Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh hiệu quả của xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt rác thải không khí NFI tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 81 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN QUỲNH THƠM




ĐÁNH HIỆU QUẢ CỦA XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
BẰNG CÔNG NGHỆ LÒ ĐỐT RÁC THẢI KHÔNG KHÍ NFI
TẠI HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








NGUYỄN QUỲNH THƠM



ĐÁNH HIỆU QUẢ CỦA XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
BẰNG CÔNG NGHỆ LÒ ĐỐT RÁC THẢI KHÔNG KHÍ NFI
TẠI HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH LÂM







HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguy
ễn Quỳnh Th
ơm









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thanh Lâm đã
dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Công ty TNHH VSMT huyện Lục Nam đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, lấy mẫu phân
tích cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên


Nguyễn Quỳnh Thơm
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt 3
1.1.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường 3
1.1.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người 5
1.1.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị 6
1.2 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu 6
1.2.1 Phương pháp chôn lấp 6
1.2.2 Phương pháp đốt 8
1.2.3 Phương pháp ủ sinh học theo đống 8
1.2.4 Phương pháp tái sử dụng/tái chế phế liệu 11
1.3 Một số công nghệ đốt chất thải rắn điển hình 12
1.3.1 Đốt hở thủ công 12
1.3.2 Lò đốt một cấp 13
1.3.3 Lò đốt nhiều cấp 14

1.3.4 Lò đốt thùng quay 14
1.3.5 Lò đốt tầng sôi 16
1.4 Các nguồn phát thải vào môi trường từ các lò đốt rác 17
1.4.1 Ô nhiễm khí thải 17
1.4.2 Ô nhiễm nước thải 20
1.4.3 Tro, xỉ 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.5 Một số lò đốt rác thải sinh hoạt đang sử dụng ở Việt Nam 22
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.2 Phạm vi nghiên cứu 24
2.3 Nội dung nghiên cứu 24
2.4 Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 24
2.4.2 Phương pháp phỏng vấn 24
2.4.3 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích 25
2.4.4 Phương pháp ma trận 25
2.4.5 Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 27
2.4.6 Phương pháp xác định hàm lượng, nồng độ các chỉ tiêu phân tích 28
2.4.7 Phương pháp so sánh 29
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội của Khu vực đặt lò đốt NFI 05 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên. 31
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 32
3.2 Khái quát về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty
TNHH VSMT Bích Ngọc 33

3.2.1 Công suất, quy mô và kinh phí đầu tư 33
3.2.2 Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt 33
3.2.3 Thiết bị, máy móc 35
3.2.4 Đặc điểm rác thải sinh hoạt Công ty thu gom 35
3.2.5 Đặc điểm của lò đốt rác thải sinh hoạt NFI 05 38
3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công nghệ lò đốt NFI 05 41
3.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 41
3.3.2 Đánh giá hiệu quả môi trường- xã hội 46
3.3.3 Những hạn chế của công nghệ đốt rác thải sinh hoạt không khí NFI 05 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.4 So sánh lò đốt rác NFI 05 và phương pháp chôn lấp rác trước đây của
huyện Lục Nam 55
3.3.5 Dự báo khả năng đáp ứng xử lý lượng rác thải sinh hoạt trong tương lai 57
3.4 Đề xuất một số phương hướng, giải pháp phù hợp để quản lý, vận
hành lò đốt rác thải sinh hoạt NFI 05 tại huyện Lục Nam hiệu quả hơn 60
3.4.1 Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý. 60
3.4.2 Các giải pháp từ phía công ty. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 70


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCL
BTNMT
CTR
HCB
NFI
NXB
PAHs
PBC
PVC
QCVN
RTSH
TCVN
TNHH VSMT
TT
UBND

Bãi chôn lấp
Bộ tài nguyên và môi trường
Chất thải rắn
Hexachlorobenzen
Natural Flow Incinerator
Nhà xuất bản
Polycyclic aromatic hydrocarbons
Polyclobiphenyl
Polyvinyclorua
Quy chuẩn Việt Nam
Rác thải sinh hoạt
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn vệ sinh môi trường

