Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác nhau tại miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 123 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG





ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ
TỔ HỢP LÚA LAI BA DÒNG Ở CÁC VÙNG SINH THÁI
KHÁC NHAU TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM





CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN QUANG







HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thùy Dương























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
TS. Trần Văn Quang, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu
và hoàn chỉnh luận văn này.
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng,
Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam luôn giúp đỡ và có những
góp ý sâu sắc trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm
nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, các cán bộ phòng Kiểm nghiệm
và chứng nhận sản phẩm cây trồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn anh chị em cán bộ kỹ thuật tại các điểm khảo nghiệm
trong hệ thống mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.

Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn
bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thùy Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 3
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 4
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa lai ở Việt Nam 6
2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới 9

2.2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam 13
2.3 Ưu thế lai ở lúa 18
2.3.1 Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai 19
2.3.2 Biểu hiện ƯTL ở lúa 22
2.4 Hệ thống lúa lai “ba dòng” 28
2.4.1 Dòng A (bất dục đực di truyền tế bào chất - CMS) 29
2.4.2 Dòng B (Duy trì bất dục - Maintaimer) 30
2.4.3 Dòng R (Dòng phục hồi tính hữu dục - Restorer) 30
2.5 Chất lượng lúa gạo 31
2.6 Tương tác kiểu gen và môi trường 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 Vật liệu nghiên cứu 38
3.2 Nội dung nghiên cứu 38
3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
3.3.1 Địa điểm tiến hành thí nghiệm 39
3.3.2 Thời gian thí nghiệm: 39
3.4 Phương pháp nghiên cứu 39
3.4.1 Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: 39
3.4.2 Quy trình kỹ thuật: 40
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá 40
3.5.1 Thời gian sinh trưởng 40
3.5.2 Đặc điểm nông sinh học của các giống thí nghiệm 41
3.5.3 Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai 42
3.5.4 Mức độ nhiễm sâu bệnh 42
3.5.5 Đánh giá chất lượng thóc gạo 45
3.5.6 Đánh giá chất lượng cơm 45
3.5.7 Phân tích tương tác kiểu gen môi trường 46

3.6 Phương pháp phân tích số liệu 46
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lúa lai ba dòng 47
4.1.1 Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai 47
4.1.2 Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai 54
4.2 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai trên đồng ruộng 62
4.3 Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 67
4.3.1 Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tại Hòa Bình 69
4.3.2 Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tại Hưng Yên 77
4.3.3 Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tại Hải Dương 77
4.3.4 Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tại Thái Bình 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.3.5 Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tại Thanh Hóa 79
4.4 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai nghiên cứu 80
4.4.1 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tại các điểm thí nghiệm
trong vụ Xuân 2013 83
4.4.2 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tại các điểm thí nghiệm
trong vụ Mùa 2013 83
4.5 Tương tác kiểu gen với môi trường và độ ổn định về TGST và
năng suất của các tổ hợp lúa lai ba dòng nghiên cứu 84
4.5.1 Độ ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tại các
điểm khảo nghiệm 91
4.5.2 Độ ổn định về năng suất thực thu của các tổ hợp lai tại các điểm
khảo nghiệm 91
4.6 Một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp lai nghiên cứu 92
4.6.1 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai nghiên cứu 92
4.6.2 Đánh giá chất lượng cơm của các tổ hợp lai nghiên cứu 97
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 100

5.1 Kết luận 100
5.2 Đề nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


TB Trung bình
HSHQ Hệ số hồi quy
S
2
di Độ lệch hồi quy
đ/c Đối chứng
Số bông hữu hiệu/khóm Số bông hữu hiệu trên khóm
Tổng số hạt/bông Tổng số hạt/bông
D/R Dài trên rộng
IRRI
International Rice Research Institute
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
FAO
Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông lương Thế giới

CMS
Bất dục đực tế bào chất
Cytoplasmic Male Sterility
CV% Hệ số biến động
NSCT Năng suất cá thể
NSTT Năng suất thực thu
ƯTL Ưu thế lai



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Phân bố diện tích, năng suất và sản lượng lúa toàn cầu năm 2012 3
2.2 Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2006 đến năm 2012 4
2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ 2000-2012 của Việt Nam 5
2.4 Diện tích lúa phân theo vùng trồng (nghìn ha) 6
2.5 Năng suất lúa ở các vùng trồng lúa của Việt Nam từ năm 2007-
2012 (tạ/ha) 6
2.6 Diện tích sản xuất lúa lai qua các năm (từ 2001 – 2012) 7
2.7 Diện tích, năng suất, sản lượng hạt F1 sản xuất tại Việt Nam thời
kỳ 2011-2012 17
4.1 Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các điểm
khảo nghiệm trong vụ Xuân và Mùa năm 2013 51
4.2 Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lúa lai ba dòng
trong vụ Xuân 2013 56

