Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ THU HẰNG




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA SUỐI
NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH,
PHƯỜNG TAM THANH, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THU HẰNG




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA SUỐI
NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH,
PHƯỜNG TAM THANH, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. CAO VIỆT HÀ



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Cao Việt Hà, người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những
tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Cô đã giúp tôi vượt
qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học
“Khoa học Môi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến
thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi
xin cám ơn về những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Hằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Yêu cầu nghiên cứu 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tầm quan trọng của nước 3
1.1.1 Tầm quan trọng của nước đối với con người 3
1.1.2 Tầm quan trọng của nước đối với động thực vật 3
1.1.3 Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động du lịch 3
1.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam 8

1.2.3. Tác động của du lịch tới môi trường nước 11
1.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước 14
1.3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 23
2.2. Nội dung nghiên cứu: 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 23
2.3.1. Nhóm phương pháp điều tra thực địa 23
2.3.2. Nhóm phương pháp xử lý số liệu, phân tích trong phòng thí
nghiệm 25
2.3.3. Nhóm phương pháp kế thừa số liệu sẵn có 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Điều kiện tự nhiện – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 27
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 27
3.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội. 34
3.1.3. Tình hình và ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến chất lượng
nước suối Ngọc Tuyền 35
3.2. Đánh giá các nguồn thải của khu dân cư có ảnh hưởng đến chất
lượng nước suối Ngọc Tuyền 36
3.2.1. Các nguồn thải từ khu dân cư thải vào suối Ngọc Tuyền 36
3.2.2. Đặc trưng nguồn thải tác động đến nước suối Ngọc Tuyền 39
3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước suối Ngọc Tuyền 40
3.3.1 Chất lượng nước suối ngọc tuyền tại thời điểm không có lễ hội 41
3.3.2. Chất lượng nước suối ngọc tuyền tại thời điểm có lễ hội 46

3.3.3 Đánh giá biến động chất lượng nước suối Ngọc Tuyền theo không
gian và thời gian 49
3.4. Hiện trạng các giải pháp quản lý môi trường đang được áp dụng
đối với suối Ngọc Tuyền 58
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước suối Ngọc Tuyền
vùng nghiên cứu 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5.1. Quy hoạch hoạt động du lịch 59
3.5.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người
dân trong khu vực và du khách 61
3.5.3. Xử lý ô nhiễm suối Ngọc Tuyền 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
1. Kết luận 69
2. Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy sinh học
BTCT Bê tông cốt thép
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Hàm lượng oxy hòa tan
KT - XH Kinh tế - Xã hội
QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QĐ Quyết định
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS Tổng chất rắn
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức y tế thế giới




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1. Tình hình chất lượng nước trên thế giới 5

Bảng 2.1. Phương pháp phân tích mẫu nước 25

Bảng 3.1. Đặc điểm của trạm khí tượng thủy văn Lạng Sơn 30

Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ không khí năm 2013 tại Lạng Sơn (
0
C) 31

Bảng 3.3: Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng (%) 31

Bảng 3.4. Tốc độ gió trung bình tháng trạm Lạng Sơn (m/s) 32

Bảng 3.5. Lượng mưa tại trạm Lạng Sơn (mm) 32


Bảng 3.6. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche tại trạm Lạng Sơn (%) 33

