Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của nhà máy may kim bình kim bảng hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 96 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM THỊ THANH THỦY




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA NHÀ MÁY MAY KIM BÌNH - KIM BẢNG – HÀ NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM THỊ THANH THỦY



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA NHÀ MÁY MAY KIM BÌNH - KIM BẢNG – HÀ NAM





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Thị Thanh Thủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS
Nguyễn Xuân Thành đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và sinh hoạt tại trường
trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cô trong khoa Môi trường đã hết sức
giúp đỡ, giảng dạy cho tôi trong những học kỳ vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Khoa học Công
nghệ đã tạo điều kiện cho tôi học tập và làm việc trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn công ty TNHH May Kim Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc
thu thập thông tin, số liệu của nhà máy.
Xin cảm ơn gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc hỗ trợ

và tạo nghị lực cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh, chị, các bạn trong lớp KHMTK21C đã
luôn bên tôi trong 02 năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2014
Học viên thực hiện



Phạm Thị Thanh Thủy







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
Chương I . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp giặt may 3
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển công nghệ Wash 3
1.1.2. Tình hình sử dụng công nghệ giặt mài 3
1.2. Công nghệ giặt tẩy - Wash 4
1.2.1. Quy trình công nghệ Wash 4
Công nghệ Garment 5
1.2.2. Đặc tính của nước thải giặt may 8
1.2.2.2. Thành phần, tính chất nước thải giặt may 9
1.2.3. Các phương pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm 12
1.3. Tổng quan các công nghệ xử lý nước thải giặt may 12
1.3.1. Các công nghệ xử lý nước thải dệt may hiện nay 13
1.3.2. Công nghệ xử lý nước thải giặt tẩy trên thế giới 16
1.3.3. Công nghệ xử lý nước thải giặt tẩy ở Việt Nam 18
1.4. Giới thiệu nhà máy May Kim Bình 19
1.4.1. Giới thiệu về cụm CN - TTCN Kim Bình 19
1.4.2. Lịch sử hình thành nhà máy may Kim Bình 21
1.4.3. Vị trí địa lý của nhà máy. 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4.4. Cơ sở hạ tầng của nhà máy May Kim Bình 22
1.4.5. Chế độ làm việc của nhà máy 24
1.4.6. Tổ chức quản lý của nhà máy 24
Chương II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26

2.2.1. Quy mô sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy 26
2.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nước thải của nhà máy 26
2.2.3. Đánh giá thực trạng xử lý nước tại thải nhà máy 26
2.2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý của nhà máy 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu 26
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 27
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu 27
2.3.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 29
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 30
2.3.6. Phương pháp so sánh 30
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Quy mô, công nghệ sản xuất của nhà máy May Kim Bình 31
3.1.1. Quy mô sản xuất của nhà máy 31
3.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy 31
3.1.3. Hiện trạng môi trường tại nhà máy 35
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải của nhà máy 40
3.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sạch 40
3.2.2. Nguồn gốc, khối lượng, thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt 41
3.2.3. Nguồn gốc, khối lượng, thành phần tính chất nước thải sản xuất 45
3.3. Thực trạng xử lý nước tại thải nhà máy 47
3.3.1. Giới thiệu về quy trình công nghệ xử lý nước thải. 47
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của từng công trình trong hệ thống 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.3. Hiệu quả xử lý nước thải dệt may Kim Bình qua các giai đoạn bể. 62
3.3.4. Hiện trạng nước mặt nơi tiếp nhận nguồn nước thải của nhà máy 69
3.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý của nhà máy 70
3.4.1. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý Môi trường của nhà máy 70

3.4.2. Một số giải pháp quản lý môi trường tại nhà máy 71
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG

Bảng 1. Tính chất nước thải giặt may một số nhà máy ở Việt Nam 9
Bảng 2.Thành phần chung của nước thải giặt may 10
Bảng 3. Cơ cấu sử dụng đất của nhà máy May Kim Bình 23
Bảng 4. Số lượng lao động của nhà máy 25
Bảng 5. Vị trí lấy mẫu trạm xử lý nước thải May Kim Bình 27
Bảng 6. Phương pháp phân tích các thông số tại hiện trường 28
Bảng 7. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm 29
Bảng 8. Quy mô sản xuất của nhà máy năm 2013 31
Bảng 9. Hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy may Kim Bình 36
Bảng 10. Danh sách chất thải thông thường của nhà máy 38
Bảng 11. Danh sách chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên của nhà máy 38
Bảng 12. Lượng nước sử dụng của nhà máy May Kim Bình 40
Bảng 13. Nhu cầu sử dụng nước công đoạn giặt 41
Bảng 14. Khối lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy 42