Thị trấn
Ủy ban nhân dân




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
1.1 Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải ở bãi rác 4
1.2 Diễn biến thành phần khí thải bãi rác 5
1.3 Đánh giá khả năng thải bụi kim loại nặng vào không khí 20
2.1 Đánh giá cho điểm các công nghệ xử lý rác thải 26
3.1 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Chu Điện – huyện Lục Nam 31
3.2 Tình hình dân số- lao động, việc làm tại xã Chu Điện, huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang giai đoạn (2011- 2013) 32
3.3 Máy móc, thiết bị hiện tại của Công ty 35
3.4 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt Công ty thu gom 36
3.5 Kết quả phân loại theo thành phần rác thải tại Công ty VSMT Bích Ngọc 37
3.6 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư 42
3.7 Chi phí xử lý RTSH trong một năm 42
3.8 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của lò NFI 05 43
3.9 Doanh thu từ việc bán các phế thải có thể tái chế 44
3.10 Doanh thu từ phí vệ sinh môi trường của Công ty 45
3.11 Thành phần rác thải sinh hoạt xử lý bằng lò đốt NFI 05 47
3.12 Các sản phẩm và quá trình của dòng luân chuyển vật chất khi lò NFI

05 hoạt động 49
3.13 Kết quả phân tích khí thải lò đốt NFI 05 50
3.14 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Công ty 51
3.15 Kết quả phân tích thành phần một số kim loại nặng trong tro, xỉ 52
3.16 Kết quả phân tích mẫu đất lấy tại khu vực chôn lấp tro, xỉ 53
3.17 Kết quả đo nhiệt độ vỏ lò 54
3.18 So sánh phương pháp đốt bằng lò NFI 05 và phương pháp chôn lấp 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.19 Đánh giá cho điểm của chuyên gia về lò NFI 05 và phương pháp
chôn lấp cũ 57
3.20 Bảng kết quả điều tra khối lượng rác thải sinh hoạt bình quân của
TT Đồi Ngô 58
3.21 Bảng dự báo dân số và khối lượng rác thải sinh hoạt TT.Đồi Ngô 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Quy trình ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt của Nhà máy 10
3.1 Sơ đồ công tác thu gom vận chuyển RTSH của Công ty 34
3.2 Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty 34
3.3 Hình ảnh Lò NFI 05 39
3.4 Hình ảnh cấu tạo Lò NFI 05 40
3.5 Biểu đồ khối lượng rác theo biện pháp xử lý 47
3.6 Đồ thị tốc độ gia tăng dân số của TT. Đồi Ngô 59

3.7 Sơ đồ quy trình xử lý sơ bộ nước rỉ rác 64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường nước ta đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề bức xúc về suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,
phá rừng và suy giảm đa dạng sinh học, trong đó vấn đề ô nhiễm do rác thải đang
ngày càng nổi cộm. Thời gian gần đây, tại một số địa phương trên cả nước đặc biệt
là ở các thành phố lớn đã xuất hiện những điểm ô nhiễm môi trường mà nguyên
nhân trực tiếp là do rác thải gây ra, sự ô nhiễm đó đã tạo ra những tác động xấu đến
sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Do đó việc tìm ra những giải pháp để khắc phục
tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc
gia đặc biệt là những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp hóa, hiện
đại hoá mạnh mẽ.
Lục Nam là một huyện của tỉnh Bắc Giang với tổng số 27 xã, thị trấn. Theo
xu hướng phát triển của toàn tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Nam cũng đang trên đà
phát triển với tốc độ đô thị hoá cao. Sự gia tăng dân số, xí nghiệp, cơ sở sản xuất
trên địa bàn huyện cũng đồng nghĩa với lượng rác thải ngày càng tăng.
Quá trình đô thị hoá và sự gia tăng các nhu cầu của con người làm tăng
lượng rác thải phát sinh tại Lục Nam. Như chúng ta đã biết rác thải không
những là một trong những nguồn gây nên sự suy thoái môi trường mà còn có
nhiều hiểm hoạ đối với sức khoẻ cộng đồng dân cư đô thị, do vậy trong công
tác quản lý rác thải hiện nay vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề bức
xúc trong đời sống xã hội.
Cho đến nay, chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất đối
với Việt Nam nói chung và huyện Lục Nam nói riêng. Ưu điểm chính của công
nghệ chôn lấp ít tốn kém và có thể xử lý nhiều loại chất thải rắn khác nhau so với

