Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt cộng đồng tại thị trấn vũ thư, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.42 MB, 103 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
o0o



TRẦN TRUNG KIÊN


XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
CỘNG ĐỒNG TẠI THỊ TRẤN VŨ THƯ, HUYỆN VŨ THƯ
TỈNH THÁI BÌNH




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM




HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan: Luận văn "Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh
hoạt cộng đồng tại thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình" là công
trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Những số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bầy trong luận văn chưa từng được công bố bất kỳ công trình nào
khác.

Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Trung Kiên








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn thạc sĩ khoa học
chuyên ngành khoa học môi trường, tôi đã nhận được rất nhiều sự dậy bảo,
hướng dẫn, góp ý của các thầy cô Khoa Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt
Nam.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô phụ trách sau đại học,
Khoa Môi trường đã tận tình dậy bảo tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Văn Điếm đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban quản lý đào tạo sau đại học
Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện cho tôi học tập và hoàn
thành tốt khóa học.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng hoàn thành bản luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên thời gian và năng lực có hạn nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
cô và các bạn.

Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Trung Kiên





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Vấn đề môi trường rác thải 3
1.1.1 Vấn đề môi trường rác thải trên thế giới 3
1.1.2 Vấn đề môi trường rác thải tại Việt Nam 5
1.2 Ảnh hưởng của RTSH đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng 9
1.2.1 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường 9
1.2.2 Ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe con người 13
1.2.3 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến Kinh tế - Xã hội 15
1.3 Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng 18
1.3.1 Cơ sở lý luận quản lý rác thải dựa vào cộng đồng 18
1.3.2 Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng 22
Chương 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 24
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: 24
2.2 Nội dung nghiên cứu 24

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.2.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến vấn đề phát
thải RTSH tại khu vực thị trấn Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 24

2.2.2 Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt (nguồn phát sinh, số lượng,
thành phần RTSH tại khu vực nghiên cứu). 24
2.2.3 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt, những mặt khó khăn, thách thức của địa phương. 24
2.2.4 Xây dựng mô hình quản lý RTSH dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý chất thải sinh hoạt tại thị trấn Vũ Thư. 24
2.2.5 Đề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình tại thị trấn Vũ Thư và các
địa bàn có điều kiện tương tự. 24
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 24
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 24
2.3.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 25
2.3.4 Phương pháp xây dựng mô hình 25
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 26
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội huyện Vũ Thư 27
3.1.1 Vị trí địa lý huyện Vũ Thư 27
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 28
3.1.4 Khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh tế - xã hội của huyện
Vũ Thư 31
3.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở khu vực thị trấn Vũ Thư 39
3.3 Các mô hình quản lý RTSH hiện nay trên địa bàn huyện Vũ Thư 48
3.3.1 Mô hình do dân tự tổ chức 48
3.3.2 Mô hình do địa phương tổ chức 49
3.3.3 Bài học kinh nghiệm 50
3.4 Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt trên cơ sở cộng đồng tại
thôn Việt Phong xã Tân Lập, huyện Vũ Thư 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v


3.4.1 Đặc điểm cộng đồng dân cư thôn Việt Phong xã Tân Lập 51
3.4.2 Xây dựng mô hình quản lý RTSH trên cơ sở cộng đồng 53
3.4.3 Kết quả thực hiện thí điểm mô hình quản lý rác thải sinh hoạt 60
3.5 Giải pháp mở rộng thực hiện mô hình quản lý RTSH cộng đồng 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường
CP Chính phủ
CEETIA Trung tâm môi trường công nghiệp và khu đô thị
CTR Chất thải rắn
CTNH Chất thải nguy hại
CT-TW Chỉ thị Trung ương
EC Cộng đồng chung Châu Âu
3R Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HTX Hợp tác xã
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KH&CN Khoa học và công nghệ
MTĐT Môi trường đô thị
NĐ Nghị định
NQ Nghị quyết
OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PGS.TS Phó Giáo sư, tiến sĩ
QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
VSV Vi sinh vật


