BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
DƯƠNG HẢI VÂN
ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QU
ẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ðỊA BÀN
THÀNH PH
Ố LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số : 60.44.03.01
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
Hà Nội – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Dương Hải Vân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
ñã nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên
và Môi Trường ñặc biệt là các thầy, cô giáo Bộ môn Công nghệ môi trường ñã
tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Xuân Thành người ñã hướng dẫn và tận tình giúp ñỡ tôi hoàn thành khoá
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng
Sơn, UBND thành phố Lạng Sơn, công ty TNHH Huy Hoàng, UBND
phường Chi Lăng, phường Hoàng Văn Thụ và UBND xã Quảng Lạc ñã
giúp tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, sự quan tâm, ñộng
viên của gia ñình, bạn bè và tập thể lớp Khoa học môi trường B-khóa 20
trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2013
Học viên
Dương Hải Vân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Yêu cầu 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Khái quát về chất thải rắn 3
1.1.1. Một số khái niệm 3
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn 4
1.1.3. Thành phần của chất thải rắn 5
1.1.4. Phân loại chất thải rắn 6
1.2. Chất thải rắn sinh hoạt và các vấn ñề liên quan 7
1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 7
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 8
1.2.3. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 9
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt 13
1.3. Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và một
số nước trong khu vực
18
1.3.1. Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt 18
1.3.2. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt 18
1.4. Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 19
1.4.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt 19
1.4.2. Phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt 24
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
1.4.3. Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 26
1.5. Các văn bản pháp lý về quản lý phế thải, chất thải bảo vệ môi
trường 31
1.6. Các văn bản pháp lý về quản lý phế thải và công tác vệ sinh môi
trường trên ñịa bàn tỉnh Lạng Sơn 32
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.2.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Lạng Sơn 33
2.2.2. ðánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành
phố Lạng Sơn
33
2.2.3. ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
rác thải sinh hoạt trong tương lai tại thành phố Lạng Sơn.
33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu thứ cấp 33
2.3.2. Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu sơ cấp 34
2.3.3. Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu 34
2.3.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 34
2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Lạng Sơn 36
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 36
3.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hội 40
3.2. ðánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành
phố Lạng Sơn 46
3.2.1 Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn 46
3.2.2. Năng lực của công ty TNHH Huy Hoàng 48
3.2.3. Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Lạng
Sơn
51
3.2.4. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn 56
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
3.2.5. Thực trạng công tác xử lý 60
3.2.6. ðánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố
Lạng Sơn 65
3.3. ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường trong quản lý rác thải sinh hoạt 70
3.3.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng ñồng 70
3.3.2. Giải pháp quản lý và ñầu tư 75
3.3.3. Giải pháp khoa học công nghệ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1. Kết luận 80
2. Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn 6
Bảng 1.2. Phân loại CTR theo nguồn gốc phát sinh 7
Bảng 1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số nước trên thế giới 9
Bảng 1.4. Khối lượng riêng và ñộ ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt 11
Bảng 1.5. Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt 13
Bảng 1.6. Kết quả ño chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu ñất tại 2 bãi rác
Lạng
Sơn và Nam Sơn
16
Bảng 1.7. Lượng CTR sinh hoạt ở các ñô thị Việt Nam năm 2007 20
Bảng 1.8. CTR ñô thị phát sinh các năm 2007-2010 20
Bảng 1.9. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 21
Bảng 1.10. Thành phần CTR sinh hoạt tại ñầu vào của các bãi chôn lấp của
một số ñịa phương 2 năm 2009-2010
23
Bảng 1.11. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số ñô thị năm 2009 25
Bảng 2.1. Phân loại phường, xã trên ñịa bàn thành phố Lạng Sơn 34
Bảng 3.1. Diện tích – Dân số - Mật ñộ dân số năm 2012 40
Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của công ty TNHH Huy Hoàng 49
Bảng 3.3. Lương và chế ñộ ñãi ngộ ñối với công nhân, người lao ñộng của
công ty TNHH Huy Hoàng
50
Bảng 3.4. Năng lực thiết bị của công ty TNHH Huy Hoàng 50
Bảng 3.5. Lượng RTSH của thành phố Lạng Sơn theo ñơn vị hành chính 51
Bảng 3.6. Lượng RTSH của thành phố Lạng Sơn theo nguồn gốc phát sinh 52