công nghệ khác. Tuy nhiên hình thức chôn lấp lại gây ra những hình thức ô nhiễm
khác như ô nhiễm nước, mùi hôi, ruồi nhặng, côn trùng…Hơn nữa, công nghệ chôn
lấp không thể áp dụng để xử lý triệt để các loại chất thải y tế, độc hại. Ngoài ra
trong quá trình đô thị hoá như hiện nay, quỹ đất ngày càng thu hẹp, dẫn đến khó
khăn trong việc lựa chọn vị trí làm bãi chôn lấp rác. Ngoài ra, còn có một số biện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

pháp khác để xử lý rác thải sinh hoạt như : các công nghệ đốt rác, ủ phân hữu cơ, tái
chế rác. Tuy nhiên mỗi một biện pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau, phù
hợp với từng điều kiện. Có một số loại rác không thể đốt được nhưng cũng có một
số nơi không áp dụng được những công nghệ khác để xử lý rác thải. Hiện nay,
huyện mới đầu tư công nghệ đốt rác thải sinh hoạt NFI cho Công ty TNHH VSMT
Bích Ngọc quản lý và vận hành. So với phương pháp chôn lấp truyền thống tại địa
phương thì xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt NFI 05 đang có tính khả thi cao.
Để trả lời làm rõ hiệu quả của lò NFI tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
hiệu quả của xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt rác thải không khí
NFI tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động và phân tích những lợi ích và chi phí
về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến hoạt động của lò đốt rác NFI
05 nhằm đưa ra các đề xuất giúp cho các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý rác
thải sinh hoạt đi đúng hướng và lựa chọn được phương án hiệu quả.
Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững thông tin về lò đốt rác thải không khí NFI được xây dựng và vận
hành tại huyện Lục Nam;
- Phân tích lợi ích và chi phí về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của lò
đốt rác thải không khí
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp phù hợp để quản lý rác thải sinh
hoạt tại huyện Lục Nam.









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tác hại của rác thải sinh hoạt
1.1.1. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
- Môi trường đất
Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – Chất thải rắn (2008) của Bộ
Tài nguyên và môi trường:
Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu
giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,
hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu
đât, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
Nhiều loại rác thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng
cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
Chất nhiễm bẩn quan trọng nhất là kim loại nặng. Kim loại nặng được coi là
yếu tố cần thiết cho cây trồng, tuy nhiên chúng cũng được coi là chất ô nhiễm đến
môi trường đất nếu chúng có nồng độ vượt quá nhu cầu sử dụng của sinh vật. tác
động này ảnh hưởng lâu dàu đến việc dử dụng đất sau này.
- Môi trường nước
Theo Nguyễn Duy (2010) thì rác thải sinh hoạt có khả năng gây ô nhiễm

môi trường đất:
Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ
theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ,
sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất
vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác
thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan
trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến
ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của
các thủy vực.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại
các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua
thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô
nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,
tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Tại các bãi chôn lấp rác thải vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi
hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các rác thải nguy hại.
- Môi trường không khí
Rác thải sinh hoạt có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi gây ô nhiễm
không khí. Các rác thải hữu cơ dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây,…) trong điều
kiện nhiệt dộ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tố nhất là 35
0
C và độ ẩm khoảng 70-
80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khi ô nhiêm có tác
động xấu đến môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Kết quả

chính là gây ra ô nhiễm không khí
Bảng 1.1. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải ở bãi rác
Thành phần khí % Thể tích
CH
4
45-60
CO
2
40-60
N
2
2-5
O
2
0,1-1
NH
3
0,1-1
SO
x
, H
2
S,… 0-1,0
H
2
0-0,2
CO 0-,02
Chất hữu cơ bay hơi 0,01-0,6
(Nguồn: Hanbook of solid Waste Managenment, 1994)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5