Bảng 3.7. Kết quả phân tích tháng 11/2013, 01/2014 và 07/2014 42

Bảng 3.8. Kết quả phân tích tháng 03 năm 2014 47


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

STT TÊN HÌNH TRANG
Hình 1.1 Sông Đồng Nai tại hợp lưu suối Linh 11

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu 28

Biểu đồ 3.1. Biến động hàm lượng DO tại điểm nghiên cứu 51

Biểu đồ 3.2. Biến động hàm lượng TSS tại điểm nghiên cứu 52

Biểu đồ 3.3. Biến động hàm lượng COD tại điểm nghiên cứu 53

Biểu đồ 3.4. Biến động hàm lượng BOD
5
tại điểm nghiên cứu 54

Biểu đồ 3.5. Biến động hàm lượng (NH
+
4

) tại điểm nghiên cứu 55

Biểu đồ 3.6. Biến động hàm lượng Phosphat tại điểm nghiên cứu 56

Biểu đồ 3.7. Biến động hàm lượng Coliform tại điểm nghiên cứu 57






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu Danh lam thắng cảnh Nhị Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
có nhiều hang động kỳ thú nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh: Chùa Tam
Thanh, núi Tô Thị, Thành nhà Mạc Tổng diện tích của khu thắng cảnh Nhị -
Tam Thanh là 34,73 ha, đã được xếp hạng di tích Quốc gia từ năm 1962.
Điểm đặc biệt nhất của khu danh thắng là động Nhị Thanh với cảnh đẹp
thiên tạo trong động có suối Ngọc Tuyền chảy uốn lượn bên trong lòng động
với chiều dài khoảng 364 m. Giữa động có cửa Thông Thiên tỏa ánh sáng mặt
trời rọi xuống dòng nước, trong động còn có Chùa Tam Giáo (Tam Giáo tự),
thờ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Đỉnh vòm động có tượng Ngô Thì Sĩ
(Đốc trấn Lạng Sơn năm 1777) và là người có công phát hiện ra động Nhị
Thanh từ năm 1779. Trên các vách đá của động đều có lưu bút tích của các
thế hệ danh nhân, trong đó có nhiều văn bia có giá trị là nguồn tư liệu quý giá.
Hàng năm quần thể Danh lam thắng cảnh Nhị Thanh đã thu hút hàng nghìn
lượt khách trong nước và du khách nước ngoài đến tham quan.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa nhanh của
thành phố Lạng Sơn đã có những tác động tới khu Danh lam thắng cảnh trong
đó có động Nhị Thanh và thể hiện ở đây là việc lấn chiếm đất khu danh lam
thắng cảnh của người dân khu vực, lấn chiếm lòng suối Ngọc Tuyền làm cản
trở dòng chảy từ cửa động Tam Thanh đến cửa sau động Nhị Thanh và đặc
biệt hơn cả là việc thải nước thải không qua xử lý vào dòng suối Ngọc Tuyền.
Chính vì vậy, trong hai năm gần đây nước suối Ngọc Tuyền trong động Nhị
Thanh vào mùa khô có màu đen sẫm, bốc mùi khó chịu, vào mùa mưa nước
dồn về làm ngập úng, kéo theo rác rưởi, bùn đất trôi vào trong hang động. Để
ngăn rác thải rắn, bùn đất không chảy theo nước suối Ngọc Tuyền vào hang
động Nhị Thanh, Ban quản lý khu di tích tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng 01 bể
thu gom nước suối Ngọc Tuyền ở phía trước cửa động Nhị Thanh từ năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2001 nhưng chưa áp dụng công nghệ nào để xử lý nước suối Ngọc Tuyền nên
đến nay vẫn chưa xử lý được tình trạng ô nhiễm cho nước suối Ngọc Tuyền
đoạn chảy qua động Nhị Thanh.
Suối Ngọc Tuyền có vai trò vô cùng quan trọng trong quần thể danh
thắng Nhị - Tam Thanh. Mục đích sử dụng nước của suối Ngọc Tuyền là phục
vụ cho du lịch tâm linh, bảo tồn động thực vật thủy sinh. Tại Lạng Sơn chưa
có đề tài nào thực hiện về nội dung đánh giá chất lượng nước suối Ngọc
Tuyền và đưa ra biện pháp xử lý cho vấn đề này.
Từ những nội dung nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng
và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối Ngọc Tuyền đoạn chảy
qua động Nhị Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn” là cần thiết
và cấp bách.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua động Nhị Thanh, phường Tam
Thanh, thành phố Lạng Sơn, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng
nước của dòng suối này để duy trì môi trường trong lành cho khu danh lam
thắng cảnh Nhị Thanh.
2.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được các yếu tố tự nhiên - kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến
chất lượng nước suối Ngọc Tuyền.
- Xác định được các hoạt động của người dân (như: sinh hoạt, sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ…) và hoạt động du lịch tại khu danh thắng Nhị Thanh có
ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền.
- Đưa ra hướng cải thiện chất lượng nước của suối Ngọc Tuyền đoạn
chảy qua khu danh lam thắng cảnh Nhị Thanh, phường Tam Thanh, thành phố
Lạng Sơn phải có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tầm quan trọng của nước
1.1.1 Tầm quan trọng của nước đối với con người
Nước là một loại tài nguyên quý giá và được coi là vĩnh cửu. Không có
nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ
yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con người. Nước được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông
vận tải, nuôi trồng thuỷ sản… Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên
UNESCO lấy ngày 22/3 hàng năm làm ngày Nước Thế giới.
Nước là trung tâm của cuộc sống. Điều này lý giải tại sao không ai có
thể sống hơn 3 đến 5 ngày mà không có bất kỳ lượng nước uống vào.