Bảng 3.7. Khối lượng, thành phần và tình hình thu gom phân loại tại các hộ
gia ñình ở 3 phường xã nghiên cứu
55
Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước thải bãi rác Tân Lang 62
Bảng 3.9. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại xã Tân Lang năm 2012 64
Bảng 3.10. Nguồn kinh thu gom, xử lý RTSH 66
Bảng 3.11. ðề xuất tuyến thu gom rác thải thành phố Lạng Sơn năm 2013-2014 76
Bảng 3.12. ðề xuất tuyến thu gom rác thải thành phố Lạng Sơn giai ñoạn
2015-2025
77
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 1.1. Sơ ñồ Hệ thống quản lý CTR tại một số ñô thị Việt Nam 26
Hình 1.2. Các công nghệ hiện ñang ñược xử dụng ñể xử lý, tiêu hủy CTR ñô thị
ở Việt Nam
28
Hình 3.1. Sơ ñồ thành phố Lạng Sơn 37
Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc cư trú trên ñịa bàn thành phố Lạng Sơn 41
Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế thành phố Lạng Sơn năm 2012 42
Hình 3.4. Thu nhập bình quân ñầu người 42
Hình 3.5. Hệ thống quản lý RTSH tại thành phố Lạng Sơn 48
Hình 3.6. Khối lượng RTSH thành phố Lạng Sơn từ năm 2008-2012 53
Hình 3.7. Thành phần rác thải sinh hoạt thành phố Lạng Sơn 54
Hình 3.8. Hoạt ñộng thu gom rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố 57
Hình 3.9. Công nhân ñổ rác tại ñiểm tập kết 58
Hình 3.10. Thùng xe chở rác 59
Hình 3.11. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt từ năm 2008-2012 59
Hình 3.12. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố Lạng Sơn 61
Hình 3.13. Xử lý rác quá tải 63
Hình 3.14. Nước rỉ rác trước khi ñổ ra môi trường 63
Hình 3.15. Bò ñược chăn thả bãi rác Tân Lang 65
Hình 3.16. Lều của người dân thu nhặt rác tại bãi rác Tân Lang 65
Hình 3.17. Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt thành phố Lạng Sơn 78
Hình 3.18. Sơ ñồ công nghệ SERAPHIN 79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
BVMT Bảo vệ môi trường
CHND Cộng hòa dân nhân
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
HðND Hội ñồng nhân dân
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TNMT Tài nguyên Môi trường
TP Thành phố
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
XD Xây dựng
XLCT Xử lý chất thải
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP
United Nations Development Programme (Chương
trình phát triển Liên hợp quốc)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Môi trường có vai trò rất quan trọng ñối với sự sống trên trái ñất. Tuy
nhiên, trong những năm gần ñây quá trình công nghiệp hóa và ñô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số ñã phát sinh ra một lượng lớn chất thải gây
ảnh hưởng ñến chất lượng môi trường và cuộc sống của con người.
Nằm trong bối cảnh chung của toàn thế giới, khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương trong ñó có Việt Nam, vấn ñề chất thải rắn là một trong những thách thức
ñối với môi trường. Theo số liệu Báo cáo môi trường quốc gia 2011, tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 19 triệu tấn/năm.
Trong ñó ở các thành phố lớn như Hà Nội khoảng 6.500 tấn/ngày và Thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 7.081 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom trung bình ở các ñô thị từ
72% năm 2004 lên khoảng 80-82% năm 2008 và ñạt khoảng 83-85% năm 2010.
Tỷ lệ chất thải rắn ñược chôn lấp hiện nay chiếm khoảng 76-82% lượng chất thải
rắn thu gom ñược.
ðối với các tỉnh miền núi tình trạng vứt rác bừa bãi tại những khu vực ñất
trống, sông suối diễn ra thường xuyên. Các vùng miền núi còn chịu sự ô nhiễm
do tập quán sinh hoạt, chất thải của các loại gia súc, gia cầm thả rông, các loại
thuốc trừ sâu bệnh. Bên cạnh, ñó ñồng bào dân tộc thiểu số vẫn có thói quen xây
dựng chuồng trại gần nhà, nước thải sinh hoạt và nước thải của chuồng trại chăn
nuôi không ñược thu gom, một số khu vực còn tồn tại tình trạng chăn nuôi gia
súc dưới gầm nhà sàn ñã ảnh hưởng ñến chất lượng môi trường cũng như sức
khỏe của người dân.
Hiện nay, thống kê toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các
thành phố ñang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi rác ñược coi là hợp vệ sinh. Ở phần
lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác ñược thực hiện hết sức sơ sài. Việc thu
gom, xử lý chất thải sinh hoạt không triệt ñể gây ra nhiều tác ñộng xấu ñến môi
trường: bốc mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm ñất, nguồn bệnh và phát
tán dịch bệnh, gây mất mỹ quan ñô thị,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc; gồm có 10 huyện, 14
thị trấn và 01 thành phố. Thành phố Lạng Sơn ñược thành lập theo Nghị ñịnh
82/2002/Nð-CP ngày 17/10/2002, là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh
Lạng Sơn. Trong những năm gần ñây, cùng với sự gia tăng số lượng và quy mô
các ngành nghề sản xuất, sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu
dùng hàng hoá, nguyên vật liệu và năng lượng ngày càng tăng. Những sự gia
tăng ñó ñã tạo ñiều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở
rộng và phát triển nhanh chóng, ñóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã
hội của thành phố. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ này là sự
phóng thích một lượng lớn chất thải, ñặt biệt là chất thải rắn sinh hoạt vào môi
trường. Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn rất nhiều khó khăn
như: việc phân loại rác thải tại nguồn chưa ñược thực hiện, tỷ lệ thu gom chưa
cao, việc xử lý mới dừng lại ở việc chôn lấp.
