Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tổ chức sản xuất dây chuyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.61 KB, 15 trang )

Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp
cho doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng là 3 yếu tố then chốt tạo
nên ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các
yếu tố này cũng là mục tiêu và trọng tâm của công tác tổ chức sản xuất, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đã liên tục nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn, kế thừa và sáng tạo các phương pháp tổ chức quản lý SX và đã ứng
dụng rất thành công. Ở nước ta trong quá trình nghiên cứu, tư vấn tại nhiều
doanh nghiệp ta nhận thấy một nhu cầu bức xúc hiện nay là các doanh
nghiệp mong muốn được cập nhật những tư tưởng, kiến thức tổ chức quản
lý tiên tiến, các công cụ, kỷ năng tổ chức quản lý sản xuất có tính ứng dụng
cao và phù hợp với trình độ, quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các tài liệu thu thập thông tin
báo chí, bài viết của em gồm có các phần như sau:
A.Loại hình sản xuất
I.Phương thức sản xuất dự trù hàng hoá và sản xuất theo đơn đặt
hàng.
II.Phương thức sản xuất dây chuyền, sản xuất đơn lẽ, sản xuất hang
loạt.
B.Tổ chức sản xuất.
I.Tổ chức sản xuất dây chuyền.
1. Đặc trưng cơ bản của sản xuất dây chuyền.
2. Phân loại tuyến dây chuyền.
3. Tổ chức quản lý sản xuất hiện đại.
II. Sản xuất theo chế độ chuẩn thời gian
1.Lý luận sản xuất của sản xuất theo chế độ thời gian.
2.Phương pháp giảm lượng tồn kho bán thành phẩm.
NỘI DUNG
A.Loại hình sản xuất.


I.phương thức sản xuất dự trù hàng hoá và sản xuất theo đơn đặt hàng.
1.Phương thức sản xuất dự trù hàng hoá.
Khái Niệm: Là phương thức dựa trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thị
trường để sản xuất hàng hoá một cách có kế hoạch, dự trữ và cung cấp
dung lúc mà khách hàng cần.
Lượng khách hàng đặt làm sản phẩm theo quy cách
riêng rất ít, thường là tiến hành sản xuất luân phiên một cách tiêu chuẩn
hoá với số lượng lớn, năng suất của phương pháp này là khá cao nhưng
trước hết là phải có khả năng dự đoán một cách chính xác nhu cầu của
khách hàng và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. nếu không năng suất
năng suất cao lượng ứ đọng hàng hoá càng nhiều, hiệu quả doanh nghiệp
càng kém. Để có giải pháp tốt cho vấn đề này là ngăn chặn ứ đọng và cạn
hàng vì vậy cần cân bằng trong tổ chức quản lý sản xuất theo lượng.
2.Phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng.
a) Khái niệm: Là phương thức mà sau khi nhận được đơn đặt hàng của
khách hàng rồi mới tiến hành tổ chức sản xuất, bao gồm các công
đoạn:Thiết kế, nhập nguyên vật liệu, chế tạo và giao hàng theo yêu cầu cụ
thể của họ.
Do sản xuất theo nhu cầu của khách hàng cho nên sản phẩm thường
không được tiêu chuẩn hoá, thời gian giao hàng có thể không giống nhau,
hợp đồng đặt hàng quy định thời gian giao hàng là khi sản xuất ra thành
phẩm lập tức giao hàng ngay vì vậy về cơ bản là không có tồn kho. trọng
điểm của việc tổ chức sản xuất là phải đảm bảo thời gian giao hàng, cần có
sự kết nối giữa các khâu trong quá trình sản xuất theo kỳ. Phương thức sản
xuất này có thể dựa trên các giai đoạn chế tạo sản xuất cho khách hàng,
chia thành:
Phương thức lắp ráp theo đơn đặt hàng: Là phương thức sản xuất
bán thành phẩm trước để dự trù, sau đó căn cứ nhu cầu của khách hàng để
lắp ráp thành các sản phẩm khác nhau.
Phương thức chế tạo theo đơn đặt hàng:Là phương thức tiến hành

