Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở huyện bắc yên, tỉnh sơn la với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.57 MB, 97 trang )



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU __________________________________________________________ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT _______________ 10
1.1. Các khái niệm về tai biến và trượt lở đất ________________________________ 10
1.2. Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu trượt lở _____________________ 12
1.3. Nghiên cứu trượt lở trên Thế giới và ở Việt Nam __________________________ 16
1.3.1. Nghiên cứu trượt lở trên Thế giới ______________________________________ 16
1.3.2. Nghiên cứu trượt lở ở Việt Nam _______________________________________ 17
1.4. Phương pháp và quá trình nghiên cứu __________________________________ 19
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ____________________________________________ 19
1.4.2. Quá trình nghiên cứu _______________________________________________ 20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI BIẾN
TRƯỢT LỞ ĐẤT ________________________________________________________ 21
2.1. Các yếu tố chủ yếu quyết định quá trình trượt lở. __________________________ 21
2.2. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố thành phần __________________________ 22
2.2.1. Lớp yếu tố địa hình _________________________________________________ 26
2.2.2. Lượng mưa( lượng mưa trung bình năm) ________________________________ 27
2.2.3. Độ bền của đất đá __________________________________________________ 28
2.2.4. Mức độ phong hóa __________________________________________________ 29
2.2.5. Khoảng cách tới đứt gãy hoạt động. ____________________________________ 30
2.2.6. Mức độ chia cắt ngang địa hình _______________________________________ 31
2.2.7. Lớp phủ thực vật ___________________________________________________ 32
2.2.8. Đường giao thông __________________________________________________ 32
2.2.9. Vai trò của con người. _______________________________________________ 34
CHƯƠNG 3: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TAI BIẾN TRƯỢT
LỞ ĐẤT HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA ___________________________________ 36
3.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu trượt lở _______________________________ 36
3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ____________ 38




3.3. Thành lập các bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở _ 45
3.3.1. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của độ dốc đối với trượt lở ____________ 45
3.3.2. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các đơn vị địa chất với trượt lở _____ 50
3.3.3. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các đơn vị địa mạo với trượt lở _____ 53
3.3.4. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các đứt gãy với trượt lở ___________ 56
3.3.5. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của giao thông đối với trượt lở _________ 60
3.3.6. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của thổ nhưỡng đối với trượt lở ________ 63
3.3.7. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đối với trượt lở ____ 66
3.3.8. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của lượng mưa đối với trượt lở ________ 69
3.3.9. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng mật độ sông suối đối với trượt lở _______ 72
3.4. Thành lập bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ________ 75
3.5. Ứng dụng của bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La _____ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ __________________________________________ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO _____________________________________________ 88


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Dữ liệu DEM huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La _____________________________ 2
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong tỉnh Sơn La ______________________ 5
Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ________________________ 6
Hình 1.4. Hình ảnh khối trượt _____________________________________________ 11
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu tổng hợp lưu vực[5] ____________________________ 14
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống ứng dụng VT-GIS nghiên cứu dự báo trượt lở [5] _________ 14
Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn các lực tác động lên một khối trượt ____________________ 21
Hình 2.2. Hình minh họa tác động của trọng lực ______________________________ 23
Hình 2.3. Một số hình ảnh về ảnh hưởng của độ dốc với trượt lở__________________ 23
Hình 2.4. Hình minh họa tính chất cơ lý của đá tác động đến kiểu trượt lở [7] _______ 24
Hình 2.5. Mô hình chung về cây và bộ rễ ____________________________________ 25

Hình 2.6. Hình ảnh thực địa tại Bắc Yên, tỉnh Sơn La (3-2014) ___________________ 26
Hình 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở [7] _____________________________ 26
Hình 2.8. Dữ liệu đứt gãy huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La __________________________ 31
Hình 2.9. Dữ liệu giao thông huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La _______________________ 33
Hình 2.10. Hình ảnh nương rẫy ( thực địa Bắc Yên, tỉnh Sơn La 3-2014) ____________ 34
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quy trình nghiên cứu dự báo trượt lở ___________________ 37
Hình 3.2. Ảnh lansat 30m năm 2012 huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La _________________ 39
Bảng 3.1. Bảng khóa giải đoán các đối tượng trên ảnh Landsat ___________________ 40
Hình 3.3. Kết quả sau khi giải đoán ảnh Landsat độ phân giải 30m năm 2012 _______ 43
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La _________________ 44
Hình 3.5. Mô hình DEM huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ___________________________ 45
Hình 3.6. Dữ liệu độ dốc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La __________________________ 46
Hình 3.7. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yêu tố độ dốc đối với trượt lở _ 48
Hình 3.8. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của độ dốc phục vụ nghiên cứu trượt lở huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La _________________________________________________________ 49
Hình 3.9. Dữ liệu địa chất huyện Bắc Yên, Sơn La _____________________________ 50


Hình 3.10. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của địa chất phục vụ nghiên cứu trượt lở huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La _____________________________________________________ 52
Hình 3.11. Dữ liệu địa mạo huyện Bắc Yên,Sơn La _____________________________ 53
Hình 3.12. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của địa mạo phục vụ nghiên cứu trượt lở _____ 55
Hình 3.13. Lớp bufer của các đứt gãy huyện Bắc Yên, Sơn La _____________________ 57
Hình 3.14. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yêu tố đứt gãy đối với trượt lở _ 58
Hình 3.15. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của bufer đứt gãy phục vụ nghiên cứu trượt lở
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ________________________________________________ 59
Hình 3.16. Dữ liệu bufer đường giao thông huyện Bắc Yên, Sơn La ________________ 60
Hình 3.17. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của giao thông phục vụ nghiên cứu trượt lở ___ 62
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ________________________________________________ 62
Hình 3.18. Dữ liệu thổ nhưỡng huyện Bắc Yên, Sơn La __________________________ 63