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC BẢNG

1.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn ở Việt Nam năm 2010 5
1.2 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở một số huyện 7
1.3 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở một số thị trấn (9) 8
1.4 Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn ở một số thị trấn 9
1.5 Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn một số xã 9
1.6 Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong mẫu đất tại 2 bãi rác 13
1.7 Các bước lập kế hoạch môi trường có sự tham gia của CĐ 21
3.1 Tình hình sử dụng đất huyện Vũ Thư năm (2009 - 2013) 28
3.2 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Vũ Thư năm 2013 29
3.3 Khu công nghiệp và cụm công nghiệp huyện Vũ Thư 30
3.4 Khối lượng CTSH phát sinh từ hộ gia đình 40
3.5 Hiện trạng lượng chất thải rắn của thị trấn Vũ Thư và 3 xã 41
3.6 Thành phần CTSH khu vực thị trấn Vũ Thư 41

3.7 Hiện trạng công tác quản lý, thu gom CTSH tại thị trấn Vũ Thư và
3 xã 43
3.8 Tổng hợp thông tin về các bãi rác trên địa bàn khu vực thị trấn Vũ
Thư và 3 xã 45
3.9 Đánh giá nhận thức của người dân về chất thải sinh hoạt 47
3.10 Cơ cấu ngành nghề thôn Việt Phong, xã Tân Lập 52
3.11 Nhận thức của người dân thôn Việt Phong về rác thải sinh hoạt 52
3.12 Lượng chất thải rắn phát sinh trong một tháng của thôn Việt Phong 53
3.13 Hoạt động tiếp cận cộng đồng ở khu vực nghiên cứu 60
3.14 Tổng hợp ý kiến của người dân về mô hình Quản lý RTSH 62
3.15 Tổng hợp ý kiến của người dân về việc phân loại rác tại nguồn 63
3.16 Trang bị thiết bị và lịch thu gom rác ở khu vực nghiên cứu 64
3.17 Lượng chất thải rắn phát sinh trong một tháng theo tính toán 72
3.18 Bảng thống kê chi tiêu của mô hình quản lý RTSH 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

3.19 Kết quả phân loại rác thải sinh hoạt thôn Việt Phong trong 3 tháng
triển khai mô hình 74
3.20 Lượng phân hữu cơ được chế biến sau 3 tháng thực hiện 75
3.21 So sánh hiệu quả của hai mô hình quản lý 76


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC HÌNH

1.1 Tỷ lệ bệnh của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng 14
1.2 Sơ đồ mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng
tại xã Quang Minh huyện Kiến Xương 23

3.1 Bản đồ hành chính huyện Vũ Thư 27
3.2 Bãi rác lộ thiên của thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 44
3.3 Lò đốt rác thải của thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 44
3.4 Bãi rác ven đê xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 45
3.5 Xe cải tiến thu gom rác của thị trấn Vũ Thư 46
3.6 Bản đồ thôn Việt Phong, xã Tân Lập 51
3.7 Sơ đồ mô hình quản lý chất thải sinh hoạt 56
3.8 Bản đồ quy hoạch tuyến thu gom chất thải sinh hoạt thôn Việt Phong 58
3.9 Sơ đồ thu gom chất thải rắn 59
3.10 Xe thu gom chất thải sinh hoạt thôn Việt Phong 65
3.11 Tờ rơi phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình 66
3.12 Bao tải chứa chất thải rắn tại các hộ gia đình 67
3.13 Quy trình sử dụng bao đựng chất thải rắn sinh hoạt 67
3.14 Mặt bằng khu chế biến phân hữu cơ compost tại Việt Phong 69
3.15 Sơ đồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ compost 70
3.16 Sơ đồ mặt bằng bãi chôn lấp RTSH thôn Việt Phong 71
3.17 Hội nghị tổng kết mô hình quản lý RTSH thôn Việt Phong 72


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại các thành
phố và khu đô thị ở Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ kèm theo những hệ lụy về vấn
đề về môi trường, đặc biệt là vấn đề về rác thải. Ở nông thôn, do đô thị hóa nông
thôn, sự phát triển cơ sở hạ tầng nên nhu cầu sinh hoạt, mức sống ngày càng cao dẫn
đến tải lượng chất thải sinh hoạt ngày càng nhiều, thành phần chất thải phức tạp.