chế tạo theo nhu cầu của khách hàng. Do sản phẩm được thiết kế sẵn từ
trước cho nên công tác chuẩn bị sản xuất như mua nguyên nhiên vật liệu,
gia công linh kiện phụ tùng có thể thực hiện tốt theo kế hoạch dựa trên dự
đoán thị trường. trọng tâm của việc tổ chức sản xuất là tăng cường tính hiệu
quả của công tác dự tính, rút ngắn thời gian mua nguyên nhiên vật liệu
trước và rút ngắn chu kỳ sản xuất.
Phương thức thiết kế công trình theo đơn đặt hàng :Tổ chức sản xuất
là làm thế nào để rút ngắn chu kỳ thiết kế, nâng cao trình độ tiêu chuẩn hoá,
thông dụng hoá linh kiện sản phẩm.
II.Phương thức sản xuất dây chuyền, sản xuất đơn lẽ, sản xuất hàng
loạt.
Dựa trên cơ sở phương thức lưu thông của nguyên nhiên vật liệu và
mức độ xữ lý tập trung trong quá trình gia công có thể chia phương thức
sản xuất của doanh nghiệp thành: SX theo day chuỳên , SX(Sản Xuất) đơn
lẻ số lượng nhỏ,SX luân phiên số lượng nhỏ.
1. SX dây chuyền : tiến hành SX liên tục, lặp đi lặp lại một số lượng
lớn SP(Sản Phẩm) của một hoặc một vài chủng SP giống nhau trong
một thời gian dài . Ưu điểm của phương thức này là:
- Hiệu suất cao.
Trình độ thao tác thanh thục của công nhân cao .
- Kế hoạch lam việc đơn giản.
- Bảo đảm chất lượng SP.
- Gía thánh SX tươn đối thấp.
Trọng điểm của tổ chức SX là việc cung ứng nguyên nhiên vật
liệu , bảo dướng thiết bị , quản lí chặt chẽ đối với công nhân và
quản lí chất lượng SP .
2. SX đơn lẻ:
 Khái niệm: là phương thức SX sau khi nhận được đơn đặt hàng
đơn lẻ hoặc số lượng nhỏ mới tiến hành tổ chức SX.
 Đặc điểm:

- Chủng loại SP đa dạng , thiết bị gia công hầu như là thông
dụng .
- Số lượng đặt hang cho mỗi lần ít.
- Kế hoạch lam viẹc phức tạp , độ khó cao giam sát công việc rất
khó khăn .
 Cách thức tổ chức SX.
- phải có sự phối hợp giữa các bộ phận : SX , vật tư , khoa học
công nghệ… với nhau một cách có hiệu quả, vận hành hoàn
chỉnh.
- Xác định thời gian giao hàng một cách hợp lí.
- Nâng cao mức độ thông dụng hoá các linh kiện .
- Cải tiến hình thức tổ chức quá trình SX.
3. SX hàng loạt: là phương thức SX trung gian giữa SX dây chuyền với
Số lượng lớn và SX đơn lẻ với số lượng ít.
Số lượng theo lô nhiều hay ít ảnh hưởng đến : chu kì SX , lượng hang
tồn kho bán thành phẩm (bán thành phẩm: SP đang ở trong quá trình
SX) ngoài ra nó còn quy định bởi thời gian chuyển đổi công việc.
Tổ chức SX :
- Rút ngắn thời gian chuyển đổi công việc.
- Khống chế tỉ lệ số lượng linh kiện và lượng láp ráp thành
phẩm, hạn chế việc tồn đọng linh kiệnvà bán thành phẩm.
- từng bước thay đổi tổ chức quá trình SX phù hợp.
B. Phương pháp tổ chức SX:
 Nhu cầu tổ chức tốt : Một công ty SX,bất kể nó làm gì ,
đều là một sự liên kết nhưng người cùng làm việc để đạt
được mục tiêu của công ty. Khi có 2 hay nhiều người cùng
cộng tác trong một công việc thì 1 người trong số họ sẽ
phải chỉ đạo hoạt động của nhóm, nếu không thì họ có thể
làm việc nhu những cá nhân riêng lẻ theo những mục đích
chồng chéo nhau. Vì vậy cho nên cần có một sự chỉ đạo từ

