Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 115 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






DIÊM QUỐC DŨNG




GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC
THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN
ðỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





DIÊM QUỐC DŨNG




GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC
THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN
ðỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH





CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60 34 04 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG





HÀ NỘI, NĂM 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Diêm Quốc Dũng














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn nhiệt tình
của PGS- TS Nguyễn Mậu Dũng cùng với những ý kiến ñóng góp quý báu
của các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh ñạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Bắc Ninh, phòng Quản lý ñô thị thành phố Bắc Ninh, Công ty
TNHH một thành viên Môi trường và Công trình ñô thị Bắc Ninh, UBND các
phường, xã Suối Hoa, Ninh Xá, Khắc Niệm, Nam Sơn, các Ban, Ngành, ðoàn
thể cùng với các tổ chức, cá nhân có liên quan ñã giúp tôi trong suốt quá trình
thực hiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Thành phố Bắc Ninh, ngày 08 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn




Diêm Quốc Dũng





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Các nội dung chủ yếu ñể tăng cường xã hội hoá công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt 7

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt tại một số nước trên thế giới 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.2 Thực trạng mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt tại một số ñịa phương ở Việt Nam 18
PHẦN III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Ninh 23
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 23
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu của ñề tài 32
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 32
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 32
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 35
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Khái quát tình hình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa
bàn thành phố Bắc Ninh 37
4.1.1 Nguồn phát sinh, ñặc ñiểm và thành phần rác thải sinh hoạt 37
4.1.2 Khái quát hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh
hoạt và mô hình tham gia thực hiện tại thành phố Bắc Ninh 42
4.2 ðánh giá tình hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh 53
4.2.1 Công tác ban hành các văn bản, chính sách của thành phố ñể tăng
cường xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 53

4.2.2 Xã hội hóa trong công tác truyền thông về thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt 56
4.2.3 Xã hội hóa trong huy ñộng nguồn lực phục vụ thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt 60
4.2.4 Xã hội hóa trong tổ chức tham quan học tập các mô hình thí ñiểm về
thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.2.5 Xã hội hóa trong tăng cường thành lập các tổ ñội vệ sinh môi trường
tự quản ở thôn, khu phố (mô hình xã hội hoá) 66
4.2.6 Xã hội hóa trong kiểm tra, giám sát thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt 69
4.2.7 Tăng cường phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo hướng xã hội hoá 70
4.3 Phân tích yếu tố ảnh hưởng ñến xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt 75
4.3.1 Nhận thức của cộng ñồng và cán bộ quản lý về công tác bảo vệ môi
trường và xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 75
4.3.2 Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 80
4.3.3 Vấn ñề nguồn lực con người tham gia công tác bảo vệ môi trường 81
4.3.4 Vấn ñề nguồn lực tài chính ñầu tư cho xã hội hóa công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt 82
4.3.5 Vấn ñề chính sách, thể chế, luật pháp liên quan ñến xã hội hóa công
tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 83
4.3.6 Vấn ñề gia tăng dân số 84
4.4 ðịnh hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường xã hội hoá công tác thu
gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh 85
4.4.1 ðịnh hướng 85
4.4.2 Giải pháp chủ yếu ñể tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận

chuyển rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh 88
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
5.1 Kết luận 101
5.2 Kiến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1. Tình hình ñất ñai giai ñoạn 2010-2012 của thành phố Bắc Ninh 27
4.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 38
4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh năm 2012 40
4.3. Thành phần rác thải sinh hoạt 41
4.4. Khối lượng phát sinh, hiệu suất thu gom và vận chuyển rác thải
sinh hoạt 44
4.5. Tổng hợp văn bản, chính sách về xã hội hoá công tác vệ sinh môi
trường trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh 55
4.6. Tình hình xã hội hóa công tác truyền thông 59
4.7. Ý kiến ñánh giá về công tác truyền thông 60
4.8. Tình hình huy ñộng nguồn nhân lực trong tổ chức thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt 63
4.9. Tình hình huy ñộng kinh phí ñể thực hiện công tác thu gom rác
thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh năm 2013 64
4.10. Ý kiến ñánh giá của người dân tại 4 xã phường ñiều tra về công tác

huy ñộng nguồn lực phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 65
4.11 . Tình hình xã hội hóa trong tham quan học tập các mô hình thí
ñiểm về thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 66
4.12. Tình hình xã hội hóa trong tăng cường thành lập các tổ ñội vệ
sinh môi trường tự quản ở thôn, xã (mô hình xã hội hoá) 68
4.13. Tình hình xã hội hóa trong kiểm tra, giám sát thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt 70
4.14. ðánh giá của cộng ñồng dân cư về hệ thống quản lý rác thải sinh
hoạt tại ñịa phương 76
4.15. Ý kiến của người dân về việc tiếp tục tham gia xã hội hóa công
tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 78