1.1.2 Tầm quan trọng của nước đối với động thực vật
Trong đời sống nước nuôi sống thực vật và sinh động vật cung cấp chất
thực phẩm dinh dưỡng, thuốc men cho con người và các nguyên vật liệu chế
tác các đồ dùng, tạo ra rừng xanh, sông rộng, biển cả bao la, tạo môi trường
xanh mát che chở cho con người.
Đối với môi trường tự nhiên nước tạo ra vòng tuần hoàn “ mưa – nước
ngọt – nuớc biển – mưa” để duy trì sự sống và phát triển muôn loài, điều hòa
khí hậu toàn cầu tránh những tổn hại nguy hiểm khi nhiệt độ thay đổi quá
nhanh giữa ngày và đêm.
Với tầm quan trọng của nước sạch nói riêng và nước nói chung, mọi
người trong chúng ta cần trân trọng, bảo vệ nguồn nước, xử lý nguồn nước thải
trước khi trả lại môi trường.
1.1.3 Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động du lịch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Nguồn nước sạch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động du lịch, từ
khách sạn, nhà hàng cho đến các khu vui chơi giải trí và giao thông vận tải.
Quan trọng hơn, du lịch ở các điểm gắn với tài nguyên nước như tại các hang
động, sông suối ngày càng phát triển. Nhiểu bãi biển, hồ và điểm du lịch gắn
với nguồn tài nguyên nước đã trở thành các điểm đến nổi tiếng trên thế giới.
Du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn trên thế giới, trách nhiệm
của ngành Du lịch dẫn dắt và đảm bảo các doanh nghiệp và các điểm đến có
đầu tư xứng đáng cho công tác quản lý nguồn nước trong chuỗi giá trị. Nếu
được quản lý bền vững, du lịch có thể mang lại lợi ích cho quốc gia, các cộng
đồng địa phương và hỗ trợ bảo tồn tài nguyên nước.
Hang động Việt Nam bao gồm hệ thống các hang và các động trên địa
bàn Việt Nam, chủ yếu nằm ở nửa phía bắc của đất nước này do tập trung
nhiều dãy núi đá vôi. Hang thường được hiểu là khoảng trống sâu tự nhiên
hay được đào vào trong đất, trong đá còn động là hang rộng ăn sâu vào trong

núi. Hệ thống hang động ở Việt Nam thường là các hang động nằm trong các
vùng núi đá vôi có kiểu địa hình karst rất phát triển. Ba di sản thiên nhiên thế
giới của Việt Nam là vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
và quần thể danh thắng Tràng An đều là những danh thắng có những hang
động nổi tiếng. Đặc biệt rất nhiều hang động ở Việt Nam có những mạch sông
suốt gầm chảy xuyên qua vung núi đá vôi và thông với hệ thống sông suối
bên ngoài. Nhiều hang động ở Việt Nam có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ
ảo, có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự
nhiên do tạo hóa sinh ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ
học, những di tích lịch sử - văn hóa rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị
để phát triển du lịch.
1.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Mặc dù nước là yếu tố để duy trì cuộc sống, nhưng trong quá trình hoạt
động của mình, con người đã gây ra những tác động xấu đến chất lượng nước.
Cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, ô nhiễm nước và suy thoái
chất lượng nước ngày càng trở nên trầm trọng. Ngày nay những tác động xấu
do hoạt động của con người đến môi trường nước với hậu quả là tình trạng
chất lượng nước bị suy thoái, các dạng ô nhiễm đều xuất hiện nhất là ô nhiễm
vi sinh vật và ô nhiễm phú dưỡng không còn giới hạn ở một địa phương hay
khu vực nữa mà đã mang tính toàn cầu.
Bảng 1.1. Tình hình chất lượng nước trên thế giới
Ô nhiễm do Sông Hồ ao Hồ chứa
Vi khuẩn gây bệnh *** * *
Chất rắn lơ lửng ** * *
Các chất hữu cơ *** * **
Hiện tượng phú dưỡng * ** ***

Nitrat hoá * - -
Mặn hoá * - *
Các nguyên tố vết ** ** **
Axít hoá * ** **
Chế độ thuỷ văn thay đổi

