Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đánh giá vùng ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 của huyện bình đại, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 80 trang )

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐNB

Đông Nam Bộ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GEF

Quỹ môi trường toàn cầu

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu



MTNN

Môi trường nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SRES

Kịch bản về phát thải khí nhà kính

TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTKTTVTW

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương




2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm) 17

Bảng 1.2: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) 18
Bảng 1.3: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm) 18
Bảng 1.4: Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một
số cây trồng chính
.
20
Bảng 2.1: Đặc điểm địa hình của tỉnh Bến Tre 28
Bảng 2.2: Phân bố diện tích theo từng loại đất trong tỉnh Bến Tre 29
Bảng 2.3: Đặc trưng nhiệt độ (
o
C) bình quân tháng tại trạm quan trắc Ba Tri 30
Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình (mm) các tháng trong giai đoạn từ năm 2005-2012
32
Bảng 2.5: Độ ẩm (%) trung bình các tháng trong giai đoạn từ năm 2005-2012 33
Bảng 2.6: Thời điểm xuất hiện biên độ triều lớn nhất tại các trạm trong vùng 35
Bảng 2.7: Biên độ triều (cm) tại các trạm thủy văn trong vùng nghiên cứu 35
Bảng 2.8: Đặc trưng mực nước tại các trạm thủy văn giai đoạn từ năm
1984-2006
36

Bảng 2.9: Đặc trưng mực nước tại các trạm thủy văn vùng phụ cận 36
Bảng 2.10: Lưu lượng nước (m
3
/s) trung bình tại các sông nhánh 37
Bảng 2.11: Phân phối dòng chảy (m
3
/s) mùa lũ và mùa cạn 37
Bảng 2.12: Thống kê độ mặn (g/l) lớn nhất tháng 38
Bảng 2.13: Thống kê độ mặn lớn nhất của các năm xâm nhập sâu 39
Bảng 2.14: Thời gian duy trì độ mặn tại các trục sông kênh chính 39

Bảng 2.15: Dân số, diện tích và số đơn vị hành chính của khu vực nghiên cứu 39
Bảng 2.16: Hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre 41
Bảng 2.17: Hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất huyện Bình Đại 43
Bảng 2.18: Tổng hợp kịch bản tính toán cho luận văn 46
Bảng 2.19: Các trạm thủy văn dùng để tính toán mô hình thủy lực 48
Bảng 2.20: Phân tích kết quả và sai số hiệu chỉnh mô hình thủy lực 50
Bảng 2.21: So sánh kết quả tính mực nước và sai
số kiểm định mô hình thủy lực
52
Bảng 3.1: Thống kê và so sánh diện tích đất ngập nước theo các kịch bản 59
Bảng 3.2:
Thống kê và so sánh diện tích ngập theo các kịch bản KB_22 và KB_30
với kịch bản KB_00 của các xã trong huyên Bình Đại
60

3

Bảng 3.3:Thống kê và so sánh các loại đất nông nghiệp trong vùng ngập theo các
kịch bản KB_22 và KB_30 với kịch bản KB_00 61


4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Biến trình mực nước trung bình 10 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu 15
Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu 27
Hình 2.2: Phân bố lượng mưa trung bình năm 31
Hình 2.3: Đường quá trình mực nước thủy triều tại các trạm Mỹ Thuận,
Vàm Kênh, Bến Trại từ ngày 2-12/4/2004 36

Hình 2.4: Sơ đồ tính toán thủy lực 47
Hình 2.5: So sánh kết quả hiệu chỉnh H tính toán với thực đo trạm Chợ Lách 49
Hình 2.6:So sánh kết quả hiệu chỉnh H tính toán với thực đo trạm Mỹ Tho 49
Hình 2.7: So sánh kết quả hiệu chỉnh H tính toán với thực đo trạm Hòa Bình 49
Hình 2.8: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Hòa Bình 50
Hình 2.9: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Lộc Thuận . 51
Hình 2.10: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Mỹ Tho 51
Hình 2.11: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Sơn Đốc 51
Hình 2.12: Kết quả kiểm định mực nước tính toán với số liệu thực đo
trạm Chợ Lách tháng 4/2005 51
Hình 2.13: Kết quả kiểm định mực nước tính toán với số liệu thực đo
trạm Mỹ Tho tháng 4/2005 52
Hình 2.14: Kết quả kiểm định mực nước tính toán với số liệu thực đo
trạm Hòa Bình tháng 4/2005 52
Hình 2.15: Kết quả kiểm định độ mặn tính toán với số liệu thực đo
trạm Hòa Bình Ngày 20-22/ 4/2005 53
Hình 2.16: Kết quả kiểm định độ mặn tính toán với số liệu thực đo
trạm Lộc Thuận ngày 20-22/ 4/2005 53
Hình 2.17: Kết quả kiểm định độ mặn tính toán với số liệu thực đo
trạm Sơn Đốc ngày 20-22/ 4/2005 53
Hình 3.1: Minh họa vùng ngập nước 53
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xác định vùng ngập, xâm nhập mặn huyện Bình Đại,
tỉnh Bến Tre 56
5

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh diện tích ngập
của các xã trong huyện Bình Đại với các

kịch bản KB_00, KB_22, KB_30 60
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh diện tích ngập của các loại đất huyện Bình Đại với các

kịch bản KB_00, KB_22, KB_30 62
Hình 3.5: Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc theo sông Ba Lai theo các kịch bản . 63
Hình 3.6: Diễn biến độ mặn lớn nhấtdọc theo sông Cửa
Đại theo các kịch bản
63
Hình 3.7: Sơ đồ xâm nhập mặn huyện Bình Đại theo các kịch bản 64
Hình 3.8: Vùng đất trồng lúa nằm trong ranh mặn 4%
o
theo các kịch bản 65
Hình 3.9: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với xu thế
xâm nhập mặn và nước biển dâng theo các kịch bản 72