Diễn biến thành phần khí thải bãi rác trong 48 tháng đầu tiên được thể hiện
như sau:
Bảng 1.2. Diễn biến thành phần khí thải bãi rác
Khoảng thời gian từ
lúc hoàn thành chôn
lấp (tháng)
% Trung bình theo thể tích
N
2
CO
2
CH
4
0-3 5,2 88 5
3-6 3,8 76 21
6-12 0,4 65 29
12-18 1,1 52 40
18-24 0,4 53 47
24-30 0,2 52 48
30-36 1,3 46 51
36-42 0,9 50 47
42-48 0,4 51 48
( Nguồn: Hanbook of solid Waste Managenment,1994)
Bảng 1.2 cho thấy: nồng độ CO
2
trong khí thải bãi rác thải khá cao đặc biệt
trong 3 tháng đầu tiên. Khí CH
4

được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí
chỉ tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cự đại vào tháng 30-36. Do vậy, đối với các
bãi chôn rác có qui mô lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất các công việc chôn lấp
nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ khí CH
4
để hạn chế khả năng cháy nổ tại khu vực.
1.1.2. Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động
đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích
hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi
rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể
đến chất thải độc hại tại các bãi rác cơ nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ
thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là
nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con
người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung
thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ
lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm
tới 25 % (Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái, 2001).
1.1.3. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều
là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan
đường phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân

chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra long lề đường và mương rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu
gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ (Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và
Nguyễn Thị Kim Thái, 2001)
1.2. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu
1.2.1. Phương pháp chôn lấp
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới
các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên
bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi bột…
theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích
của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì
chuyển sang bãi rác mới.
* Đổ rác thành đống hay bãi hở (Open dump) :
Đây là phương pháp xử lý cổ điển đã được con người áp dụng từ rất lâu đời.
Cho đến nay phương pháp này vẫn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có
Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm sau đây :
- Tạo cảnh quan khó coi, gây sự khó chịu cho mọi người khi nhìn chúng.
- Là môi trường thuận lợi cho các loài động vật gặm nhấm, các loại côn trùng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

vi trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
- Gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Đây là phương pháp xử lý rác đô thị rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công
việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác, tuy nhiên phương pháp
này đòi hỏi diện tích bãi thải lớn, không phù hợp cho những thành phố đông dân,
quỹ đất khan hiếm.
* Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill) :
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử
lý rác thải. Như ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng

phương pháp này, và ở nhiều nước khác như Anh, Nhật Bản, … Đây là phương
pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có
mặt bằng rộng lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là thấp nhất.
Trong BCL rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ lớp chống thấm có
lắp đặt hệ thống ống thu nước rò rỉ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác. Nước rò rỉ sẽ
được thu gom và xử lý để đạt tiêu chuẩn quy định.
BCL rác hợp vệ sinh hoạt động bằng cách : mỗi ngày trải một lớp mỏng rác,
sau đó nén ép chúng lại, bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải một lớp đất mỏng độ
25cm. Công việc này cứ tiếp tục đến khi nào bãi rác đầy. Có thể nói rằng việc thực
hiện BCL hợp vệ sinh có nhiều ưu điểm :
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, gặm nhấm gây bệnh
khó có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm
thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
- Các BCL khi được phủ đầy, chúng ta có thể xây dựng các công trình văn hoá –
giáo dục, làm nơi sinh sống và phát triển các loại động thực vật, qua đó góp phần
tăng cường tính đa dạng sinh học cho các đô thị.
- Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao.
Tuy nhiên, việc hình thành các BCL hợp vệ sinh cũng có một số nhược điểm:
- Các BCL đòi hỏi diện tích đất lớn, một thành phố đông dân có khối lượng rác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

thải càng nhiều thì diện tích bãi càng lớn. Người ta ước tính một thành phố có quy
mô 10.000 dân thì một năm phải thải ra một lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha
với chiều sâu là 10feet (khoảng 3m).
- Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa.
- Các BCL thường tạo ra khí Methane hoặc khí Hydrogen sulfide độc hại có khả
năng gây cháy nổ hay gây gạt. Tuy nhiên người ta có thể thu hồi khí Methane có thể