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1. Vị trí ñịa lý thành phố Bắc Ninh 23
4.1. Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt 41
4.2. Biểu ñồ khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ñược thu gom và
vận chuyển qua các năm trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh 46
4.3. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của doanh
nghiệp nhà nước trên ñịa bàn thành phố 50
4.4. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt của Tổ vệ sinh môi trường
trên ñịa bàn thành phố 52
4.5. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại theo hướng tăng cường xã hội
hoá công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh 100




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

XHH Xã hội hóa
CNH Công nghiệp hóa
HðH Hiện ñại hóa
BVMT Bảo vệ môi trường
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND


y ban nhân dân

TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
ðCSVN ðảng cộng sản Việt Nam
NNVN Nhà nước Việt Nam





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1


PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Môi trường có tầm quan trọng ñặc biệt ñối với ñời sống nhân loại nói
chung và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi ñất nước nói riêng.
Những năm gần ñây, ðảng và Nhà nước ta ñã có nhiều chính sách liên quan
ñến công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội và ñảm bảo
chất lượng môi trường. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt là một phần rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững mà ðảng và Nhà nước ñã xác ñịnh.
Trong những năm qua, với vai trò là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh cùng với quá trình hội
nhập, phát triển kinh tế xã hội, thành phố Bắc Ninh ñã và ñang từng bước
chuyển mình phát triển kinh tế tập trung, ñiều chỉnh cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực, thu hút nhiều lao ñộng tự do từ các vùng lân cận khiến cho
mật ñộ dân số ngày càng cao, tính ñến 31/12/2012 mật ñộ dân số toàn thành
phố là 2.123 người/km² (UBND thành phố Bắc Ninh,2013) ñã làm nảy sinh
nhiều vấn ñề môi trường, ñặc biệt là vấn ñề rác thải. Cùng với quá trình ñô thị
hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên quỹ ñất bị thu hẹp dần, không còn ñủ ñể
phục vụ cho công tác chôn lấp rác tại chỗ, rác thải chủ yếu ñổ lộ thiên tại các
hố ñấu, ao, hồ, hoặc ven các trục ñường giao thông gây mất vệ sinh môi
trường và ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của nhân dân.
Quá trình triển khai công tác xã hội hoá vệ sinh môi trường trong thời
gian qua tại thành phố Bắc Ninh chỉ tập trung chủ yếu trong việc thu gom rác
thải. Qua 5 năm triển khai tại thành phố, thực tế cho thấy còn nhiều tồn tại,
khó khăn cần khắc phục, một số ñịa phương dù rất muốn nhưng chưa ñủ ñiều
kiện có thể tham gia xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường. Tại các khu vực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2