Hiện nay, vấn đề thu gom, xử lý rác thải ở thành thị thường do các công ty nhà nước
hoặc công ty tư nhân với cơ sở vật chất, nguồn nhân lực khá đầy đủ thực hiện. Rác
thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn đặc biệt các xã, thị trấn của các huyện chưa được
đầu tư thu gom xử lý đúng quy định, kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do
rác thải sinh hoạt gây nên.
Rác thải sinh hoạt (RTSH) là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra
ô nhiễm môi trường nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn. Nhưng
nếu chúng ta biết cách quản lý và tận dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài
nguyên có giá trị thông qua việc tái chế tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhập cho
người dân. Trong các chủ thể tham gia quản lý rác thải thì cộng động có vai trò
rất quan trọng. Vấn đề xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt khu vực nông
thôn đang là vấn đề cấp thiết không những đối với thị trấn Vũ Thư và khu vực
lân cận mà còn là vấn đề của cả nước.
Thị trấn Vũ Thư nằm cạnh quốc lộ 10 đang trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, các khu dân cư mới được thành lập. Do dân số ngày càng tăng nhanh
nên lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng nhanh. Tuy nhiên công tác quản lý
chất thải rắn còn chưa chặt chẽ, tỷ lệ thu gom chưa cao, bãi rác chủ yếu làm nơi
chứa rác và có xử lý nhưng chưa triệt để. Xã hội hóa, phối hợp nhà nước và tư
nhân trong công tác thu gom chất thải chưa phát triển, do đó chưa có mô hình
quản lý chất thải sinh hoạt hiệu quả. Vấn đề quy hoạch bãi chôn lấp rác còn
nhiều bất cập do công tác quản lý chưa triệt để còn gây nhiều tác động xấu đến
cuộc sống của dân cư xung quanh bãi chôn lấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường và
định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chúng tôi đã chọn đề tài tốt
nghiệp: “Xây dựng mô hình quản lý rác thải rắn sinh hoạt cộng đồng tại thị
trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt và thử nghiệm mô hình quản lý rác
sinh hoạt cộng đồng để đề xuất giải pháp thực hiện mô hình tại khu vực thị trấn
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực thị trấn Vũ
Thư ảnh hưởng đến rác thải sinh hoạt và việc quản lý rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt của thị trấn,
phát hiện những khó khăn, thách thức trong quản lý rác thải sinh hoạt.
- Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt trên cơ sở cộng đồng tại thôn
Việt Phong, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư.
- Đề xuất được giải pháp thực hiện mô hình quản lý RTSH có hiệu quả và
hợp vệ sinh tại địa phương.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Vấn đề môi trường rác thải
1.1.1. Vấn đề môi trường rác thải trên thế giới
Xã hội của chúng ta đang đô thị hóa một cách nhanh chóng, quản lý chất
thải sinh hoạt sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các đô thị trên thế giới. Cuộc
đấu tranh để đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các mục tiêu về nước
sạch và vệ sinh môi trường đang được tiến hành ở hầu hết các đô thị, nơi mà
lượng chất thải rắn phát sinh đang ngày càng lớn. Với tỷ lệ đô thị hóa nhanh
chóng diễn ra trên khắp thế giới, một hệ thống quản lý chất thải rắn chặt chẽ và
hiệu quả là điều cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Đến năm 2015, số dân
đô thị sẽ tăng gấp đôi kể từ năm 1987 khối lượng chất thải rắn sẽ phát sinh nhiều
hơn đồng thời thành phần của chất thải cũng sẽ thay đổi theo.