Hình 3.19. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thổ nhưỡng đối với
trượt lở _____________________________________________________________ 64
Hình 3.20. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của thổ nhưỡng phục vụ nghiên cứu trượt lở huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La _____________________________________________________ 65
Hình 3.21. Dữ liệu lớp phủ thực vật huyện Bắc Yên, Sơn La ______________________ 66
Hình 3.22. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố lớp phủ thực vật với
trượt lở _____________________________________________________________ 67
Hình 3.23. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ thực vật phục vụ nghiên cứu trượt lở
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ________________________________________________ 68
Hình 3.24. Dữ liệu lượng mưa trung bình năm huyện Bắc Yên, Sơn La ______________ 69
Hình 3.25. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố lượng mưa ________ 70
đối với trượt lở __________________________________________________________ 70
Hình 3.26. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của lượng mưa phục vụ nghiên cứu trượt lở huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La _____________________________________________________ 71
Hình 3.27. Dữ liệu thủy văn Bắc Yên, Sơn La __________________________________ 72
Hình 3.28. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yêu tố thủy văn đối với trượt lở 73
Hình 3.29. Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của mạng sông suối phục vụ nghiên cứu trượt lở
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ________________________________________________ 74


Hình 3.30. Bản đồ nguy cơ trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ___________________ 80
Hình 3.31. Biểu đồ phân cấp diện tích lãnh thổ huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La theo nguy cơ
trượt lở đất _____________________________________________________________ 81
Hình 3.32. Bản đồ đánh giá độ chính xác của bản đồ nguy cơ trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La _____________________________________________________________ 83
Hình 3.33. Biểu đồ thống kê tỉ lệ % trượt lở theo đơn vị hành chính xã thuộc huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La _________________________________________________________ 84




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân cấp độ dốc (
0
) (theo bảng phân cấp độ dốc áp dụng cho tai biến khu
vực Tây Bắc của Ts. Nguyễn Quốc Khánh [10] ________________________________ 27
Bảng 2.2. Bảng phân cấp ảnh hưởng của lượng mưa trung bình năm đến quá trình trượt
lở đất _____________________________________________________________ 28
Bảng 2.3. Bảng chỉ tiêu cơ lý đá biến đổi theo mức độ phong hóa[12] _____________ 29
Bảng 3.1. Bảng khóa giải đoán các đối tượng trên ảnh Landsat huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La _____________________________________________________________ 40
Bảng 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của độ dốc với trượt lở _________________________ 47
Bảng 3.3. Bảng đánh giá cho thạch học _____________________________________ 51
Bảng 3.4. Bảng kết quả đánh giá cho lớp dữ liệu địa mạo _______________________ 54
Bảng 3.5. Bảng đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đường giao thông đối với trượt lở __ 61
Bảng 3.6. Bảng phân cấp các yếu tố lớp thổ nhưỡng ___________________________ 64
Bảng 3.7. Bảng phân cấp các yếu tố lớp lớp phủ thực vật ________________________ 67
Bảng 3.8. Phân cấp ảnh hưởng của nhân tố lượng mưa trung bình năm đến quá trình
trượt lở đất _____________________________________________________________ 70
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ sông suối với trượt lở __________________________ 73
Bảng 3.9. Ví dụ về ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố i, j và k [17] _________________ 76
Bảng 3.10. Chỉ tiêu của Saaty so sánh cặp đôi các yếu tố _________________________ 76
Bảng 3.11. Bảng ma trận tương quan giữa các yếu tố gây trượt ____________________ 77
Bảng 3.12. Ma trận xác định trọng số của các yếu tố ____________________________ 78
Bảng 3.13. Phân cấp diện tích lãnh thổ huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La theo nguy cơ trượt lở
đất _____________________________________________________________ 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GIS: Geography Infomation System: Hệ thống thông tin địa lý
DEM: Digital Elevation Model: Mô hình số độ cao

CSDL: Cơ sở dữ liệu
DL: dữ liệu
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization: Tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
GIS (Geographic Information System ): Hệ thống Thông tin Địa lý
HTTTĐL: Hệ thống Thông tin Địa lý
NDVI (Normalized Difference Vegetation Index): Chỉ số khác biệt thực vật
DEM (Digital Evaluation Model): Mô hình độ cao số
R (Red): Kênh đỏ
G (Green): Kênh xanh
B (Blue): Kênh lục
NIR (Near-infrared): Hồng ngoại gần
SWIR (Short-wavelength infrared): Hồng ngoại sóng ngắn
QL: Quốc lộ
MSS (MultiSpectral Scanner): Hệ thống quét đa phổ