6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 11

1.1. Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng 11
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu và nước biển dâng 11

1.1.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 15

1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp 20


1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến cây trồng 20

1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến vật nuôi 20
1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản 21

1.2.4. Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong sản
xuất nông nghiệp 21

1.2.5. T
ổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến
sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre 23

1.3. Các mô hình đánh giá ngập lụt và xâm nhập mặn 24

1.3.1. Mô hình MIKE 24

1.3.2. Các mô hình khác 26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG NGẬP NƯỚC VÀ XÂM NHẬP MẶN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2050
27

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 27

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39

2.1.3. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất 40


2.1.4. Hiện trạng hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông 43

2.1.5. Các dữ liệu thu thập được 45

2.2. Phân tích các tham số và điều kiện biên 46

2.2.1. Lựa chọn các kịch bản tính toán cho luận văn 46

2.2.2. Mô hình hóa hệ thống thủy lực 46

2.2.3. Hiệu chỉnh mô hình 48

7

2.2.4. Kiểm định mô hình 51
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC VÙNG NGẬP NƯỚC VÀ XÂM NHẬP MẶN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN
BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2050 55

3.1. Xây dựng bản đồ dự báo vùng ngập nước và xâm nhập măn huyện Bình Đại do
nước biển dâng 55
3.1.1. Khái niệm về vùng ngập nước 55

3.1.2. Thành lập mô hình số độ cao mặt đất (DEM mặt đất) 57

3.1.3. Tạo mô hình số độ cao mặt nước 57

3.1.4. Tạo bản đồ vùng ngập 57

3.1.5. Tạo bản đồ dự báo vùng xâm nhập mặn 58

3.2. Đánh giá diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng của huyện
Bình Đại
58

3.2.1. Đánh giá về nguy cơ ngập 59

3.2.2. Đánh giá về nguy cơ xâm nhập mặn 62

3.3. Đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nước biển dâng, xâm nhập
mặn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Đại, tỉnh Bến
Tre đến năm 2050 65

3.3.1. Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông 65

3.3.2.
Bảo đảm quy hoạch sử dụng sử dụng đất đáp ứng đáp ứng chiến lược phát

triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và thích ứng với BĐKH 67

3.3.3. C
huyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu
67

3.3.4. Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập
mặn, rừng phòng hộ 68

3.3.5. Phát triển ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu 69

3.3.6. Một số định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 70


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 77


8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lãnh thổ Việt Nam với tổng số 329.242 km
2
đất tự nhiên trong đó diện tích đất
nông nghiệp chiếm 28,49%, tương đương với 9,382 triệu hécta và được phân thành
8 vùng sinh thái đặc thù (Tổng cục Thống kê, 2008). Những năm qua, nông nghiệp
Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3% năm và đóng góp 22,99% tổng
thu nhập quốc nội GDP trong giai đoạn 2000-2008. Tổng sản lượng lương thực có
hạt đạt 43,26 triệu tấn, trong đó lúa gạo đạt 35,53 triệu tấn. Với thành tựu đó, Việt
Nam không những chỉ đủ lương thực, mà trong những năm vừa qua còn là nước
đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo với hơn 5 triệu tấn vào năm 2008, trên 6
triệu tấn năm 2009 (Tổng cục Thống kê, 2009). Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các
nước khác trong khu vực và trên thế giới đang đứng trước một thách thức và chịu
tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.
Theo cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), Việt Nam
là một trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động
của BĐKH. Kịch bản quốc gia về BĐKH do Bộ Tài nguyên & Môi trường xây
dựng cảnh báo rằng, đến năm 2100, nhiệt độ nước ta sẽ tiếp tục tăng 2,9
o

C vào mùa
mưa và 2,1
o
C vào mùa khô, lượng mưa hàng năm sẽ giảm 6,8% vào mùa khô và
tăng 15,1% vào mùa mưa. Nước biển dâng sẽ tăng thêm 12cm vào năm 2020 và
100cm vào năm 2100. Như vậy, nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các
ngành kinh tế của Việt Nam là rõ rệt và nghiêm trọng.
Vì là một nước nông nghiệp với phần lớn dân số tham gia và chủ yếu sống ở
vùng nông thôn, đối tượng sản xuất nông nghiệp lại nhạy cảm với các vấn đề về
môi trường, do đó ngành nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề nhất do tác
động của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, nghiên cứu về biến đổi khí hậu là một nội dung liên quan đến nhiều
lĩnh vực, đòi hỏi nghiên cứu trong thời gian dài. Do vậy mà hầu hết các nước đang
tiến hành tìm kiếm các giải pháp và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, đánh giá,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việt Nam có một bờ biển dài (trên
3000 km) và hầu hết đất lúa đều nằm ở các vùng hạ lưu các con sông ven biển như
9