đốt và cung cấp nhiệt cho 10.000 ngôi nhà/năm.
1.2.2. Phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải rắn
nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ
cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác thải nguy hại được chuyển
thành khí và các chất thải rắn không cháy; các chất khí được làm sạch hoặc không
được làm sạch thoát ra ngoài không khí còn chất thải rắn được chôn lấp.
Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức
nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có
ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất,
so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn
khoảng 10 lần.
Ưu điểm chủ yếu của phương pháp đốt: Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm
của chất thải; Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không
cần nhiều diện tích đất làm bãi chôn lấp rác.
Nhược điểm chủ yếu là: Việc vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng
lực kỹ thuật và tay nghề cao; Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và
chi phí xử lý cao (Nguyễn Văn Phước, 2009)
1.2.3. Phương pháp ủ sinh học theo đống
Công nghệ ủ sinh học theo đống ủ thực chất là quá trình phân giải phức tạp
gluxit, lipit và protit với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí.
Ủ sinh học (compost) có thể được coi là qúa trình ổn định sinh hoá các
chất hữu cơ để thành các chất mùn. Cơng nghệ ủ sinh học theo đống thực chất l
một quá trình phân giải phức tạp gluxít, lipít và protít với sự tham gia của các vi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

sinh vật hiếu khí và kị khí. Các điều kiện pH, độ ẩm, thống khí (đối với vi khuẩn
hiếu khí) càng tối ưu, vi sinh vật càng hoạt động mạnh và quá trình ủ phân càng
kết thúc nhanh. Tuỳ theo công nghệ mà vi khuẩn kị khí hoặc vi khuẩn hiếu khí sẽ

chiếm ưu thế.
Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là: Loại trừ được 50% lượng rác sinh
hoạt chứa chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường; sử dụng lại được 50%
các chất hữu cơ có trong rác thải để chế biến phân bón theo hướng cân bằng sinh thi;
tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp, cải thiện điều kiện sống của cộng đồng; vận
hành đơn giản, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm, giá thành tương đối thấp.
Nhược điểm là: Mức tự động của công nghệ không cao; việc phân loại chất
thải vẫn phải bằng phương pháp thủ công nên dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ người
thực hiện; nạp liệu thủ công nên năng suất thấp, pha trộn và đóng bao thủ công nên
chất lượng không đều.
Theo Thu Thảo (2014), bài báo “ Cùng tìm hiểu quy trình sản xuất COMPOST
của BIWASE” nói về quy trình của Nhà máy sản xuất phân compost nằm trong chuỗi
hệ thống các dự án xử lý rác thải khép kín tại Khu liên hợp xử lý Chất thải rắn Nam
Bình Dương: Chuẩn bị nguyên liệu ủ (thành phần RTSH dễ phân hủy): Chất thải sinh
hoạt sau khi tiếp nhận được đưa lên dây chuyền phân loại. Thành phần chất thải hữu cơ
dễ phân hủy được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ. Các thành phần khác
như: nylon, nhựa, kim loại,…được sử dụng làm nguyên liệu tái chế. Thành phần chất
thải không thể tái chế được đưa đến hố chôn lấp hoặc lò đốt.Thành phần chất thải hữu
cơ dễ phân hủy được bổ sung thêm vi sinh, chất dinh dưỡng, độ ẩm phù hợp để tạo
điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy của vi sinh vật. Sau khi bổ sung phụ gia, hỗn
hợp nguyên liệu hữu cơ được nạp vào bể ủ với thời gian ủ lên men khoảng 21 ngày thì
dỡ bể để đưa ra Nhà ủ chín. Thời gian ủ chín khoảng 18 ngày trong nhà ủ. Sau đó tinh
chế mùn compost (Sàn tuyển lấy mùn compost tinh có kích thước nhỏ hơn 9mm). Phối
trộn phụ gia (N, P, K, ). Kiểm tra chất lượng mùn compost tinh trước và sau khi bổ
sung thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ thích hợp cho từng loại cây trồng đạt tiêu chuẩn sẽ
đóng bao theo các trọng lượng khác nhau: 10kg, 20kg, 25kg, 30kg, 50kg, … theo đúng
mẫu mã quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10



