Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc sở y tế bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 101 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGÔ THẾ HIẾU



GIẢI PHÁP TỰ ĐẢM BẢO CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA
CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ BẮC NINH





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ









HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGÔ THẾ HIẾU



GIẢI PHÁP TỰ ĐẢM BẢO CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA
CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ BẮC NINH






CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340401





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGÔ THỊ THUẬN



HÀ NỘI, NĂM 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sĩ "Giải pháp tự đảm bảo chi phí hoạt động thường
xuyên cho các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh"
chuyên ngành Quản lý kinh tế là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận
văn đã sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông
tin này đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu đã nêu trong
luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học
nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN






Ngô Thế Hiếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài
Học viện.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh
tế và PTNT, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc cô giáo PGS.
TS. Ngô Thị Thuận, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý
kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận văn này.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Sở Y tế Bắc Ninh, các phòng, ban
chức năng của Sở Y tế Bắc Ninh đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế,
các đồng chí lãnh đạo phòng Kế hoạch - Tài chính và các đồng chí đồng
nghiệp tại Sở Y tế Bắc Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, gia
đình và những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong
suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Ngô Thế Hiếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ viii

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 5


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.4.3 Nội dung nghiên cứu 6

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 7

2.1 Cơ sở lý luận 7

2.1.1 Lý luận cơ bản về tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
cho các bệnh viện đa khoa công lập 7

2.1.1.1 Các khái niệm 7

2.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp theo mức tự đảm bảo chi phí
hoạt động thường xuyên 10

2.1.1.3 Nội dung tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho
các bệnh viện đa khoa công lập 11

2.1.1.4. Những cơ hội và thách thức của đơn vị sự nghiệp công lập
tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên 17

2.1.1.5. Các chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến
đơn vị sự nghiệp 18

2.1.2 Sự cần thiết cải cách cơ chế hoạt động bệnh viện đa khoa công
lập theo hướng tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên 20


2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động của bệnh viện đa khoa công lập 20

2.1.2.2 Sự cần thiết cải cách hoạt động của bệnh viện đa khoa công
lập 21

2.1.2.3 Nội dung cải cách bệnh viện đa khoa công lập 22

2.1.2.4 Thuận lợi và khó khăn khi cải cách 25

2.2 Thực tiễn về tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của các
bệnh viện đa khoa công lập trên thế giới và ở Việt Nam 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về cải cách bệnh viện và tự đảm bảo chi
phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 1980 - 2009 26

2.2.2 Cải cách bệnh viện ở Trung Quốc 28

2.2.3 Kinh nghiệm ban đầu của Việt Nam về tự đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên 31

2.3 Bài học kinh nghiệm về tự đảm bảo chi phí hoạt động thường
xuyên của các bệnh viện đa khoa công lập. 34

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36


3.1.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh 36

3.1.2 Đặc điểm hệ thống y tế tỉnh Bắc Ninh 38

3.1.3 Đặc điểm cơ bản của các Bệnh viện đa khoa công lập trực
thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1. Phương pháp tiếp cận 40

3.2.2. Phương pháp chọn điểm 41

3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 41

3.2.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 42

3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin 43

3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 44

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

4.1 Tình hình thực hiện tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
của các Bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 45

4.1.1 Quy trình triển khai 45

4.1.2 Các nội dung triển khai 45


4.1.2.1 Cụ thể hóa các văn bản đã triển khai 45

4.1.2.2 Thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ 47

4.1.2.3 Thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế 47

4.1.2.4 Thực hiện quyền tự đảm bảo một phần về tài chính 47

4.1.3 Các giải pháp thực hiện tự đảm bảo chi phí hoạt động thường
xuyên của các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc
Ninh 48

4.1.3.1 Tăng số lượng giường bệnh 48

4.1.3.2 Tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế 49

4.1.3.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế 50

4.1.4 Kết quả thực hiện tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
của các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 54