tiến hành xã hội hoá còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế quản lý, kinh phí
hoạt ñộng, phương tiện, dụng cụ làm việc và ñiều kiện làm việc cho người lao
ñộng; ñồng thời công tác vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt trong thời
gian qua cũng gặp không ít khó khăn. Việc tổ chức triển khai công tác xã hội
hoá thu gom, vận chuyển rác thải trong thời gian qua, bước ñầu ñã ñạt ñược
một số kết quả nhất ñịnh. Tuy nhiên, do thiếu các văn bản hướng dẫn, phân
công, phân cấp nên quá trình tổ chức triển khai còn nhiều bất cập, thiếu ñồng
bộ, thực trạng này ñã làm cho hiệu quả công tác xã hội hoá vệ sinh môi
trường chưa ñược như mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp ñến ñời sống, sức
khoẻ và sinh hoạt của nhân dân.
ðể tiếp tục thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trên ñịa
bàn thành phố Bắc Ninh, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và ý thức giữ
gìn vệ sinh bảo vệ môi trường của mọi người dân, hạn chế tới mức thấp nhất
tình trạng làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường
trong lành tại khu dân cư. Tạo ñiều kiện cho người dân làm chủ và thu hút sự
tham gia của các cá nhân, tổ chức và các thành phần kinh tế vào các hoạt
ñộng thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, từng bước giảm kinh phí ñầu
tư của nhà nước cho công tác vệ sinh môi trường, vì vậy việc xây dựng ðề tài
“Giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” là hết sức cấp
thiết, có tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực, sẽ góp phần ñảm bảo sự phát
triển kinh tế, xã hội gắn liền với công tác bảo vệ môi trường một cách thực sự
bền vững, ñưa thành phố Bắc Ninh xứng tầm trở thành ñô thị trung tâm, ñạt
tiêu chí ñô thị loại II, góp phần hướng tới mục tiêu ñưa tỉnh Bắc Ninh trở
thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 2020.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
ðánh giá tình hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt làm cơ sở ñề xuất giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hoá công tác thu
gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh.
- ðánh giá thực trạng quá trình thực hiện công tác xã hội hoá trong thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến tình hình thực hiện công tác xã
hội hoá trong thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- ðề xuất giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu bao gồm các tổ chức, cá nhân; các chính sách
pháp luật và ñịnh hướng liên quan ñến xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: nghiên cứu lý luận, thực trạng ñể từ ñó ñưa ra các
Giải pháp tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi không gian: ñề tài ñược thực hiện tại các xã, phường trên ñịa
bàn thành phố ñang thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt.
* Phạm vi thời gian: khoảng thời gian thu thập số liệu từ năm 2010 - 2012.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn ñược hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt
ñộng của con người và ñộng vật tồn tại ở dạng rắn, ñược thải bỏ khi không
còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa (Trần Hiếu Nhuệ,2001).
Rác thải sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt của các tổ
chức, cá nhân, hộ gia ñình, nơi công cộng (UBND tỉnh Bắc Ninh,2012). Rác
thải sinh hoạt bao gồm: thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, gạch ngói,
ñất ñá, gỗ, kim loại, cao su, chất dẻo, các loại cành cây, lá cây, vải, giấy, rơm
rạ, vỏ trai, vỏ ốc, xương ñộng vật…
2.1.1.2 Thu gom rác thải sinh hoạt
Thu gom rác thải sinh hoạt là hoạt ñộng quét dọn, tập hợp, phân loại,
ñóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều ñiểm thu gom tới ñịa ñiểm
hoặc cơ sở ñược cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (Nghị ñịnh 59
của Chính phủ,2007).
2.1.1.3 Lưu giữ rác thải sinh hoạt
Lưu giữ rác thải sinh hoạt là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng
thời gian nhất ñịnh ở nơi ñược cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi
vận chuyển ñến cơ sở xử lý (Nghị ñịnh 59 của Chính phủ,2007).
2.1.1.4 Vận chuyển rác thải sinh hoạt
Vận chuyển rác thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển ñến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chon lấp cuối cùng (Nghị ñịnh 59 của Chính phủ,2007).




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

2.1.1.5 Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
ðCSVN và NNVN ta ñã ñặt vị trí quan trọng của công tác bảo vệ môi
trường trong hoạt ñộng phát triển kinh tế xã hội, xác ñịnh xã hội hóa hoạt
ñộng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực ñể huy
ñộng sự ñóng góp của cộng ñộng trong công tác bảo vệ môi trường, ñiều này
ñã ñược thể hiện rõ trong chỉ thị số 36/CT- TW ngày 25/6/1998.
Xã hội hoá bảo vệ môi trường còn là quan ñiểm trong chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của
các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng ñồng và của mọi người dân” (Chiến
lược bảo vệ môi trường quốc gia ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020,
Quyết ñịnh số 256/2003/Qð -TTg, ngày 2/12/2003). Quan ñiểm này ñược thể
hiện rõ nhất bằng chương trình xã hội hoá bảo vệ môi trường; ñây là 1/36
chương trình, kế hoạch, ñề án, dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi
trường (Ban hành kèm theo quyết ñịnh số 256/2003/Qð -TTg, ngày
2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020). Quan ñiểm xã
hội hoá bảo vệ môi trường cần ñược hiểu theo quan ñiểm phát triển cộng
ñồng, phát triển bền vững, tức là phải giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường
sống bằng chính nội lực với ngoại lực ñể ñem lại lợi ích thiết thực, thiết yếu,
thiết thân với mỗi người dân, mỗi cộng ñồng tham gia bảo vệ môi trường và
toàn xã hội, không chỉ hiện tại mà cả tương lai nữa.
Trong thực tế, công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường ñã ñược thực hiện
ở nhiều ñịa phương, nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng
cho ñến nay chưa có một khái niệm chuẩn nào về xã hội hóa công tác bảo vệ

