỳ trƣớc: Trên cơ sở phân
tích và đánh giá các kết quả quy hoạch kỳ trƣớc từ đó có định hƣớng xây
dựng đề án quy hoạch giai đoạn 2011 – 2020, cùng với đó là việc cụ thể hóa
các phƣơng án đã đƣợc xác định trƣớc đó đồng thời cũng nghiên cứu việc xây
dựng phƣơng án phù hợp với điều kiện trong tƣơng lai.

×