Bảng 15. Thành phần nước thải sinh hoạt từ khu nhà ăn của nhà máy may Kim Bình
42
Bảng 16. Nồng độ các chất ô nhiễm còn lại sau khi xử lý bằng bể tự hoại 45
Bảng 17. Lượng nước thải sản xuất của nhà máy may Kim Bình 45
Bảng 18. Kết quả phân tích nước thải giặt mài của nhà máy may Kim Bình 46
Bảng 19. Cơ cấu nước thải cần phải xử lý của nhà máy theo trung bình Quý IV –
2013 47
Bảng 20. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải tại vị trí NT1 51
Bảng 21. Các thông số thiết kế Hố thu nước thải 52
Bảng 22. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải tại NT2 52
Bảng 23. Thông số thiết kế bể lắng sơ cấp 53
Bảng 24. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải tại vị trí NT3 54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 25. Thông số thiết kế bể điều hòa 55
Bảng 26. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải ở vị trí NT4 56
Bảng 27. Thông số thiết kế bể xử lý hiếu khí 57
Bảng 28. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải NT5 58
Bảng 29. Thông số thiết kế bể lắng thứ cấp 59
Bảng 30. Nồng độ chất ô nhiễm ở vị trí NT6 59
Bảng 31. Thông số thiết kế của bể lọc 60
Bảng 32. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý 61
Bảng 33. Thông số thiết kế bể bùn 61
Bảng 34. Tổng hợp hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải May Kim Bình 69
Bảng 35. Chất lượng nước mặt tại nơi tiếp nhận nguồn thải của nhà máy 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

STT TÊN HÌNH TRANG


Hình 1. Sơ đồ quy trình công nghệ Garment Wash (Giặt thông thường) 5
Hình 2. Công nghệ Stone Wash 6
Hình 3. Công nghệ Jean Wash 7
Hình 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải - Công ty sản xuất vải sợi bông Stork
Aqua 16
Hình 5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải– công ty Schiesser Sachen (CHLB Đức) 17
Hình 6. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty giặt tẩy Yên Chi, khu công nghiệp
Tân Tạo, Tp Hồ Chí Minh. 18
Hình 7. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty giặt tẩy Nơ Xanh, Quận 7, thành
phố Hồ Chí Minh 18
Hình 8. Hệ thống xử lý nước thải công ty giặt tẩy Excel Kind – Đông Á, Huyện Củ
Chi, tp Hồ Chí Minh 19
Hình 9. Sơ đồ mặt bằng quy hoạch tổng thể nhà máy May Kim Bình 22
Hình 10. Sơ đồ quản lý của nhà máy 24
Hình 11. Sơ đồ vị trí lấy mẫu trạm xử lý nước thải Kim Bình 28
Hình 12. Sơ đồ dây chuyền sản xuất quần bò kèm dòng thải 32
Hình 13. Sơ đồ dây chuyền sản xuất quần âu, áo Jacket và áo rét kèm dòng thải 34
Hình 14. Sơ đồ bể tách dầu mỡ 43
Hình 15. Sơ đồ bể tự hoại 4 ngăn. 44
Hình 16. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy may Kim Bình 48
Hình 17. Mặt bằng tổng thể trạm xử lý nước thải 50
Hình 18. Diễn biến pH trong quá trình xử lý nước thải nhà máy May Kim Bình 62
Hình 19. Diến biến xử lý độ màu qua từng giai đoạn của trạm xử lý 63
Hình 20. Diễn biến xử lý chất rắn lơ lửng qua từng giai đoạn của trạm xử lý nước
thải Kim Bình 64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