4.3 Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lúa lai ba dòng
trong vụ Mùa 2013 58
4.4 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các
điểm khảo nghiệm trong vụ Xuân 2013 64
4.5 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các
điểm khảo nghiệm trong vụ Mùa 2013 65
4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai
ba dòng trong vụ Xuân và Mùa năm 2013 tại Hòa Bình 70
4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai
ba dòng trong vụ Xuân và Mùa năm 2013 tại Hưng Yên 71
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai
ba dòng trong vụ Xuân và Mùa năm 2013 tại Hải Dương 72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai
ba dòng trong vụ Xuân và Mùa năm 2013 tại Thái Bình 74
4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai
ba dòng trong vụ Xuân và Mùa năm 2013 tại Thanh Hóa 75
4.11 Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các điểm
khảo nghiệm trong vụ Xuân 2013 81
4.12 Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các điểm
khảo nghiệm trong vụ Mùa 2013 82
4.13 Mức độ ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai ba
dòng trong vụ Xuân 2013 86
4.14 Mức độ ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai ba
dòng trong vụ Mùa 2013 87
4.15 Mức độ ổn định về năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai ba
dòng trong vụ Xuân 2013 88
4.16 Mức độ ổn định về năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai ba

dòng trong vụ Mùa 2013 90
4.17 Chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lúa lai ba dòng nghiên cứu 94
4.18 Đánh giá chất lượng cơm của các tổ hợp lúa lai ba dòng nghiên cứu 98
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Thời gian sinh trưởng các tổ hợp lúa lai nghiên cứu vụ Xuân và
vụ Mùa 2013 54
4.2 Năng suất thực thu của các tổ hợp trong vụ Xuân 2013 và
Mùa 2013 84
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, con người đang phải đối phó với sự bùng nổ dân số toàn cầu
và giải quyết tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển. Trước đây và
trong tương lai con người sống chủ yếu dựa vào thực vật đặc biệt là cây có
hạt. Bởi vậy nhiệm vụ phát triển sản xuất lương thực để đảm bảo cuộc sống
của loài người, xóa đói nghèo được coi là nhiệm vụ sống còn của mọi quốc
gia trên hành tinh.
Cây lúa là một trong những cây cung cấp nguồn lương thực quan
trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm thức
ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
Trong tương lai lúa gạo vẫn sẽ là cây lương thực hàng đầu và là một trong

những loài cây trồng được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.
Việc tăng sản lượng lương thực nói chung và sản lượng gạo nói riêng
là việc làm cần thiết, cấp bách đối với Việt Nam. Mục tiêu quan trọng của
sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm tới là nhanh chóng nâng cao
sản lượng và chất lượng lúa gạo, giảm giá thành sản xuất, chế biến, đồng
thời giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Để thực hiện tốt mục tiêu đó,
chúng ta phải tiến hành đồng bộ hàng loạt các biện pháp quản lý, quy hoạch
và khoa học kỹ thuật đặc biệt là giống.
Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nhưng
hiện nay, khi điều kiện thâm canh đã có những bước tiến đáng kể thì công
tác chọn giống lại là khâu quan trọng nhất trong việc tăng năng suất lúa.
Tuy nhiên, không phải ở điều kiện sinh thái nào các giống lúa cũng cho
năng suất và chất lượng như mong muốn. Bởi việc sinh trưởng và phát
triển của các giống ngoài việc phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của
giống, điều kiện chăm sóc, nó còn chịu ảnh hưởng không nhỏ của các điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

kiện sinh thái môi trường. Vì vậy, để có được những giống lúa mới có
những đặc tính ưu tú phục vụ cho việc thay đổi cơ cấu giống trong sản
xuất ở các vùng sinh thái khác nhau, thì việc nghiên cứu, đánh giá khả
năng cho năng suất và chất lượng của các giống trong điều kiện từng vùng
sinh thái cụ thể là rất cần thiết.
Lúa lai được gieo trồng ở Việt Nam từ năm 1991, Việc áp dụng thành tựu
về lúa lai đã có kết quả to lớn. Lúa lai đã và đang chiếm một vị trí quan trọng
trong cơ cấu giống lúa hiện nay của nước ta. Lúa lai đã góp phần tăng năng suất
và sản lượng lúa của nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là các tỉnh phía
Bắc. Nhiều giống lúa lai đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá mức
độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác

nhau tại miền Bắc Việt Nam”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng mới
nhằm giới thiệu cho các tỉnh phía Bắc xem xét đưa vào cơ cấu gieo trồng để
nâng cao diện tích sản xuất lúa lai trong nước.
1.2.2.Yêu cầu
- Đánh giá các đặc điểm nông học của các giống thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại lúa chính và một số điều kiện tự
nhiên bất thuận của các giống tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá chất lượng gạo xay xát, chất lượng dinh dưỡng và chất
lượng nấu nướng của các giống thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng thích ứng và độ ổn định của các giống tại một số
vùng sinh thái khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
2.1.1.Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) các
loại lương thực truyền thống chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới
bao gồm năm loại là lúa mì, lúa gạo, ngô, kê và đại mạch. Trong đó lúa mì và
lúa gạo là hai loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người. Ngày nay do
sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều ngành nghề mới ra
đời nhưng chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế
được sản xuất lúa gạo (Bùi Huy Đáp, 1999).

Theo thống kê thì hiện nay trên thế giới có 114 quốc gia trồng và sản
xuất lúa gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản lượng
lúa trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam,
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Banglades, Myanmar và Nhật Bản (Nguyễn
Thị Hương Giang, 2006).
Bảng 2.1. Phân bố diện tích, năng suất và sản lượng lúa toàn cầu
năm 2012
Vùng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Châu Á 145,3 4,4 651,6
Châu Phi 10,5 2,5 26,8
Châu Mỹ 6,6 5,5 36,0
Châu Âu 0,7 6,3 4,3
Châu Đại Dương 0,1 8,7 0,9
Toàn cầu 163,2 4,4 719,7
Nguồn: FAOSTAT.FAO
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Bảng 2.2. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2006 đến năm 2012
Nguồn: FAOSTAT.FAO
Tình hình sản xuất lúa trên thế giới đang có xu hướng tăng dần
nhưng tăng còn chậm, sản lượng năm 2006 là 639,068 triệu tấn và đến năm
2012 là 719,738 triệu tấn, tuy nhiên với tốc độ tăng dân số như hiện nay
cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới

đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực của toàn xã hội. Theo đự đoán
của FAO, trong vòng 30 năm tới, tổng sản lượng lúa trên toàn thế giới phải
tăng được 56% mới đảm bảo được nhu cầu lương thực cho mọi người dân
(http:// FAO, ORG).
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống bằng
nghề nông. Trải qua 4000 năm lịch sử cây lúa luôn gắn liền với sự phát triển
của dân tộc. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, cùng với việc ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học về giống
và kỹ thuật canh tác, nên cây lúa đã được phát triển mạnh. Sản xuất lúa chiếm
tỉ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, thu hút hơn 70% dân số và 70% lao
động xã hội cả nước. Với sản lượng lúa gạo sản xuất ra hàng năm không
những đảm bảo đáp ứng đủ lương thực cho 90 triệu dân trong nước mà còn
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Diện tích
(triệu ha)

155,581

155,040

160,001

158,308

161,649

163,626

163,199

Năng suất
(tấn/ha)
41,076 42,234 42,888 43,394 43,499 44,306 44,102
Sản lượng
(triệu tấn)
639,068

654,799

686,213

686,970

703,154

724,960


719,738

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

đưa nước ta trở thành nước chiếm vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới
sau Thái Lan. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam còn nhiều thách thức
trong chiến lược an toàn lương thực, trong sự đa dạng sinh học của một nền
nông nghiệp bền vững đặc biệt là khả năng nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.
Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn và trong tương lai xuất
khẩu gạo vẫn là thế mạnh của nước ta. Hiện nay nước ta đã xuất khẩu gạo sang
hơn 85 nước trên thế giới, trong đó Châu Á và Châu Mỹ là thị trường tiêu thụ
lớn nhất, xu hướng yêu cầu gạo chất lượng cao trên thị trường ngày càng tăng
nhưng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân sâu xa của
tình trạng này là chưa có được bộ giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt.
Do đó việc nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt luôn
được nhà nước ta quan tâm.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ 2000-2012
của Việt Nam
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất lúa
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2000 7666,3 42,4 32529,5
2001 7492,7 42,9 32108,4

2002 7504,3 45,9 34447,2
2003 7452,2 46,4 34568,8
2004 7445,3 48,6 36148,9
2005 7329,2 48,9 35832,9
2006 7324,8 48,9 35849,5
2007 7207,4 49,9 35942,7
2008 7422,2 52,3 38729,8
2009 7437,2 52,4 38950,2
2010 7489,4 53,4 40005,6
2011 7655,4 55,4 42398,5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