Cùng với sự phát triển của thế giới, châu Á là khu vực có sự tăng trưởng
đô thị rất lớn. Năm 2000, gần một phần ba dân số của các nước châu Á sống ở
các khu đô thị (World Bank, 1999). Thay đổi trong các mô hình tiêu dùng của
người sống ở đô thị của khu vực đã dẫn đến sự phát sinh quá mức của khối lượng
chất thải rắn đô thị. Theo thống kê năm 1998, các thành phố ở châu Á đã tạo ra
khoảng 760.000tấn(2,7triệu m
3
)/ngày chất thải rắn, hiện nay châu Á chi tiêu
khoảng 25 tỷ USD cho việc quản lý chất thải rắn mỗi năm, theo dự đoán khối
lượng RT sẽ tăng đến 1,8triệu tấn(5,2meter
3
)/ngày vào năm 2025 và số tiền chi
tương ứng sẽ tăng lên 47 tỷ USD vào năm 2025 (
World Bank, 2003)
.
Đến nay, các bãi rác là hình thức phổ biến nhất được sử dụng để chứa chất
thải rắn trên toàn thế giới. Bãi rác chủ yếu là các bãi mở, không có lót đáy để
ngăn chặn sự rò rỉ của nước rác rò rỉ, không có thiết bị che phủ để giảm phát thải
khí mê-tan vào khí quyển. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu,
lượng khí mê tan từ các bãi chất thải rắn chiếm 18% của tổng lượng phát thải khí
methane trong khí quyển, trong khoảng 9-70Tg (megatonnes) hàng năm. Các bãi
mở chính là nguyên nhân đe dọa nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con
người. Tại Mỹ, năm 1970 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh ước
tính là 121,1 triệu tấn, trong khi đó năm 2010, tổng lượng RT sinh hoạt đô thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

phát sinh tại Mỹ vào khoảng 254 triệu tấn, tăng gấp 2,1 lần so với năm 1970.
Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỷ qua.
Vấn đề chất thải rắn là một trong những thách thức môi trường mà các nước

trong khu vực phải đối mặt. Lượng phát sinh chất thải đô thị một số nước Châu Á
vào khoảng từ 0,2kg đến 1,7 kg/người/ngày.
Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có lượng phát sinh chất thải
rắn đô thị cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho
thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không theo
nguyên tắc này. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA, 1997), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người có
thu nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,37- 0,55 kg/người/ngày, thu nhập trung
bình: 0,37 - 0,60 kg/người/ngày và thu nhập thấp: 0,62 - 0,90 kg/người/ngày.
Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị theo GDP tính
trên đầu người của các nước thuộc OECD, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia được xếp vào
nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được
xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và Thụy Điển, Nhật Bản được xếp vào
nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp (UN, 2005).
Có nhiều nguyên nhân để giải thích các trường hợp này. Thứ nhất là, không
thống kê được đầy đủ tổng lượng chất thải được tái chế do các hoạt động của khu
vực tái chế không chính thức hoặc do phương thức tự tiêu huỷ chất thải ở các nước
đang phát triển. Khu vực tái chế không chính thức ở các nước đang phát triển đã góp
phần đáng kể giảm thiểu tổng lượng chất thải phát sinh và thu hồi tài nguyên thông
qua các hoạt động tái chế. Thứ hai là, năng lực thu gom của các nước đang phát triển
còn thấp. Ví dụ, năng lực thu gom chất thải rắn độ thị của Ấn Độ là 72,5%; Malaixia:
70%; Thái Lan: 70-80%; và Philipin: 70% ở đô thị và 40% ở nông thôn (IGES, 2005).
Ngoài ra, tại một số nước có nền kinh tế phát triển, ví dụ như Nhật Bản, mặc dù thành
công trong tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn duy trì được tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô
thị thấp so với nhiều nước có GDP cao. Từ năm 2000, Nhật Bản mới bắt đầu áp dụng
khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” hay còn gọi là 3R,
nhưng từ những năm 1980, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị của Nhật Bản đã ổn
định ở mức khoảng 1,1 kg/người/ngày (Tokyo, 2005).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5


1.1.2. Vấn đề môi trường rác thải tại Việt Nam
1.1.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2012, mỗi năm nước ta có hơn
15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Khoảng hơn 80%
(tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải rắn sinh hoạt. Tổng lượng chất thải rắn
công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm (chiếm 17%). Khoảng 160.000 tấn/năm
(chiếm 1%) lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam được coi là CTNH.
Dân số đô thị chỉ có khoảng 24% nhưng mỗi năm phát sinh khoảng 6 triệu
tấn chất thải rắn sinh hoạt (chiếm tới xấp xỉ 50% lượng chất thải sinh hoạt trong cả
nước), do đô thị có mức sống cao hơn, có nhiều hoạt động thương mại hơn, chất
thải ở vùng đô thị thường có thành phần nguy hại lớn như các loại pin, các loại
dung môi trong gia đình, và các loại chất không phân hủy như nhựa, kim loại,
thủy tinh Ngược lại chất thải sinh hoạt nông thôn trung bình trên đầu người chỉ
bằng gần một nửa của đô thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày), thành
phần chủ yếu chất thải nông thôn là chất hữu cơ dễ phân hủy (đối với chất thải
nông nghiệp 99%; đối với chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn là 65% trong
khi đó thành thị là 50%) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010). Thành phần và
khối lượng chất thải rắn của nước ta được trình bầy trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn ở Việt Nam năm 2010
Phân loại Nguồn Thành phần
Lượng phát sinh (tấn/năm)
Đô thị Nông thôn