1

1. MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết (lý do chọn đề tài)
Trượt lở đất là một dạng tai biến vừa có tính chất tiềm ẩn vừa có tính chất
hiểm họa.
Trượt lở đất gây rất nhiều thiệt hại lớn, những khó khăn bất lợi cho cuộc
sống sinh hoạt của người dân.
Tai biến trượt lở khiến môi trường cảnh quan bị hủy hoại
Việc nghiên cứu và thành lập bản đồ nguy cơ tai biến trượt lở là nhu cầu cần
thiết.
Quá trình nghiên cứu, đánh giá trượt lở đất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
to lớn vì trước hết kết quả đưa ra khách quan và trung thực về sự biến đổi môi
trường tự nhiên dưới sự chi phối của các hiện tượng và quy luật tự nhiên cũng như

bởi các tác động có hại của con người.
Tại Việt Nam, tai biến trượt lở này xảy ra thường xuyên ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, trong đó huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La là một huyện điển hình về khả năng
xảy ra trượt lở.
Huyện Bắc Yên có đặc thù địa hình rất phức tạp, chia cắt mạch, dốc dứng,
núi cao, khe sâu, diện tích đất bằng rất ít. Độ cao trung bình 1.000-1.400 m so với
mực nước biển, có đỉnh núi cao nhất là đỉnh Phù Sa Phin cao 2.982 m, thấp nhất là
mực nưóc Sông Đà 120m. Địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, là nơi có nguy cơ xảy
ra tai biến trượt lở cao.
Huyện Bắc Yên nằm trên trục đường quốc lộ 37, có cầu Tạ Khoa, sông Đà là
tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế của tỉnh.
Bẳc Yên cũng là huyện có diện tích lòng hồ sông Đà lớn có ý nghĩa vể sinh thái, giữ
nước vả điều tiết nước phòng hộ đầu nguồn sông Đà. Với những đặc điểm trên về
mặt địa lý và địa hình có thể khắng định huyện Bắc Yên có những khó khăn về phát
triền kinh tế - xã hội do địa hình kém ưu dãi là dộ dốc lớn, chia cắt mạnh và phức
tạp, nhiều núi cao, khe sâu song cũng có những ưu thế về mặt vị trí địa lý do nằm
trên trục quốc lộ 37 vừa có tuyến đường sông vừa có tuyến đường bộ để lưu thông,
phát triền kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung


2


Hình 1.1. Dữ liệu DEM huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La

3

Tình hình tai biến trượt lở huyện Bắc Yên
Ngay từ đầu năm trên địa bàn huyện đã xảy ra nhiều đợt trượt lở diễn biến rất
phức tạp và đã gậy thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, nhà ở, tài sản, hoa màu của nhân

dân.
Tình hình chung:
Năm 2013 diễn biến thời tiết trên địa bàn huyện Bắc Yên rất phức tạp, xuất
hiện nhiều dạng thiên tai: Ngay từ đầu năm đã xảy ra các đợt rét đậm, rét hại kéo
dài làm cho gia súc bị chết; đến thời điểm từ cuối tháng 3 năm 2013 đã xảy ra mưa
to kèm theo gió lốc, mưa to và kéo dài, chịu ảnh hưởng từ các cơn bão gây sạt lở đất
đá làm thiệt hại lớn về người, nhà ở, tài sản, hoa màu và các công trình hạ tầng làm
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp, đời sống sinh hoạt của nhân
dân.
Thường trực Ban chỉ huy PCLB - TKCN huyện Bắc Yên đã có công văn chỉ
đạo các thành viên trong ban chỉ đạo xuống cơ sở kịp thời tuyên truyền đôn đốc ban
chỉ huy PCLB - TKCN của các xã, thị trấn luôn chủ động đề phòng, ứng cứu khi có
thiên tai xảy ra. Ban chỉ huy PCLB - TKCN xuống các cơ sở điều tra thống kê, xác
minh thiệt hại, tổng hợp báo cáo với Thường trực Huyện uỷ, HĐND-UBND huyện,
Ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh và phối hợp với các phòng, ban chức năng: phòng
Lao động & TBXH, Hội chữ thập đỏ huyện xây dựng phương án kinh phí hỗ trợ
cho các hộ thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Trong mùa mưa lũ trên địa bàn huyện đã xảy ra những đợt thiên tai như sau:
Ngày 07/7/2013 xảy ra mưa to và rất to tại xã Hua Nhàn; ngày 11/7/2013 mưa kéo
dài gây sạt lở đất vào nhà 01 hộ dân tại xã Mường Khoa; ngày 15/7/2013 mưa to và
kéo dài tại xã Mường Khoa, Pắc Ngà; từ ngày 27 đến sáng ngày 29/7/2013 trên địa
bàn huyện đã xảy ra các đợt mưa to làm sạt lở đất gây tắc đường tại 1 số điểm và
vùi lấp ruộng lúa của nhân dân; cơn bão số 5, số 6 từ ngày 05/8 đến 8/8/2013; mưa
to kèm theo gió ngày 30-31/8/2013; mưa to và kéo dài từ ngày 03 – 05/9/ 2013.
Những thiệt hại do trượt lở đất gây ra trong năm 2013:
- Về nhà ở và tài sản: Làm hỏng và gây tốc mái 918 nhà; đất đá, trượt lở đất
làm đổ sập và sạt nền nhà 48 hộ (các hộ đã phải di chuyển ngay nhà ở và có nguy cơ
phỉa di chuyển sang vị trí mới). Làm hư, hỏng và cuốn trôi các tài sản khác ước giá
trị khoảng 112 triệu đồng. Tổng ước thiệt hại 1 tỷ đồng.


