Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị CEO đến môi trường xã sài sơn, huyện quốc oai, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 86 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THỦY



ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT
ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ CEO ĐẾN MÔI TRƯỜNG
XÃ SÀI SƠN, HUYỆN QUỐC OAI, TP HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THỦY



ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT
ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ CEO ĐẾN MÔI TRƯỜNG
XÃ SÀI SƠN, HUYỆN QUỐC OAI, TP HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN TRUNG QUÝ



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phan Trung Quý.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên





Nguyễn Thị Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phan Trung Quý, người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình
hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học "Khoa học Môi
trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp
tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cám ơn về những góp ý có ý nghĩa rất
lớn khi tôi thực hiện đề cương nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viên





Nguyễn Thị Thủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục biểu đồ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây 3
1.2 Thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB ở Việt Nam 4
1.3 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô
thị đến môi trường 6
1.3.1 Ảnh hưởng tích cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông
dân vùng thu hồi đất 7
1.3.2 Tác động tiêu cực của việc thu hồi dất đối với nông dân ở vùng
bị thu hồi đất 7
1.4 Cơ sở của quá trình đô thị hóa 8
1.4.1 Đô thị hoá và các khái niệm khác 8
1.4.2 Đô thị hoá ảnh hưởng như thế nào đến người dân bị mất đất? 10
1.4.3 Chính sách nào giải quyết tình trạng mất đất của người dân trong
quá trình đô thị hoá 13
1.5 Thực trạng về đất nông nghiệp và người nông dân mất đất 17
1.5.1 Thực trạng về đất nông nghiệp và người nông dân mất đất ở Hà Nội: 17

1.5.2 Quá trình đô thị hoá ảnh hưởng tới người dân Hà Nội 19
1.5.3 Giải pháp việc làm cho người dân Hà Nội sau khi thu hồi đất 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 28
2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 28
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa 29
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm 30
2.3.5 Phương pháp so sánh 31
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu điều tra phân tích kết quả nghiên cứu 31
2.3.7 Phương pháp phân tích mức độ tác động 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn xã Sài Sơn-
Quốc Oai- Hà Nội 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 34
3.2 Biến động cơ cấu sử dụng đất của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
TP Hà Nội giai đoạn 2006-2013 36
3.3 Công tác bồi thường, GPMB ở xã Sài Sơn từ năm 2006 - 2011 38
3.4 Khái quát về dự án xây dựng khu đô thị mới CEO 42
3.5 Tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu độ thị CEO đến
môi trường tự nhiên. 45
3.5.1 Tác động đến môi trường không khí 46
3.5.2 Tác động đến nguồn nước tưới nông nghiệp 50
3.5.3 Tác động đến môi trường đất 52

3.5.4 Tác động đến hệ sinh thái 54
3.6 Tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị CEO đến
môi trường xã hội 55
3.6.1 Tác động đến việc làm người dân 57
3.6.2 Tác động đến cơ hội tiếp cận cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội 63
3.6.3 An ninh lương thực 64
3.6.4 Các vấn đề xã hội khác 65
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở một số địa phương trên cả nước 4
1.2 Quy mô ruộng đất và lao động bình quân/hộ ở các vùng năm 2013 18
1.3 Diện tích đất thu hồi và số lao động bị mất việc từ năm 2009 đến
năm 2012 19
1.4 Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân 23
3.1 Biến động đất đai của xã Sài Sơn giai đoạn 2006 - 2013 36
3.2 Kết quả thu hồi đất xây dựng dự án CEO 39

3.3 Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Sài Sơn năm 2009 41
3.4 Ý kiến của người dân về môi trường 45
3.5 Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn trong khu đất lập quy hoạch 48
3.6 Kết quả phân tích nồng độ bụi khí độc hại 49
3.7 Chất lượng nước tưới nông nghiệp 51
3.8 Hình thức sử dụng tiền bồi thường của người dân 55
3.9 Sự thay đổi trình độ chuyên môn của hộ bị thu hồi đất từ năm
2009 - 2014 59
3.10 Sự thay đổi việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất
giai đoạn 2009 - 2014 61
3.11 Đánh giá về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của người dân Giai
đoạn 2009-2014 63
3.12 Mức độ tự chủ lương thực của các hộ điều tra giai đoạn 2009-
2014 65
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Bản đồ hành chính xã Sài Sơn – Quốc Oai – Hà Nội 32
3.2 Vị trí khu đô thị CEO 44
3.3 Sơ đồ mặt bằng khu đô thị CEO 44
3.4 Sơ đồ vị trí lấy mẫu phân tích nước và không khí 47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang


1.1 Biểu đồ so sánh diện tích và số lao động trước và sau khi thu hồi đất 19
1.2 Biểu đồ cơ cấu ngành nghề sau khi thu hồi đất ở Hà Nội năm 2013 22
1.3 Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân 24
3.1 Sự khác nhau của cơ cấu lao động trước và sau khi thu hồi đất 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết
Vấn đề môi trường sống và sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông
nghiệp đang là vấn đề của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt là
trong giai đoạn CNH – HĐH, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm
khá lớn do quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng. Môi trường đất,
nước, không khí xung quanh các khu đất dự án bị thay đổi, có những tác động
tiêu cực và tác động tích cực.
Ngoài ra các dự án phát triển khu đô thị đã khiến phần lớn sinh kế của
người dân gặp khó khăn. Khi thu hồi đất nhà nước có chính sách bồi thường
về đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống. Thực tế có những
hộ đã có thu nhập cao hơn, nhưng có những hộ dân vẫn còn gặp nhiều khó
khăn trong việc tạo lập sinh kế của mình. Họ vẫn cố gắng sản xuất trên diện
tích đất ít ỏi còn lại. Tuy nhiên khi tìm kiếm việc làm mới đòi hỏi trình độ tay
nghề, khiến cho 1 phần dân cư không có việc làm.
Xã Sài Sơn thuộc huyện Quốc Oai – Hà Nội là khu vực có nhiều điều
kiện để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, theo quy hoạch
của thành phố Hà Nội để phát triển khu đô thị và cụm công nghiệp, xã Sài
Sơn đã thu hồi hơn 300 ha đất nông nghiệp để xây dựng khu đô thị Garden
City ( CEO), và khu du lịch Tuần Châu 2.
Trong quá trình thực hiện dự án, xây dựng các hạng mục công trình,

thực hiện các hoạt động san lấp, vận chuyển nguyên vật liệu… Các hoạt động
này ít nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đất, nước.
Năm 2008 có tới 380 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều
lao động được nhận vào làm việc trong khu đô thị, khu du lịch, tuy nhiên
số lượng không nhiều. Do vậy nhiều người dân không có việc làm, hoặc
tìm được việc làm tạm thời, thu nhập bấp bênh. Nhìn chung đời sống của
người dân còn gặp nhiều khó khăn. Vậy vấn đề đặt ra là việc xây dựng các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

khu đô thị mới, khu du lịch đã làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên,
sinh kế của người dân như thế nào? Mức sống của người dân ra sao? Liệu
rằng quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thực
sự có hiệu quả không?
Để trả lời câu hỏi này, Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị CEO, đến môi trường
xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội ”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Đánh giá tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị CEO,
đến môi trường xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
- Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề sinh kế của người
dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá.
2.2. Yêu cầu
- Tác động đến môi trường tự nhiên gồm: đất, nước, không khí. Trong
đó tập trung chủ yếu vào sự biến đổi của môi trường nước trước khi có dự án,
cho đến thời điểm thi công công trình. Ảnh hưởng của hoạt động xây dựng
đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí.
- Tác động đến môi trường xã hội: Đánh giá tác động của quá trình
chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và đô thị. Người dân

bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá gặp khó khăn
trong vấn đề sinh kế.
- Điều tra, tìm hiểu, đánh giá ý kiến của các hộ gia đình sản xuất nông
nghiệp trong khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang mục đích phi
nông nghiệp.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây
Quá trình đô thị hóa nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn
ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trên cả nước.
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước
mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm
2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến năm 2013, cả
nước có khoảng 800 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44
thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.
Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm
vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma
Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình…
Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng
trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao
thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư
nông thôn, các đô thị mới.
Kết quả tổng điều tra dân số lao động của Tổng cục thống kê cho đến