4.1.4.1 Nguồn kinh phí hoạt động của các bệnh viện 54

4.1.4.2 Tình hình chi của các bệnh viện đa khoa công lập trực
thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 59

4.1.4.3 Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các
bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi

4.2 Đánh giá ảnh hưởng tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
tới hoạt động của các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế
Bắc Ninh 69

4.2.1 Ảnh hưởng tích cực 69

4.2.2 Các thách thức đặt ra 74

4.2.3 Những tồn tại cần khắc phục 75

4.3. Giải pháp nhằm thực hiện thành công tự đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên cho các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc
Sở Y tế Bắc Ninh 76

4.3.1 Căn cứ đề xuất 76

4.3.2 Định hướng thực hiện thành công tự đảm bảo chi phí hoạt động
thường xuyên cho các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế
Bắc Ninh 80

4.3.3 Các giải pháp nhằm thực hiện thành công tự đảm bảo chi phí
hoạt động thường xuyên cho các bệnh viện đa khoa công lập trực
thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 81

4.3.3.1 Sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có 81

4.3.3.2 Tăng cường cơ sở vật chất và phát triển chuyên môn kỹ
thuật 83


4.3.3.3 Tăng cường kiểm soát chi và nâng cao hiệu quả chi tiêu 84

4.3.3.4 Xây dựng tiến trình triển khai thực hiện các nhóm giải
pháp 84

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

5.1 Kết luận 86

5.2 Kiến nghị 87


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các nội dung cải cách bệnh viện
()
24

Bảng 4.1 Số lượng giường bệnh tại các BVĐK CL trực thuộc SYT BN 49

Bảng 4.2 Thực trạng trang thiết bị y tế ở các BVĐK CL trực thuộc SYT BN 50

Bảng 4.3 Tình hình đáp ứng về số lượng cán bộ y tế theo chỉ tiêu giường bệnh
của các BVĐK CL trực thuộc SYT BN 51

Bảng 4.4 Tỉ lệ Bác sỹ so với chuyên môn y tế khác tại các BVĐK CL trực thuộc

SYT Bắc Ninh 52

Bảng 4.5 Tình hình triển khai dịch vụ kỹ thuật phân tuyến của các BVĐK CL
trực thuộc SYT BN 53

Bảng 4.6 Danh mục kỹ thuật vượt tuyến đã triển khai của các BVĐK CL trực
thuộc SYT BN 54

Bảng 4.7 Nguồn kinh phí hoạt động của các BVĐK CL trực thuộc SYT BN 56

Bảng 4.8 Tổng kinh phí của các BVĐK CL trực thuộc SYT BN 57

Bảng 4.9 Tỷ trọng ngân sách nhà nước trong tổng kinh phí của các các BVĐK
CL trực thuộc SYT BN 58

Bảng 4.10 Khoản chi cho cá nhân của các BVĐK CL trực thuộc SYT BN 61

Bảng 4.11 Tỉ trọng khoản thanh toán cho cá nhân so với tổng chi của các
BVĐK CL trực thuộc SYT BN 62

Bảng 4.12 Chi cho nghiệp vụ chuyên môn của các BVĐK CL trực thuộc SYT
BN 63

Bảng 4.13 Tỉ trọng khoản chi nghiệp vụ chuyên môn so với tổng chi của các
BVĐK CL trực thuộc SYT BN 65

Bảng 4.14 Tỉ trọng khoản chi khác so với tổng chi của các BVĐK CL trực thuộc
SYT BN 66

Bảng 4.15 Tỉ trọng thu sự nghiệp so với tổng chi thường xuyên của các BVĐK

công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 68

Bảng 4.16 Số lượt khám chữa bệnh của các BVĐK CL trực thuộc SYT BN 69

Bảng 4.17 Số lượt điều trị nội, ngoại trú của các BVĐK CL trực thuộc SYT BN
71

Bảng 4.18 Số lượt chuyển viện của các BVĐK CL trực thuộc SYT Bắc Ninh . 72

Bảng 4.19 Ý kiến về mức độ đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân 73