châu thổ đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), do
đó được cảnh báo là có nguy cơ cao về các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH như ngập
lụt, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi, hạn hán và thiên tai. Ngoài ra, các biến đổi bất
thường khó dự báo trước về thời tiết, phân bố lượng mưa cũng có thể gây ra hạn
hán, ngập úng cục bộ,… Tất cả những hiện tượng cực đoan này đều ẩn chứa những
mối đe dọa to lớn đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống, nơi mà đa số nông dân
nghèo và nguồn sống chính là dựa vào nông nghiệp,…
Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, việc nghiên cứu đánh giá vùng bị ngập
nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng
sử dụng đất nông nghiệp cho các địa phương ven biển là một nhiệm vụ có tính cấp
thiết cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ứng dụng GIS và các mô hình thuỷ động lực đánh giá qui mô,
diện tích bị ngập nước và xâm nhập mặn làm cơ sở định hướng sử dụng đất nông
nghiệp huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
đến sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu về các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt
Nam.
- Nghiên cứu đánh giá phạm vi ngập nước của huyện Bình Đại khi nước biển
dâng bằng GIS.
- Xác định phạm vi xâm nhập mặn do nước biển dâng trên địa bàn huyện Bình
Đại bằng công nghệ GIS và mô hình thủy động lực.
- Đề xuất một số định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Bình Đại đến
năm 2050 phù hợp với các dự báo về nước biển dâng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn huyện Bình Đại, tập trung chủ yếu vào khu vực
ven biển.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc
10

các nghiên cứu đã triển khai tại Việt Nam, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long để tìm ra những kết quả ưu việt cũng như các tồn tại, hạn chế mà các nghiên
cứu này chưa đề cập đến.
- Phương pháp phân tích không gian bằng GIS: Dựa vào các công cụ trong
GIS tiến hành tích hợp các lớp dữ liệu địa hình, khí tượng thuỷ văn, bản đồ quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp để đánh giá và xác định vùng bị ngập nước của
huyện Bình Đại khi nước biển dâng.
- Phương pháp mô hình hoá: Trên cơ sở dữ liệu không gian là bản đồ địa hình,
số liệu thống kê theo thời gian của mực nước, lưu lượng nước trên hệ thống thuỷ

văn, các điều kiện ban đầu và điều kiện biên của mô hình để giải hệ phương trình vi
phân Saint-Venant, tính toán truyền tải khuếch tán và lan truyền chất và mô phỏng
sự xâm nhập mặn vào hệ thống sông, kênh, trên địa bàn huyện Bình Đại.
- Phương pháp thống kê: dùng để tổng hợp số liệu, tìm ra quy luật của các hiện
tượng để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài cần phải tiến hành thu thập các tài
liệu sau phục vụ cho công tác nghiên cứu:
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/5.000 của khu vực nghiên cứu.
- Số liệu khí tượng, thuỷ văn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Số liệu đo độ mặn tại các trạm thuỷ văn trong vùng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Đại.
- Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012.
- Các tài liệu chuyên ngành.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến
sản xuất nông nghiệp.
Chương 2: Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ngập nước
và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre đến năm 2050.
Chương 3: Đánh giá các vùng ngập nước và xâm nhập mặn phục vụ định
hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đến năm 2050.

11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


1.1. Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng

1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu và nước biển dâng
a. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Khí hậu là tập hợp của những điều kiện khí quyển đặc trưng cho mỗi địa
phương và phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh địa lí của địa phương. Hoàn cảnh địa
lí không những chỉ vị trí (vĩ độ, kinh độ và độ cao) mà còn chỉ đặc điểm của mặt
đất, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật,…[9]. Khí hậu đặc biệt chịu sự
chi phối bởi sự cân bằng giữa năng lượng nhận được từ Mặt trời và phần năng
lượng do Trái đất phản xạ thoát ra ngoài không trung.
Có 4 yếu tố chi phối chính gây thay đổi lớn và lâu dài đến khí hậu Trái đất[6]:
- Yếu tố tự nhiên: (1) Sự thay đổi quỹ đạo của Trái đất khi xoay quanh Mặt
trời; (2) Dao động năng lượng thoát ra từ Mặt trời (3) Thay đổi hình dạng lục địa và
các đặc trưng của bề mặt.
- Yếu tố con người: (4) Thay đổi thành phần khí quyển.
Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC):"Biến đổi
khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển,
sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo". Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu là những biến đổi trong
môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý
hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi
của con người.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto được ký kết nhằm hạn chế
12

và ổn định 6 loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO
2
, CH

4
, N
2
O, HFCs, PFCs và
SF
6
[17]:
- CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF
6
sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống

của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng
nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và
tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. Giai đoạn từ năm 1995 đến 2006
được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục tính từ năm 1850.
Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ 1906-2005) trung bình là 0,74
o
C (từ
0,56
o
C đến 0,92
o
C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3
13