năm 2013, với dân số cả nước là 89,7 triệu người, trong đó dân số đô thị
khoảng 29 triệu người, chiếm 32% tổng số dân. Theo dự báo của Bộ Xây
dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương
đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân.
Mục tiêu đề ra, sẽ cần diện tích bình quân đầu người là 100m2/người.
Khi đó Việt Nam cần có khoảng 450.000ha diện tích đất đô thị, nhưng hiện
nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với nhu cầu. Với tốc độ
phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng
nhiều vấn đề phát sinh từ quá trình đô thị hoá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Quá trình đô thị hóa quá nhanh, khiến cho các thành phố gặp khó khăn do
sự quá tải về lao động, dân cư, còn thiếu thốn về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
dịch vụ xã hội - nhà ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học
chưa được xây dựng tương xứng để đáp ứng được nhu cầu của cư dân. Bên cạnh
đó, quá trình đô thị hóa nhanh đã gây ra dòng di dân từ vùng nông thôn vào các
đô thị để tìm việc làm. Đây hầu như là những người lao động nông thôn bị thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp. Vì không có việc làm nên người lao động phải tìm
ra các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm. Điều này đã khiến cho các đô
thị bị quá tải, ngày càng trở nên chật chội, đông đúc. Bên cạnh đó số nông dân
còn lại ở các vùng thôn quê không còn đất sản xuất, chuyển đổi nghề không
được, đời sống của họ rơi vào cảnh khó khăn, thất nghiệp.
1.2. Thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB ở Việt Nam
* Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Việt Nam
Bảng 1.1: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
ở một số địa phương trên cả nước

STT



Tỉnh, thành phố
Tổng diện tích
đất nông nghiệp

Diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi
Tỷ lệ đất nông
nghiệp bị thu hồi

ha %
1 Tuyên Quang 518.311,22 84.106,86 16,6
2 Hà Nội 45.772,96 14.289,87 31,21
3 Hải Phòng 84.984,13 12.109,02 14,2
4 Hưng Yên 60.101,4 16.434,34 27,34
5 Hải Dương 107.964,05 21.458,48 19,88
6 Hà Nam 57.903,48 16.247,74 28,06
7 Vĩnh Phúc 94.445,48 29.844,18 31,60
8 Bắc Ninh 50.489,5 35.798,38 70,11
9 Thừa Thiên Huế 349.812,57 64.914,8 18,5
10 Bình Phước 631.370.35 140.931,00 22,27
11 Đồng Tháp 277.073,38 22.225,79 8,02
12 Kiên Giang 576.492,49 42.679,58 7,40
(Nguồn: Tổng cục quản lý đất đai, năm 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

- Về diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi để phát triển các khu
công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Theo số liệu điều tra của
BNN PTNT năm 2013 tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất

nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm
4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là
2,1%, ở nhiều vùng khác là dưới 0,5%.
Bảng số liệu trên ta thấy Bắc Ninh là tỉnh có tỷ lệ đất nông nghiệp bị
thu hồi cao nhất, chiếm 70,11% tổng diện tích đất nông nghiệp, các tỉnh,
thành như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên có tỷ lệ đất nông nghiệp bị
thu hồi tương đối cao, khoảng trên dưới 30%; còn ở một số tỉnh như Kiên
Giang, Đồng Tháp, có tỷ lệ đất nông nghiệp thu hồi thấp, lần lượt chiếm chỉ
khoảng 7,4% và 8,02% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Các hộ ở các địa phương có diện tích đất thu hồi lớn như Hà Nội
(5.469ha), Hải Phòng (4.126 ha), Bắc Ninh (3.800 ha), Bình Dương (3.500
ha) thường bị thu hồi từ 50 - 70% diện tích Dự kiến, việc thu hồi đất nông
nghiệp trong năm năm tới sẽ ảnh hưởng tới 2,5 triệu người.
Ở nhiều nơi, mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm tỷ lệ
nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên nhưng hầu hết đất nông nghiệp bị thu hồi tập
trung ở một số huyện, xã có mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp bình
quân đầu người thấp, có nhiều xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
chiếm 70-80% diện tích đất canh tác, có nhiều xã chiếm tới 100%. Điển hình
ở các huyện nằm trong khu vực Hà Nội mở rộng và các xã, huyện thuộc quy
hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Theo Viện Khoa học và
công nghệ Việt Nam chỉ tính trong 3 năm qua, tổng diện tích đất chuyên dùng
đã tăng lên 104.422 ha dẫn đến một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được
chuyển đổi mục đích theo hai hướng chính là phục vụ xây dựng các KCN,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

khu chế xuất, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập
trung theo các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Các khu vực kinh tế trọng điểm
là khu vực có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi lớn nhất, chiếm trên 50%