** * **
(Trích dẫn theo tác giả Nguyễn Thái Lai (1999)
Ghi chú:
*** Mức độ trầm trọng * Chỉ ở mức địa phương
** Mức độ vừa phải - Không có, hay rất ít
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì sự mở rộng
các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và với quá trình đô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

thị hoá đã và đang đưa môi trường đến nhiều biến đổi bất lợi. Một trong
những vấn đề đó là sự phá vỡ mối quan hệ cân bằng vốn có của thiên nhiên.
Con người đã khai thác thiên nhiên một cách quá mức để lấy nguyên
liệu, nhiên liệu, đã sáng tạo ra hàng loạt các công nghệ mới để sản xuất những
sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Trong quá trình
mưu sinh đó, con người đã vô tình làm thay đổi môi trường thiên nhiên xung
quanh. Các nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt, thêm vào đó môi trường phải
tiếp nhận các loại chất thải từ các ngành sản xuất nông nghiệp cũng như công
nghiệp và chất thải sinh hoạt…với một số lượng khổng lồ.
Nhìn chung, chúng ta thấy rõ tính phức tạp của việc nghiên cứu môi
trường đặc biệt là sự tương hỗ giữa nước tưới nông nghiệp với đất nông
nghiệp, giữa quá trình phát triển với chất lượng nước sông. Ô nhiễm nước lục
địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản
ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Do đó vấn đề này đã thu hút rất nhiều

các nhà khoa học của tất cả các quốc gia trên thế giới nghiên cứu nhằm kiểm
soát, ngăn chặn và hạn chế sự ô nhiễm môi trường đến sự sống trên trái đất.
Cho đến những năm 60 của thế kỷ 19, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là
do nước thải công nghiệp, nước cống rãnh ở các khu dân cư và trang trại chăn
nuôi không được xử lý, đổ vào nguồn nước và mới chỉ xảy ra ở các khu vực
đô thị, nơi có hoạt động công nghiệp phát triển, dân số tập trung đông đúc,
lượng chất thải vượt quá khả năng tự làm sạch của các dòng sông.
Tại Anh Quốc, đầu thế kỷ 19 dòng sông Tamise rất sạch. Nhưng chỉ
đến giữa thế kỷ 19 nó đã trở thành ống cống lộ thiên. Chất lượng nước sông
Tamise bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt động sống của con người gây ra,
chính điều này đã huỷ hoại các loài thực vật thuỷ sinh trên dòng sông và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống người dân sống ven sông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Tại nước Pháp, tuy đã chú trọng nhiều hơn đến công nghệ phân tán chất
ô nhiễm trong nước nhưng chất lượng nước trên các dòng sông vẫn bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Cuối thế kỷ 18, dân Paris còn uống nước sông Seine. Nhưng đến
đầu thế kỷ 19, nhiều con sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng
làm nước sinh hoạt được nữa. Sông Rhin trước đây là khu vực sinh sống thuận
lợi của hơn 30 triệu người. Nhưng từ khi xuất hiện các xí nghiệp công nghiệp,
các nhà máy hoá chất, luyện kim một lượng lớn các chất thải đã thải trực tiếp
vào dòng sông làm cho chất lượng nước sông Rhin bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu
đến đời sống của người dân sống ven lưu vực con sông này.
Sự ô nhiễm môi trường chủ yếu là do các nguồn thải các chất khí, lỏng,
rắn từ các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, hoá chất…
Các chất này không qua xử lý đã đổ trực tiếp vào môi trường, đồng thời việc
sử dụng phân bón hoá học, thuốc kích thích sinh trưởng…trong thời gian dài
làm ô nhiễm nguồn nước. Khí thải của các động cơ ô tô, xe máy, chất đốt có
pha chì và nguồn nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đã làm ô nhiễm môi

trường, mặt khác do tốc độ đô thị hoá quá nhanh và mật độ dân cư quá lớn
cũng đã tác động trực tiếp đến môi trường sống.
Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nước các con sông đã
được đề cập tới nhiều, trên phạm vi toàn cầu, tại cả những nước phát triển,
đang phát triển và kém phát triển.
Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất
thế giới đang trở nên cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Lượng nước của các con
sông lớn nhất thế giới đang sụt giảm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con
người, các loài vật và tương lai của cả hành tinh. Liên Hợp Quốc đã đưa ra
cảnh báo về một thảm hoạ đối với một số con sông trong số này: Sông Nile ở
châu Phi và sông Hoàng Hà ở Trung Quốc từng được xem là các hệ thống
tưới tiêu lớn của thế giới nay đang có lượng nước đổ ra đại dương ở mức thấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