Hình 21. Diễn biến xử lý COD qua từng giai đoạn của trạm xử lý nước thải Kim
Bình 65
Hình 22. Diễn biến xử lý BOD
5
trong nước thải của trạm xử lý nước thải nhà máy
May Kim Bình 66
Hình 23. Diễn biến xử lý Nito tổng qua từng giai đoạn của trạm xử lý nước thải
Kim Bình 66
Hình 24. Diễn biến chất lượng photpho tổng qua các giai đoạn xử lý 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BOD
5
Nhu cầu ôxy sinh học
COD Nhu cầu ôxy hóa học
Cụm CN Cụm Công nghiệp
MT Môi trường
QCVN Quy chuẩn VIệt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TSS Tổng chất rắn lơ lửng

Tổng – N Tổng Nitơ
Tổng – P Tổng Phốtpho
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng bỏng,
cần được sự quan tâm ủng hộ của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề
đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cần phải cải thiện môi
trường đang bị ô nhiễm bởi các chất độc hại phát sinh từ các ngành công nghiệp và
hoạt động sản xuất. Điển hình trong số đó là ngành công nghiệp dệt may đang phát
triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao ở Việt Nam.
May Kim Bình là một doanh nghiệp mới với 100% vốn đầu tư nước ngoài,
nằm trong khu công nghiệp – TTCN Kim Bình – Kim Bảng - Hà Nam, chuyên sản
xuất trong ngành may mặc phục vụ xuất khẩu với các loại quần bò, quần âu, áo
jacket, áo khoác với tổng công suất là 4.400.000 sản phẩm/năm. Nhà máy áp dụng
công nghệ giặt – Công nghệ Wash để xử lý tất cả các sản phẩm sau khi may nói
chung và công nghệ mài với quần bò, là một tiến bộ kỹ thuật trong ngành may mặc,
tạo ra được sự thỏa mãn với yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu
tố tiến bộ kỹ thuật này, ngành may mặc cũng là một ngành sản xuất tạo ra lượng lớn
nước thải, có độ kiềm cao, độ màu lớn và độc hại, cần xử lý trước khi xả thải vào
nguồn tiếp nhận.
Hiện nay, nhà máy đã xây dựng và hoạt động trạm xử lý nước thải tập trung
với công suất cao nhất là 2800 m
3

/ngày đêm, đảm bảo thực hiện tốt công trình giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trạm xử lý
nước thải của nhà máy hoàn toàn độc lập với cụm công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp Kim Bình. Nước sau khi xử lý được thải trực tiếp ra mương tiếp nhận phía
trước cổng nhà máy, lưu lượng xả thải thuộc giấy phép xả thải 25/GP-UBND của
UBND tỉnh Hà Nam. Do đó, nước thải sau khi đi ra từ trạm xử lý phải đảm bảo đạt
QCVN 13:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
công nghiệp dệt may (cột B) theo đúng cam kết trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Do vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của nhà máy May Kim
Bình – Kim Bảng – Hà Nam”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của nhà máy May Kim
Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam;
- Đề xuất được giải pháp quản lý và xử lý nước thải của nhà máy May Kim
Bình tại cụm công nghiệp - TTCN Kim Bình – Kim Bảng – Hà Nam.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Chỉ ra được lượng xả thải ngày, đêm của nhà máy May Kim Bình tại cụm
công nghiệp Kim Bình – Kim Bảng – Hà Nam.
- Chỉ rõ những ưu nhược điểm, những bức xúc trong công tác quản lý và xử lý
nước thải tại cụm công nghiệp Kim Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương I . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp giặt may
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển công nghệ Wash
Từ khi xuất hiện những chiếc quần bò ở nước Mỹ vào thế kỷ 19, những người
tìm vàng đã thấy sự tiện lợi và thoải mái của chiếc quần may bằng vải bạt. Từ đó
xuất hiện kỷ nguyên độc chiếm của chiếc quần Jean như là mốt thời thượng của giới
trẻ những năm trước đây. Chính xuất phát từ yêu cầu này đã xuất hiện một công
nghệ mới phục vụ thị hiếu của khách hàng: Công nghệ giặt mài. Mục đích làm cho
quần áo bò đa dạng kiểu dáng, màu sắc, bạc cấn, sườn lai và tạo bông nghệ thuật
trên sản phẩm (Nhà máy thời trang Phong Phú).
Công nghệ giặt từ mục đích sử dụng cho vải Jean, ngày nay chuyển sang cho
vải chéo, vải kaki, và các loại vải thời trang có pha cotton. Vì vậy, tất cả những nhà
máy sản xuất quần áo may sẵn đều phải có một dây chuyền giặt để phục vụ khâu
hoàn tất sản phẩm may mặc 100% cotton. Bởi vì sản phẩm 100% cotton có độ co
rút lớn sau khi gia công, nhất là khi qua khâu giặt lần đầu tiên, các thông số quần áo
thay đổi. Vì vậy khâu giặt sẽ giải quyết triệt để vấn đề này, khách hàng sẽ hoàn toàn
thoải mãn khi khoác lên người bộ quần áo đã được xử lý hoàn tất giặt (Nhà máy
thời trang Phong Phú).
1.1.2. Tình hình sử dụng công nghệ giặt mài
Xu hướng thế giới gần đây trở về sử dụng sản phẩm may mặc từ sợi thiên
nhiên như bông, lanh, tơ tằm… nhất là hàng cotton được sử dụng rất phổ biến nhờ
những phẩm chất tốt của vải bông và pha bông.
Hàng Jean rất phổ biến trên thế giới được giới trẻ rất ưa chuộng vì tính tiện lợi
của nó, 100% sản phẩm Jean đều phải qua qua khâu Jean Wash.
Hàng kaki: xu hướng hiện nay rất chuộng quần kaki cho mọi lứa tuổi. Sản
phẩm từ quần kaki cao cấp hầu như 100% đều qua công nghệ xử lý wash như công
nghệ Garment Wash, Stone Wash và phổ biến nhất là Bio Wash để tạo nhung cho
sản phẩm quần áo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