Hình 1.1. Quy trình ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt của Nhà máy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.2.4. Phương pháp tái sử dụng/tái chế phế liệu
Có hai hình thức tái chế: tái chế trực tiếp và tái chế gián tiếp:
Tái chế trực tiếp: Tái sử dụng một vật dụng dạng sẵn có, ví dụ như chai lọ, sử
dụng thủy tinh để làm lọ mới, làm chảy lon nhôm để làm các sản phẩm từ nhôm.
Tái chế gián tiếp: Tái sử dụng vật liệu cho một mục đích khác với mục đích
ban đầu như thu hồi năng lượng từ phế thải.
Khái niệm tái sử dụng các chất rác thải của quá trình sản xuất và sinh
hoạt đã có từ rất lâu. Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong
sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật
dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá
thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó. Ngày
nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung
cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nguyên
liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho
tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản
xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh
những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác
thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản
phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi
trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải
pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái
chế rác là nhờ lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và
được hưởng các chính sách khuyến khích. Lợi ích kinh tế chính là động lực quan
trọng nhất thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế rác thải hiện đại

và vào xây dựng các cơ sở tái chế. Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công
nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu
dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.
Các lợi ích của việc tái chế rác thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất.
Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

ích kinh tế đo đếm được. Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi
trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do
nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các
hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng Về lâu
dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng
nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ
thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát
triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình
mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể
thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan
trọng hơn là chúng có thể được tái sinh
Như vậy ta thấy rác cũng có thể trở thành nguồn tài nguyên qúy của nhân loại.
1.3. Một số loại công nghệ đốt chất thải rắn điển hình
Quá trình đốt CTR là quá trình oxi hóa khử CTR bằng oxi không khí ở nhiệt
độ cao. Lượng oxi sử dụng theo lý thuyết được xác định theo phương trình cháy:
CTR + O
2


Sản phẩm cháy + Q (nhiệt)
Với công nghệ này ta có thể giảm thể tích CTR đến 80-90%. Nhiệt độ buồng
đốt phải cao hơn 800

0
C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt là bụi, CO
2
, SO
x
,
HCl, HF, Dioxin/Furan, hơi nước và tro. Năng lượng có thể được thu hồi từ quá
trình trao đổi nhiệt từ khí sinh ra có nhiệt độ cao.
1.3.1. Đốt hở thủ công
Đây là kỹ thuật đốt CTR có từ lâu, CTR được đổ hoặc vun thành đống trên
mặt đất rồi đốt, không có thiết bị hỗ trợ.
Với phương pháp này quá trình đốt không triệt để, không có hệ thống kiểm
soát khí thải nên gây ô nhiễm không khí và vì cháy hở nên dễ gây sự cố nguy hiểm.
Phương pháp đốt hở thủ côngđể đốt các chất nổ như thuốc nổ TNT, Dynamite.
Để đốt các loại chất thải có khả năng cháy nổ cao người ta đốt trong các lò
hở, nhưng lò được xây hoặc đào sâu dưới đất, hoặc lò có thêm các thiết bị phụ trợ
để quá trình đốt được an toàn (Nguyễn Văn Huân, 2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.3.2. Lò đốt một cấp
Là một trong những kỹ thuật ra đời sớm, sử dụng trước những năm 1960,
chua đạt tiêu chuẩn quy định với khí thải sinh ra do đốt.
Cấu tạo của lò tương đối đơn giản, chủ yếu gồm buồng đốt để đốt hỗn hợp CTR và
vật liệu cháy. Buồng đốt được chia làm 02 ngăn nhờ ghi lò: ngăn trên chứa chất thải
rắn cần phân hủy, ngăn dưới để đốt vật liệu nhằm cung cấp nhiệt và duy trì nhiệt độ
đốt. Trong buồng đốt, CTR được đốt trong ghi lò (không có béc đốt hoặc có bộ
phạn đốt hỗ trợ với béc đốt)
Vật liệu lò thường là gạch đất nung nên tuổi thọ không cao. Nguồn nguyên
liệu cung cấp nhiệt cho lò chủ yếu là cửi, gỗ, mùn cưa,