một nguồn nào đó để đảm bảo sự phối hợp và thành công
của cả nhóm
Rõ ràng là mỗi thành viên trong một tổ chức SX sẽ làm việc
tốt hơn , khi họ biết công việc phải làm là gì , ai là chủ, cơ cấu
tổ chức ra sao? người nắm công việc có quyền hạn tới đâu, cần
làm gì trong trường hợp khẩn cấp khi người chủ cua họ vắng
mặt, phải báo cáo thông tin quan trọng như thế nào và cho ai,
những yếu tố này là rất căn bản cho một tổ chức tốt và áp dung
với tất cả các thành viên trong tổ chức , dù cho người đó là
quản lí , giám sát , điều khiển máy móc hay lao động thường.
Mọi người sẽ làm việc tốt hơn , nếu họ hiểu vai trò của minhn
trong tổ chức, xét cả cá nhân lẫn tập thể.

I.Tổ chức SX dây chuyền:
Khái niệm: SX dây chuyền: là một hình thức tổ chức SX liên tục
lặp đi lặp lại mà đối tương lao động hoàn thành công việc theo tuyến
nhất định , thông qua các trung tâm công tác một cách thứ tự đông thời
theo quá trình SX nhất định .
1. Đặc trưng cơ bản của SX dây chuyền:
- dây chuyền SX tiến hành SX theo một nhịp quy định, quá
trình SX của nó liên tục, lặp đi lặp lại, có thể giảm tối đa thời
gian chờ đợi SP và thơi gian nghỉ ngơi của máy móc.
- Trình độ chuyên môn hoá của mỗi vị trí công việc khá cao,
các vị trí công việc được sắp xếp thứ tự theo quá trình SX SP .
Bán thanh phẩm chuyển động theo hướng đơn nhất của
chuyến vận chuyển, mỗi vị trí làm việc hoàn thành một hoặc
một vài công việc cố định.
- Dây chuyền SX tiến hành SX theo một nhịp quy định (sự giãn
cách thời gian SX cua 2 SP gíông nhau trên dây chuyền SX)
- Năng lực SX của trình tự công việc trên tuyến dây chuyền

- Quá trình công nghệ khép kín. Trong điều kiện SX dây
chuyền, tính liên tục, tính ngang hàng , tính tỉ lệ,tính nhip độ
đều rất cao, do vậy tuyến dây chuyền có một hoạt tính ưu việt
như: Trình độ chuyên môn hoá, trọng tâm công tác, nâng cao
năng suất lao động, giảm giá thành SP, ổn định chất lượng SP.
 Nhược điểm SX theo dây chuyền:
- Do tính chuyên dụng hoá của thiết bị khá cao cho nên thiếu
tính thích ứng đối với sự thay đổi của SP khi có một trục trặc
nào đó xảy ra trên dây chuyền sẽ dẫn cả dây chuyền ngừng
hoạt động.
- Tâm lí của người công nhân thao tác trên dây chuyền SX phải
thực hiện thao tác đơn điệu dễ nảy sinh nhàn chán mệt mỏi
không phát huy hết những năng lực sáng tạo .
Do vậy công việc của tổ chức quản lí SX là phải làm thế nào phát huy hết
những ưu điểm và khắc phục hết những nhược điểm của dây chuyền SX.
2. Phân loại tuyến dây chuyền SX:
a. Phân loại theo phương thức di động của đối tượng SX.
- Tuyến dây chuyền cố định: đối tượng SX được đặt cố định
công nhân cùng thiết bị, công cụ di chuyển quanh đối tượng SX, các công
việc thực hiện được sắp xếp một cách tuần hoàn.
VD:lắp ráp máy móc cơ khí, máy bay, SX ôtô.
- Tuyến dây chuyền di động : đối tượng SX di động, vị trí của
công nhân và thiết bị , công cụ là cố định được sắp xếp thứ tự liên hoàn.
b. tuyến dây chuyền liên tục và tuyến dây chuyền gián đoạn:
- Tuyến dây chuyền liên tục : đối tượng SX từ khi đưa vào SX
được tiến hành gia công không ngừng, liên tục tè thứ tự các công đoạn gia
công này sang thứ tự các công đoạn gia công khác, ở giữa không có thời
gian ngừng nghi và chờ đợi, quá trình SX hoàn toàn liên tục nhưng thường
thích ứng với việc SX sản lượng lớn, là một hình thức dây chuyền hoàn
thiện.