Hàng trẻ em: xu hướng thời trang trẻ em hiện nay chủ yếu dung vải cotton để may
các bộ com lê đảm bảo các tính chất tiện dụng, thấm tốt và mặc vừa vặn ngay sau khi
mua hàng. Công nghệ giải quyết vấn đề này là Garment Wash.
Vì vậy, hướng lựa chọn công nghệ Wash áp dụng cho hoàn tất sản phẩm may
mặc là một hướng đi đúng hợp thời trang và thị hiếu của khách hàng trong nước và
quốc tế. Công nghệ Wash hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhất là
các nước phát triển như Mỹ, Nhật và Tây Âu… (Lê Đình Tuấn, 2005).
Ở Việt Nam, công nghệ này được du nhập vào những năm 80 và rất phổ biến
tại thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 90 của thế kỷ trước. Các công ty sử
dụng công nghệ này để xuất khẩu hàng hóa như Legamex, Việt Thắng, Phong
Phú… và nhiều công ty liên doanh nước ngoài khác (Lê Đình Tuấn, 2005).
1.2. Công nghệ giặt tẩy - Wash
1.2.1. Quy trình công nghệ Wash
Ngành công nghiệp giặt mài có nhu cầu tiêu thụ nước rất lớn, có nhiều loại
hình wash khác nhau như: garment wash, sand wash, bio wash, stone wash, enzyme
cắt lông, …và ngành này cũng sử dụng nhiều loại hóa chất tẩy khác nhau để giặt
tẩy. Tính chất nước thải của ngành này thay đổi tùy thuộc vào loại sản phẩm cần
giặt, công đoạn giặt tẩy. Do đó, nước thải của khâu wash có chứa một lượng lớn
chất tẩy, đá dùng để wash, có mùi thuốc tẩy gây khó chịu và tùy thuộc vào màu của
sản phẩm yêu cầu mà độ màu của khâu wash thay đổi rất lớn (Nguyễn Tuấn Đạt,
2006).
Nguyên liệu chủ yếu của ngành giặt tẩy là bột giặt, các tác nhân giặt mài như
đá wash, thuốc tẩy,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Công nghệ Garment



















Hình 1. Sơ đồ quy trình công nghệ Garment Wash (Giặt thông thường)

Đây là công nghệ cơ bản nhất của mọi quy trình công nghệ Wash trong hoàn
tất hàng may mặc. Sau khi Wash, mặc hàng sẽ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu, bề
mặt vải được giữ nguyên, độ co rút ít, độ bạc màu và cấn trắng ít (Nguyễn Tuấn
Đạt, 2006).
Chu
ẩn bị