kinh khủng. Tất cả 20 con sông lớn nhất thế giới hiện đang bị các con đập
ngăn chặn. Liên Hợp Quốc đã đưa ra báo cáo chính thức để cảnh báo các
chính phủ về tốc độ xuống cấp đáng báo động của các dòng sông, ao hồ và
các hệ thống cung cấp nước khác. Báo cáo này được đưa ra cùng lúc với một
báo cáo khác của Liên Hợp Quốc cho biết toàn thế giới hiện có 1,1 tỷ người
thiếu nước sạch. Như vây, cứ trung bình 5 người thì có 1 người không có
nước sạch để dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại dịch bệnh như
dịch tả và sốt rét vốn làm 3,1 triệu người chết trong năm 2002 (Theo mạng
báo SGGP, 3:27', 13/3/ 2006)
Chúng ta đã làm thay đổi quá lớn trật tự dòng chảy của các con sông
trên toàn cầu do việc xây dựng các con đập khổng lồ và tình trạng ấm lên
toàn cầu. Khoảng 45.000 con đập lớn đang án ngữ các con sông trên thế giới
đã làm giảm 15% lượng nước đưa từ đất liền ra biển. Đứng trước tình thế
nguy kịch của hệ thống sông ngòi trên thế giới, Liên Hợp Quốc chọn ngày
14-3 hàng năm là ngày thế giới hành động để tập trung sự chú ý của toàn cầu

đối với các dòng sông.
1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam
Chúng ta đang ở thế kỷ 21 với nhiều thách thức mới nảy sinh trong
nhiều lĩnh vực. An ninh hoà bình thế giới lại có thêm “những mối đe doạ
mềm” mới, mà một số trong đó có thể kể ra là: Suy thoái môi trường, cạn kiệt
nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên nước. Quyền được hưởng nước sạch và
dịch vụ vệ sinh là điều kiện tiên quyết để đạt được các mục tiêu khác nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép
thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Hiến chương Châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “Sự ô
nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng
nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật nuôi cũng như các
loài hoang dại”.
Công nghiệp là một trong những ngành làm ô nhiễm nước đáng kể.
Vấn đề lớn nhất đối với chất thải công nghiệp là ở chỗ chúng có khối lượng
lớn, thành phần chất thải đa dạng và chứa nhiều chất rất độc, rất bền vững và
khó phân huỷ qua con đường sinh học như các kim loại nặng: Cu, Pb, Cr…
các chất thải hữu cơ có chứa phenol, dầu mỡ…
Do công nghệ sản xuất của nước ta phần lớn là cũ và lạc hậu, lại
không hoặc có rất ít thiết bị xử lý nước thải, khí thải, rác thải, hạ tầng cơ sở
đô thị như hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống quản lý chất thải
rắn…rất thấp kém, đồng thời quá trình đô thị hoá phát triển trong mấy năm
gần đây lại khá nhanh, gây ra hiện tượng môi trường bị quá tải. Ô nhiễm

môi trường nước ở các đô thị và khu chế xuất ở nước ta nói chung và đặc
biệt vùng ĐBSH nói riêng đang ở tình trạng báo động do các nguồn nước
mặt (sông, ao, hồ) đều là nơi tiếp nhận nước thải chưa xử lý và có nông độ
các chất ô nhiễm cao như chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu
ôxy hoá học, amôn,…Giá trị các thông số này đều gấp từ 5 đến 10 lần,
thậm chí 20 lần trị số tiêu chuẩn cho phép.
Thành phố Hồ Chí Minh với gần 8 triệu dân, mỗi ngày sử dụng nguồn
nước máy từ sông Đồng Nai đưa về. Nhưng hiện nay, trên đầu nguồn của dòng
sông này có đến 53 Khu công nghiệp, trong đó có những nhà máy sản xuất
nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, xà phòng…ngày ngày xả
nước thải chưa được xử lý ra sông với lượng từ 3.000 – 10.000 m
3
nước
thải/ngày. Chính vì vậy chất lượng nước tại các con sông này hiện nay bị suy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