của IPCC là từ 0,6
o
C (từ 0,4
o
C đến 0,8
o

C) trong giai đoạn từ năm 1901-2000. Sự
gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở khu vực
có vĩ độ Bắc cao. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn so với các đại dương.
Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ
đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi sự cân bằng năng lượng của hệ thống khí
hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người tạo ra đã tăng khoảng 70%
so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp trong khoảng thời gian từ 1970 đến
năm 2004.
b. Mực nước biển dâng
Thủy triều ở biển thay đổi theo thời gian là do tác động của Mặt trăng, Mặt
trời và các yếu tố khí hậu khác, trong đó tác động của Mặt trăng và Mặt trời là yếu
tố chính. Vì vậy, thủy triều ở biển lên xuống theo thời gian có tính chu kỳ ngày
đêm, nửa tháng, một tháng, một năm và nhiều năm.
Mực nước đỉnh triều, chân triều chịu sự tác động chính của Mặt trăng, Mặt trời
và các yếu tố khí hậu bình thường, ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố khí
hậu bất bình thường không mang tính quy luật nên rất khó cho việc nghiên cứu chu
kỳ nhiều năm. Mực nước trung bình là yếu tố có tính ổn định cao, ít bị ảnh hưởng
của những hiện tượng khí hậu bất thường. Vì vậy để nghiên cứu chu kỳ nhiều năm
người ta thường nghiên cứu sự biến đổi mực nước biển trung bình.
Ở Việt Nam có 3 trạm hải văn có số liệu nhiều năm là Hòn Dấu (Hải Phòng),
Sơn Trà (Đà Nẵng) và Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Thủy triều ở Hòn Dấu có
chế độ nhật triều ngày lên xuống một lần có biên độ lớn từ 4,0m – 4,5m và có thời
gian quan trắc dài từ năm 1961 đến năm 2006. Thủy triều ở Sơn Trà có chế độ bán
nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ nhỏ từ 1,0 đến 2,0m. Thủy triều ở
Vũng Tàu có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ lớn từ 4,0m –
4,5 m, tài liệu quan trắc thu thập được từ năm 1982 đến năm 2007.
Trong 46 năm (từ 1961 đến 2006), nếu bỏ qua 4 năm (1961 đến 1964) nghi
ngờ có sai số thì mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Hòn Dấu là 204cm
(năm 1984) và thấp nhất là 183cm (năm 1965) (cao độ Hải đồ).
Trong 25 năm (1982 - 2007) mực nước trung bình năm cao nhất của trạm

Vũng Tàu là -18cm vào năm 1996 và thấp nhất là -36cm năm 1982 (cao độ Quốc
14

gia). Biến trình mực nước trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu và Hòn Dấu tuy thay
đổi nhưng vẫn có tính chu kỳ, tuy vậy việc xác định chính xác rất khó khăn. Biến
trình mực nước bình quân 5 năm liên tục ở Hòn Dấu và Vũng Tàu có chu kỳ
khoảng 18 – 20 năm. Kiểm tra lại với biến trình mực nước bình quân liên tục 10
năm ở Hòn Dấu cũng cho thấy tính chu kỳ nhiều năm của thủy triều là khoảng 18 –
20 năm. Biến trình mực nước trung bình 18 năm của Hòn Dấu và Vũng Tàu đều cho
thấy sự gia tăng mực nước biển [7]:
- Ở Hòn Dấu trong vòng 40 năm, mực nước biển trung bình 18 năm sau (1984
– 2001) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm trước (1964 – 1981) là 58,5 mm.
Tính ra độ gia tăng trung bình của nước biển ở Hòn Dấu là khoảng 3,0mm/năm.
Dùng quan hệ H 18 năm ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 1,7 mm.
- Ở Vũng Tàu trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) mực nước biển trung bình
18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999) là
34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Dùng quan hệ H 18 năm ~ T thì
trung bình mỗi năm gia tăng 4,7 mm.
Biến trình mực nước lớn nhất trung bình nhiều năm cũng cho thấy sự gia tăng
rõ rệt:
- Ở Hòn Dấu mực nước lớn nhất trung bình trong 18 năm (1989 - 2006) cao
hơn mực nước trung bình lớn nhất 18 năm (1962 – 1982) là 120 mm, trung bình
mỗi năm gia tăng 5mm. Mực nước lớn nhất theo quan hệ H 18 năm ~ T tăng trung
bình 3,4 mm mỗi năm.
- Ở Vũng Tàu mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn
mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 46,7 mm, trung bình mỗi
năm gia tăng 5,8 mm. Dùng quan hệ H max18 năm ~ T thì mực nước lớn nhất trung
bình - 3 - 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm
(1982 – 1999) là 6,2 mm mỗi năm.
Biến trình mực nước thấp nhất ở cả Hòn Dấu và Vũng Tàu đều chưa phát hiện

thấy sự gia tăng.
15

Sự gia tăng mực nước biển chủ yếu là do sự gia tăng mực nước đỉnh triều.
Theo quan hệ H max18 năm ~ T thì mỗi năm ở Hòn Dấu tăng khoảng 3,4 mm mỗi
năm và ở Vũng Tàu tăng khoảng 6,2 mm mỗi năm. Đây là một nhân tố gây ngập lụt
ở những vùng thấp trũng ở ĐBSCL.
Hình 1.1: Biến trình mực nước trung bình 10 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu
(Nguồn: Nguyễn Đức Khâm, 2009 [7])

1.1.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường xây dựng và công bố năm 2012. Các tính toán trong kịch bản
đã khai thác tối đa các nguồn số liệu, dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt
Nam cập nhật đến năm 2010 và sản phẩm của các mô hình khí hậu, công cụ thống
kê được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam. Các kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam có mức độ chi tiết đến đơn vị hành chính cấp
tỉnh và các khu vực ven biển, đặc biệt là đã bổ sung một số yếu tố cực trị khí hậu,
phục vụ cho công tác tính toán thiết kế và quy hoạch.
Hình 1: Biến trình mực nước trung bình 5 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu
16

a. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ
Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối Thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 1,6 đến lớn hơn 2,2
o
C trên đại bộ phận diện tích phía Bắc (từ Thừa Thiên
Huế trở ra). Mức tăng nhiệt độ từ 1,0 đến 1,6
o
C ở đại bộ phận diện tích phía Nam