môi trường. Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát rằng Xã hội hóa công
tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là sự kết hợp hài hòa vai trò của
cộng ñồng và sự quản lý của nhà nước vào các hoạt ñộng trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường; tạo ñiều kiện ñể các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

gia góp sức vào thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, chia sẻ gánh nặng với
nhà nước trong lĩnh vực này ñể nhà nước tập trung và phát triển vào các lĩnh
vực khác ñòi hỏi ñầu tư lớn và kỹ thuật cao hơn như công nghệ thông tin, y tế,
giáo dục, kết cấu hạ tầng…Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là trách
nhiệm và lợi ích của toàn thể cộng ñồng, của các thành phần kinh tế, không
phải trách nhiệm của cá nhân hay của riêng nhà nước. Cho ñến nay vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất nào về mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt mặc dù mô hình ñã ñược thực hiện khá thành công, ñạt
hiệu quả cao ở nhiều ñịa phương. Sau ñây là một vài quan niệm về xã hội hoá
công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
Theo Tiến sỹ Trần Thanh Lâm: Xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt là quá trình chuyển hóa tạo lập cơ chế hoạt ñộng và
cơ chế tổ chức quản lý mới trong hoạt ñộng thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt trên cơ sở ñồng trách nhiệm, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường ñể ñạt mục tiêu
phát triển bền vững (Trần Thanh Lâm,2003)
Theo Giáo sư Nguyễn Viết Phổ (Tạp chí bảo vệ môi trường số 2/2002):
Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là việc huy ñộng
sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của ñất nước.
Hay nói cách khác, xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt là phải biến chủ trương bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ và quyền lợi
của mọi tầng lớp trong xã hội từ những nhà hoạch ñịnh chính sách, những nhà

quản lý tới mọi người dân trong xã hội (Nguyễn Viết Phổ,2002).
Theo Sở giao thông công chính thành phố Hà Nội năm 2000: Xã hội
hoá là việc vận ñộng và tổ chức toàn xã hội và nhân dân tham gia một cách
rộng rãi vào công tác bảo vệ môi trường nhằm cải thiện môi trường và từng
bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân (Sở giao
thông công chính thành phố Hà Nội, 2000).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Qua các quan niệm trên cho chúng ta thấy ñược mô hình xã hội hoá công
tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là mô hình cho thấy bảo vệ môi trường
là nhiệm vụ, trách nhiệm, lợi ích của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ
chức, cộng ñồng và mọi người dân. Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ñem
lại lợi ích cho từng người nhưng ñòi hỏi mỗi người phải tham gia vào công tác bảo
vệ môi trường. Chỉ có sự tham gia tích cực của mọi cấp, mọi ngành, mọi người
dưới sự lãnh ñạo của các cấp uỷ ñảng và sự quản lý của nhà nước thì công tác thu
gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt mới có hiệu quả và thành công. Hiệu quả ñạt
ñược thể hiện thông qua các mặt về hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội và hiệu quả về môi trường. Riêng về mặt kinh tế thì hiệu quả chính là việc tiết
kiệm các nguồn chi phí cho ngân sách nhà nước trong vấn ñề bảo vệ môi trường.
2.1.2 Các nội dung chủ yếu ñể tăng cường xã hội hoá công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát
triển bền vững, chúng ta ñã ñạt ñược những kết quả quan trọng. Nhiều chuyên
gia, tổ chức quốc tế cho rằng, trong thời gian khoảng hơn 10 năm, Việt Nam
ñã làm ñược nhiều việc liên quan ñến công tác bảo vệ môi trường mà các
nước khác có cùng ñiều kiện phải mất 20- 30 năm. Tuy nhiên chúng ta vẫn
cần cố gắng hơn nữa trong công tác này vì vẫn còn nhiều tồn tại và yếu kém.
Trong giai ñoạn này môi trường nước ta ñứng trước nhiều thách thức lớn cả