Tổng cộng
Chất thải sinh
hoạt
Các khu
thương mại gần
khu dân cư

Thức ăn, nhựa,
giấy, thủy tinh
6.400.000 6.400.000 12.800.000

Chất thải công
nghiệp nguy hại
Các cơ sở
công nghiệp
Xăng, dầu,
bùn thải, xỉ
thải, các chất
hữu cơ
126.000 2.400 128.400
Các chất thải y tế Bệnh viện
Mô, mẫu máu,
bơm kim tiêm
- - 21.500
Chất thải phi
nông nghiệp
8.266.000 7.172.000 15.459.900

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2010

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

1.1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị của Việt Nam
Hiện nay mới chỉ có gần 3/4 rác thải đô thị Việt Nam được thu gom. Các
đô thị có tỉ lệ thu gom chất thải cao là các đô thị đã thực hiện tốt việc xã hội hóa
trong thu gom và vận chuyển RT sinh hoạt. Cả nước hiện có khoảng 150 đơn vị
hoạt động tổng hợp hoặc chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn ở 93

thành phố và thị xã, trong đó chỉ có một số doanh nghiệp tư nhân còn lại là các
doanh nghiệp công ích và đơn vị sự nghiệp hành chính có thu (Cục bảo vệ môi
trường, 2009)
Thành phố Hồ Chí Minh được coi là 1 trong 2 thành phố đi đầu trong cả
nước về xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển chất thải. Thu gom vận chuyển
chất thải rắn do Công ty môi trường đô thị quản lý chung. Công ty thu gom 55-
60% lượng chất thải rắn. Còn lại là các đơn vị môi trường đô thị của các quận
huyện thu gom khoảng 20% và các hợp tác xã vận tải thu gom khoảng 20-25%.
Tỷ lệ tham gia vào công tác thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt giữa các
thành phần tư nhân và nhà nước ở Tp. Hồ Chí Minh là 40% và 60% (8).
Ở Hà Nội, ngoài Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (URENCO Hà
Nội) chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đô thị, còn có một số
công ty tư nhân như: Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long; Công ty
cổ phần Tây Đô; Công ty cổ phần Xanh; Hợp tác xã Thành Công. Đặc biệt, Cơ
quan Hợp tác Quốc tế của Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho Hà Nội triển khai
Dự án phân loại rác tại nguồn (3R).
Mặc dù trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm và đầu tư nhiều cho
các đô thị về quản lý chất thải rắn. Một số đô thị đã có những dự án lớn sử dụng
nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án phân loại RT tại
nguồn, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy vậy công tác quản lý chất
thải rắn đô thị còn tồn tại một số vấn đề lớn như sau:
Các dự án mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách nhất như thu
gom, vận chuyển và xử lý sơ bộ chất thải rắn sinh hoạt do thiếu cơ chế và thể
chế trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát ô nhiễm, nguồn vốn hạn hẹp nên tính
đồng bộ và thống nhất của các dự án không cao, nhất là sự phối hợp giữa các các
dự án trong cùng khu vực liên quan đến một vùng lãnh thổ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Các hoạt động quản lý chất thải rắn ở các đô thị chưa thống nhất, mới