4

- Về nông nghiệp: Tổng diện tích hoa màu bị thiệt hại là: 348,267 ha (Trong
đó: Ruộng lúa 29,437 ha; các cây trồng trên nương chủ yếu là cây ngô 318,73 ha)
mức thiệt hại từ 30% trở lên, diện tích ngô bị thiệt hại chủ yếu là ngô đang đã trong
giai đoạn thu hoạch; Tổng số gia súc bị thiệt hại là 27 con (Trong đó: Trâu 13 con,
bò 05 con, dê 08 con, lợn 01 con) và làm vùi lấp, tràn 1.655 ha ao nuôi cá; trôi 5 tấn
phân bón, các tài sản khác khoảng 53 triệu. Tổng ước thiệt hại 500 triệu đồng.
- Về thủy lợi: Công trình thủy lợi bị vùi lấp hơn 3.599 km mương dẫn nước
và khối lượng đất đá vùi lấp trên khoảng 100 m3. Tổng ước thiệt hại 450 triệu đồng.
- Về giao thông: Sạt lở đất đá khoảng 4040m3 gây tắc 17 điểm lớn, nhỏ
tuyến đường Tỉnh lộ 112, QL 37; sạt lở đất đá taluy, nền đường 22 tuyến đường
giao thông nông thôn trôi 02 cống; trôi và chìm 04 thuyền trở khách của nhân dân.
Tổng ước thiệt hại về giao thông nông thôn khoảng 1,5 tỷ đồng.
- Công trình khác: Làm hỏng và gây tốc mái 5 nhà văn hóa bản, 13 điểm
trường, 1 trạm y tế xã và 16 điểm điện hạ thế bị gãy đổ cột, 1 công trình nước cung
cấp nước bị hư hỏng. Tổng ước thiệt hại chưa bao gồm công trình điện 550 triệu
triệu đồng.
Đứng trước tính cấp thiết như vậy. Đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám- GIS”.
là nhu cầu cần thiết của huyện Bắc Yên nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung.
Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tai biến trượt lở đất tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Phạm vi nghiên cứu: khu vực nghiên cứu là huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi lãnh thổ

5




Hình 1.2. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong tỉnh Sơn La

6



Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La


7

Bắc Yên là một huyện vùng cao của tỉnh Sơn La nằm cách trung tâm thị xã
Sơn La 95km về phía Đông Bắc. có diện tích tự nhiên là: 110.371 ha, chiếm 7,78%
diện tích tự nhiên của tỉnh.
Toạ độ địa lý: 21023’23" Vĩ độ Bắc.
104010'15" Kinh độ Đông.
Phía bắc và phía Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái và huyện Mường La.
Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Yên Châu và huyện Mộc Châu.
Phía Đông giáp huyện Phù Yên.
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mai Sơn.
Bắc Yên có 16 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 15 xã) với 58.701 người năm
2010, mật độ dân số trên 53,1 người/km2, có 7 dân tộc anh em sinh sống trên địa
bàn( Mông, Thái, Mường Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày).
Phạm vi khoa học
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây ra trượt lở (độ dốc, địa
hình, địa chất, thủy văn,…)
Dự báo các vùng có nguy cơ xảy ra trượt lở đất.
Mục tiêu nghiên cứu

Dự báo nguy cơ xảy ra trượt lở trong phạm vi khu vực nghiên cứu phục vụ
cho việc cảnh báo sớm tai biến
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu trượt lở trên thế giới và ở Việt
Nam
Tìm hiểu một số mô hình đánh giá trượt lở trên thế giới
Lựa chọn mô hình đánh giá trượt lở
Xây dựng quy trình đánh giá trượt lở bằng GIS
Thành lập các bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố gây ảnh hưởng đến
quá trình trượt lở
Thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở

8

Đưa ra các đề xuất, biện pháp nghiên cứu phòng tránh trượt lở
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những đóng góp về mặt khoa học của đề tài
Đề tài đã xây dựng bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở đất huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La. Cơ sở dữ liệu của đề tài có thể làm cơ sở cho việc quy hoạch lãnh thổ, sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính bền vững của lãnh thổ.
Đề tài nghiên cứu đã cho thấy được sự đa dạng trong việc kết hợp giữa Viễn
thám và hệ thông tin địa lý để nghiên cứu lập bản đồ tai biến thiên nhiên cũng như
các bản đồ chuyên đề khác.
Xử lý hệ thông tin địa lý là quá trình tích hợp nhiều lớp thông tin theo các
mô hình và bằng các hàm toán cụ thể. Trong quá trình đó, có thể kế thừa nhiều
nguồn tư liệu đã có, bổ sung nhiều lớp thông tin mới trong một cơ sở dữ liệu thống
nhất với sự trợ giúp của các phần mềm ứng dụng đa chức năng.
Viễn thám là một phương pháp nghiên cứu có thể cung cấp nhiều lớp thông
tin mới trong cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin địa lý.
Muốn tích hợp thông tin tốt trong nghiên cứu tai biến để đưa ra kết quả chính

xác phải kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức địa chất, địa mạo, thủy văn và các môn
khoa học địa lý khác với kiến thức về tin học và khoa học máy tính.
Ý nghĩa thực tiễn:
Cơ sở dữ liệu của đề tài có thể sử dụng cho những nội dung nghiên cứu khác.
Các bản đồ sản phẩm có thể là nguồn tư liệu tin cậy để xây dựng các dự án
quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch môi trường, đặc biệt là trong việc phòng chống và
giảm thiểu tai biến trong tương lai đối với lãnh thổ huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT
Chương 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT
Chương 3: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TAI BIẾN
TRƯỢT LỞ ĐẤTHUYỆN BẮC YÊN TỈNH SƠN LA