về mặt khách quan và chủ quan, nhiều vấn ñề bức xúc chưa giải quyết trong
khi dự báo mức ñộ ô nhiễm tiếp tục gia tăng, tổ chức và năng lực quản lý môi
trường chưa ñáp ứng ñược yêu cầu. Nhận thức ñược tầm quan trọng của công
tác bảo vệ môi trường ðảng và nhà nước ta ñã ñưa ra nhiều biện pháp thiết
thực nhằm cải thiện các thách thức môi trường nêu trên. Một trong số ñó
chính là biện pháp không ngừng ñầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nói
chung hay cụ thể là trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khi
vấn ñề này ñã và ñang rất bức xúc. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng Việt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Nam là một nước ñang phát triển, ñang trong quá trình CNH-HðH ñất nước
cần tập trung ñầu tư lớn vào các chỉ tiêu kinh tế hơn là các mục tiêu về môi
trường. Cũng chính vì lý do này mà việc thực hiện tốt xã hội hoá, huy ñộng
toàn thể cộng ñồng tham gia vào việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
là vô cùng cần thiết và nó sẽ giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Một số hoạt ñộng chủ yếu ñể tăng cường công tác xã hội hoá công tác thu
gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt như sau:
2.1.2.1 Công tác ban hành các văn bản, chính sách của thành phố ñể tăng
cường xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách
về bảo vệ môi trường; ñề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa ñổi,
bổ sung các văn bản về bảo vệ môi trường ñể phù hợp với tình hình mới.
Xác ñịnh rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý về vệ sinh
môi trường của cấp phường, xã; các phòng, ban, ngành; tăng cường sự liên
kết, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc vệ sinh môi trường.
Hàng năm tổ chức tập huấn các nội dung về xã hội hoá vệ sinh môi trường
cho chính quyền các cấp, các phòng, ban, trong thành phố.
Bố trí ñủ cán bộ có năng lực chuyên môn về môi trường trong các cơ

quan quản lý Nhà nước từ phường, xã ñể ñảm nhận tốt công tác vệ sinh môi
trường trên ñịa bàn.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm Luật Bảo vệ Môi trường. Kịp thời thông báo nhắc nhở, quy ñịnh rõ thời
gian khắc phục ñối với các ñơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm
môi trường, ñồng thời thực hiện tốt công tác phúc tra kết quả khắc phục ô
nhiễm môi trường của cơ sở ñó.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

2.1.2.2 ðổi mới công tác truyền thông về thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt bắt nguồn từ các hoạt ñộng sống của con người, do
ñó cần phải thay ñổi nhận thức của mỗi người và dần thay ñổi ñến hành vi của
họ. Mà biện pháp hiệu quả hơn cả ñể nâng cao nhận thức của cộng ñồng ñó là
công tác truyền thông.
Muốn thay ñổi nhận thức của người dân thì cần phát huy tối ña hiệu
quả các phương tiện thông tin ñại chúng trong việc nâng cao nhận thức về vệ
sinh môi trường của toàn xã hội. Phải khai thác triệt ñể các lợi thế này theo
hướng tổ chức biên soạn chương trình phát thanh truyền thông ñể chuyển tải
ñầy ñủ nội dung về trách nhiệm vệ sinh môi trường ñến người công dân, phổ
cập và nâng cao hiểu biết, cung cấp thông tin về vệ sinh môi trường; cổ ñộng
liên tục cho các phong trào toàn dân vệ sinh môi trường, nêu gương ñiển hình
trong việc vệ sinh môi trường. Công tác truyền thông phải nhằm vào các ñối
tượng là chính quyền ñịa phương, các tổ vệ sinh của các thôn, khu phố, cộng
ñồng dân cư và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện việc ñổi mới và ñẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục
nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của
chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị, xã hội và mỗi người dân trong việc