Giặt
R
ũ hồ

Sấy

Là ủi
H
ồ ho
àn

Đóng gói
Sản phẩm may mặc
Kiểm tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Công nghệ Stone Wash:

















Hình 2.Công nghệ Stone Wash

Công nghệ Stone Wash làm cho quần áo Jean đốm đều trên mặt vải, có thể làm
đậm, nhạt từng vùng, từng chỗ khác nhau, bạc cấn trắng ở đường may 2 kim, ở vai,
ở lưng, làm bạc màu toàn thân quần áo…
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà ta có thể làm lem màu hoặc không
lem màu trên lớp bông của mặt vải. Vải sau khi Wash rất mềm mại, dễ chịu, tạo
cảm giác nhẹ nhàng và mướt, trơn (Nguyễn Tuấn Đạt, 2006).
Đặc trưng chủ yếu của công nghệ này là sử dụng đá xốp nhẹ có nguồn gốc
khoáng thạch từ núi lửa để mài và tạo bông cho quần kaki, Jean có thể thực hiện
mài bằng tay hay mài trên máy Wash.
Theo quy trình Stone Wash công nghệ quan trọng nhất là Stone Wash.
Đá trước khi đưa vào Wash phải được lựa chọn thật kỹ theo đúng yêu cầu kỹ
thuật: đá nhẹ, xốp, bỏ vào nước không chìm, không có nhiều tạp chất sắt.
Đóng gói


ủi

S
ấy

H
ồ ho
àn

Gi
ặt tách đá

Stone

Wash


Gi
ặt

R
ủ hồ

Chu
ẩn bị

Qu
ần á
o Jeans

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Sau đó là bước tách đá và giặt sạch đá nằm trong túi lót quần áo. Đây là công
đoạn nặng nhọc vất vả nhất, nhưng bù lại hàng Stone Wash có chất lượng cao và
được sử dụng trong đơn hàng cao cấp. Đây là công nghệ được mọi người ưa chuộng
(Nhà máy thời trang Phong Phú).
 Công nghệ Jean Wash:




























Hình 3. Công nghệ Jean Wash
H
ồ ho
àn

S
ấy

Đóng gói

ủi


Kh
ử hóa chất

Tẩy màu, tạo
bông, t
ạo dáng

Gi
ặt tách đá

Bioston Wash

Gi
ặt

R
ủ hồ

Sản phẩm Jeans
Chuẩn bị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Đây là công nghệ Wash tương đối phức tạp, kết hợp giữa công nghệ Bio Wash
và sử dụng đá mềm trong quá trình Wash.
Ngoài ưu điểm như sản phẩm của Stone Wash, sản phẩm sau Jean Wash do sử
dụng kết hợp với hóa chất cắt lông đã tạo ra một lớp tuyết trên bề mặt vải và đốm
trắng xanh tùy theo sở thích của khách hàng (Lê Đình Tuấn, 2005).
1.2.2. Đặc tính của nước thải giặt may

1.2.2.1. Chất hoạt động bề mặt có trong nước thải giặt may
Một phần tử chất hoạt động bề mặt gồm 2 phần: phần kỵ nước và phần ưa nước.
Các chất hoạt động bề mặt được chia làm bốn nhóm chính:
- Các chất hoạt động bề mặt anionic: có nhóm hữu cực mang điện tích âm (-
COO
-
, -SO
3
-
, -SO
4
-
) liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước.
Ví dụ: các xà phòng, các alkylbenzen sunfonat, …
- Các chất hoạt động bề mặt cationic: có nhóm hữu cực mang điện tích
dương (-NR
1
R
2
R
3
) liên kết cộng hóa trị với phần tử kỵ nước.
Ví dụ: clorua dimetyl di-stearyl amoni
- Chất hoạt động bề mặt Non – IonicI: Có nhóm chức hữu cực không ion hóa
trong dung dịch nước. Phần kỵ nước gồm dây chất béo. Phần ưa nước chứa những
nguyên tử oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh không ion hóa, có sự hòa tan là do cấu tạo
những liên kết hydro giữa các phân tử nước và một số chức năng của phần ưa nước.
Ví dụ: dẫn xuất của polyoxyetylen hoặc polyoxypropylen.
- Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính: là những hợp chất có một phần tử
tạo nên một ion lưỡng cực (Cao Hữu Thượng).