tổng diện tích thu hồi. Mặc dù, số diện tích đất nông nghiệp được thu hồi chỉ
chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng do thu hồi mang
tính tập trung nên một số xã bị mất từ 70 - 80% diện tích, kéo theo nhiều hộ bị
thu hồi 100% diện tích, không còn đất sản xuất.
1.3 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị
đến môi trường
Thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị đã đặt ra những vấn đề
cấp thiết
Thứ nhất, giảm diện tích đất canh tác, phải rút bớt lao động nông ngh
iệp để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, vấn đề bồi thường và hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất
cụ thể:
+ Giá bồi thường chưa sát với giá thị trường là điểm bất cập ảnh hưởng tới
đời sống nhân dân.
+ Kết quả việc hỗ trợ cho nông dân mấy năm gần đây chưa cao, nông
dân thiếu việc làm,
đời sống bấp bênh, chịu nhiều biến động không mong muốn về mặt xã
hội.
Thứ ba, thu hồi đất sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực c
ủa quôc gia và phát triển bền vững của nông nghiệp.
Thứ tư, tốc độ quy hoạch xây dựng KCN, KĐT trên cả nước diễn ra
nhanh chóng mà hiệu quả sử dụng đất không cao, tỷ lệ lấp đầy các KCN chưa
đến 50%, các KĐT mọc lên nhiều mà công nhân vẫn thiếu nhà ở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông
dân vùng thu hồi đất
Thứ nhất, một bộ phận nông dân chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ, nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống.

Trong 2,5 triệu người có nhu cầu việc làm có hơn 1,5 triệu lao động
nông nghiệp bị thu hồi đất đã được chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp
( làm việc trong các KCN và ngoài KCN ).
Nông dân còn có thể có việc làm trong các loại hình thương mại nhỏ,
dịch vụ sinh hoạt, phục vụ xây dựng, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… Các
nguồn thu nhập khác mà nông dân có được khi phát triển công nghiệp và đô
thị như phí bồi thường đất, tiền chuyển nhượng thổ cư…
Thứ hai, khi xây dựng các KCN, KĐT Nhà nước đã đầu tư cho kết cấu
hạ tầng giao thông, thông tin, trường sở, các loại hình dịch vụ điện nước
.v.v…Nhờ đó đời sống tinh thần vật chất của dân chúng được chuyển biến.
1.3.2 Tác động tiêu cực của việc thu hồi dất đối với nông dân ở vùng bị
thu hồi đất
Thứ nhất là, những dự án triển khai chậm để đất thu hồi bị bỏ hoang hóa
không những không tạo điều kiện cho nông dân chuyển sang các ngành nghề
phi nông nghiệp, mà còn biến họ thành những người thất nghiệp và thu nhập
bất ổn định.
Nông dân mất đất không có việc làm, thiếu việc làm không phải từ
nguyên nhân chính khi thu hồi đất xây dựng các KCN. Minh chứng là hoạt
động của các KCN đã tạo ra số việc làm đáng kể, khoảng 2,6 triệu việc làm
trực tiếp và gián tiếp. Thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT và KCHT ước tính
số dân bị tác động là: nhường đất cho KCN có khoảng 1,5 triệu người; cho
KĐT có khoảng 2,23 triệu người và cho KCHT khoảng 339 nghìn người ( căn
cứ chỉ tiêu giao đất 1,3 sào/ người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Thứ hai là, các khu công nghiệp và đô thị đòi hỏi lao động trẻ tuổi, có
trình độ chuyên môn kỹ thuật, mà phần lớn nông dân các vùng thu hồi đất
không đáp ứng được. Các doanh nghiệp thường chỉ tuyển dụng lao động trẻ đã
tốt nghiệp trung học phổ thông, và có trình độ đào tạo chuyên môn, tức là

khoảng 17,8 % số lao động.
Thứ ba, một số khu công nghiệp và đô thị chưa xử lý tốt việc bảo vệ
môi trường. Việc xây dựng ồ ạt các khu công nghiệp, khu đô thị mà thiếu các
giải pháp về bảo vệ môi trường một cách thích đáng, đã gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân, giảm chất lượng cuộc
sống, tổn hại sức khỏe, lây lan bệnh tật. Theo số liệu thống kê, trong số các
KCN trên cả nước, chỉ có 131 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước
thải tập trung và đi vào hoạt động, 10 KCN đang xây dựng hệ thống này, còn
lại các KCN khác chưa xây dựng.
Thứ tư, không gian cư trú và không gian văn hóa bị tác động. CNH,
ĐTH đã đặt ra những thách thức lớn đối với nông dân vùng có đất bị thu hồi.
1.4 Cơ sở của quá trình đô thị hóa
1.4.1 Đô thị hoá và các khái niệm khác
Một trong những khuynh hướng định cư lâu đời của loài người là đô thị
hoá. Quá trình đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình
độ khá cao như đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương
thực …tức là vào khoảng những năm 2.000 trước công nguyên. Các khu vực
đô thị lúc đầu thường mọc lên ở dọc các bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn
nước. Sự hình thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ tiến bộ về công nghiệp
của thế kỷ trước và hiện nay. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của
dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi.
Tiền đề cơ bản của đô thị là sự phát triển của công nghiệp hay đô thị
hoá. Đô thị hoá trên thế giới từ cách mạng thủ công nghiệp. Sau đó là cách
mạng công nghiệp đã thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