2012 7753,2 56,3 43661,8
Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2012
Bảng 2.4. Diện tích lúa phân theo vùng trồng (nghìn ha)
Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2012
Bảng 2.5. Năng suất lúa ở các vùng trồng lúa của Việt Nam
từ năm 2007-2012 (tạ/ha)
Vùng 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Cả nước 49,9 52,3 52,4 53,4 55,4 56,3
Đồng bằng sông Hồng 56,1 58,9 58,8 59,2 60,9 60,3
Trung du và Miền núi phía Bắc 43,0 44,1 45,5 46,3 47,7 48,4
Bắc Trung Bộ và DHNTB 48,5 50,5 51,1 50,7 53,2 54,3
Tây Nguyên 42,2 44,3 46,3 47,8 47,6 49,5
Đông Nam Bộ 41,3 42,8 43,8 44,8 46,4 47,1
Đồng bằng sông Cửu Long 50,7 53,6 53,0 54,7 56,8 58,1
Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2012
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Việt Nam ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển lúa lai của

Trung Quốc từ năm 1991. Chương trình nghiên cứu phát triển lúa lai được
Chính phủ đầu tư và đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Diện tích
gieo cấy lúa lai thương phẩm tăng liên tục từ 100 ha (năm 1991), lên 600
Vùng 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Cả nước 7192,5 7422,2 7437,2 7489,4 7655,4 7753,2
Đồng bằng sông Hồng 1153,2 1155,4 1155,5 1150,1 1144,5 1139,1
Trung du và Miền núi phía Bắc 658,8 669,8 670,4 666,4 670,9 674,0
Bắc Trung Bộ và DHNTB 1191,8 1219,3 1221,0 1214,1 1228,8 1235,9
Tây Nguyên 205,2 211,2 215,6 217,8 224,2 228,1
Đông Nam Bộ 300,4 307,6 304,7 295,1 293,1 294,8
Đồng bằng sông Cửu Long 3683,1 3858,9 3870,0 3945,9 4093,9 4181,3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

ngàn ha (2003), năm 2009 đạt trên 710 ngàn ha và Việt Nam trở thành quốc
gia có diện tích lúa lai lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm
2011, diện tích lúa lai có giảm nhưng vẫn đạt 595 nghìn ha. Với kết quả này,
lúa lai đã có chỗ đứng khá bền vững, được nông dân chấp nhận, góp phần đưa
công nghệ trồng lúa của Việt Nam vươn tới trình độ cao của khu vực.
Hiện nay, diện tích canh tác lúa ngày càng giảm nhưng năng suất và sản
lượng lúa vẫn tăng do: Bố trí cơ cấu mùa vụ được điều chỉnh hợp lý, kỹ thuật
canh tác được cải tiến, các giống lúa năng suất cao được đưa vào đồng ruộng
ngày càng nhiều, trong đó các tỉnh phía Bắc đã trồng lúa lai năm sau cao hơn
năm trước, góp phần làm tăng tổng sản lượng lúa (Nguyễn Thị Trâm, 2012).
So với diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm 12-15%, tuy nhiên lúa lai
đóng vai trò quan trọng ở phía Bắc với diện tích chiếm 32-33% trong vụ Đông
Xuân và khoảng 17-20% trong vụ Hè Thu, vụ Mùa, đặc biệt ở các tỉnh Trung
du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ. Các tỉnh phía Bắc có diện tích lúa lai lớn
trong vụ Đông Xuân là Thanh Hóa 57-60% diện tích, Nghệ An 72-73%, Lào
Cai 80%, Tuyên Quang 60-70%, Yên Bái 60-65% và Phú Thọ khoảng 50%.

Bảng 2.6. Diện tích sản xuất lúa lai qua các năm (từ 2001 – 2012)
(DT: ha, NS: tạ/ha)
Năm
C
ả năm

V
ụ Xuân

V
ụ M
ùa

Diện tích NS Diện tích NS Diện tích NS
2001

480,000

60,9

300,000

66,0

180,000

52,5

2002


500,000

60,6

300,000

65,0

200,000

53,9

2003

600,000

59,1

350,000

64,5

250,000

51,5

2004

577,000


60,6

350,000

64,5

227,000

54,6

2005 553,000 60,5 353,000 65,0 200,000 52,5
2006

572,700

62,3

342,700

67,1

230,000

55,2

2007

620,000

61,0


390,000

63,9

230,000

56,0

2008

560,000

61,7

305,000

66,0

255,000

56,6

2009

709,816

62,1

404,160


67,3

305,655

55,3

2010

605,642

64,1

374,342

68,5

231,200

56,9

2011 595,000 64,0 395,190 70,0 276,200 56,0
2012 613,117 64,6 387,967 69,0 225,150 58,7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