Bảng 4.20 Công suất sử dụng giường bệnh của các BVĐK CL trực thuộc SYT
BN 74

Bảng 4.21 Phân tích Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong thực hiện giải
pháp tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của các BVĐK công lập trực
thuộc Sở Y tế Bắc Ninh 77


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Tổng nguồn kinh phí của các các BVĐK CL tuyến huyện 57

Đồ thị 4.2 Sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước 59

Đồ thị 4.3 Tình hình thanh toán cho cá nhân các bệnh viện tuyến huyện 60


Đồ thị 4.4 Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn của các bệnh viện tuyến
huyện 63












DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH CÁN BỘ 90

PHỤ LỤC 3. PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ 91



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế

BN Bắc Ninh
BV Bệnh viện
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BVTW Bệnh viện Trung ương
BYT Bộ Y tế
CL Công lập
CP Chính phủ
KCB Khám chữa bệnh
NĐ Nghị định
Nghị định 43 Nghị định 43/2006/NĐ-CP
NSNN Ngân sách nhà nước
PP Phương pháp
SNCL Sự nghiệp công lập
SYT Sở Y tế
SL Số lượng
TN Thu nhập
TSCĐ Tài sản cố định
TT Thông tư
TTB Trang thiết bị
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XHH Xã hội hóa
XN Xét nghiệm


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Đổi mới cơ chế quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ
mục tiêu đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Qua thực tế triển khai cho thấy định hướng của Chính phủ là đúng
hướng và đạt nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể, đã từng bước giảm bớt sự can
thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập; tạo
điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội
bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền
tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính
Nghị định 43/2006/NĐ-CP khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập
chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công
lập nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt
động của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên là hình thức tự chủ cao
nhất của Nghị định 43/2006/NĐ-CP để đạt tới mục tiêu trên.
Theo Bản tin xã hội của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính
(1)
, tính đến
năm 2012, Sau 5 năm thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định “Cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập - SNCL” đã đạt được những
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã nảy sinh lực cản, làm
cho nhiều đơn vị SNCL đã tự chủ nhưng chưa làm chủ về tài chính, tổ chức
bộ máy và biên chế.

1


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Kết quả đạt được còn hạn chế. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay,
trên phạm vi cả nước đang có 25.631 đơn vị SNCL được giao tự chủ tài chính
(chiếm 96,7%). Trong đó có 845 đơn vị (chiếm 3,3%) tự đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên, 10.341 đơn vị (chiếm 40%) đảm bảo một phần chi phí
hoạt động và 14.355 (chiếm 56,7%) đơn vị do NSNN đảm bảo chi phí. Hàng
năm, các đơn vị thuộc khối bộ, ngành trung ương thu khoảng 12.516 tỷ đồng
(bằng 68,84% kinh phí hoạt động thường xuyên); các đơn vị khối địa phương
thu 27.509 tỷ đồng (bằng 43,44% kinh phí hoạt động thường xuyên).
Bộ Tài chính cho rằng, việc thực hiện cơ chế theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP đã từng bước tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị sự
nghiệp trong quản lý chi tiêu tài chính trên cơ sở mở rộng các hoạt động dịch
vụ, tăng nguồn thu cùng với nguồn kinh phí NSNN giao, các đơn vị đã sử
dụng tổng hợp nguồn lực để phát triển hoạt động dịch vụ sự nghiệp về quy
mô, chất lượng, tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội được lựa chọn,
tiếp cận với các dịch vụ chất lượng ngày càng cao. Mặt khác, cơ chế tự chủ
cũng giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên; tạo điều kiện cho
đơn vị kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động sáng tạo của
người lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng hoạt động sự nghiệp;
công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài
chính. Đặc biệt, thu nhập của người lao động đã được cải thiện, việc chi trả
thu nhập cho người lao động trong đơn vị do thủ trưởng quyết định theo quy
chế chi tiêu nội bộ, gắn với hiệu suất công việc, vị trí công tác.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng cho thấy, đã nảy sinh không ít tồn
tại, hạn chế cần khắc phục. Theo đó, nhận thức của người dân, xã hội về đổi
mới hoạt động đơn vị cung ứng dịch vụ công lập và xã hội hóa còn hạn chế,
chưa đầy đủ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước.
Trình độ, tư duy đội ngũ cán bộ, về công tác quản lý, quản trị nội bộ ở nhiều