giảm nghiêm trọng, mặt khác theo dòng chảy đến hạ lưu, chất lượng nước
Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nặng nề.
Nguồn nước sông Sài Gòn đã và đang bị ô nhiễm nặng do nhiễm bẩn
hữu cơ rất cao.Theo Phân viện Khảo sát quy hoạch Thuỷ lợi Nam Bộ, nguyên
nhân khiến sông Sài Gòn đổi màu đột ngột là do nước thải của các cơ sở sản
xuất công nghiệp dọc kênh Tham Lương gia tăng đột biến. Các nhà nghiên
cứu cảnh báo, chất lượng nước sông sẽ ngày càng tồi tệ hơn nếu không có
biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời nguồn nước thải trên.
Lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình là lưu vực sông có nguồn nước
dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt tại 16 tỉnh thành trên lưu vực. Tuy
nhiên nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm do nhiều nguồn thải từ Trung
Quốc chảy về và từ các khu công nghiệp, đô thị lớn. Để đánh giá hiện trạng
và diễn biến chất lượng nước phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch bảo vệ

tài nguyên nước và sản xuất cho toàn lưu vực, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã
tiến hành thực hiện dự án giám sát chất lượng nước lưu vực sông Hồng phục
vụ cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Kết quả cho thấy chất lượng nước trên
dòng chính, dòng nhánh và trên các hệ thống thuỷ lợi có diễn biến rất phức
tạp, luôn biến đổi theo không gian, thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự
nhiên, phát triển dân sinh kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình thải nước từ các
khu dân cư đô thị, các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Hồng như: Lâm
Thao – Bãi Bằng - Việt Trì.
Thông tin từ Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường (Sở Tài
nguyên - môi trường Đồng Nai), chất lượng nước sông Đồng Nai tại hợp lưu
các suối xả nước thải sinh hoạt của TP.Biên Hòa bị ô nhiễm nặng. Các tiêu
chuẩn về chất rắn lơ lửng, chất thải hữu cơ và vi khuẩn E.coli trong nước đều
ở ngưỡng vượt mức cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


Hình 1.1 Sông Đồng Nai tại hợp lưu suối Linh
Theo đó, các hợp lưu gây ô nhiễm sông Đồng Nai, gồm: suối Linh
(phường Tam Hiệp), suối Săn Máu (phường Tân Mai), suối Siệp (thuộc
TX.Dĩ An, Bình Dương, hợp lưu với sông Đồng Nai tại phường Tân Vạn);
suối Bà Lúa (phường Long Bình Tân) Nguồn nước từ những con suối này
chủ yếu là nước thải sinh hoạt, có màu đen và luôn bốc mùi khó chịu. Kết quả
quan trắc chất lượng môi trường nước tại các hợp lưu này đều cho kết quả ô
nhiễm nghiêm trọng, không đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. (Nguồn: Báo
Đồng Nai - 03/2014).
1.2.3. Tác động của du lịch tới môi trường nước
Ngày nay, đời sống của người dân được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn
tinh thần, trong đó phải kể đến là vấn đề du lịch. Người dân ngày nay có
nhiều điều kiện đi du lịch cả trong nước lẫn ngoài nước. Điều này vừa góp

phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người
dân lên một tầm mới; tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì vấn đề du
lịch của người dân ảnh hưởng không tốt đến chất lượng môi trường, đặc biệt
là môi trường nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Vùng di sản Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận có diện tích 434
kilomet vuông. Khu vực đó gồm 775 đảo. Đảo Đầu Gỗ nằm ở đỉnh phía tây,
hồ Ba Hầm ở đỉnh phía nam và đảo Cống Tây ở đỉnh phía đông. Những đảo
đá nhấp nhô trên sóng nước tạo thành một khung cảnh huyền ảo. Trong những
đảo đá có những hang động đẹp nổi tiếng…Tất cả được xem như là tuyệt tác
của tạo hóa. Nhìn chung chất lượng nước ngoài khơi Vịnh Hạ Long vẫn tốt,
chưa có biểu hiện ô nhiễm. Tuy nhiên, ở một số khu vực gần bờ có biểu hiện
của ô nhiễm - như độ đục tăng, rác thải trôi nổi trên mặt Vịnh, xuất hiện dầu
mỡ trong nước biển…Nguyên nhân của việc ô nhiễm là do việc xả thải rác
của người dân ở khu vực ven bờ (ví dụ, sau lễ hội du lịch Hà Long, các khu
vực ven bờ, rác chất thành đống). Nguyên nhân nữa xuất phát từ các tàu du
lịch. Hiện khoảng trên 520 tàu du lịch đang hoạt động trên vịnh Hạ Long,
song chỉ 20% tàu có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra hoạt
động sinh sống từ các làng chài trên Vịnh và từ các tàu chở hàng cũng góp
phần gây nên tình trạng ô nhiễm trên. Vịnh Hạ Long là một kỳ quan mà thiên
nhiên ban tặng cho Việt Nam. Nhiều người trong nước và du khách từ khắp
nơi trên thế giới đều muốn có dịp đến với Vịnh tự nhiên này
.
Nếu không biết
giữ gìn, bảo tồn thì tác phẩm tự nhiên đó sẽ không được toàn vẹn và sẽ bị mai
một do sự tắc trách của nhiều người.
Thiên nhiên đã ban tặng trên mảnh đất Xứ Lạng nhiều danh thắng nổi
tiếng từ ngàn xưa, trong đó có động Nhị Thanh, phường Tam Thanh, thành phố