Ví dụ: acid xetylamino – axetic.
* Một số chất hoạt động bề mặt có trong nước thải giặt may:
- Alkylbenzen sunfonat (ABS) là chất hoạt động bề mặt được sử dụng nhiều
nhất. Có hai loại:
+ ABS nhánh
+ ABS thẳng ( Linear Alkylbenzen Sunfonate (LAS))
- Parafin sunfonat (Secondary Alkylbenzen Sunfonate (SAS))
- Sunfat rượu bậc 1 (Primary Alcohol Sunfate (PAS))
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

- Olefin Sunfonat (AOS)
- Alkyl ete sunfat (Lauryl Ether Sunfate (LES))
- Các Alkyl isethionat
- Metyl Este Sunfonate (MES)
- Các xà bông
- Các Sulfoalyllamit của acid béo (N-Alkyltaurit)
- Các sunfat diglycolamit
- Các polyoxyetylen carboxylat
Chất hoạt động bề mặt thường được sử dụng trong sản xuất bột giặt là ABS.
Tuy nhiên, ABS nhánh khó bị phân hủy sinh học ở điều kiện thường, nên xu hướng
hiện nay là sử dụng ABS thẳng (LAS) phân hủy sinh học nhanh 40 – 50 lần so với
ABS nhánh trong cùng điều kiện (Cao Hữu Thượng).
1.2.2.2. Thành phần, tính chất nước thải giặt may
Nước thải của ngành giặt tẩy có nguồn gốc từ việc sử dụng xà phòng, soda,
các chất tẩy trắng để loại bỏ dầu mỡ, Nước thải sản xuất của ngành giặt tẩy có độ
pH cao, chứa các chất giặt tẩy, chất hoạt động bề mặt. Ngoài ra trong quá trình giặt
tẩy, các chất bẩn được lấy ra từ đồ giặt nên nước thải có có chứa nhiều sợi vải lơ
lửng, độ đục, độ màu, tổng chất rắn, hàm lượng các chất hữu cơ cao, (Phạm Thị
Lan Hương, 2010).

Các chất hoạt động bề mặt có trong bột giặt cũng như trong nước thải của
ngành giặt tẩy này là những chất bền sinh học. Do đó cần phải được xử lý trước khi
thải ra môi trường (Phạm Thị Lan Hương, 2010).
Bảng 1. Tính chất nước thải giặt may một số nhà máy ở Việt Nam
TT Thông số
Đơn
vị
Công ty Giặt
tẩy Lâm
Quang
Công ty giặt
tẩy Excel Kind
– Đông Á
Công ty giặt
tẩy Yên Chi,
Tp HCM
1 pH - 6,07 8,5 - 12 7,5 – 9
2 SS mg/l 625 180 - 596 250 – 500
3 COD mg/l 672 65 - 1500 650 – 1050
4 BOD5 mg/l 210 200 - 360 300 - 650
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

5
Chất hoạt động
bề mặt (ABS)
-
15,3 6,3 – 42,1 8,4 – 36,5
6 Độ màu Pt-Co 542 674 812
7 Nhiệt độ

0
C 65 40 - 90 60 - 90
Nguồn: Viện sinh học nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Nước thải giặt mài thường có độ nhiệt độ, độ màu và COD cao. Nước thải
này thường khó xử lý do cấu tạo bền vững sinh học của chất hoạt động bề mặt.
Thành phần nước thải giặt tẩy được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.Thành phần chung của nước thải giặt may
Thông số Đơn vị Nồng độ
pH - 5,5 – 9,8
Nhiệt độ
o
C 36 – 80
Độ màu Pt-Co 350 – 1710
SS mg/l 69 – 380
COD mg/l 360 – 2448
BOD
5
mg/l 200 – 850
N
tổng
mg/l 22 – 43
P
tổng
mg/l 0,9 – 37,2
Chất hoạt động bề mặt (ABS) - 5,8 – 45,7
Cr
6+
mg/l 0,093 – 0,364
Pb mg/l KPH – 0,007
Cd mg/l KPH - 0,00025