đơn vị còn chậm đổi mới, còn nặng về tư duy bao cấp cũ. Trong khi, bộ máy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

phần lớn các đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên chưa được tự
quyết định biên chế, cơ quản chủ quản cấp trên vẫn giao chỉ tiêu biên chế sự
nghiệp cho đơn vị, làm hạn chế tính tự chủ của đơn vị. Mặt khác, một số
chính sách như chế độ học phí, viện phí cũng như nhiều định mức kinh tế kỹ
thuật đã lạc hậu hoặc còn thiếu nên đã hạn chế tính tự chủ của các đơn vị sự
nghiệp công lập.
Kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh năm 1997, ngành Y tế Bắc Ninh đã có
nhiều phát triển. Từ khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP có hiệu lực, đến cuối năm
2012 đã giao tự chủ cho toàn bộ 40 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó 16
đơn vị do NSNN đảm bảo chi phí và 24 đơn vị đảm bảo một phần chi phí hoạt
động. Chưa có đơn vị nào được giao tự đảm bảo chi phí hoạt động thường
xuyên.
Qua thời gian hơn 7 năm triển khai, 07 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện
và 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh đã và đang nâng dần mức tự đảm bảo chi phí
hoạt động thường xuyên, chủ động tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử
dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã
phát huy mọi khả năng để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu nhập của cán bộ
viên chức ngày một nâng cao.
Song cho đến nay chưa có Bệnh viện đa khoa công lập nào mạnh dạn
đề xuất phương án chuyển đổi hoàn toàn cơ chế hoạt động sang hình thức tự
đảm chi phí hoạt động thường xuyên và cũng chưa có một nghiên cứu trong
phạm vi ngành y tế Bắc Ninh về nội dung trên.
Chính vì thực tiễn đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Giải pháp tự
đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho các bệnh viện đa khoa công
lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng mà đề
xuất các giải pháp tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên nhằm thúc đẩy
việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các Bệnh viện đa khoa công lập trực
thuộc Sở Y tế Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tự đảm bảo chi phí hoạt động
thường xuyên cho các Bệnh viện đa khoa công lập.
- Mô tả thực trạng thực hiện tự đảm bảo chi phí hoạt động thường
xuyên cho các Bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh
những năm qua.
- Đánh giá ảnh hưởng của tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
đến hoạt động của các Bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc
Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công tự đảm bảo chi phí
hoạt động thường xuyên cho các Bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y
tế Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu
trong đề tài này là:
1. Tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho các bệnh viện đa
khoa công lập cần những điều kiện gì và đạt được những chỉ số gì về tài
chính?
2. Những cơ hội và thách thức khi thực hiện tự đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên cho các bệnh viên đa khoa công lập?
3. Thực trạng triển khai tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
cho các BVĐK công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh như thế nào?

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tự đảm bảo chi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

phí hoạt động thường xuyên của các bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc
Sở Y tế Bắc Ninh?
5. Cần bổ sung giải pháp nào để thực hiện thành công tự đảm bảo chi
phí hoạt động thường xuyên cho các Bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc
Sở Y tế Bắc Ninh trong những năm tới?
1.4 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động tự đảm bảo chi phí
hoạt động của các Bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh.
Các đối tượng khảo sát chính là:
- Các Bệnh viện đa khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh.
- Hoạt động tạo nguồn kinh phí hoạt động được pháp luật cho phép của
các BVĐK công lập trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh.
- Tổng chi thường xuyên của các BVĐK công lập trực thuộc Sở Y tế
Bắc Ninh và kết cấu trong tổng chi.
- Các cơ chế, chính sách của nhà nước có liên quan.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu các BVĐK công lập trên
phạm vi địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh, một số nội dung hay các vấn đề chuyên
sâu sẽ khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa công lập đại diện.
- Về thời gian: Dữ liệu sử dụng cho đánh giá thực trạng chủ yếu trong 5
năm từ 2019 - 2013. Khảo sát sâu năm 2013. Các giải pháp đề xuất cho năm
2015 - 2020.
- Về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ lý luận, thực tiễn triển khai, kết
quả đạt được, những tác động tích cực và thách thức khi thực hiện tự đảm bảo
chi phí hoạt động thường xuyên cho các BVĐK công lập trực thuộc Sở Y tế

Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn và thực trạng hoạt động
của các bệnh viện đa khoa công lập để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên. Từ đó đề xuất các giải pháp thực
hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận cơ bản về tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho
các bệnh viện đa khoa công lập
2.1.1.1 Các khái niệm
* Cơ quan hành chính nhà nước

Để hiểu được khái niệm cơ quan hành chính nhà nước, trước hết chúng
ta cần tìm hiểu khái niệm cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức
được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có
cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định,
được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần nhiệm vụ,
quyền hạn của nhà nước
(2)
. Các cơ quan nhà nước có mối quan hệ mật thiết
với nhau, tạo thành một thể thống nhất đó chính là bộ máy nhà nước. Nếu căn
cứ vào trật tự hình thành cũng như tính chất, vị trí, chức năng của các cơ quan

nhà nước thì bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có bốn hệ thống cơ
quan, đó là: hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan xét xử và hệ thống các cơ quan
kiểm sát.
Trong đó, các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ, các
bộ, các ủy ban nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân
các cấp và các sở, phòng ban thuộc ủy ban nhân dân.
Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ
máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước
cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều
hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
(3)
.
* Đơn vị sự nghiệp công lập

2
Theo Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội
3
Theo Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý
nhà nước
(4)
.
* Bệnh viện đa khoa công lập
BVĐK công lập là một đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước thành

lập theo mô hình tổ chức Bệnh viện của nhà nước, có nhiệm vụ khám bệnh,
chữa bệnh cho nhân dân theo Luật khám bệnh, chữa bệnh.
BVĐK thường là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị
hầu hết các loại chứng bệnh. Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc
tại một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ
của ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu - nhất là nghiên cứu những
bệnh khó chẩn đoán hay chữa trị. Các bệnh viện này thường có phòng cấp
cứu, phòng xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh và phòng điều trị tăng
cường.
* Nguồn thu sự nghiệp
Nguồn thu sự nghiệp là khoản thu của đơn vị sự nghiệp công lập được
nhà nước cho phép. Nguồn thu sự nghiệp bao gồm:
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy
định của nhà nước;
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả
năng của đơn vị, cụ thể:
+ Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về
khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu
khoa học với các tổ chức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm;
thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón

4
Theo Điều 9, Luật viên chức năm 2010
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

bệnh nhân, khác); thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu
và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
+ Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo:
+ Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin:

+ Sự nghiệp Thể dục, thể thao:
+ Sự nghiệp kinh tế:
- Thu khác (nếu có).
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân
hàng từ các hoạt động dịch vụ.
* Hoạt động thường xuyên
Hoạt động thường xuyên là hoạt động đều đặn và liên tục, không gián
đoạn. Trong các Bệnh viện đa khoa công lập hoạt động thường xuyên là hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
* Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là khoản chi hàng năm cho các hoạt động thường
xuyên, bao gồm:
- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các
khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy
định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp
vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ
quy định.
- Chi hoạt động thường xuyên cho bộ phận phục vụ cho công tác thu
phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các
khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy
định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí;
các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và
lệ phí.
- Chi cho bộ phận cung cấp các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương;
tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật
liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi
trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chi
các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác
(nếu có).
* Tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
Là đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước trao quyền tổ chức các
hoạt động có thu để tự chịu trách nhiệm về tài chính theo các mức độ khác
nhau như một phần hay toàn phần.
Mức tự đảm bảo chi cho hoạt động thường xuyên của đơn vị được tính
theo công thức sau:
M(%)=