9

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

2. CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT
1.1. Các khái niệm về tai biến và trượt lở đất
Tai biến thiên nhiên:
Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về tai biến thiên nhiên.
Theo (D.C Call 1992): “Tai biến thiên nhiên là các hiện tượng địa chất, địa
mạo, thuỷ văn,… có khả năng trở thành một tai biến, liên quan đến sự tương tác
giữa con người và bất cứ một quá trình quản lý tài nguyên của con người với các

hiện tượng tự nhiên cực đoan, gây nguy hiểm cho con người cả về vật chất lẫn tính
mạng”.
Theo (D.C Man): “Tai biến thiên nhiên là sự tương tác giữa hệ thống quản lý
tài nguyên của con người với các hiện tượng tự nhiên cực đoan và hiếm hoi có
nguồn gốc khác nhau (nội lực, ngoại lực), gây nguy hiểm cho con người cả về vật
chất lẫn tính mạng”.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất tai biến
thiên nhiên là sự kiện gây nhiều tổn thất cho con người cả về mặt vật chất lẫn tính
mạng, sinh ra do sự tương tác giữa hệ thống quản lý tài nguyên của con người với
các hiện tượng tự nhiên cực đoan hoặc hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau. Vì vậy
một hiện tượng trở thành tai biến chỉ khi nào có quan hệ với khả năng đối phó của
xã hội hoặc cá nhân nào đó.
Nghiên cứu để nắm vững quy luật của tai biến, nhằm tìm ra những giải pháp
phòng tránh và giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra là một vấn đề hết sức
quan trọng trong chiến lược ứng xử với môi trường của nhiều nước, cũng như ở
Việt Nam.
Tai biến thiên nhiên đã và đang là vấn đề hết sức bức xúc của môi trường và
khai thác sử dụng lãnh thổ vì những tác động tiêu cực của chúng. Đó không phải chỉ
là vấn đề riêng của một Quốc gia hay của một khu vực mà đang là vấn đề có tính
chất toàn cầu.


11

Có nhiều loại tai biến, trong số đó thì trượt lở đất là loại hình tai biến phổ
biến trên nhiều vùng lãnh thổ, gây ra những thiệt hại lớn cho tài nguyên, môi
trường, kinh tế và cộng đồng xã hội.
Trượt lở:
Là các chuyển động khối như trượt đất và đá đổ, là quá trình xắp xếp lại của
môi trường và đó là một trong những nhân tố tai biến tự nhiên luôn tiềm ẩn trong

các khu vực có năng lượng địa hình lớn (khu vực có độ dốc lớn). Chuyển động khối
liên quan đến rất nhiều yếu tố của tự nhiên như: động đất, lượng mưa, nước ngầm,
độ dốc, địa hình, tính chất cơ lý của đất đá lớp bề mặt phủ… Chuyển động khối trở
nên hiểm họa khi nó ảnh hưởng đến các hoạt động của con người.
Trượt lở là dạng chuyển động khối ở các vùng đất dốc mà nguyên nhân là
khi trọng lực của các khối đất đá thắng sức kháng cắt của chúng.

Hình 1.4. Hình ảnh khối trượt
Trượt lở xảy ra khi có sự mất cân bằng trong khối trượt → hình thành trạng
thái cân bằng, ổn định mới.
Trượt lở thường xảy ra ở những nơi sườn dốc của đồi, núi, vách đá. Có thể
xảy ra chậm rãi hoặc đột ngột .[8]
Trượt lở đất là hiện tượng đá, đất hay mảnh vỡ trượt trên độ dốc do trọng
lực, xảy ra nơi có địa hình dốc. Mặc dù tác dụng của trọng lực là yếu tố chính gây ra
trượt lở đất, còn có các yếu tố chi phối khác tác động đến trạng thái ổn định của độ
dốc ban đầu. Sự thay đổi trạng thái ổn định của độ dốc có thể do một số yếu tố gây
nên một cách đơn lẻ hay kết hợp,trong đó, có yếu tố tác động của con người. Thông

12

thường, các yếu tố tiên quyết tạo nên các điều kiện dưới bề mặt mà làm cho khu vực
đất dốc dễ bị trượt lở, trong khi trượt lở đất thực tế thường đòi hỏi một kích hoạt
trước khi bị tách ra, trước hết đó là do lượng mưa tập trung với cường độ cao, hoặc
do động đất.[15]
Trượt lở đất là các chuyển động khối như trượt đất và đá đổ, là quá trình
xắp xếp lại của môi trường và đó là một trong những nhân tố tai biến tự nhiên luôn
tiềm ẩn trong các khu vực có năng lượng địa hình lớn. Chuyển động khối liên quan
đến rất nhiều yếu tố của tự nhiên như: động đất, lượng mưa, nước ngầm, độ dốc, địa
hình, tính chất cơ lý của đất đá lớp bề mặt phủ… Chuyển động khối trở nên hiểm
họa khi nó ảnh hưởng đến các hoạt động của con người.