(từ Quảng Nam trở vào).
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa Thế kỷ 21, trên đa phần diện tích
nước ta, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng từ 1,2 đến 1,6
o
C. Khu vực từ Hà Tĩnh
đến Quảng Trị có nhiệt độ tăng cao hơn, từ1,6 đến trên1,8
o
C. Đa phần diện tích Tây
Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp hơn, từ dưới từ dưới 1,0
đến 1,2
o
C.
Đến cuối Thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 1,9 đến 3,1
o
C ở hầu khắp diện tích cả
nước, nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng
trên 3,1
o
C. Một phần diện tích Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mức tăng thấp nhất,
từ 1,6 đến 1,9
o
C.
Theo kịch bản phát thải cao, đến cuối Thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có
mức tăng chủ yếu từ 2,5 đến cao hơn 3,7
o
C trên hầu hết diện tích nước ta. Nơi có
mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 2,5
o
C là ở một phần diện tích thuộc Tây Nguyên và
Tây Nam Bộ [4].

b. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa năm
Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa năm tăng đến 5% vào giữa Thế kỷ
21, và trên 6% vào cuối Thế kỷ 21. Mức tăng thấp nhất là ở Tây Nguyên, chỉ vào
khoảng dưới 2% vào giữa và cuối Thế kỷ 21.
Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của lượng mưa năm
trên lãnh thổ Việt Nam từ 1 đến 4% (vào giữa Thế kỷ) và từ 2 đến 7% (vào cuối
Thế kỷ). Tây Nguyên là khu vực có mức tăng thấp hơn so với các khu vực khác trên
cả nước, với mức tăng khoảng dưới 1% vào giữa Thế kỷ và từ dưới 1 đến gần 3%
vào cuối Thế kỷ 21.
Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa năm vào giữa Thế kỷ tăng phổ biến từ
1 đến 4%, đến cuối Thế kỷ mức tăng có thể từ 2 đến trên 10%. Khu vực Tây
Nguyên có mức tăng ít nhất, khoảng dưới 2% vào giữa Thế kỷ và từ 1 đến 4% vào
cuối Thế kỷ 21[4].
17

c. Kịch bản nước biển dâng
Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối Thế kỷ 21, mực nước biển dâng
cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 đến 72cm; thấp
nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 42 đến 57cm. Trung
bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 đến 64cm [4].
Bảng 1.1: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của Thế kỷ 21
2020

2030

2040

2050


2060

2070

2080

2090

2100

Móng Cái-
Hòn Dấu
7-8
10-
12
14-
17
19-
22
23-
29
28-
36
33-
43
38-
50
42-
57

Hòn Dấu-
Đèo Ngang
8-9
11-
13
15-
17
19-
23
24-
30
29-
37
34-
44
38-
51
42-
58
Đèo Ngang-
Đèo Hải Vân
7-8
11-
12
16-
18
22-
24
28-
31

34-
39
41-
47
46-
55
52-
63
Đèo Hải Vân-
Mũi Đại Lãnh
7-8
12-
13
17-
18
22-
25
29-
33
35-
41
41-
49
47-
57
52-
65
Mũi Đại Lãnh-
Mũi Kê Gà
7-8

11-
13
16-
19
22-
26
29-
34
35-
42
42-
51
47-
59
53-
68
Mũi Kê Gà-
Mũi Cà Mau
8-9
11-
13
17-
19
22-
26
28-
34
34-
42
40-

50
46-
59
51-
66
Mũi Cà Mau-
Kiên Giang
9-10
13-
15
18-
21
24-
28
30-
37
36-
45
43-
54
48-
63
54-
72
(Nguồn: Bộ TN&MT,2012[4])
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối Thế kỷ 21, nước biển dâng
cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm; thấp
nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64cm. Trung
bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm [4].


18

Bảng 1.2: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của Thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Móng Cái-
Hòn Dấu
7-8
11-
12
15-
17
20-
24
25-
31
31-
38
36-
47
42-
55
49-
64
Hòn Dấu-
Đèo Ngang
7-8
11-
13

15-
18
20-
24
25-
32
31-
39
37-
48
43-
56
49-
65
Đèo Ngang-
Đèo Hải Vân
8-9
12-
13
17-
19
23-
25
30-
33
37-
42
45-
51
52-

61
60-
71
Đèo Hải Vân-
Mũi Đại Lãnh
8-9
12-
13
18-
19
24-
26
31-
35
38-
44
45-
53
53-
63
61-
74
Mũi Đại Lãnh-
Mũi Kê Gà
8-9
12-
13
17-
20
24-

27
31-
36
38-
45
46-
55
54-
66
62-
77
Mũi Kê Gà-
Mũi Cà Mau
8-9
12-
14
17-
20
23-
27
30-
35
37-
44
44-
54
51-
64
59-
75

Mũi Cà Mau-
Kiên Giang
9-10
13-
15
19-
22
25-
30
32-
39
39-
49
47-
59
55-
70
62-
82
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2012[4])
Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào cuối Thế kỷ 21, nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105cm; thấp
nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 66 đến 85cm. Trung
bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78 đến 95cm.
Bảng 1.3: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của Thế kỷ 21
2020