- Tuyến dây chuyền gián đoạn : do lượng lao đông không going
nhau cho nên năng lực SX không cân bằng, đối tương SX sẽ xuất iện thời
gian ngừng và chờ đợi giữa các thứ tự công đoạn gia công
c. Phân loại dây chuyền theo phương pháp quy định nhịp độ :
- Tuyến dây chuyền không chế nhịp độ và tuyến dây chuyền
nhịp độ tự do.
- Tuyến dây chuyền khống chế nhịp độ : là tuyến dây chuyên sử
dụng may móc chuyên nghiệp như máy vận chuyển cơ giới hoá để cưỡng
chế nhịp độ theo quy định, công nhân buộc phải thực hiện công việc của
mình trong thời gian nhất định . Nếu như kéo dài thời gian hoặc đi ngược
lại quy trình kĩ thuật sẽ ảnh hưởng đen việc SX của thứ tự SX của công
đoạn gia công tiếp theo.
- Tuyến dây chuyền nhịp đọ tự do: là tuyến dây chuyền do người
thao tác tự duy trì nhịp độ , yêu cầu các thứ tự các công đoạn gia côngphải
tiến hành SX theo nhịp độ , nhưng thời gian gia công mỗi loại chế phẩm lại
do công nhân nắm bắt, thường không có bán thành phẩm an toàn để điều
tiết nhịp độ SX giữa các thứ tựcác công đoạn gia công.
d. Phân loại theo đối tượng SX theo dây chuyền:
- Tuyến dây chuyền đối tượng đơn nhất : là tuyến dây chuyền chỉ
SX một loại SP (linh kiện) , SP là cố định , không thay đổi còn gọi là tuyến
dây chuyền bất biến. Tuyến dây chuyền này thích hợp với những loại hình
SX số lượng lớn
- Tuyến dây chuyền đa đối tượng: SX từ hai loại SP trở nên
• Tuyến dây chuyền khả biến : là tuyến dây chuyền SX cố
định theo lô một số loại SP , những SP này tuy rằng chủng
loại khác nhau nhưng kết cấu côngn nghệ lại giông nhau,
khi đối tượng SX thay đổi thường cần phải điều chỉnh một
cách tương ứng về trang thiết bị và công nghệ.
• kết cấu SP của tuyến dây chuyền khả biến có khả năng thích
ứng rộng hơn so với tuyến dây chuyền bất biến nhưng Nang

suất lại thấp hơn
• Tuyến dây chuyền hỗn hợp: đây không phải là tuyến dây
chuyền SX luân phiên theo lô mà là SX cùng một lúc những
loai SP trong một thời gian nhất định . Trọng điểm của tổ
chức SX là sự đồng bộ hoá SX và xác định một cách hợp lí
trình tự đầu tư SP khác nhau.
Mục đích cơ bản của người phân tích và tổ chức thiết kế hệ thông SX
là đẩy mạnh tóc độ lưu chuyển nguyên vật liệu hoăc SP qua hệ thông SX ,
không ngừng nâng cao năng suất, dành được ưu thế về thời gian và giá
thành. Về mặt tổ chức quản lí SX, nếu như có thể sử dụng phương pháp
đơn giản để đạt được mục tiêu thì tuyệt đối không sử dụng những phương
pháp phức tạp . hơn nữa phương pháp và nguyên tắc lí luận tổ chức SX một
cách khoa hoc tư đầu thế kỉ XX đưa ra chưa hề lỗi thời trong thời đại mà
SX đã đưa vào máy tính và tự động hoá, những nguyên tắc và phương pháp
này vẫn là biện pháp có hiệu quả để nâng cao năng suất lao động.
Hình thức bố trí SP chuyên môn hoá đối tượng ngày càng trở thành xu
hướng lớn của việc bố trí thiết bị sx dây chuyền là hình thức tổ chức sx có
thể đạt được tốc độ thông qua nhanh nhất, trong điều kiện sản lượng lớn
nhưng việc tiêu thụ SP tốt, dây chuyền SX có thể đạt được tính kinh tế tốt
nhất. Tuy nhiên, khi tổ chức và thiết kế dây chuyền SX, nếu coi nhẹ sự ảnh
hưởng của tâm lý xã hội sẽ rất ảnh hưởng tới sự phát huy tính kinh tế kĩ
thuật của nó. Tổ chức theo kế hoạch, nhấn mạnh phải lựa chọn công nhân
theo yêu cầu của công việc mà tổ chứ SX hiện đại lại nhấn hơn nữa việc
không ngừng cải tiến thiết bị công việc khiến cho nớ thích hợp với yêu cầu
tâm sinh lý của con người .
II. SX theo chế độ chuẩn thời gian:
Phương thức SX theo chế độ chuẩn thời gian được bắt nguồn từ
Nhật Bản và nó là một trong những bí quyết thành công của các doanh
nghiệp Nhật Bản, nó là một phương thức đem lại những nguyên liệu, linh
kiện cần thiết, với SP chất lượng hoàn hảo cần thiết, trong một khoảng thời