tham gia vào xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường trên ñịa bàn thành phố.
Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường ñối với các cơ
sở sản xuất kinh doanh ñể giúp các cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác
thực hiện các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
Nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các ban ngành, ñoàn thể
cơ sở, các ñơn vị, doanh nghiệp và người dân trên ñịa bàn thành phố Bắc
Ninh bằng những hành ñộng cụ thể thiết thực;
Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường học. Việc cung
cấp ñầy ñủ tri thức và xây dựng ý thức tự giác vệ sinh môi trường của các công
dân phải ñược bắt ñầu từ lứa tuổi học ñường. Lồng ghép các kiến thức môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

trường một cách khoa học và hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng
cấp học; khuyến khích các cơ sở giáo dục, ñào tạo tổ chức các hoạt ñộng nhằm
nâng cao ý thức tự giác vệ sinh môi trường, thấm sâu tình yêu thiên nhiên ñất
nước cho học sinh, ñặc biệt là ở các trường mầm non, tiểu học.
2.1.2.3 ðầu tư, huy ñộng nguồn lực phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm của cộng ñồng trong các vấn ñề có liên quan ñến môi trường. Nhận
thấy rõ tầm quan trọng, quyền lợi và nghĩa vụ của mình ñối với công tác bảo
vệ môi trường sẽ tạo ra ñộng lực khuyến khích các tổ chức, các thành phần
kinh tế tham gia một cách tích cực nhất nhằm ñạt ñược hiệu quả cao trong
việc giải quyết các vấn ñề môi trường. Họ có thể tham gia dưới những hình
thức như: tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm cải thiện tình hình môi
trường tại khu dân cư; thành lập các công ty, hợp tác xã, tổ dân lập…ñảm bảo
khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Thực hiện xã hội hoá
bảo vệ môi trường chính là nhằm nâng cao trách nhiệm của toàn cộng ñồng,
việc huy ñộng nguồn vốn ñóng góp từ cộng ñồng nhằm giải quyết các vấn ñề

về môi trường là hết sức cần thiết, từng bước giảm gánh nặng về chi phí của
Nhà nước cho công tác vệ sinh môi trường, ñã ñến lúc chúng ta phải chuyển
sang cơ chế người trực tiếp sử dụng và hưởng dịch vụ phải chi trả cho người
cung cấp. Vì thế ñể ñảm bảo ñạt ñược hiệu quả cao trong công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ñòi hỏi Nhà nước cần có chính sách
khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh
vực mới mẻ này, từ ñó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp ñể thực hiện tốt các mục
tiêu. Thực tế bất cứ chủ trương hay quyết ñịnh nào của Nhà nước mà ñược sự
ñồng tình và ủng hộ của cộng ñồng nhân dân thì ñó là sự thành công lớn nhất.
ða dạng hoá ñầu tư công tác vệ sinh môi trường ñể bảo ñảm có ñủ
nguồn lực vệ sinh môi trường, chú trọng huy ñộng mọi nguồn lực trong toàn
xã hội ñể ñầu tư công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải sinh hoạt
trên ñịa bàn thành phố.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

Nghiên cứu và xây dựng hoặc ñề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp
cụ thể phù hợp với ñiều kiện của thành phố ñể khuyến khích các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài thành phố ñầu tư cho công tác vệ sinh môi trường. Trong
ñó có nội dung tăng mức thu phí vệ sinh môi trường.
Tổ chức tốt việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, ưu ñãi, khuyến
khích về thuế, các biện pháp cấp bách ñối với công tác vệ sinh môi trường
cho các xã, phường cũng như các cơ sở kinh doanh.
2.1.2.4 Tổ chức tham quan học tập các mô hình thí ñiểm về thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt
Tại một số tỉnh thành trong cả nước ñã triển khai một số mô hình xã hội
hóa trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và ñã ñạt ñược những
kết quả nhất ñịnh. Công tác ñể học tập, trao ñổi kinh nghiệm là những cơ sở thực
tiễn rất quan trọng làm nền tảng ñể triển khai mô hình xã hội hoá công tác thu

gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh.
2.1.2.5 Khuyến khích các thành phần tham gia và tăng cường thành lập các tổ
ñội vệ sinh môi trường tự quản ở thôn, khu phố (mô hình xã hội hoá)
Với mục ñích huy ñộng và phát huy vai trò của cộng ñồng dân cư và
các thành phần xã hội tham gia vào thực hiện xã hội hoá, việc tổ chức tốt lực
lượng, phương tiện tham gia xã hội hoá tại ñịa bàn xã, phường là yếu tố rất quan
trọng trong quá trình triển khai thực hiện; các hoạt ñộng và quá trình thực hiện
ñược tập triển khai một số nội dung trọng tâm như sau:
Xây dựng chương trình, kế hoạch xã hội hoá công tác ñảm bảo vệ sinh
môi trường trên ñịa bàn quản lý, giao cho các khu, thôn tổ chức thực hiện; tổ
chức thành lập các tổ, nhóm người lao ñộng, trang bị công cụ, dụng cụ, phương
tiện cho công tác vệ sinh môi trường;
Tổ chức các tuyến vận chuyển, quy trình thu gom tập kết rác thải sinh
hoạt về các ñịa ñiểm quy hoạch trên ñịa bàn;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

Thực hiện tự quản lý trên các tuyến ñường, ngõ xóm; ñộng viên nhân dân
giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành các quy ñịnh về quản lý rác thải sinh
hoạt trên ñịa bàn thành phố.
Phát ñộng các ngành, các cấp, các lực lượng tham gia tổng vệ sinh hàng
tuần vào chiều thứ 6, các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm với lực lượng nòng cốt là
Hội Phụ nữ, ðoàn thanh niên, Công ñoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân;
Xây dựng phong trào toàn dân vệ sinh môi trường, chú trọng xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước, cam kết vệ sinh môi trường, trong ñó ñưa
mức thu phí vệ sinh môi trường phù hợp với thực tiễn ñịa phương ñể bàn,
thống nhất và tổ chức thực hiện.
ðưa tiêu chí vệ sinh môi trường gắn với gia ñình văn hoá; phát triển
các mô hình cụm, tổ dân cư văn hóa, cộng ñồng dân cư tự quản trong hoạt

ñộng xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường trên ñịa bàn.
2.1.2.6 Công tác kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt của cộng ñồng
Cần tăng cường quyền lực của cộng ñồng ñể thực hiện việc kiểm tra,
giám sát quá trình triển khai thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt. Những hành ñộng của cộng ñồng thường thông qua chính
quyền ñịa phương ñại diện cho họ, với sự tham gia của cộng ñồng và ñược tạo
ñiều kiện thì họ dễ dàng trong việc tham gia vào quản lý và ra quyết ñịnh, ñiều
ñó sẽ ñảm bảo cho các quyết ñịnh ñược ñúng ñắn và sẽ ñược tất cả mọi người
ủng hộ. Những vấn ñề liên quan ñến rác thải sinh hoạt sẽ ñược giải quyết khi có
sự tham gia tích cực, chủ ñộng của cộng ñồng. Sự tham gia của cộng ñồng
trong giải quyết các vấn ñề rác thải sinh hoạt tại ñịa phương ñòi hỏi phải có
nhận thức và tổ chức thực hiện những hoạt ñộng của mình một cách bài bản và
hợp lý nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

2.1.2.7 Tăng cường phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo hướng xã hội hoá
Việc triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm mục ñích tận dụng, tái
chế triệt ñể các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng; giảm tỷ lệ rác thải sinh
hoạt phải thu gom, vận chuyển xuống còn 85% và xử lý xuống còn 70% so
với lượng phát sinh, góp phần làm giảm chi phí trong quá trình thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt và làm cơ sở nhân rộng mô hình phân loại
rác thải sinh hoạt tại nguồn trên ñịa bàn thành phố và toàn tỉnh.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt
Trong quá trình triển khai xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt sẽ phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình tổ chức
thực hiện. Có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp; ảnh hưởng tích

cực, tiêu cực; yếu tố chủ quan, khách quan. Một số nhóm yếu tố ảnh hưởng
chính như sau:
2.1.3.1 Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và xã hội hoá
công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Nhận thức của nhân dân về công tác bảo vệ môi trường nói chung và xã hội
hoá trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nói riêng có vai trò ñặc
biệt quan trọng, ñây là một trong những vấn ñề mấu chốt, có ảnh hưởng trực tiếp
tới hiệu quả triển khai các mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt. Trong thời gian qua, nhìn chung nhận thức của nhân dân ñã từng
bước ñược nâng lên, tuy nhiên ñây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn, cần
phải có giải pháp phù hợp, hiệu quả ñể tăng cường sự nhận thức toàn diện của
nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường.
2.1.3.2 Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng
quan trọng trong xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trường ở ñịa phương theo hướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