2030


2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Móng Cái-Hòn Dấu 7-8 11-13

16-18

22-26

29-35

38-46

47-58

56-71

66-85


Hòn Dấu- Đèo Ngang 8-9 12-14

16-19

22-27

30-36

38-47

47-59

56-72

82-94

Đèo Ngang-Đèo Hải Vân 8-9 13-14

19-20

26-28

36-39

46-51

58-64

70-79


83-97

Đèo Hải Vân-Mũi Đại Lãnh

8-9 13-14

19-21

27-29

36-40

47-53

58-67

70-82

84-
102
Mũi Đại Lãnh-Mũi Kê Gà

8-9 13-14

19-21

27-30

37-42


48-55

59-70

72-85

79-99

Mũi Kê Gà-Mũi Cà Mau 8-9 13-14

19-21

26-30

35-41

45-53

56-68

68-83

85-
105
Mũi Cà Mau- Kiên Giang

9-10

14-15


20-23

28-32

38-44

48-57

60-72

72-88

62-82

(Nguồn: Bộ TN&MT,2012[4])
19

Theo kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam (bảng 1.3), đến năm 2050, nước
biển sẽ dâng cao thêm 32cm. Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu cũng dự
báo rằng cuối Thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm. Tuy nhiên
các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối Thế
kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm- tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC.
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam:
Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. Nhiệt độ ở
các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa. Đến cuối Thế kỷ
21, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm từ 2,5
o
C đến lớn hơn 3,7
o

C theo kịch bản
phát thải cao và 1,6
o
Cđến 2,2
o
C theo kịch bản phát thải thấp. Biên độ dâng cao mực
nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, mặc dù vậy vẫn chỉ là tương
đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007.
BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu
vực miền Trung - Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà
thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở
Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên
Với nguy cơ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đối với
các cộng đồng dân cư ven biển là không thể tránh khỏi. Theo đánh giá của Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc (năm 2007), Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước
đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất trước sự biến đổi khí hậu. Nếu mực nước
biển tăng 1mthì sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10%
diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích tích thuộc các
tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ
bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9%
dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển
miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp;
trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh
lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng [4].
20

1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến cây trồng
Những thay đổi về nhiệt độ, lượng carbon dioxide (CO
2

), và tần số, cường độ
của thời tiết cực đoan có thể có tác động đáng kể đến năng suất cây trồng.
Nhiệt độ ấm hơn có thể làm cho nhiều loại cây trồng phát triển nhanh hơn,
nhưng cũng có thể làm giảm sản lượng. Cây trồng có xu hướng phát triển nhanh
hơn trong điều kiện ấm hơn. Tuy nhiên, đối với một số cây trồng (như ngũ cốc),
tăng trưởng nhanh làm giảm thời gian mà các hạt có để phát triển và trưởng thành.
Điều này có thể làm giảm sản lượng.
Bảng 1.4: Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chính
Chỉ tiêu
Dự báo đến 2030 Dự báo đến 2050
Sản lượng
(ngàn
tấn)
Tỷ lệ
(%)
Sản lượng

(ngàn
tấn)
Tỷ lệ
(%)
1. Cây lúa -2.031,87

-8.37

-3.699,97

-15,24

1.1. Giảm sản lượng do thiên tai

1
-65,27

-0,18

- 65,27

-0,18

1.2. Giảm sản lượng do suy giảm
tiềm năng năng suất
-1.966,6

-8.10

-3.634,7

-14.97

- Lúa xuân -1.222,8

-7,93

-2.159,3

-14,01

- Lúa hè thu -743,8

-8,40


-1.475,4

-16,66

2. Cây ngô -500,4

-18,71

-880,4

- 32,91

3. Cây đậu tương - 14,38

-3,51

-37,01

-9,03

Ghi chú: Sản lượng năm 2008 được đem so sánh để tính % đánh giá tác động của BĐKH.
(Nguồn:Viện Môi trường Nông nghiệp, 2010[19])
1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến vật nuôi
Hạn hán, lũ lụt có thể đe dọa nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.Đối với
các loài động vật sống dựa vào lương thực thì những thay đổi trong sản xuất cây
trồng do hạn hán, lũ lụt cũng có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Biến đổi
khí hậu có thể làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt

1

Thiệt hại sản lượng lúa do thiên tai tạm tính bằng mức bình quân chung giai đoạn 1989-2008, dựa vào
nguồn số liệu của Bộ NN&PTNT, 1989-2008
21

động chăn nuôi. Trong khu vực có lượng mưa tăng, độ ẩm - tác nhân gây bệnh phụ
thuộc có thể phát triển mạnh [19].
1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản
Nước biển dâng làm cho môi trường nước thay đổi. Nhiệt độ nước biển tăng
gây bất lợi về nơi cư trú của một số thủy sản, quá trình khoáng hóa và phân hủy
nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn
hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác, ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng thương phẩm của thủy sản; thúc đẩy quá trình suy thoái của san hô hoặc thay
đổi quá trình sinh lý và sinh hóa trong quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Làm
thay đổi về vị trí, cường độ dòng triều, các vùng nước trồi và gia tăng tần số, cường
độ bão cũng như các xu thế nhiễu động và các xoáy nhỏ. Cường độ bão tăng kết
hợp với mưa bão tăng, nồng độ muối giảm ảnh hưởng đến sinh thái của một số loài
nhuyễn thể.
Hàm lượng ôxy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy
sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với môi trường thủy sản từ
trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh. Các điều kiện thủy lý và thủy hóa
có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh.
Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừng ngập
mặn. Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt.
Biến đổi khí hậu gây suy giảm sản lượng và chất lượng thủy sản biển cũng
như thủy sản nước ngọt, diện tích nuôi trồng thủy sản, thời gian đánh bắt và năng
suất khai thác nghề cá trên biển. Chi phí tu sửa, bảo dưỡng, xây dựng mới bến bãi,
cảng cá, ngư cụ, tàu thuyền đều gia tăng đáng kể [19].
1.2.4. Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong sản
xuất nông nghiệp
Một số biện pháp thích ứng với BĐKH đã được áp dụng cho nông nghiệp tại