chỉ ở trong giai đoạn thí điểm và thiếu sự phối hợp, khác biệt về lựa chọn
công nghệ, phương pháp điều hành, chưa được tổng kết đánh giá để nhân rộng
ra nhiều địa phương.
Hiện nay, hầu hết các công ty môi trường đô thị các tỉnh vẫn phụ thuộc rất
nhiều vào các nguồn bao cấp từ ngân sách của Chính phủ, sản xuất, kinh doanh thụ
động, hiệu quả chưa cao, năng lực thu gom, xử lý RT sinh hoạt còn thấp.
Chi phí cho dịch vụ quản lý chất thải rắn còn thấp. Tổng chi phí cho cơ sở
hoạt động quản lý chất thải rắn chủ yếu là chi cho hoạt động thu gom và vận
chuyển chất thải. Chi phí tiêu huỷ chất thải tương đối thấp. Khó khăn chủ yếu đối
với việc đảm bảo tính bền vững của các hoạt động đầu tư chủ yếu vẫn là chi phí
tài chính để vận hành các hệ thống quản lý chất thải.
1.1.2.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
Hiện nay nhà nước mới chủ yếu đầu tư quản lý chất thải rắn đô thị, việc quản
lý chất thải rắn khu vực nông thôn còn thiếu nhiều khâu từ cơ chế, chính sách đến
trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Đã xuất hiện một số mô hình về quản lý chất thải rắn
nông thôn, tuy vậy mới dừng lại ở các mô hình thí điểm từ nghiên cứu đề tài khoa
học, dự án thí điểm hoặc tự phát do dân quá bức xúc mà đứng ra tổ chức. Từ những
lý do trên mà tỷ lệ chất thải rắn được thu gom rất thấp, chất thải rắn khu vực nông
thôn hiện nay chủ yếu là đổ lộ thiên và đốt thủ công.
Kết quả điều tra của dự án từ các huyện cho thấy tỷ lệ thu gom RT sinh
hoạt rất thấp, đặc biệt ở các huyện miền núi như Eakar - Đăc Lắc: 2,7% và vùng
biển như Giao Thủy – Nam Định: 3,64% (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở một số huyện

Huyện
Tỷ lệ thu
gom RTSH
(%)
Huyện
Tỷ lệ thu

gom RTSH
(%)
Thuận Thành - Bắc Ninh 29,2 Kim Động - Hưng Yên 14,0
Nho Quan - Ninh Bình 5,8 Phổ Yên -Thái Nguyên 9,7
Bình Xuyên -Vĩnh Phúc 3,7 Quế Sơn - Quảng Ninh 8,0
Giao Thủy - Nam Định 3,64 Eakar - Đắc Lắc 2,7
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2006)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Tỷ lệ thu gom RT sinh hoạt ở các thị trấn có khá hơn nhiều đạt từ 15-70%.
Số lần thu gom rác 2-7 lần/tuần. Qua điều tra có 6/7 thị trấn đã có tổ thu gom do
tổ dân phố hoặc UBND thị trấn thành lập, mỗi tổ có từ 2-4 người. Riêng thị trấn
Hương Canh do 1 cá nhân đứng ra tự thu tiền và thu gom cho phố chính, tỷ lệ thu
gom RT sinh hoạt ở một số thị trấn được thống kê trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở một số thị trấn

Thị trấn
Tỷ lệ thu gom
RTSH (%)
Thị trấn
Tỷ lệ thu gom
RTSH (%)
Hồ -Bắc Ninh 55 Quất Lâm – Nam Định 20
Nho Quan –Ninh Bình 65 Giao Thủy – Nam Định 70
Hương Canh-Vĩnh Phúc 15 Lương Bằng –Hưng Yên 30
Tam Điệp - Ninh Bình 50 Quế Sơn - Quảng Ninh 40
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2006)
Theo kết quả điều tra của dự án: “ Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu
gom, xử lý RTSH cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã” đã có 85,7% số