TBNS


61,9



66,5


54,9

Nguồn: Cục Trồng trọt, 2012
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Hiện nay lúa lai không những phát triển ở các tỉnh phía Bắc mà còn
được mở rộng vào các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) và Tây
Nguyên (TN) và bước đầu vào Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ yếu
trong vụ đông xuân (ĐX). Vụ ĐX 2010, diện tích lúa lai tại DHNTB là
14,600 ha (8,4%), TN (4,400 ha (6%), ĐBSCL: 6000 ha (0,3%); tương ứng
vụ ĐX 2011 là 8,445 ha (4,8%), 6,728 ha (9%), 9,550 ha (0,6%). Tỉnh có diện
tích lúa lai lớn là Quảng Nam 12-16%, Bình Định 7-15%, Đắk Lắk 6-14%,
Đắc Nông 30-45%, Cà Mau 10%,
Cơ cấu giống lúa lai ngày càng đa dạng và phong phú đã đáp ứng được
yêu cầu mở rộng diện tích lúa lai ở nhiều vùng sinh thái, với các điều kiện khí
hậu và tập quán canh tác khác nhau. Nhiều giống lúa lai có năng suất cao,
chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận
được công nhận. Nông dân có thể lựa chọn các giống lúa lai phù hợp để phát
triển vào sản xuất.
2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực chủ yếu của loài người,
hiện nay có tới 65% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo là lương thực chính,
phổ biến nhất là các nước Châu Á. Vì vậy việc phát triển cây lúa được coi là

một chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Ngày nay do sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác
chọn tạo các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt cũng như những biện
pháp kỹ thuật hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.
So với các cây trồng khác thì qua trình phát hiện và sử dụng ưu thế lai ở
lúa muộn hơn. Lịch sử nghiên cứu ưu thế lai ở lúa được bắt đầu từ những năm
20 của thế kỷ XX. J.W.Jones (1926) nhà di truyền học người Mỹ lần đầu tiên
báo cáo về sự xuất hiện ưu thế lai ở lúa trên những tính trạng số lượng và
năng suất. Sau ông có nhiều công trình nghiên cứu khác xác nhận sự xuất hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

ưu thế lai về năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất (Anonymous, 1977;
Lin và Yuan, 1980…), về sự tích lũy chất khô (Jenning, 1967; Kim, 1985…),
sự phát triển của bộ rễ (Mnonymous, 1974; Tian và cộng sự, 1980…), về một
số đặc tính sinh lý như cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, diện tích lá…
(Lin và Yuan, 1980; Wu và cộng sự, 1980; K, Ramiah, 1995).
Năm 1960, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (International Rice
Research Institute) thành lập ở Philippine. Mục tiêu của IRRI là nghiên cứu
lại tạo các giống lúa và hệ thống canh tác nhằm làm cho nông dân trồng lúa
tăng hiệu quả kinh tế và chất lượng hạt gạo cao và an toàn cho người tiêu
dùng. Hoạt động nổi bật của IRRI trong 50 năm qua là xây dựng ngân hàng
Gene lúa quốc tế khổng lồ với hơn 109.000 giống lúa khác nhau kể cả các
giống lúa hoang dại, các giống lúa địa phương thu thập ở khắp các châu lục
và những giống lúa có chất lượng cao và dễ thích nghi trên nhiều vùng sinh
thái khác nhau do chính IRRI lai tạo ra. Có trên 90% sản lượng lúa thế giới
đang dùng nguồn gene từ IRRI. Nhiệm vụ mới của IRRI là góp phần lo cho
an ninh lương thực toàn cầu trong điều kiện biến đổi khí hậu vô cùng phức
tạp, trong đó có 154 triệu ha lúa nước cung cấp lương thực chính và phụ cho
khoảng 3 tỷ người. Cuộc cách mạng xanh của IRRI khởi đầu từ giống lúa IR