các địa phương như sau như sau:
- Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản:
Kinh nghiệm này được phổ biến nhiều ở miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL, tuy
nhiên nó cũng có thể được áp dụng cho hầu hết các vùng ven biển khi nước biển
dâng cao, đất và nước tưới bị nhiễm mặn, hiệu quả kinh tế của trồng lúa và cói rất
22

thấp, do vậy nông dân đã lựa chọn sang nuôi trồng thủy sản. Năng suất cói ở những
vùng này bị suy giảm từ 50-70%, nông dân đã xây dựng các ao thả cá ngay tại đồng
ruộng của mình để nuôi cá và tôm. Tuy nhiên, mô hình canh tác này cũng chỉ được
áp dụng trên một số vùng nhất định có điều kiện phù hợp thuận lợi cho việc chuyển
đổi sang nuôi trồng thủy sản [20].
- Chuyển trồng lúa sang trồng cây ăn quả:
Kinh nghiệm chuyển đổi lúa sang trồng cây ăn quả được áp dụng phổ biến ở
khắp nơi trên cả nước từ khi có phong trào dồn điền đổi thửa, rất nhiều trang trại
được hình thành với mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng tại vùng trũng, năng suất
lúa thấp và bấp bênh do thường xuyên bị ngập và tiềm năng năng suất thấp. Tại
vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL thì những mô hình chuyển đổi này rất phổ biến và
đã hình thành miệt vườn xoài, cam và các loại hoa quả có giá trị khác. Miệt vườn có
thể hình thành do san lấp đất từ bên ngoài nhưng cũng có thể được thiết kế bằng
phương pháp đào rãnh lên líp kết hợp cả trồng cây ăn quả và nuôi cá [20].
- Canh tác trên vùng đất ngập nước:
Tại các tỉnh phía Nam vì có chế độ nhiệt và ánh sáng quanh năm ổn định và
thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của lúa nên người dân có thể trồng cấy quanh
năm không phân biệt mùa vụ, không có quy hoạch về mặt không gian và thời gian,
tạo ra các cánh đồng xôi đỗ và xen kẽ giữa các loại cây trồng, các lứa cây trồng
khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự duy trì và lan truyền các loại dịch bệnh
và sâu hại từ những ruộng đã thu hoạch sang những ruộng còn non. Mặt khác, mùa
vụ hỗn hợp này cũng khó khăn cho việc quản lý ngập lụt vào mùa mưa kể từ khi
nước biển dâng lên và diện tích ngập lụt ngày càng nhiều. Một ví dụ tiêu biểu là đại

dịch rầy nâu trong những năm trước đây đã phá hoại một diện tích rất lớn lúa của
đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, vùng ĐBSCL tìm các giải pháp thích ứng cụ
thể như sau:
+ Thời vụ hóa các công thức luân canh:
Công thức luân canh mới được hình thành từ khoảng năm 2004 với công thức
chính là: lúa đông xuân (tháng 11-tháng 2) - lúa mùa sớm (tháng 3-tháng 5) - lúa
mùa trung (tháng 6-tháng 8) – lúa mùa muộn (tháng 9 - tháng 11). Đây là công thức
luân canh tốt nhất cho cả vùng, tuy nhiên công thức luân canh phổ biến hiện nay là
23

3 vụ lúa bởi vì từ giữa tháng 9 mùa mưa bắt đầu kèm theo nước biển dâng và lũ từ
đầu nguồn sông Cửu Long kéo về. Công thức luân canh mới có tác dụng rất lớn
trong việc ngăn chặn được sự lan truyền và kế thừa sâu bệnh, góp phần ổn định
năng suất và sản lượng lúa của vùng. Tuy nhiên phụ thuộc vào độ thích nghi cây
trồng mà người nông dân có thể bố trí các công thức luân canh với thu nhập khác
nhau, ví dụ có thể thay thế 1 hoặc 2 vụ lúa bằng các loại cây trồng khác như dưa
hấu, đậu tương, lạc với thu nhập cao hơn trồng lúa [20].
+ Mô hình lúa - cá:
Mô hình này ngày càng được áp dụng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Tại các vùng này vào mùa mưa, mực nước biển lại dâng cao,
kết hợp lũ thượng nguồn, diện tích ngập lụt ngày càng tăng, khả năng canh tác bị
hạn hẹp, năng suất bấp bênh. Từ công thức luân canh cũ là 3 vụ lúa, ngày nay người
nông dân mạnh dạn chuyển vụ lúa 3 sang nuôi cá ngay trên đồng ruộng của mình
bằng cách dùng lưới quây xung quanh ruộng. Cá có thể được thu hoạch vào cuối
mùa mưa, khi nước rút xuống và đất lại được sử dụng cho việc trồng lúa. Vụ cá này
có thể có thu nhập cao hơn so với vụ lúa 3 [20].
1.2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến
sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre
Trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến ngành sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dânvùng Đồng bằng

sông Cửu Long và tỉnh Bến Tre nói riêng, trong thời gian qua, đã có những nghiên
cứu nhằm đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bến Tre và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nước biển dâng và xâm nhập mặn.
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre
trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia của PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến
hầu hết các lĩnh vực, các khu vực, các ngành, dễ bị tổn thương trong đó có ngành
sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đồng thời đề xuất các kế hoạch hành động ứng phó
cụ thể cho tỉnh Bến Tre.
- Tác động của khí hậu lên nguồn nước và ảnh hưởng của nó đến sản xuất lúa
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của TS. Nguyễn Duy Khang - Viện Khoa học
24