Lạng Sơn với những nét riêng biệt, độc đáo. Trong động Nhị Thanh có con
suối Ngọc Tuyền chảy xuyên qua động trong xanh, lung linh huyền ảo, mê hồn
khách du ngoạn. Nhưng đó là cảnh vật trong những thập niên trước đó, còn mới
đây, Nhị Thanh thường nhận được nhiều lời thán trách về con suối Ngọc Tuyền
"sao lại" nổi váng từng mảng, dậy mùi nồng nặc. Hiện nay dòng suối Ngọc
Tuyền chủ yếu là chứa nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình sống gần khu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

vực dòng suối và dòng suối chỉ được rửa trôi nước thải sinh hoạt khi trời mưa
to. Nên nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua động Nhị Thanh có màu đen và
bốc mùi khó chịu do dòng nước không được chảy lưu thông, còn khi trời mưa
to lưu lượng nước dồn về suối lớn nên nước thải sinh hoạt tích tụ trong động
Nhị Thanh được rửa trôi đáng kể. Đặc biệt là vào những mùa lễ hội, lượng du
khách đến tham quan động Nhị Thanh ngày một lớn thì lượng rác thải, nước
thải của du khách thải ra ngày một nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nước của suối Ngọc Tuyền.
Tại Bình Thuận, chất thải từ đất liền theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển
rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Đặc biệt, tại
vịnh Phan Thiết, chất thải từ sông Cà Ty và sông Cái đổ ra ứ đọng dài ngày
với nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản. Bãi biển Thuận An
đang dần trở thành một “bãi rác” lớn. Dọc bãi biển có rất nhiều các loại rác
thải, từ túi nilon, bao bì, vỏ bánh kẹo đến vỏ bánh lọc, vỏ hoa quả, hộp sữa…
Rác thải ra đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho
du khách đến tham quan. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm này
là: các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải; du khách
vứt rác tùy tiện; những người bán hàng rong không thu nhặt thức ăn thừa
khách vứt trên bãi cát Ngoài ra, lượng chất thải sinh hoạt tăng nhanh, phần
lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, vì vậy ảnh
hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi trường tự nhiên, chất lượng các nguồn

nước. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt tại các điểm du lịch, bãi
tắm hiện yếu kém. Nhiều điểm du lịch chưa làm hệ thống xả nước bẩn, không
có thùng đựng rác công cộng. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm
2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập
từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch (Nguồn: Báo Môi trường và
Sức khỏe - của tác giả Lê Thị Hoàng Mai ngày 03/7/2012).
1.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước
Dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông
nghiệp hay sinh hoạt; dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô
nhiễm biển và đại dương; dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học,
hóa học hay vật lý.
* Ô nhiễm nước sinh học:
- Do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân,
nước rữa của các nhà máy đường, giấy
- Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt,
phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh
- Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng,
đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát
triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều
quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do
ô nhiễm sinh học nguồn nước.
* Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ:
- Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu,
Hg là những chất độc cho thủy sinh vật.

- Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như
nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ
các ngành công nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

- Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia
trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium
rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
- Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn
ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng
trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây
là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà
máy ở đó thải ra.
- Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng
lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây
trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây
trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào
các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ,
gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
* Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp:
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa
- Hydrocarbons (CxHy)
- Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông
- Nông dược (Pesticides): Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ
tổng hợp. Việc sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp,
nhưng hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.
* Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu

cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác
lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.

×