gian nhất định đưa đến một địa điểm cần thiết, hệ thống SX nếu như vận
hành trong trạng thaí áp dụng phương pháp chuẩn thời gian lượng hàng tồn
kho sẽ được giảm đến mức độ tối thiểu, do vậy SX theo chế độ chuẩn thời
gian còn được gọi là cách tổ chức SX “không tồn kho”.
1. lí luận của phương pháp SX theo chế độ chuẩn thời gian
*.Xoá bỏ triệt để sự lãng phí :
Năng lực SX hiện có =SX+ lãng phí của doanh nghiệp.
Công thức này không phải là muốn mọi người hoạch định một cách tỉ
mỉ năng lực SX, mà là nhắc nhở mọi người phát hiện và xoá bỏ sự lãng phí
cùng với căn nguyên của nó. SX theo chế độ chuẩn thời gian la dựa vaò sự
xoá bỏ lãng phí một cách không ngừng và triệt để, để khiến cho hiệu quả và
thành tích của hệ thống SX đạt được mức tối đa.
+ Yếu tố lãng phí.
- Tồn kho nguyên liệu -tồn kho bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm , vận chuyển cự li dài.
- Thời gian chuyển đổi công việc.
- Phế phẩm và hàng gia công.
- Các hoạt động không tăng giá trị SP.
- Những nhân viên dư thừa.
VD: lấy chu kì SX.
Chu kì SX =thời gian gia công+ thời gian vận chuyển+ thời gian nghỉ+
thời gian chờ đợi+ thời gian điều chỉnh thiết bị+ thời gian kiểm nghiệm
Đặc biệt là thời gian vận chuyển và thời gian điều chỉnh thiết bị, tuỳ
thuộc về tất yếu, nhưng không làm gia tăng giá trị SP dẫn đến được coi la
lãng phí từ đó cố gắng rút ngắn
*.Liên tục giảm lượng tồn kho bán thành phẩm.
- khiến cho quá trình SX giữ được sự bình quân và liên tục. Nó
vốn là phương pháp để giải quyết các vấn đềcủa SX như: phòng
chánh sự gián đoạn về Sxdo các sự cố ngoài ý muốncủa các thiết
bị gây nên , tránh sự ngừng trệ của SX để đợi nguyên liệu do kéo