8 cho đến hiện nay còn phải tiếp tục trên phạm vị toàn cầu, đặc biệt với các
nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin.
Trung Quốc là nước đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công
thành tựu khoa học kỹ thuật về lúa lai được đánh giá là một phát minh lớn về
khoa học kỹ thuật trong nghề trồng lúa của thế kỉ XX (Nguyễn Văn Luật,
2001). Năm 1964, Yuan Long Ping và cộng sự đánh dấu sự bắt đầu nghiên
cứu lúa lai ở Trung Quốc. Tại đảo Hải Nam họ đã phát hiện được cây lúa dại
bất dục trong loài lúa dại Oryzae fatuaspontanea, sau đó họ đã chuyển được
tính bất dục đực hoang dại này vào lúa trồng và tạo ra những vật liệu di truyền
hoàn toàn mới giúp cho việc khai thác ưu thế lai thương phẩm. Năm 1973, lô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

hạt giống F1 đầu tiên được sản xuất ra với sự tham gia của 3 dòng là: dòng
bất dục đực di truyền tế bào chất (Cytoplasmic Male Sterile- CMS), dòng duy
trì bất dục (Maintainer-B), dòng phục hồi hữu dục (Restorer-R) (Hoàng Tuyết
Minh, 2002). Năm 1974, Trung Quốc đưa ra một số tổ hợp lai cho ưu thế cao
đồng thời quy trình sản xuất hạt lai "ba dòng" cũng được hoàn thiện vào năm
1975. Năm 1976, Trung Quốc đã có khoảng 140,000 ha gieo cấy lúa lai
thương phẩm (Nguyễn Công Tạn, 2002). Những năm 1970, Yuan L.P. và
cộng sự tạo ra các tổ hợp năng suất cao, dạng hình lý tưởng, dễ dàng sử dụng
như: Nam ưu số 2, Uỷ ưu số 7 (Nguyễn Trí Hoàn, 2002).
Hệ thống lúa lai ba dòng đã tạo ra bước đột phá cho việc khai thác ƯTL
ở lúa, làm phá vỡ thế kịch trần năng suất lúa và hiện nay vẫn là một phương
pháp hữu hiệu để phát triển các tổ hợp lúa lai và cũng tiếp tục đóng vai trò
quan trọng trong chương trình phát triển lúa lai của nhiều nước.
Nhóm lúa lai đầu tiên ra đời thể hiện các đặc tính tốt như: bộ rễ khoẻ, đẻ
nhánh sớm, to bông và nhiều hạt, cho năng suất vượt 20-30% so với lúa thuần.
Với sự nỗ lực của các nhà chọn giống, nhiều tổ hợp lúa lai mới có thời gian
sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và các điều

kiện ngoại cảnh bất thuận đã đưa vào sản xuất như: Wei you 35, Shan you 36
và Wei you 64. Kỹ thuật sản xuất hạt giống cũng có những đột phá, năng suất
hạt lai tăng từ 750 kg/ha lên 2.250 kg/ha là cơ sở cho việc mở rộng và phát
triển nhanh diện tích lúa lai thương phẩm (Yuan L.P., 2004).
Bên cạnh đó Trung Quốc cũng bắt đầu nghiên cứu sử dụng gen tương
hợp rộng (WCG). Đồng thời phát hiện gen p(t)ms tạo nên điểm đột phá dẫn
đến một cuộc cách mạng mới trong công nghệ sản xuất lúa lai: Phương pháp
sản xuất lúa lai "2 dòng". Bước đi đầu tiên thử nghiệm lúa lai hai dòng là sử
dụng hoá chất diệt hạt phấn nhưng độ thuần F1 thấp, giá thành đắt, ảnh hưởng
môi trường. Những nghiên cứu sử dụng các dòng bất dục đực di truyền nhân
cảm ứng môi trường (EGMS) tỏ ra khả quan (Nguyễn Công Tạn, 2002; Dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Nguyen Tien and et al, 2013; Kun Wang et al, 2013).
Năm 1973, Shiming Song ở Trung tâm lúa lai Hồ Bắc phát hiện được
dòng bất dục mẫn cảm quang chu kì (HPGMS) từ giống Nông ken 58
s
(Zhou
C.S., 2000). Sự ra đời của lúa lai hai dòng đã mở ra một hướng đi mới trong lai
tạo đó là lai xa giữa các loài phụ để tạo ra các giống siêu lúa lai.
Năm 1988, Murayama và cộng sự phát hiện dòng TGMS trên giống
Annongs từ dạng đột biến tự nhiên. Theo Yuan L.P., ông cho rằng Annongs là
dòng đặc trưng cho bất dục dạng TGMS thuộc loài phụ Indica, bất dục trong
điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ chuyển hoá 23-24
0
C, Giai đoạn mẫn cảm là giai
đoạn hình thành hạt phấn hoặc phân bào giảm nhiễm (Nguyễn Công Tạn, 2002).
Dùng phương pháp lai chuyển gen các nhà khoa học đã tạo ra nhiều
dòng EGMS mới mang gen tương hợp rộng (WCG), làm cơ sở tạo các tổ hợp