năng suất lao động cao hơn và đã làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội trên cơ
sở phân công lao động xã hội. Đồng thời, cách mạng công nghệp đã tập trung
hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành các khu đô thị mới,

mở rộng quy mô đô thị cũ. Ngay nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
với đặc trưng của nó là cỗ máy vi tính, với những siêu xa lộ thông tin và điện
thoại di động thì sự phát triển của đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Mỗi nền văn minh đều tạo nên một phong cách sống, làm việc thích hợp,
một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp.
Đô thị hoá là một quá trình lịch sử sản xuất hàng hoá hiện đại không
ngừng phát triển, dân số không ngừng tập trung, mối quan hệ giữa kinh tế đô
thị và kinh tế khu vực ngày càng chặt chẽ, tác dụng động lực xã hội của đô tị
ngày càng tăng cường.
Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, vì vậy có thể nêu lên khái niệm dưới nhiều góc độ.
Trên quan điểm một vùng : đô thị hoá là một quá trình hình thành , phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị .
Trên quan điểm kinh tế quốc dân : Đô thị hoá là sự phân bố các yếu tố
lực lượng sản xuất , bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị.
Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống
đô thị. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị cũng
thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong điều kiện mới … đặc biệt là thay đổi cơ
cấu dân cư.
Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số
lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.
Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế – xã hội của đô thị
và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp giao thông vận tải, xây dựng,
dịch vụ. Do vậy đô thị hoá không thể tách rời một chế độ kinh tế – xã hội.
Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hoá phụ thuộc vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Ở các nước phát triển, đô thị hoá đặc trưng cho các yếu tố phát triển

chiều sâu ( điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi , hạn chế bất lợi của quá
trình đô thị hoá ). Đô thị hoá nâng cao điều kiện sống và làm việc công bằng
xã hội, xoá bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn.
Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, đô thị hoá đặc trưng cho sự
bùng nổ về dân số, còn sự phát triển của công nghiệp tỏ ra yếu kém. Sự gia
tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế.
Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở nên sâu sắc do sự mất cân đối, do
độc quyền trong kinh tế.
Ở Việt Nam, quá trình đô thị hoá lại diễn ra nhiều năm trước quá trình
công nghiệp hoá , khiến mô hình và tư duy đô thị gặp khủng hoảng. Nghịch lý
này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do sức ép nhà sau chiến tranh và trình
trạng đầu cơ đất. Sự phát triển ngược trên khi hệ thống đô thị ở Việt Nam.
Mức độ đô thị hóa: là tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị trên tổng số
dân, hay tỷ lệ diện tích đô thị trên tổng diện tích của vùng.
Tốc độ tăng đô thị: là mức độ gia tăng của dân số đô thị, hoặc diện tích
đô thị, tính theo thời gian.
Sự tăng trưởng của đô thị là sự tăng trưởng nội bộ của từng đô thị, được
tính trên cơ sở sự gia tăng của dân số hoặc diện tích của đô thị.
1.4.2 Đô thị hoá ảnh hưởng như thế nào đến người dân bị mất đất?
Hàng loạt khu công nghịêp, khu đô thị mọc lên như một tất yếu trong
quá trình Đô thị hoá thành phố Hà Nội. Duy chỉ có điều, người nông dân, hay
nói chính xác hơn là những người có diện tích đất bị thu hồi đang phải đứng
ngoài quá trình này, thậm chí họ cũng bị rơi vào cảnh bần cùng hoá.
Theo thống kê của Bộ NN PTNT, nếu tính cho giai đoạn 2008 đến
2012 thì với 6229,56 ha đất dự kiến chuyển mục đích sử dụng vào các ngành
phi nông nghiệp. Số lao động nông nghiệp trong các hộ thu hồi đất cần
chuyển đổi nghề lên tới 89.376 người, tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2001 -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