Hg mg/l KPH
As mg/l KPH – 0,013
Nguồn: Centema, 2010
1.2.2.3. Tác động tới môi trường của nước thải giặt may
Nước thải của ngành giặt may nói chung có khả năng gây độc hại đối với cá
và các sự sống dưới nước tại những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải
ngành này.
Đặc tính của dòng thải là có chứa hàm lượng các chất hoạt động bề mặt, chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

tạo bọt cao, cặn lơ lửng, có độ màu cao, pH cao. Nước thải ngành này được xem là
loại nước thải có mức ô nhiễm trung bình. Tuy nhiên nếu như nước thải này không
được xử lý thích đáng sẽ gây ra các tác động xấu đến chất lượng nguồn nước, đến
quá trình hoạt động của các thủy sinh vật, các loại thực vật nước và ảnh hưởng đến
chính sức khỏe của con người tại những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn
nước thải. Nước thải không những làm chết các loài thủy sinh vật mà còn làm mất
khả năng tự làm sạch của nguồn nước, con người đánh bắt và ăn phải các loài thủy
sinh bị nhiễm độc (Lê Đình Tuấn, 2005).
Nước thải của ngành giặt tẩy có chứa chất hoạt động bề mặt, đối với con
người, chất hoạt động bề mặt làm nhũ tương hóa chất lỏng trên da dưới dạng màng
mỏng dẫn đến hiệu lực màng chắn của chúng không còn nữa, da trở nên dễ thấm và
khô hơn.
Nếu chất hoạt động bề mặt xâm nhập vào cơ thể thì độc tính của chúng tương
đối không nặng vì chúng biến thể rất nhanh (các anionic và NI), còn các cationic thì
biến thể chậm hơn. Không có sự tích lũy trong cơ thể (Lê Đình Tuấn, 2005).
Đối với môi trường, trong môi trường nước, các chất hoạt dộng bề mặt tạo
thành bọt cản trở quá trình lọc tự nhiên hoặc nhân tạo, tập trung các tạp chất và gây
ức chế vi sinh vật. Nồng độ chất tẩy anion lớn hơn hoặc bằng 0,3 mg/l sẽ tạo thành
lớp tạo bọt ổn định. Làm chậm quá trình chuyển đổi và hòa tan oxy vào nước ngay

cả khi không có bọt, do tạo ra một lớp mỏng ngăn cách sự hòa tan oxy qua bề mặt.
Chất hoạt động bề mặt còn gây ra mùi xà phòng, khi hàm lượng cao hơn ngưỡng tạo
bọt. Làm tăng hàm lượng photphat dẫn tới việc kết hợp polyphotphat với các tác
nhân bề mặt, dễ dàng dinh dưỡng hóa nước hồ có thể tạo nên hiện tượng phú dưỡng
hóa. Ở một số nước, phần lớn polyphotphat được thay bằng acid nitrilotriaxetic (Lưu
Cẩm Lộc, 2001)
Các chất hoạt động bề mặt NI hiện nay được sử dụng thường thuộc dạng khó
bị phân hủy sinh học.
Nói chung, nước thải ngành giặt có tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái môi
trường nước. Cần phải có các biện pháp xử lý nước thải này trước khi thải ra nguồn
tiếp nhận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.2.3. Các phương pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm
1.2.3.1. Phương pháp thay thế
Thay thế các chất hóa học sử dụng ở các công đoạn khác nhau (Phạm Thị Lan
Hương, 2010):
Thay thế xà phòng làm từ các chất béo bằng chất tẩy rửa tổng hợp có thể
giảm tối đa lượng BOD là 30%.
Thay thế Natri Cacbonat bằng chất tẩy rửa tổng hợp làm giảm độ kiềm cao.
Thay thế Natri hypoclorit, Natri clorit bằng peraxitaxetic ít ô nhiễm hơn
Thay thế acid acetic bằng muối vô cơ như ammonium sunfat…
1.2.3.2. Phương pháp giảm thiểu
Quản lý sản xuất tốt có thể giảm thiểu BOD từ 5 – 10%.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước, tránh rò rỉ nước. Sử dụng
module tẩy, giặt là hợp lý. Tuần hoàn, sử dụng lại các dòng nước giặt ít ô
nhiễm và nước làm nguội.
Hạn chế sử dụng chấy tẩy rửa có thành phần ABS, chất hoạt động bề mặt ở
dạng độc hại hay khó phân hủy sinh học. Nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa ít ảnh