T
SN
X 100%
C
TX
Trong đó: M(%): là mức đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
T
SN
: Là tổng thu sự nghiệp
C
TX
: Là tổng chi hoạt động thường xuyên
2.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp theo mức tự đảm bảo chi phí hoạt động
thường xuyên
Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ thì
các đơn vị sự nghiệp được phân thành ba loại:
a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động

thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động) là:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên
xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự
nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước đặt hàng.
b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn
vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) là: Đơn vị sự nghiệp có
mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức
trên, từ trên 10% đến dưới 100%.
c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có
nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do
ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động - hay gọi là
Thuần công) là:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên
xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong
thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay
đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem
xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
2.1.1.3 Nội dung tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho các bệnh
viện đa khoa công lập
Tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho các bệnh viện đa khoa

công lập nói riêng, đơn vị sự nghiệp công lập nói chung là một nội dung cơ
bản của Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập
mà Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ đã ban hành.
Theo Nghị định này, quyền tự chủ về nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

chủ về biên chế và tự chủ về tài chính. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đi
sâu nghiên cứu Tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên cho các bệnh
viện đa khoa công lập trong mối quan heẹ chặt chẽ với tự chủ về nhiệm vụ, tự
chủ về tổ chức bộ máy và tự chủ về biên chế.
 Nghiên cứu thực trạng nguồn kinh phí của các BVĐK công lập
Thu sự nghiệp là nhiệm vụ được nhà nước cho phép đơn vị sự nghiệp
công lập cung cấp dịch vụ cho nhân dân thực hiện. Đối với các BVĐK công
lập thu sự nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động thường xuyên. BVĐK
công lập tự đảm bảo được chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự
nghiệp, có nghĩa là nhà nước không phải cấp ngân sách nhà nước mà vẫn duy
trì được hoạt động của nhà nước.
Kinh phí hoạt động của các BVĐK công lập từ các nguồn sau:
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn
vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);
+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà
nước quy định (nếu có);
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa
chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có

thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
+ Kinh phí khác (nếu có).
b) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

+ Phần được để lại từ số thu phí của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân
hàng.
c) Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp
luật.
d) Nguồn khác, gồm:
+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ,
viên chức trong đơn vị;
+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.
 Nghiên cứu thực trạng các khoản chi của các BVĐK công lập
Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Chi thường xuyên
Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao
là chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:
+ Chi các khoản cho cá nhân: tiền lương, các khoản phụ cấp lương và
chi tăng thu nhập;
+ Chi cho nghiệp vụ chuyên môn về khám bệnh chữa bệnh: tiền mua
thuốc, máu, dịch truyền, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm và các khoản chi
khác cho chuyên môn;

+ Chi cho thi đua khen thưởng, chi phúc lợi, chi cho đầu tư phát triển
và các khoản chi khác;
b) Chi không thường xuyên; gồm:
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy
hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy
định;
+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo
quy định;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định
(nếu có);
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài
sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
+ Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
+ Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).
 Xác định tự chủ về các khoản thu, mức thu của các BVĐK công lập
- BVĐK công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu
và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, BVĐK
công lập căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của
xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động,
từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có
thẩm quyền quy định.

BVĐK công lập thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính
sách - xã hội theo quy định của nhà nước.
- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng
thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài
chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được
quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp
chi phí và có tích luỹ.
 Quy định tự chủ về sử dụng nguồn tài chính của các BVĐK công lập
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với
các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức
chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định. Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn
vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực
thuộc. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực
hiện theo quy định của pháp luật. Cơ cấu các khoản chi gồm có:
a) Các khoản chi cho con người
- Tiền lương, tiền công:
+ Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước
giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động
(gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà
nước quy định;
+ Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có
đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp sản phẩm
chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, đơn vị tính
theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;
+ Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng, thì chi
phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền

×