2005. Trong đó Hà Nội là 7,776 nghìn ha. Và Hà Nội cũng là thành phố có số
hộ bị thu hồi đất lớn nhất nước với 138.291 hộ.
Một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích chủ
yếu phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
vừa và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập trung, xây dựng sân gôn…. Nếu
như trong nhiều năm trước, việc cấp phép xây dựng sân gôn còn hạn chế, thì
trong 2 năm từ 2006-2008, đã có hơn 100 dự án sân gôn được cấp phép trên
cả nước, đồng nghĩa với đó là một phần lớn diện tích đất nông nghiệp, đặc
biệt là diện tích đất lúa đã bị thu hồi.
Qua điều tra, khảo sát, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở đã ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế, xã hội của nông dân. Ở những nơi bị thu
hồi đất, có đến 67% số hộ vẫn phải quay lại nghề nông, chỉ có 13% có nghề
mới ổn định. Nhưng ngặt một nỗi, những hộ dân muốn quay lại nghề cũ cùng
chẳng có đất mà sản xuất, cuối cùng họ rơi vào cảnh thất nghiệp, kéo theo
hàng loạt tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc… Nan giải hơn cả là điều kiện
sống của người nông dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chỉ có 29% số hộ
có điều kiện sống tốt hơn, còn lại tới 34,5% hộ mức sống thấp hơn so với
trước khi bị thu hồi đất.
Cơ cấu ngành nghề sau khi bị thu hồi, 60% số hộ vẫn chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% số hộ sinh kế bằng công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các ngành nghề khác.
Về thu nhập bình quân của người dân thì chỉ có 13% số hộ có thu nhập
tăng hơn trước, trong khi có tới 53% số hộ thu nhập giảm so với trước. Bản
thân nông dân là những người nghèo nhất, nhưng cùng với quá trình Đô thị
hoá, họ lại bị kéo vào vòng xoáy của nghèo đói! Theo điều tra, phần lớn số
tiền bồi thường đất, người nông dân đều dùng vào việc mua sắm, xây dựng
nhà cửa, có tiết kiệm lắm cũng chỉ được được 5-7 năm là họ tiêu hết số tiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


đó và hậu quả người dân rơi vào tình trạng vô sản. Và cũng chính điều này
dẫn đến số lao động dôi dư ra, nhất là độ tuổi từ 35-60 còn lại rất nhiều.
Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một lượng
lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó
các khu vực kinh tế trọng điểm là nơi có diện tích chuyển đổi lớn nhất, chiếm
trên 50% diện tích thu hồi. Điều đáng lưu ý là hầu hết diện tích đất bị chuyển
đổi nói trên đều thuộc các vị trí thuận tiện cho canh tác, thu hoạch, vận
chuyển, chế biến và tiêu thụ (những nơi gần trung tâm, các trục đường lớn) tại
Hà Nội. Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và việc làm của hàng
chục vạn người dân. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trung bình cứ
mỗi hộ bị mất đất có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm, cứ mỗi ha đất nông
nghiệp bị chuyển đổi sẽ có 20 lao động nông nghiệp bị mất việc làm
Không thể phủ nhận những lợi ích lớn lao, lâu dài của việc triển khai
các dự án, tuy nhiên quá trình thu hồi đất của nông dân, chuyển đổi mục đích
sử dụng đã có những vấn đề xã hội nảy sinh. Trước khi lấy đất, chính quyền
thành phố Hà Nội và các chủ doanh nghiệp đều hứa và hơn thế còn cam kết
là sẽ nhận tỷ lệ khá cao thanh niên và người lao động trên địa bàn vào làm
việc tại doanh nghiệp. Nhưng phần lớn lời hứa đều không thực hiện, các chủ
đầu tư thường không làm theo cam kết, không nhận lao động theo cam kết,
nếu có nhận chỉ là miễn cưỡng, sau đó lại tìm cách sa thải không thương
tiếc. Cái cớ họ đưa ra là người lao động không có tay nghề, không đáp ứng
được công nghệ mới, nên phải tuyển lao động các nơi khác đến. Vì vậy tình
trạng thiếu việc làm hoặc mất việc làm của nông dân mất đất do quá trình đô
thị hoá ngày càng tăng.
Người nông dân mất đất tìm lối đi mới bằng cách chuyển nghề mới.
Nhưng thật không dễ! Sự khó khăn trong chuyển nghề, tìm việc làm mới đối
với lao động không còn đất là do vấp phải những rào cản mà trước tiên là trình
độ của người lao động. Thực tế chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất có bằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13