hưởng đến môi trường, dễ phân hủy sinh học như LAS, không gây độc hại cho môi
trường (Thoại Toàn).
Giảm các chất gây ô nhiễm nước thải trong quá trình giặt tẩy: trong các tác
nhân tẩy thông dụng trừ Hydro peroxit thì các chất tẩy còn lại đều chứa Clo (Natri
hypoclorit, Natri clorit). Các phản ứng trong quá trình tẩy tạo các hợp chất hữu cơ
chứa Clo làm tăng hàm lượng này trong nước thải. Do đó, để giảm lượng chất tẩy
chứa Clo mà vẫn đảm bảo độ trắng của vải có thể kết hợp tẩy hai cấp: cấp 1 tẩy bằng
Natri hypoclorit có bổ sung thêm Natri hydroxit, sau 10 đến 15 phút bổ sung thêm
hydro peroxit và đun nóng để thực hiện tẩy cấp 2. Bằng phương pháp này có thể giảm
được 80% lượng Halogen hữu cơ. Hay có thể thay thế Natri hypoclorit, Natri clorit
bằng peraxitaxetic ít ô nhiễm hơn (Thoại Toàn).
Thu hồi và quay vòng sử dụng nước, tiết kiệm được một phần chi phí, bảo vệ
môi trường
1.3. Tổng quan các công nghệ xử lý nước thải giặt may
Một vài biện pháp xử lý nước thải giặt may đã và đang được áp dụng hiện nay:
- Biện pháp loại bỏ tự nhiên trong các hồ nhân tạo
- Lọc nhỏ giọt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

- Quá trình bùn hoạt tính
- Quá trình kết tủa hóa học
- Lọc cát và lọc nhỏ giọt với vận tốc cao
Phương pháp cacbon hoạt tính và lọc địa chất, nếu không dùng phương pháp
đông tụ và lắng thì phương pháp này chiếm rất ít diện tích và nó hoàn toàn là quá
trình lọc tự động. Tuy nhiên, nó lại không có khả năng xử lý với lưu lượng lớn. Lưu
lượng xử lý lớn nhất của nó là 180m
3
/ngày đêm (Đặng Trần Phòng).
Phương pháp keo tụ là phương pháp được áp dụng không chỉ để xử lý nước

thải giặt tẩy mà nó còn được áp dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước thải.
Phương pháp này loại bỏ chất rắn lơ lửng rất hiệu quả (Đặng Trần Phòng).
1.3.1. Các công nghệ xử lý nước thải dệt may hiện nay
1.3.1.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp lắng
Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra
khỏi nước thải. Mỗi hạt rắn không hòa tan trong nước thải khi lắng sẽ chịu tác dụng
của hai lực: trọng lực bản thân và lực cản xuất hiện khi hạt rắn chuyển động dưới
tác dụng của trọng lượng. Mối tương quan giữa hai hạt đó quyết định tốc độ lắng
của hạt rắn.
Ở trong nước thải, hỗn hợp không hòa tan gồm tổ hợp các chất có nhiều phần
nhỏ khác nhau về số lượng, hình dáng và trọng lượng riêng. Trong quá trình lắng,
các phần nhỏ sẽ liên kết với nhau làm thay đổi hình dạng, kích thước và trọng lượng
riêng của chúng. Quy luật lắng của các hạt dạng bông keo khác với các hạt rắn hình
cầu riêng lẻ và đồng nhất. Ngoài ra, quá trình lắng được thực hiện không phải trong
điều kiện tĩnh mà nước phải luôn chuyển động (Trần Hiếu Nhuệ, 1978)
Tùy theo mức độ xử lý nước thải mà ta có thể dùng bể lắng như một công
trình xử lý nước thải sơ bộ trước khi đưa nước thải tới các công trình xử lý phức tạp
hơn. Cũng có thể sử dụng bể lắng như công trình xử lý cuối, nếu điều kiện vệ sinh
cho phép.
Quá trình lắng có thể được phân thành ba dạng cơ bản phụ thuộc vào trạng
thái của các hạt cặn lắng trong nước:
Lắng độc lập
Lắng keo tụ
Lắng kết hợp.
1.3.1.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ

×