dài thời gian cung ứng gây nên.
- đối lập với cách tổ chức quản lí SX truyền thống, triết lí SX của
phương pháp nay làluôn chờ đợi sự xuất hiện của các vấn đề, coi
vấn đè là một cơ hội cho rang chi co không ngừng phát hiện và
giải quyết các vấn đề thì tổ chức SX mới không ngừng được cải
tiến năng suất mới không ngừng nâng cao, chi phí SX mới không
ngừng giảm.
- Từ thực tiễn cho thấy, chỉ có xoá bỏ những căn nguyên của việc
tạo nên sự gia tăng của tồn kho bán thành phẩm mới có thể giảm
lượng tồn kho bán thành phẩm một cách có hiệu quả. Về căn bản
là ở chỗ không ngừng cải tiến SX như cải tiến hình thức tổ chức
quản lí SX, cải tiến sự bố chí thiết bị…
*. Thực hiện quá trình đông bộ SX.
- Muốn đông bộ hoá quá trinh SX, điều quan trọng là biêt phát
hiện và khắc phục vấn đề.
- Phải ổn định năng suất hàng ngày. SX theo dây chuyền là SX
theo năng suất cố định, do đó tương đối phát hiện và giải quyết
các vấn đề.Mà SX luân phiên theo lônhiều chủng loại mang tính
gián đoạn có thể ổn định năng suất hàng ngay không? Có thể lập
kế hoạch SX theo đơn vị hàng ngày không? Đây là một thử thách
cuả phương pháp chế độ chuẩn thời gian. Một loại phương pháp
giải quyết vấn đề có hiệu quả là áp dụng hình thức tổ chức quá
trình SX với kĩ thuật theo nhóm và đơn nguyên gia công theo
nhóm khiến cho năng suất ngày càng ổn định, trên cơ sở đó, thực
hiện sự ổn định năng suất ngàycủa toàn bộ hệ thống SX.
*. Ưu thế của chiến lược SX theo chế độ chuẩn thời gian :
- Chiến lược chế độ chuẩn thời gian có thể thực hiện tôt chiến lược
kinh doanh, thiết lập một ưu thế cạnh tranh lâu dài, chứ không
chỉ là dành được thắng lợi trước mắt.
+ thông qua việc không ngừng xoá bỏ những lãng phí tạ làm

giảm chi phí SP do vậy doanh nghiệp thực hiện theo để dành
được ưu thế cạnh tranh về giá.
+ Phương pháp này yêu cầu không ngừng cải tiến quá trinh gia
công, cải tiến và hoàn thiện chất lượng SP về căn bản là nâng cao
uy tín của doanh nghiệp, nâng cao sự thu hút của SP đối với
khách hàng.
+ Giảm lượng hàng tồn kho không những khiến chi phí giảm và
rút ngắn chu kì SX do vậy doanh nghiệp đáp ứng một cách nhanh
chóng sự thay đổi của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
+Đầu tư lâu dài vào đào tạo và bồi dưỡng công nhân sẽ nâng cao
nhanh chóng tinh thân trách nhiệm cung như trình độ kĩ năng của
công nhân.
Vậy phương pháp chế độ chuẩn thời gian là một loại vũ khí chiến lược
để tạo lập lại doanh nghiệp, khiến nó trở nên nhạy bén hơn, năng động hơn,
chi phí thấp hơn và trở thành một nhà cạnh tranh đẳng cấp thế giới.
2. Phương pháp giảm lượng tồn kho bán thành phẩm.
Muốn giảm lượng tồn kho bán thành phẩm ,trước hết ta phải hiểu bán
thành phẩm được hình thành như thế nào? Vì sao cần phải có bán thành
phẩm? cần bao nhiêu bán thành phẩm.
Thời gian thông qua bình quân=(lượng tồn kho bình quân bán thành
phẩm) : (Năng suất hệ thông) .
Vì sao chế độ chuẩn thời gian lại đặt 1trong những mục tiêu chủ yếu vào
việc giảm tối đa lượng tồn kho bán thành phẩm mà không phai là rut ngắn
chu kì SX hay giảm chi phi SX?
Chu kì SX SP là thời gian bắt đầu từ khi nguyên vật liệu được đưa vào
cho đến khi đưa ra được thành phẩm . Hay nói cách khác nó chinh là thời
gian nguyên vật liệu , linh kiện thông qua hệ thống SX chế tạo . Điều đo
chứng minh được rằng nếu giảm lượng tồn kho bán thành phẩm của hệ
thống có thể làm cho thời gian nguyên vật liệu thông qua hệ thống cũng
chính là chu kì SX được rút ngắn . Mặt khác vì năng lực SX hiện có =SX+