thị trấn và 28,5% số xã đã có tổ thu gom RTSH. Hoạt động của các tổ thu gom
không thường xuyên, số lần thu gom ở cấp xã 0,5-2 lần/tuần, đối với thị trấn
từ 2-6 lần/tuần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ở địa phương mặc dù đã có
tổ thu gom nhưng tỷ lệ thu gom vẫn rất thấp và tình trạng ứ đọng RT sinh hoạt
trong khu dân cư là phổ biến.
Thiết bị thu gom ở nông thôn do người lao động tự trang bị, thiếu cả về số
lượng và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường trong thu gom. Theo
số liệu điều tra nghiên cứu có tới 70% số thị trấn và 100% thiếu phương tiện thu
gom, 30% số xã chưa có phương tiện thu gom, 100% số xã, thị trấn chưa có
phương tiện vận chuyển đúng quy cách (Cục Bảo vệ môi trường, 2006)
Một số biện pháp xử lý RT đang được áp dụng tại một số địa bàn thuộc thị
trấn, xã như: đổ bữa bãi ven đường; các gia đình tự xử lý và đổ thành bãi rác lộ
thiên (Bảng 1.4 và Bảng 1.5).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Bảng 1.4. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn ở một số thị trấn
Đơn vị: % khối lượng rác
Địa phương


Giải pháp
Hồ
Nho
Quan
Hương
Canh
Vân
Đình
Quất

Lâm
Lâm
Lương
Bằng
Trung
bình
Đổ ven đương 20 15 50 50 75 20 25 36,43
Gia đình tự xử lý 25 30 25 - 5 10 45 23,33
Bãi rác lộ thiên 55 65 15 50 15 70 30 42,56
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2006)
Bảng 1.5. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn một số xã
Đơn vị: % khối lượng rác
Địa phương


Giải pháp
Trí
Gia
Lâm
Thanh
Lăng
Phương

An Mỹ
Giao
Yến
Ngọc
Thanh
Đổ ven đương 50 35 40 45 90 0 50
Gia đình tự xử lý


40 65 60 20 10 30 25
Bãi rác lộ thiên 10 0 0 35 0 70 25

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2006)
1.2. Ảnh hưởng của RTSH đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.1 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại rác thải tại nguồn chưa được phát triển
rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn
phương tiện thu gom rác thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ
sinh môi trường. Các điểm tập kết rác thải (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa
được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống
vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển rác thải hàng ngày, gây tình trạng
tồn đọng rác thải trong khu dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý rác
thải từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm
môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

1.2.1.1. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí
Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động
của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, rác thải hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra
các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và
CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các
bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu
ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát
thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông.
Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình
phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ rác thải sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các

chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình
phân hủy chất hữu cơ trong RT: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi,
Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi
nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl
2
hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc
trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp RT, việc xử lý RT bằng biện pháp tiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm
phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. RT có thể bao gồm các hợp chất
chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ
các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt
rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo,
khiến cho RT không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ,
dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một
số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay
hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý
do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây
ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin
và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí.
1.2.1.2. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước
Rác thải không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích
tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu
cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho
thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. RT phân huỷ và các chất ô
nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. Thông
thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh

rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi
trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng
đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được
thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện
của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng
kể. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô
nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa ; chất
thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm).
Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô
nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Dưới đây là một số dẫn chứng minh hoạ
của các địa phương:
- Tỉnh Hà Nam: Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi đang là một
trong những vấn đề bức xúc của người dân, ở thôn Bạch Xá (xã Hoàng Đông),
thôn Nhì (xã Bạch Thượng) của huyện Duy Tiên. Thôn Bạch Xá: Hiện nay
chất thải rắn sinh hoạt, chăn nuôi và chất thải nguy hại (gia súc, gia cầm chết,
do dịch, ) chưa có giải pháp xử lý hợp vệ sinh. Nước thải chăn nuôi mang
theo chất thải rắn chảy ra các ao hồ của thôn; Tổng diện tích đất ở của thôn là
115.859m
2
, tổng diện tích ao hồ là 29.977m
2
, 100% diện tích ao hồ bị ô nhiễm
không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt của người dân như trước đây
(gồm tắm, giặt, ); tổng diện tích ao hồ đang bị phú dưỡng là 8.250 m
2
.
- Tỉnh Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra từ bãi rác và nhà máy xử lý rác
chảy đến hồ Bảy Mẫu (xóm Đông Vinh, xã Hưng Đông, thành phố Vinh). Trước
đây, hồ là nơi giặt giũ, lấy nước tưới cho hoa màu nhưng khi bãi rác và nhà máy
xử lý rác xuất hiện thì nguồn nước bị ô nhiễm; Chuyển sang nuôi cá, cá chết