tốt nghiệp phổ thông trung học và 14% được đào tạo chuyên môn sơ cấp trở
lên, cá biệt có nơi có tới hàng ngàn lao động mất việc làm. Chỉ có 10-20%
người lao động đã qua đào tạo, còn lại 80% không được đào tạo nghề, trong khi
các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động có tay nghề trong các lĩnh vực
công nghệ, kỹ thuật cao. Hơn nữa số lượng lao động đã quá tuổi tuyển dụng
(trên 35) rất khó thích nghi với công việc mới lại chiếm trên 50%. Một nguyên
nhân thường gặp nữa là nhận thức của người lao động còn ỷ lại vào chính sách
hỗ trợ Nhà nước, vào tiền bồi thường mà chưa tự mình tìm việc làm, việc tổ
chức, chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động còn hạn chế.
Hầu hết các hộ nông dân ở Hà Nội sau khi bị thu hồi ruộng đất đời sống
khó khăn do không có việc làm mà "miệng ăn núi lở". Vì vậy đã xuất hiện
những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm … ở các vùng
ven được "đô thị hoá". Bên cạnh đó, những vấn đề về môi trường như ô
nhiễm nguồn nước, giảm diện tích cây xanh, chất thải chưa được xử lý …
cũng xuất hiện tại các khu công nghiệp, đô thị mới trong thành phố
1.4.3 Chính sách nào giải quyết tình trạng mất đất của người dân trong
quá trình đô thị hoá
Để giải quyết tình trạng nông dân mất đất, lãnh đạo Bộ Lao động –
Thương binh&Xã hội cho rằng, Hà Nội cần có chính sách đào tạo nghề đi
trước, đón đầu khi có kế hoạch, quy hoạch phát triển, để đến khi công trình
hoàn thành, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động vào làm việc ngay.
Bộ đã đề ra giải pháp trong thời gian tới sưc hỗ trợ cho đào tạo dạy nghề cho
người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó,
lập quỹ hỗ trợ đào tạo tại chỗ chuyển đổi nghề đối với lao động trên 35 tuổi
với những công việc không đòi hỏi kĩ năng phức tạp. Sở Lao Động và
Thương Binh Xã Hội Hà Nội dự kiến mỗi người ở độ tuổi lao động khi bị thu
hồi đất nông nghiệp nếu muốn tham gia học nghề để chuyển đổi việc làm sẽ
được hưởng một xuất đào tạo trị giá 1,5 triệu đồng/người. Ngoài ra, Sở đề
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14

xuất thêm đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi học nghề sẽ bao gồm cả con
em nông dân từ bậc học phổ thông đến học nghề, cao đẳng và đại học Giải
pháp khác là đào tạo phương pháp quản lý tiếp cận thị trường cho đội ngũ
kinh doanh vừa và nhỏ, tạo cơ hội mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động.
Hà Nội cũng đã chọn xuất khẩu lao động như một hướng tích cực trong
giải quyết việc làm. Nhưng việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ở địa
phương gặp rất nhiều khó khăn. Ngươì Hà Nội chê thị trường lao động
Malayxia, Đài Loan vì lương thấp, vất vả.Họ chỉ thích sang Nhật Bản, Hàn
Quốc, trong khi trình độ tay nghề lại không đáp ứng nổi.Để thu hút số người
nghèo đi lao động xuất khẩu, sở Lao Động Thương binh và Xã Hội Hà Nội đề
suất với Uỷ ban thành phố có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu
lao động như thưởng 0,7-1,5 triệu đồng nếu doanh nghiệp đưa được 1 lao động
đi xuất khẩu, người đi cũng được hỗ trợ 1,2 triệu đồng. Và để thúc đẩy hoạt
động này, các doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu cần trú trọng tới khâu
đào tạo nghề, ngoại ngữ, ý thức kỉ luật cho người lao động. Đặc biệt, sắp tới bộ
Lao Động Thương Binh và Xã Hội sẽ đầu tư xây khoảng 20 doanh nghiệp
mạnh về xuất khẩu lao động, giảm số doanh nghiệp hiện nay, thành lập hiệp
hội xuất khẩu lao động để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tham gia
đấu thầu các dự án, công trình có sử dụng nhiều lao động nước ngoài.
Còn theo bà Phan Lệ Xiêm – Phó ban Kinh tế (Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam), để người nông dân có việc làm cần phải thực hiện đồng bộ
các giải pháp hỗ trợ sau khi hị bị thu hồi đất, nhất là dạy nghề, tạo việc làm
mới. Đặc biệt, có cơ chế giám sát chặt chẽ trong việc doanh nghiệp ưu tiên
nông dân và con em nông dân sau khi bị thu hồi đất được đào tạo và vào làm
việc tại công ty.
Theo giải pháp mà bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn đưa ra thì
ngoài chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chính sách phát triển đô thị nông nghiệp
và dịch vụ liền kề cũng cần được chú trọng. Cụ thể, áp dụng các tiến bộ mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đã tạo việc làm mới cho
người nông dân bằng việc xây dựng các ki-ốt bán hàng, hệ thống phụ trợ để
người nông dân vào đó làm việc.
Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ
giải quyết việc làm : quỹ này được hình thành từ một phần của khoản tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp khi sử dụng
đất, tiền chênh lệch giữa giá đất bồi thường với đất nông nghiệp trước khi bị
thu hồi và giá đất chuyên dụng đã được chuyển đổi sau khi thu hồi.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực, chuyển
mục đích sử dụng đất nông nghiệp không chỉ sang đất công nghiệp mà còn để
sản xuất dịch vụ; mở rộng đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc chuyển đổi
này là tất yếu, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với lao động
trong quá trình Đô thị hoá Hà Nội. Tuy nhiên thời gian qua bên cạnh mặt tốt
đáp ứng nhu cầu cho phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ … thì cũng còn tồn
tại một số vấn đề đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho những người bị
thu hồi đất.
Phải có chính sách bồi thường thoả đáng cho người bị thu hồi đất; giải
quyết việc làm trên cơ sở định cư tại chỗ là chính. Ví dụ, bên cạnh khu công
nghiệp, dịch vụ phải qui hoạch tái định cư, xây dựng khu dân cư tự phục vụ
chính khu công nghiệp dich vụ đó. Một giải pháp nữa, không chỉ đào tạo nghề
cho nhưng nơi đã bồi thường giải toả mà phải chủ động có kế hoạch đào tạo
đối với những vùng dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp.
Một giải pháp nữa, trong khâu chỉ đạo tổ chức thực hiện bồi thường
giải phóng mặt bằng thì việc tái định cư và giải quyết việc làm cho người lao
động không còn đất sản xuất phải được coi là bộ phận cấu thành quan trọng
không thể thiếu trong phương án bồi thường giải toả thu hồi đất. Hội đồng