lãng phí , tức là trong điều kiện giảm lãng phí có thể không tăng thiết bị và
nhân lực sẽ làm cho năng lực hiện có được nâng cao , hơn nữa năng suất
của hệ thông cũng được nâng cao từ đó rút ngắn chu kì SX. Việc rút ngắn
chu kì SX vừa làm giảm lượng tồn kho bán thành phẩm , tăng năng suất hệ
thống, thâm chí vưà giảm chi phí lại vừa rút ngắn chu kì SX. Không những
vậy việc giảm lượng tồn kho bán thành phẩm còn giúp rút ngăns chu kì SX
khiến cho biên độ dao động của thời gian hoan thành gia công linh kiện
sớm sẽ được rút ngắn , vì vậy lượng tôn kho bán thành phẩm giảm hơn nữa.
Sự phát triển quan trọng của lí luận không chế hàng tồn chính là
phân biệt một cách rõ ràng nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Sai lầm
nghiêm trọng của tổ chức SX truyền thống chính là đã nhầm lẫn khi sử
dụng sách lược không chế hàng tồn của nhu cầu phụ thuộc, đây là một
nguyên nhân dẫn đến lượng tồn kho luôn ở mức quá cao.

KẾT LUẬN
Việc lựa chọn hình thức tổ chức để vận dụng có thể bị tác động bởi
muốn đạt được những mục tiêu như giơi hạn trách nhiệm , phân tán rủi ro
và khai thác cơ cấu thuế , các luật thuế thu nhập…chẳng hạn có thể khiến
cho hình thức tổ chức SX này co ưu thế hơn so với những hình thức tổ
chức SX khác đối với doanh nghiệp nhỏ.Và đôi khi một hình thức tổ chức
có dược các ưu thế là nhờ những luật dặc biệt hoặc những quy định đặc
biệt, như những luật hạn chế khả năng cua một công ty tham gia vào hoạt
động chi dành cho các tô chức một chu sở hữu hoặc hợp danh.
Không giống như các hãng buôn bán, các nhà SX - chế tạo, đầu tiên
phaỉ SX ra các SP mà họ bán ra. Quá trình SX ra những SP này phải đặt ra
một kế hoạch và kiểm tra, quản lí một cách cẩn thận- Hoạt động SX ở các
cơ sơ SX - chế tạo bao gồm việc phân phối những lượng nguồn lực thích
hợp và đúng chỗ, đúng lúc.
Tuy nhiên các thủ tục lập kế hoạch và lịch trình là khác nhau giữa các
hoạt động SX - chế tạo, mặc dù không có hệ thống lập kế hoạch và kiêm

tra, quản lí hoàn toàn chính xác, nhưng thủ tục trong một công ty vẫn đi
theo một kiểu mẫu chung .
Một cơ sở nhà cửa tốt được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ có giá trị
đối với một nhà máy đang hoạt động giống như những phương tiện gia
đình đối với một hộ gia đình. Cách thức theo đó một toà nhà được sử dụng
cho SX hay kinh doanh hàng hoá có thể so sánh với tầm quan trọng của
người nội trợ trong việc sắp đặt thành công các đồ đạc và trang thiết bị nội
trợ bên trong ngôi nhà. Hầu hết các doanh nghiệp Sx kinh doanh có thể
thành công được nếu luồng nguyên nhiên vật liệu, khách hàng và các nhân
viên hoạt động trôi chảy, hiệu quả, kinh tế và an toàn.
Tính thích hợp của nhà xưởng về hình thức bên ngoài và bên trong
cũng cần được xem xét. Các nhà SX ngày càng nhận thức được tầm quan
trọng của những tác động của các nhà máy của họ tới môi trường địa
phương và sự bao dung của cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình tổ chức quản lý- Trường ĐHQLKDHN.
2. Giao trình khoa học quản lý-Trường ĐHQLKDHN.
3. Giáo trình tinh hoa quản lý-Trường ĐHQLKDHN.
4. Thời báo kinh tế SÀI GÒN.
5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh-Trường ĐHKTQDHN.
6. Giáo trình kinh tế quản lý doanh nghiệp – ĐHBKHN.

×