kết hợp quản lý tài nguyên và quản lý môi trường. Tiếp tục kiện toàn hệ thống
cán bộ phụ trách môi trường ở cấp huyện và cấp xã, ñặc biệt là việc xây dựng
mạng lưới các cán bộ chuyên trách quản lý môi trường và tài nguyên ở cấp xã;
xây dựng cơ chế phối hợp ñồng bộ giữa các Sở, Ban, Ngành ở cấp tỉnh về quản
lý Tài nguyên và Môi trường; phân công, phân nhiệm và quy ñịnh chức năng,
nhiệm vụ cụ thể cho ñơn vị phụ trách môi trường ở từng cấp, ngành; tránh tình
trạng quản lý chồng chéo, kém hiệu quả; nâng cao vai trò và trách nhiệm quản
lý môi trường của UBND các cấp nhằm tăng cường thẩm quyền cũng như cách
thức phối hợp hoạt ñộng giữa các cơ quan sẽ có tác ñộng tích cực ñến công tác
bảo vệ môi trường nói chung và xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác

thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Bắc Ninh nói riêng.
2.1.3.3 Vấn ñề nguồn lực con người tham gia công tác bảo vệ môi trường
Hiện nay, nguồn lực về con người thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về môi trường còn thiếu và yếu, cán bộ quản lý nhà nước về môi trường
thường phải kiêm nhiệm, không có chuyên môn về lĩnh vực môi trường. ðây
là một trong những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai việc thực
hiện xã hội hoá.
2.1.3.4 Vấn ñề nguồn lực tài chính ñầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
Trong quá trình ñô thị hoá mạnh mẽ, nguồn kinh phí thường ñể dành
cho công tác ñầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chính vì
vậy hiện nay, nguồn kinh phí ñầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường còn hạn
chế; trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường còn thiếu và lạc hậu.
Kinh phí hỗ trợ cho xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt còn thiếu và không thường xuyên.
2.1.3.5 Vấn ñề chính sách, thể chế, luật pháp liên quan ñến lĩnh vực bảo vệ
môi trường
Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khi Luật bảo vệ
môi trường năm 2005 ra ñời ñã có hơn 300 văn bản dưới luật của Chính phủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

và các Bộ ngành ñể hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên hiện nay hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa ñồng bộ, chồng chéo,
chưa quy ñịnh rõ quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các chế tài
cụ thể trong mỗi trường hợp vi phạm.
2.1.3.6 Vấn ñề gia tăng dân số
Việc gia tăng dân số dẫn ñến nguồn rác thải sinh hoạt tăng nhanh ñã
ảnh hưởng trực tiếp ñến việc thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn.

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt tại một số nước trên thế giới
ðã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vai trò của Nhà nước trong
hoạt ñộng quản lý môi trường nhưng những nghiên cứu này ñều dựa trên một
quan niệm chung cho Nhà nước là tác nhân xã hội duy nhất ñóng vai trò quản
lý môi trường. Trong khi lĩnh vực quản lý môi trường là vô cùng phức tạp,
rộng lớn bao gồm nhiều vấn ñề như công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải… Vì vậy Nhà nước ñã không ñủ nguồn lực ñể ñáp ứng cho công tác
quản lý môi trường như thiếu các nhà quản lý có ñủ trình ñộ kiến thức chuyên
môn; thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt ñộng quản lý, thanh tra,
kiểm tra giám sát môi trường; thiếu kinh phí…
Kinh nghiệm của các nước cho thấy xã hội hoá công tác vệ sinh môi
trường ñã có những tác ñộng tích cực và rất có hiệu quả ñến hoạt ñộng môi
trường từ ñó làm thay ñổi hành vi của mình sao cho phù hợp với môi trường.
Ở một số nước trên thế giới xã hội hóa công tác vệ môi trường cộng ñồng ñã
bắt ñầu vận dụng từ những năm 1950 với mục ñích phát huy ñược sức mạnh
của cộng ñồng trong việc bảo vệ môi trường, quản lý và khai thác có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh môi trường, quan tâm ñến
các lợi ích về xã hội và môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.

×