giải phóng mặt bằng ở địa phương nên có ngành Lao động xã hội tham gia,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

đối với những khu vực giải toả đất của nông dân nên có Hội nông dân tham
gia để họ được nói lên tiếng nói của họ.
Thứ trưởng Nguyễn Lương Trào cho biết, hầu hết các địa phương đều
yêu cầu hoặc khuyến khích các doanh nghiệp đóng tại địa phương, đặc biệt là
doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi ưu tiên tuyển lao động tại chỗ. Thành phố
Hà Nội quy định mỗi hecta đất thu hồi phục vụ cho dự án, chủ dự án phải đào
tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 lao động địa phương.
Trong khi đó việc đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất vẫn còn
những bất cập. Việc đào tạo nghề vẫn còn mang tính dàn trải, ồ ạt, không dựa
trên cơ sở đánh giá nhu cầu của thị trường lao động, chủ yếu dạy nghề mà các
trung tâm dạy nghề có chứ không phải cái doanh nghiệp cần. Hệ quả là chất
lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có nơi hỗ trợ
tiền mặt cho việc học nghề nhưng không được người dân sử dụng vì họ không
biết và không được định hướng chuyển đổi nghề gì cho hiệu quả.
Khi thu hồi đất chưa gắn với quy hoạch tái định cư và kế hoạch cụ thể
về hỗ trợ tay nghề, việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, việc thông tin,
tuyên truyền đến người dân về kế hoạch, quy hoạch chuyển đổi đất thực hiện
chậm trễ, chưa đầy đủ khiến người lao động bị động; chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ngành trong việc nâng cao nhận thức và định hướng cho
người dân học nghề chuyển đổi nghề phù hợp sau khi bị thu hồi đất.
Một giải pháp được đề ra dựa trên cách làm của 1 số nước là dùng
phần lớn tiền giải phóng mặt bằng của nông dân góp cổ phần vào các doanh
nghiệp trên mảnh đất nông dân bị thu hồi. Thành phố dự kiến dùng tiền hỗ trợ
đất bị thu hồi để mua trái phiếu cho người dân và nông dân sẽ sống bằng lãi
suất ngân hàng.
Từ nay đến năm 2015, dự kiến Hà Nội sẽ có thêm 90.000 nông dân

phải ly nông. Để giải quyết bế tắc, có ý kiến đề xuất : thay tiền bằng thẻ. Cụ
thể là : trong số nông dân phải ly nông có khoảng 18.000 người có nhu cầu

×