Mặc dù lò đốt một cấp cũng là một thiết bị đốt chuyên dụng nhưng nếu xét
toàn bộ quá trình thì cũng có thể xem đây là quy trình đốt thủ công hở bởi nhiệt độ,
bụi, khí thải không được kiểm soát mà đưa trực tiếp vào không khí. Các công việc
như đưa chất thải rán vào lò, cung cấp nguyên liệu cháy, điều khiển quá trình cháy,
thu hồi tro thải đều do công nhân lò đốt thực hiện theo phương thức thủ công
(Nguyễn Văn Huân, 2010).
Một số ưu nhược điểm của lò đốt một cấp là:
* Nhược điểm
- Không giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải
- Năng suất thấp
- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết
- Cần nhiều công nhân cho một ca làm việc, điều kiện làm việc của công
nhân rất nặng nhọc, độc hại, dễ bị các bệnh nghề nghiệp
- Lò vận hành không liên tục, thời gian nghỉ giữa hai mẻ rất lớn
- Hiệu quả đốt lò thấp
* Ưu điểm
- Thiết kế và xây dựng lò khá đơn giản
- Chi phí xây dựng lò thấp
- Sử dụng lò đốt thủ công để xử lý CTR không cần diện tích đất và thời gian
nhiều như chôn lấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

1.3.3. Lò đốt nhiều cấp
Là loại lò đốt có thể đốt triệt để chất thải dạng bùn đặc của nhà máy xử lý
nước thải, khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn quy định.
Lò đốt nhiều cấp được thiết kế gồm những đơn nghuyên liên tiếp vòng
quanh, cái này ở trên cái kia. Thường có 5-9 đơn nguyên cho một kiểu lò điển hình.
Với một trục thẳng đứng ở trung tâm của hệ thống, mỗi đơn nguyên có một cánh
khuấy được gắn vào trục trung tâm, tạo ra các khoang rỗng hình vành khuyên ở bên

trong lò đốt. CTR sau khi đưa vào lò sẽ được lưu trữ lại các khoang rỗng này.
Răng của các cánh khuấy sẽ cào bùng vào trong các lỗ hình vành khuyên và
hướng về phía tâm của buồng lò, nơi bùn rơi xuống các cạnh của lớp chịu nhiệt và
đi xuống đơn nguyên tiếp theo,
Hệ thống cấp khí được thiết kế ở phía dưới của hệ thống. Nhiệt độ tối thiểu
của lò 760
0
F và thời gian lưu ít nhất là 0,5s để có thể phân hủy phần lớn các hợp
chất hữu cơ (Canvin R.Bruner, 1994).
1.3.4. Lò đốt thùng quay
Đây là loại lò đốt chất thải có nhiều ưu điểm bởi quá trình xáo trộn CTR tốt,
đạt hiệu quả cao và được sử dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến. Lò đốt thùng
quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại dạng rắn, bùn, cặn và cả
dạng lỏng. Ở Mỹ, lò đốt thùng quay chiếm tới 75% số lò đốt chất thải nguy hại, lò
đốt tầng sôi chiếm 10%, còn lại 15% là các loại lò đốt khác.
Thùng quay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 1100
0
C, sử dụng chất thải nguy hại
làm nguyên liệu. Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với
nhiên liệu thông thường khác để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt như:
nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh, lò nung xi măng, Lượng chất thải
bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 12-25% tổng lượng nhiên liệu. Lò đốt thùng quay
là lò đốt hai cấp gồm: buồng sơ cấp và buồng thứ cấp (Canvin R.Bruner, 1994).
* Buồng sơ cấp
Buồng sơ cấp là một trống quay hình trụ chịu nhiệt, quay với tốc độ điều
chỉnh được 0,5-1 vòng/phút), có nhiệm vụ đảo trộn CTR trong quá trình cháy. Lò
đốt được đặt hơi dốc với độ nghiêng 1-5% nhằm tăng thời gian cháy của chất thải
và vận chuyển tự động tro ra khói lò đốt. CTR được nạp vào từ phía trên của lò dưới

×