có ưu thế lai cao. Chính thành công này đã mở rộng khả năng khai thác ưu thế
lai trên phổ di truyền rộng ở lúa (Qu Z. et al, 2012), Khắc phục những hạn chế
của hệ thống lúa lai "3 dòng": tìm kiếm dòng bất dục mới gặp khó khăn, hiện
tượng đồng tế bào chất kiểu WA sẽ gây ra hiểm hoạ lớn nếu xuất hiện một
loại bệnh hại đặc thù nào đó, phổ phục hồi của những dòng CMS kiểu WA
hẹp, công nghệ sản xuất hạt lai cồng kềnh phức tạp. Giống lúa lai 2 dòng đầu
tiên phổ biến đại trà ở Trung Quốc là tổ hợp Peiai64S/Teqing có năng suất cao
nhất đạt 17,1 tấn/ha (Nguyễn Trí Hoàn, 2003).
Siêu lúa lai được Yuan L.P., nghiên cứu từ năm 1997 đến 2000, năng
suất bình quân đạt 9,6 tấn/ha. Năm 2002, các giống siêu lúa lai đã trồng 1,4
triệu ha với năng suất 9,1 tấn/ha (Trần Văn Đạt, 2005), và hiện nay đã có
hàng chục giống lúa lai đạt năng suất cao và siêu cao, được trồng trên diện
tích rộng, năng suất tăng 10% so với giống lúa lai hiện có. Đây là kết quả của
chương trình tạo giống “siêu lúa lai” gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 bắt đầu từ
năm 1996, đã tạo ra siêu lúa lai đạt năng suất 10,5 tấn/ha vào năm 2000 và giai
đoạn 2 năng suất đạt 12 tấn/ha vào năm 2005, ở diện tích thí nghiệm các giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

“siêu lúa lai” đạt tới 19,5 tấn/ha (tổ hợp Kim 23A/Q661), (Yuan L.P., 2002).
Để có những đột phá về năng suất, Yuan L.P. đã đề xuất chiến lược
siêu lúa lai và tạo nên mô hình siêu lúa lai với các chỉ tiêu chọn lọc là: Ba lá
trên cùng cứng, thẳng, dài và có dạng lòng máng; bông lúa chỉ bằng khoảng
2/3 tổng chiều cao cây lúa; bông to, dao động 300 hạt/bông với khối lượng
1,000 hạt 30 gam, đạt được 300 bông/m
2
và năng suất 12- 15 tấn/ha (Yuan
L.P., Peng Jiming, 2005), Các tổ hợp Peiai 64S/E32 và Peiai 64S/9311 có
năng suất siêu cao 14,8- 17,1 tấn/ha trên diện hẹp và 10- 12 tấn/ha trên diện
rộng đã mở ra thời kỳ siêu lúa lai ở Trung Quốc (Yuan L.P., 2002).

Công nghệ sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã được ứng dụng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Hiện nay có 17 quốc gia (Ấn Độ, Việt Nam,
Philippine, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Triều Tiên…) nghiên cứu và sản
xuất lúa lai, song phát triển mạnh nhất sau Trung Quốc là Việt Nam và Ấn Độ.
Diện tích lúa lai chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng lúa và chiếm khoảng
20% tổng sản lượng lúa toàn thế giới. Lúa lai đã mở ra hướng phát triển mới
để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo và góp phần đảm bảo an ninh lương
thực trên phạm vi toàn cầu (Virmani S.S., 1995).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam
Việc nghiên cứu lúa lai được bắt đầu từ những năm 1979, 1980 ở Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, sau đó là ở Viện lúa Đồng bằng
sông Cửu Long 1983,1984 (Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ, 2007).
Năm 1994, Trung tâm ngiên cứu lúa lai thuộc Viện KHKTNN Việt
Nam được thành lập, từ đó công tác nghiên cứu lúa lai được định hướng
rõ ràng.
Các dòng bất dục đực tế bào chất, dòng duy trì và dòng phục hồi nhập
nội từ Trung Quốc và IRRI đã được đánh giá đầy đủ và nhiều thực nghiệm
sản xuất hạt lai F
1
được triển khai ở các địa phương. Diện tích lúa lai được
tăng lên nhanh chóng đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa lai ở Việt Nam được thúc
đẩy mạnh mẽ. Các đơn vị nghiên cứu đã tập trung vào việc thu thập, đánh giá
các dòng bất đực nhập nội, sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống
như lai hữu tính, đột biến để tạo các dòng bất dục đực và dòng phục hồi mới
phục vụ cho công tác chọn giống lúa lai.
Trong giai đoạn 2001-2012, công tác chọn tạo lúa lai của Việt Nam đã