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

trắng bụng. 120 hộ dân trong xóm dùng giếng khoan, giếng nóng để lấy nước
sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào.
- Tỉnh Quảng Trị: Bãi rác ngày càng cao lên, tràn ra cả đường đi, bốc lên
mùi hôi rất khó chịu đối với các gia đình sống trên địa bàn khu phố 1 và 2A,
phường 1, thị xã Quảng Trị. Những ngày mưa, nước từ bãi rác không thấm được
xuống đất đã tràn về các khu dân cư, chảy xuống hồ Tích Tường, nơi có nguồn
nước cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân thị xã.
- T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc dù sử dụng công nghệ chống
thấm hiện đại nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch Ráng, rạch Bún Seo và rạch
Ngã Cậy; Nước trong rạch chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi hôi và ruồi
muỗi ảnh hưởng trên một phạm vi rộng, nhất là vào những ngày mưa; Tôm cá
cũng không còn. Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu
quả của nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp
xử lý nghiêm ngặt (Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường, 2009)
1.2.1.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy
tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim
loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi thường
có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy
trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là
các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công
nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất Tại các bãi rác,
bãi chôn lấp RT không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu
chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ RT dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

Bảng 1.6 Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong mẫu đất tại 2 bãi rác
Địa điểm
Số trứng giun trong
mẫu đất
(trứng/100g)
Số coliform trong mẫu đất
(khuẩn lạc/10g)
Giá trị
thấp nhất
Giá trị
cao nhất
Giá trị thấp
nhất
Giá trị cao
nhất
Bãi rác Lạng Sơn 5 15 40 2.000.000
Bãi rác Nam Sơn 8 120 300 20.000.000
Nguồn: Viện Y Học lao động và vệ sinh môi trường, 2009
Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các
mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun
và Coliform (Bảng 1.6). RTSH đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố
như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ nếu không được xử lý đúng cách, chỉ
chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất
cao. Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát
sinh chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh
hưởng đến môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất,
làm đất bị ảnh hưởng xấu.
1.2.2. Ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe con người

Việc quản lý và xử lý RTSH không hợp lý không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người
dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,
viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại
Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô
hấp tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không
chịu ảnh hưởng (hình 1.1).
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi
chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này
thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc.
Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun,
lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc
nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ, có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức
khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS, ) khi họ dẫm
phải hoặc bị cào xước vào tay chân
Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người
làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương. Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước
và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với
con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch
gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong
máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3 Chất thải nông nghiệp,

đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn đề bức xúc của người
nông dân.

Hình 1.1. Tỷ lệ bệnh của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

Chú thích :
- Nhóm nghiên cứu : xã Quảng Lạc và xã Hoàng Đồng (Lạng Sơn) chịu
ảnh hưởng của bãi rác
- Nhóm đối chứng : xã Hợp Thịnh và xã Mai Pha ( Lạng Sơn), không chịu
ảnh hưởng của bãi rác
Nguồn (Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, 2009)
Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn
nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn. Trong một điều tra
tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã
cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần
chuồng lợn 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung
bình của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột
của người không chăn nuôi và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký
sinh trùng đường ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi ( Đại học Y
khoa Thái Nguyên, 2008).
1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến Kinh tế - Xã hội
1.2.3.1. Chi phí xử lý chất thải rắn ngày càng lớn
Trong 5 năm qua, lượng CTR của cả nước ngày càng gia tăng. Chi phí thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô
nhiễm môi trường liên quan đến CTR. Các chuyên gia về kinh tế cho rằng, với
điều kiện kinh tế hiện nay (năm 2011) thì mức phí xử lý rác là 17 – 18 USD/tấn
CTR dựa trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí

quản lý, khấu hao, lạm phát, v.v Hàng năm ngân sách của các địa phương phải
chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
Chi phí xử lý CTRSH tuỳ thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho
công nghệ hợp vệ sinh là 115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ
sinh có tính đến thu hồi vốn đầu tư 219.000 - 286.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí
Minh tổng chi phí hàng năm cho thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt
khoảng 1.200 - 1.500 tỷ VNĐ). Chi phí xử lý đối với công nghệ xử lý rác thành

×