Trượt lở đất là hiện tượng địa vật lý mô tả hiện tượng đá, đất hay mảnh vỡ
trượt trên độ dốc do trọng lực và có thể xảy ra ở môi trường xa bờ biển, gần bờ biển
hay thuộc miền ven biển. Mặc dù tác dụng của trọng lực là yếu tố chính gây ra trượt
lở đất, còn có các yếu tố chi phối khác tác động đến trạng thái ổn định của độ dốc
ban đầu. Sự thay đổi trạng thái ổn định của độ dốc có thể do một số yếu tố gây nên,
một cách đơn lẻ hay kết hợp. Thông thường, các yếu tố tiên quyết tạo nên các điều
kiện dưới bề mặt mà làm cho khu vực có độ dốc dễ bị trượt lở, trong khi trượt lở đất
thực tế thường đòi hỏi một kích hoạt trước khi bị tách ra. Hiện tượng trượt lở đất
xuất hiện trong một thời gian dài và được nghiên cứu rất nhiều. Có nhiều công cụ,
phương pháp có thể hỗ trợ cảnh báo cho người dân sinh sống trong những khu vực
có khả năng xuất hiện trượt lở đất. Trượt lở đất là một mối hiểm họa tự nhiên xuất
hiện phổ biến trên thế giới. Với điều kiện địa hình dốc, hiểm họa trượt lở đất xảy ra
hàng năm ở khắp các vùng miển từ vùng cao nguyên cho đến vùng đồng bằng và
vùng duyên hải. Hiểm họa trượt lở đất này gây thiệt hại lớn về sinh mạng và của cải
vật chất cho bất k nơi nào trên thế giới.
1.2. Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu trượt lở
- Lập bản đồ hiện trạng trượt lở với tư liệu viễn thám
Hiện tượng trượt lở đất thường xảy ra ở những khu vực có địa hình đồi núi
đất cấu tượng yếu bị mất lớp phủ thực vật trong điều kiện mưa lũ kéo dài có cường
độ lớn. Những khu vực tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất thường có một số dấu hiệu cơ
bản có thể quan sát được. Các dấu hiệu này bao gồm những khối đá lộn ngược nằm
trên sườn dốc, các khối phình ra bất thường với thực vật phân bố dưới sườn dốc,

13

khu vực có nước ngầm chảy, các khối đá lớn nằm theo hướng chếch xuống không
có liên kết thạch quyển chặt chẽ, hoặc liên kết yếu bằng đất, bùn…
Theo Richards (1982), các đối tượng gây trượt lở có thể được quan sát trên
ảnh viễn thám với độ phân giải không gian từ 10m hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, việc
nhận dạng còn phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia viễn thám

cũng như khả năng cung cấp tư liệu ảnh lập thể trong phạm vi kinh phí cho phép.
Bên cạnh đó, các khu vực trượt lở lớn cũng có thể được quan sát trên tư liệu ảnh
Landsat MSS và Landsat TM. Tư liệu ảnh SPOT toàn sắc độ phân giải không gian
10m, IKONOS đa phổ 4m và toàn sắc 1m, Quickbird 0.6m ra đời về sau đã cung
cấp khả năng vượt trội cũng như tăng cường sự sẵn có của các nguồn tư liệu viễn
thám trong việc quan sát các vụ trượt lở.
- Nghiên cứu dự báo trượt lở bằng Viễn thám và GIS
Ngày nay, việc áp dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu trượt lở đang trở
nên phổ biến và chiếm ưu thế. Các dữ không gian liên quan có thể được mô hình
hoá như DEM, hướng sườn, địa chất, thực vật,… để cung cấp thông tin cho việc xác
định sự phân bố cũng như tần suất trượt lở. Một số báo cáo về việc ứng dụng công
nghệ GIS được đưa ra trong thế kỷ trước bởi Soeters và van Westen (1996), Carrara
và Guzzetti (1995). Ứng dụng GIS là xu thế trong nghiên cứu hiện nay nhưng cũng
phải nhận rằng sự không đồng nhất và mức độ chính xác của các lớp thông tin là
những khó khăn mà các tác giả đã gặp phải. Bởi vậy, bất k sự phân tích không gian
nào trên nền tảng GIS đều cần phải được kiểm tra lại trên thực địa.
Mô hình nghiên cứu trượt lở được kể đến là của các tác giả sau: Colecchia
(1978), Brabb (1984), A. Hansen (1984), Ivarnes (1984), Hartlen và Viberg (1988),
Lambe và Whiman (1969), Chowdury (1978, 1984), Hock và Bray (1981), Graham
(1984), Bromhead (1986), Anderson và Vichards (1987). Đặc biệt, quy trình nghiên
cứu của C.S.Van Westen (1993) tại trường Đại học quốc tế về nghiên cứu từ
khoảng không và các khoa học trái đất (ITC) - Hà Lan: “Application of Geographic
information systems to landshde Hazard zonation”
Với tiếp cận của khoa học trái đất về nghiên cứu quản lý lưu vực, các hình
thức trượt trọng lực có liên quan chặt chẽ tới các yếu tố cấu trúc địa hình, đó là
những thông tin quan trọng được đưa vào trong phân tích định lượng. Trong thực tế,
đơn vị tự nhiên bao gồm rất nhiều lớp, vì vậy phải xác định được những lớp thông
tin cần thiết nhất, có quyết định nhất đối với việc gây tai biến trượt trọng lực. Muốn

14


vậy phải có sự tiếp cận và phân tích theo quan điểm địa mạo - địa chất và quan điểm
quản lý tổng hợp lưu vực. Với cách tiếp cận và phân tích về cấu trúc và nguyên
nhân dẫn đến sự suy yếu lực chịu tải của đất đá khu vực xảy ra trượt, có thể xác
định được các lớp thông tin cần thiết để nghiên cứu và xử lý, bao gồm 8-13 lớp
thông tin hợp phần để đưa vào tính toán thích hợp, từ đó mới có thể đưa ra những
dự báo tin cậy. Tuy nhiên số lượng lớp thông tin có thể lựa chọn tùy theo tỉ lệ
nghiên cứu. Tỉ lệ lớn thì số lượng lớp thông tin càng cần nhiều hơn.

Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu tổng hợp lưu vực[5]
Điều cần chú ý trong các mô hình này là trong quá trình xử lý, việc giải
quyết các “quy luật ẩn” trong việc xác định mối liên quan của trượt trọng lực với
các yếu tố hợp phần của địa hình được xem xét là khái niệm “tổ hợp định lượng bản
đồ” hay chính là khái niệm xác định trọng số của các lớp thông tin hợp phần.
Có thể khái quát hóa mô hình nghiên cứu trong sơ đồ dưới đây:

Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống ứng dụng VT-GIS nghiên cứu dự báo trượt lở [5]

15

Áp dụng phương pháp viễn thám và GIS để phân tích thống kê các điểm
trượt lở cũng như các tác nhân gây nên trượt lở, phương pháp này sẽ cung cấp các
kết quả nghiên cứu có tính chất định lượng.
Việc phân tích định lượng yêu cầu xác định rõ về mặt không gian của sự
phân bố, nghĩa là có một lớp thông tin chính xác về tọa độ, diện tích, thuộc tính của
các loại hình trượt trọng lực. Để đơn giản có thể thay thế việc phân tích này bằng
cách áp dụng viễn thám và khái quát hóa bằng phương pháp bản đồ để tạo nên lớp
thông tin dạng vector cho các loại hình tai biến trượt lở.
Một trong những yêu cầu cần thiết của việc phân tích là xác định tính chất
đồng nhất về khả năng nhạy cảm với trượt lở của các đơn vị trên một lớp thông tin.

Để thực hiện, phải có sự tiếp cận hoàn chỉnh về địa lý, đặc biệt là kiến thức địa mạo
và địa lý tự nhiên. Việc tách hoặc gộp nhóm các đơn vị của lớp thông tin trong cơ
sở để phục vụ cho nghiên cứu trượt lở là một trong những công việc cần thiết.
Bên cạnh đó, việc xác định các trọng số cũng là công việc hết sức quan
trọng. Để xác định trọng số, áp dụng phương pháp GIS, đây là phương pháp khách
quan xác định trọng số, dựa vào tính toán sự xuất hiện ngẫu nhiên của các dấu hiệu
trượt lở trên các đơn vị đồng nhất của từng lớp thông tin. Thông thường, thuật toán
được sử dụng là thuật toán ma trận chéo (Crossing matrix) và phân loại
(classification).
Dự báo là việc tính toán liên kết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến trượt lở theo
những mối quan hệ của nguyên tắc tích hợp thông tin. Mô hình tích hợp thông tin là
sự kết hợp các thông số, các trọng số với những ngưỡng giả định của các lớp thông
tin không liên tục như lượng mưa, động đất
 Trong nội dung của luận văn, việc xác định trọng số được sử dụng bằng
phương pháp phân tích cấp bậc Saaty (Saaty’s Analytical Process – AHP). Có rất
nhiều nhân tố tác động đến quá trình trượt lở đất, tuy nhiên vai trò của chúng là
không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, việc xác định trọng số cho mỗi nhân tố này là
rất cần thiết.
Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) (hay còn gọi là phương pháp mô hình
trọng số) là một phương pháp bán định lượng. Nội dung của phương pháp bao gồm
việc xây dựng một hệ thống các cặp ma trận so sánh giữa các yếu tố khác nhau cho
trượt lở đất. Cách tiếp cận này có thể được mô tả như là sự phân bậc tầm quan trọng

16

của các nhân tố gây nên trượt lở đất, mỗi nhân tố được so sánh với các nhân tố khác
để xác định tầm quan trọng của chúng đối với trượt lở đất. Sau khi đã phân cấp và
tính trọng số của các chỉ tiêu thì việc tích hợp chúng sẽ cho ta chỉ số nhạy cảm trượt
lở đất.[10]
1.3. Nghiên cứu trượt lở trên Thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Nghiên cứu trượt lở trên Thế giới
Ở trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về dự báo tai biến
trượt lở đất đóng góp tích cực vào việc phòng tránh,giảm nhẹ thiên tai cho nhiều
Quốc gia.
Hướng nghiên cứu tai biến trượt lở đất trên thế giới đã được các nhà khoa
học Nga (và Liên Xô), các nhà nghiên cứu Pháp, Đức và Thuỵ Sỹ… quan tâm và
các hướng nghiên cứu liên quan đến vùng núi Anpơ, Kavkazơ, Kacpat, các vùng khí
hậu lục địa khô hạn như Trung á, các vùng hoang mạc Bắc Phi và Bắc Mỹ, Trung
Mỹ. Trên cơ sở các công trình công bố, đã có được những kết luận ban đầu về cơ
chế hoạt động cũng như những nguyên nhân phát sinh của dạng tai biến này.
Tại Liên xô: phải kể đến là công trình “Lũ bùn đá và những biện pháp phòng
chống” đã phân tích bản chất vật lý, mô hình cơ học, sự phân bố và những tác hại
khủng khiếp của tượt lở, lũ bùn đá qua hàng loạt ví dụ cụ thể. Những kết luận về cơ
chế hoạt động của dạng tại biến này đến nay vẫn còn nguyên giá trị: điều kiện tiên
quyết để xảy ra lũ bùn đá điển hình là phải có lượng vật liệu vụn phong phú để khi
mưa với cường độ lớn có cơ hội trượt – lở ồ ạt vào địa bàn khô khan hoặc khô khan
và vùng giàu băng tích. Song, cần nhận xét thêm rằng tất cả đều dừng lại ở những
kết luận về bản chất quá trình, về cảnh báo nguy cơ tai biến, các điểm dân cư vẫn cứ
tiếp tục bị tàn phá nặng nề, thậm chí bị vùi lấp hoàn toàn, mà hầu như không được
báo trước.
Đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, hàng năm có rất nhiều hội thảo quốc tế về
tai biến thiên nhiên tổ chức ở nhiều nước trên thế giới. Các hôi thảo này đã trình bày
nhiều thông tin và phương pháp nghiên cứu mới trong việc phòng chống và giảm
nhẹ tai biến thiên nhiên như: lũ lụt, trượt lở, xói lở bờ sông bờ biển, về sóng thần,
hạn hán, cháy rừng nhiễm mặn về biến đổi khí hậu và tai biến liên quan
Do tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu tai biến địa chất,
hàng năm tổ chức quốc tế nghiên cứu tai biến thiên nhiên thuộc Liên hiệp quốc