được thúc đẩy mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu đáng kể; tỷ trọng lúa lai
thương hiệu Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, số giống được công nhận chính thức
chiếm 28% trong tổng số các giống được công nhận. Các cơ quan nghiên cứu
và phát triển lúa lai trong nước đã tập trung vào việc chọn tạo các dòng bất dục
và các tổ hợp lúa lai thích hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam. Đây là một
hướng quan trọng nhằm ổn định khả năng phát triển lúa lai của Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu chọn tạo giống bố mẹ và tổ hợp lai mới trong thời gian qua cụ
thể như sau:
+ Đã chọn tạo và tuyển chọn được 26 dòng bất dục (CMS, TGMS), 10
dòng duy trì, nhiều dòng phục hồi, đặc biệt các nhà chọn tạo giống lúa lai
trong nước đã chọn tạo được một số dòng TGMS (dòng bất dục đực di truyền
nhân mẫn cảm với nhiêt độ) thích hợp với điều kiện Việt Nam, có tính bất dục
ổn định, nhận phấn ngoài rất tốt; một số dòng bố có khả năng kháng bệnh bạc
lá tốt, khả năng kết hợp và cho ưu thế lai cao.
+ Đã lai tạo, đánh giá, đưa vào khảo nghiệm nhiều tổ hợp lai có triển
vọng và phát triển vào sản xuất. Với lúa lai ba dòng có 8 giống được công
nhận chính thức: HYT57, HYT83, HYT100, Nam ưu 603, Nam ưu 604, Bác
ưu 903KBL, PAC807, LC25, Thanh ưu 3 và các giống được công nhận sản
xuất thử: HYT 92, CT16
Với lúa lai hai dòng có 8 giống được công nhận chính thức: VL20,
VL24, TH3-3, TH3-4, TH3-5, HC1, HYT103, HYT102 và 7 giống được công
nhận sản xuất thử, LHD6, TH5-1, TH7-2, LC212, LC270, ngoài ra còn nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

tổ hợp lúa lai đang khảo nghiệm, có triển vọng mở rộng sản xuất.
Nhiều giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn, tiềm năng năng suất
cao, chất lượng khá, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất
thuận phù hợp cho cơ cấu 2 lúa 1 màu được phát triển mạnh vào sản xuất như
HYT100, Việt lai 20, Việt lai 24, TH3-3, TH3-4, TH3-5, TH7-2, CT16,

LC25, LC212
Một số đơn vị nghiên cứu lúa lai đã tiến hành chọn tạo các tổ hợp lai có
khả năng chống chịu với sâu bệnh đặc biệt với bệnh bạc lá, một bệnh nguy
hiểm đối với lúa lai trong vụ mùa ở Việt Nam. Một số tổ hợp lúa lai kháng bạc
lá có chứa các gen Xa21, Xa7, kháng mạnh và ổn định với nhiều chủng nòi vi
khuẩn bạc lá của miền Bắc đang được phát triển mạnh vào sản xuất như Bac ưu
903 KBL, Việt lai 24.
Ngoài ra các đơn vị, công ty giống cây trồng trong và ngoài nước đã nhập
nội, khảo nghiệm và phát triển vào sản xuất nhiều tổ hợp lai mới để đánh giá đặc
điểm nông học, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại
cảnh bất thuận. Nhiều tổ hợp lúa lai 2 dòng, 3 dòng triển vọng đã được phát triển
vào sản xuất như Nhị ưu 725, Nhị ưu 986, Phú ưu 978, Phú ưu số 2, Thục hưng
6, Khải Phong 1, Nhị ưu 86B, N.ưu 69, Nhị ưu số 7, Nghi Hương 2308, VQ14,
B-Te1
* Nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1
Việc Nghiên cứu sản xuất hạt lai F1 và nhân dòng bố mẹ đã đạt được
nhiều kết quả tốt và các quy trình đã được áp dụng rộng rãi vào sản xuất.
Hàng năm diện tích, năng suất nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 đã tăng
lên đáng kể. Vùng nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 đã được xác định,
mở rộng vào các nơi có điều kiện thuận lợi như một số tỉnh Duyên hải Nam
Trung bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Nhân dòng bố mẹ
+ Lúa lai ba dòng: đã nghiên cứu hoàn thiện qui trình duy trì dòng A, B,

×