Thủy lợi Miền Nam và TS. Akihiko KOTERA, TS. Masayuki YOKOZAWA - Viện
Nông nghiệp Quốc gia Nhật Bản. Nghiên cứu đã đánh giá các tác động tiềm năng
của hiện tượng nước biển dâng và sự thay đổi trong dòng chảy đến ở thượng lưu
sông Mêkông tới xâm nhập mặn và lũ ở ĐBSCL. Từ đó, tiến hành đánh giá ảnh
hưởng của những thay đổi đó tới thời đoạn trồng lúa tiềm năng. Phân tích đánh giá
rủi ro cũng đã được thực hiện với giả thiết là không có giải pháp giảm nhẹ nào được
áp dụng.
- Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển- bài
nghiên cứu chính sách Ngân hàng Thế giới, của nhóm tác giả: Susmita Dasgupta,
Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler và Jianping Yan, đề cập đến vấn đề
nước biển dâng ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long .
Nghiên cứu đã phân tích và đưa ra các chỉ số tác động tiêu cực ảnh hưởng tới lĩnh
vực nông nghiệp của hai địa phương nói trên của Việt Nam.
1.3. Các mô hình đánh giá ngập lụt và xâm nhập mặn
Để tính dòng chảy lũ kiệt, trạng thái xâm nhập mặn, trạng thái ô nhiễm hữu
cơ, trên các hệ thống sông, kênh của Việt Nam, chủ yếu là ĐBSCL, hệ thống sông
Sài Gòn- Đồng Nai- Thị Vải,… người ta thường sử dụng mô hình tính toán dòng

chảy và chất lượng nước xuất phát từ hệ phương trình Saint - Venant một chiều (ở
các dạng khác nhau) và các phương trình lan truyền chất một chiều. Tuy nhiên, sơ
đồ và thuật toán giải các hệ phương trình này lại khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn
của tác giả của từng mô hình, từ đó độ chính xác của kết quả cũng như thời gian
tính toán có khác nhau.
1.3.1. Mô hình MIKE
Phần mềm tạo mô hình mô phỏng dòng chảy và chất lượng nước có tính
thương mại rất phổ biến trên thế giới là bộ MIKE, trong đó có MIKE11 (với modul
thủy lực HD, modul tính mặn, chất lượng nước AD, ECOLAB,…). Đây là bộ phần
mềm của viện DHI Đan Mạch được ứng dụng, nghiên cứu cho dự án quy hoạch và
quản lý tài nguyên nước và phòng chống thiên tai tại nhiều nước trên thế giới như
Nhật Bản, Thái Lan, Bangladesh,… Trong khuôn khổ của Dự án tăng cường năng
lực các viện ngành nước ở Việt Nam, DHI đã đào tạo và chuyển giao bản quyền cho
một số cơ quan ngành nước thuộc Bộ NN&PTNT
25

Để tính toán dòng chảy trên các sông, kênh, MIKE11 sử dụng hệ phương trình
Saint- Venant một chiều và sử dụng sơ đồ sai phân 6 điểm xen kẽ Q, H của Abbott
và Ionescu; tài liệu địa hình được cho tại các mặt cắt tính H; vận tốc u được tính tại
điểm Q. Hệ phương trình sai phân được giải trực tiếp và bằng phương pháp lặp, vì
vậy tốc độ tính toán chậm và cần có kinh nghiệm xử lý khi tạo điều kiện ban đầu
(hotstart file).
Trong modul AD đã sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn cho phương trình
lan truyền chất một chiều, vì thế thường gặp hiện tượng khuếch tán số ảnh hưởng
đến độ chính xác của kết quả như nồng độ có khi bị âm hoặc không có nguồn chất
trong miền mà nồng độ trong miền cao hơn giá trị ở biên,…
Để sử dụng công cụ GIS, trong MIKE11 đã dùng kết hợp với bộ phần mềm
ArcView/ArcGIS để tổ chức cơ sở dữ liệu và biểu diễn kết quả. MIKE11 có các ưu,
nhược điểm sau[18]:
Ưu điểm:

+ Giao diện đẹp, mạnh và hữu hiệu. Phần kết nối với công cụ GIS rất mạnh,
kể cả việc tạo database;
+ Các tiện ích đầy đủ, dễ dàng cho người sử dụng, thuận tiện giải quyết các
bài toán vừa và nhỏ.
Nhược điểm:
+ Đây không phải là phần mềm mã nguồn mở nên người sử dụng khó tùy biến,
cập nhật;
+ Khi phải giải các bài toán lớn như cho ĐBSCL trong thời gian dài (mô
phỏng một năm cho lũ và cạn), MIKE11 đòi hỏi nhiều thời gian tính toán trên máy
không thuận tiện cho chạy hiệu chỉnh;
+ Đòi hỏi kinh nghiệm người sử dụng khi phải tạo hotstart file và thường xuất
phát từ bước thời gian nhỏ;
+ Độ chính xác của kết quả tính, đặc biệt là bài toán lan truyền chất (mặn,
BOD, DO,…) đôi khi không bảo đảm do bản chất thuật toán được sử dụng (khuếch
tán số dẫn đến nồng độ âm hoặc nồng độ sát biên lớn hơn biên khi không có nguồn
trong miền [18].

×