17


thường tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế và có những tập san, tuyển tập chuyên
đề về tai biến thiên nhiên, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ mới. Các tác giả có
các công trình được đánh giá cao là: Einstein (1988), Ketrilz (1992), Innocenti
(1992), Montgomery D.R và Dietrich Carrara W.E. et al, (1994); Jade và Sarkar,
(1993); Chung and Fabbri (2001), v.v.
Đáng kể đến là các mô hình nghiên cứu trượt lở điển hình của trường ITC
(Hà Lan), trên cơ sở mã nguồn của phần mềm ILWIS, được thể hiện bằng mô hình
GISIZ, xây dựng trên quan điểm tiếp cận địa lý - địa mạo; mô hình SINMAP lại
được xây dựng theo quan điểm địa chất công trình …
Các nghiên cứu tập trung nghiên cứu cơ chế, vận động, tác động, phân vùng,
cảnh báo, các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại và các công nghệ mới ứng dụng
trong việc nghiên cứu như GIS, viễn thám:
 Định lượng và phân vùng tai biến trượt lở đất cho vùng núi (D.
Anbalagan, 1992),
 Mô hình vật lý về dòng bùn nông do trượt lở đất ở phạm vi lưu vực
(Bathurst J. C., Burton A., 1998),
 Đặc trưng của trượt lở đất và áp dụng GIS để mô phỏng tính bất ổn định
độ dốc vùng Lantau, Hong Kong (F.C. Dai, F.C. Lee, 2002),
 Phân vùng ngưỡng mưa – trợ giúp đánh giá tai biến trượt lở đất (Crosta
G., 1998),
 Ước lượng tai biến trượt lở đất gây ra do mưa thời gian thực (Liritano G.
Và nnk, 1998),
 Định lượng tai biến trượt lở đất – tổng quan về công nghệ hiện tại và ứng
dụng để nghiên cứu ở các tỷ lệ khác nhau cho miền trung Italia (Fausto G. Và nnk,
1999),
 Trượt lở đất và mối tương quan với tham số mưa – tiếp cận theo công
nghệ GIS và viễn thám (D.P. Kanungo, S. Sarkar, 2006), ứng dụng GIS phân vùng
tai biến trượt lở đất (C.J. van Westen, 1993), …
1.3.2. Nghiên cứu trượt lở ở Việt Nam
Tai biến trượt lở đất ở Việt Nam cũng mới được quan tâm nghiên cứu từ

những năm 1990. Viện Địa chất, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt

18

Nam), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Viện Địa chất Khoáng sản,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Mỏ
Địa chất, là những trung tâm hàng đầu trong nghiên cứu lĩnh vực này.
Các nghiên cứu đã kết luận trong những năm gần đây tại các tỉnh miền núi
phía Bắc, dạng tai biến này diễn ra ngày càng nguy hiểm hơn với 12/16 tỉnh nằm
trong vùng có nguy cơ trượt – lở cao. Theo hướng này, phải kể đến các công trình:
 Nghiên cứu tai biến trượt lở tại các điểm dân cư vùng thủy điện Hòa
Bình (Bùi Khôi Hùng, 1992),
 Nghiên cứu nguy cơ trượt lở ở miền núi Bắc Bộ và giải pháp phòng
tránh (Nguyễn Quốc Thành và nnk, 2005),
 HNghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở khu vực các tỉnh miền núi phía
Bắc và các giải pháp phòng tránh (Lê Thị Nghinh và nnk, 2003),
 Nghiên cứu tai biến trượt lở ở Việt Nam (Dự án UNDP/VIE/97/2002),
 Tai biến trượt lở ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi (Nguyễn Trọng Yêm
và nnk, 2002),
 Nghiên cứu và dự báo tai biến thiên nhiên ở tỉnh Hòa Bình (Nguyễn
Ngọc Thạch, 2003),
 Đánh giá tai biến địa chất các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Bình
đến Phú Yên (Trần Tân Văn và nnk, 2003). Một số công trình khác tập trung nghiên
cứu tính chu k của trượt lở đất tai biến tổng hợp nghiên cứu tính chất chu k của
hiên tượng dịch chuyển các khối đất đá ở một số nơi thuộc miền núi Bắc Bộ
(Nguyễn Quốc Thành và nnk 2005),
 Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất các tỉnh
Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi Bắc Bộ (Trần Trọng Huệ và nnk, 2005).
Một hướng nghiên cứu hiện nay đang được phát triển, có vai trò hỗ trợ hiệu
quả trong phân tích và đánh giá tai biến là ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý

(GIS) và viễn thám, cũng như sử dụng các mô hình thực nghiệm. Có thể phân biệt
hai nhóm phương pháp, mô hình nghiên cứu trượt lở:
- Nhóm phương pháp vật lý dựa trên các phương trình toán lý mô phỏng
bản chất vật lý của quá trình trượt;

×