Nhận thức ñược tính cấp bách cũng như những vấn ñề còn tồn tại ñối với
việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Lạng Sơn, tôi ñã tiến
hành thực hiện ñề tài “ðánh giá thực trạng và ñề xuất giải pháp quản lý rác
thải sinh hoạt trên ñịa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn Thành
phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn;
- ðề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên ñịa
bàn Thành phố Lạng Sơn trong tương lai.
3. Yêu cầu
- Chỉ ra ñược những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh
hoạt tại ñịa bàn nghiên cứu;
- Tìm hiểu ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới khối lượng
và thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về chất thải rắn
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
- Theo tổ chức UNDP thì: “Môi trường là những hệ vật thể và phi vật thể
xung quanh chúng ta như: gió, ñất, nước, cây cối, sinh vật, sông, biển cả…và
những gì con người tạo nên: thành phố, trang trại, nhà cửa và các sản phẩm di
tích lịch sử khác mà có ảnh hưởng lẫn nhau theo chiều hướng tốt xấu” [1].
- Theo Hội ñồng Quốc Tế các nước nói tiếng Pháp thì môi trường ñược
ñịnh nghĩa như sau: “Môi trường là một tập hợp, ở một thời ñiểm ñã cho, các
nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và các nhân tố xã hội có một hậu quả trực tiếp
hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài, ñối với các sinh vật sống và các hoạt ñộng
của con người” [1].
- Theo luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng ñến ñời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Ô nhiễm môi trường là việc chuyển
các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường ñến mức có khả năng gây hại ñến
sức khỏe con người, sinh vật làm giảm chất lượng môi trường”.
- Theo luật bảo vệ môi trường 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
ñổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
1.1.1.3. Khái niệm chất thải rắn
- Theo quan ñiểm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất ñược
con người loại bỏ trong hoạt ñộng kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt
ñộng sản xuất, các hoạt ñộng sống duy trì sự tồn tại của cộng ñồng). Trong ñó,
quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt ñộng sản xuất và hoạt
ñộng sống [1].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
- Theo quan ñiểm mới: Chất thải rắn ñô thị (gọi chung là rác thải ñô thị)
ñược ñịnh nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban ñầu vứt bỏ vào khu vực ñô thị
mà không ñòi hỏi ñược bồi thường cho sự vứt bỏ ñó. Thêm vào ñó, chất thải
ñược gọi là chất thải rắn ñô thị nếu chúng ñược xã hội nhìn nhận như một thứ mà
thành phố có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [1].
- Theo luật bảo vệ môi trường 2005: “Là chất thải ở thể rắn, ñược thải ra từ
qua trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt ñộng khác. Chất
thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại”.
1.1.1.4. Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là chất thải có liên quan ñến các hoạt ñộng của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm:
kim loại, sánh sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, giấy, rơm rạ…[1].
1.1.1.5. Quản lý chất thải
Quản lý chất thải là hoạt ñộng phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải. (Nghị ñịnh số 59/2007/Nð-CP ngày
09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn).
1.1.1.6. Xử lý chất thải rắn
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất
thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
(Nghị ñịnh số 59/2007/Nð-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất
thải rắn)
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn có thể sinh ra từ các nguồn:
- Từ mỗi cơ thể.
- Từ các khu dân cư (cá nhân, một hộ, nhiều hộ ), phần lớn do sinh hoạt.
- Từ thương mại (các cửa hàng, chợ ).
- Từ các khu công sở, nơi công cộng (bến xe, công viên, trường học, khu
văn hóa thể thao ).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
- Từ các khu công nghiệp và xây dựng (công nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng ).
- Từ nông nghiệp.
1.1.3. Thành phần của chất thải rắn
Thành phần chất thải rắn biểu hiện sự ñóng góp và phân phối của các thành
phần riêng biệt mà từ ñó tạo nên dòng chất thải, thông thường ñược tính bằng
phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn ñóng vai trò rất quan
trọng trong việc ñánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp ñể xử lý, các quá
trình xử lý cũng như việc hoạch ñịnh các hệ thống, chương trình và kế hoạch
quản lý chất thải rắn.
Thông thường trong rác thải ñô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50% - 75%. Phần trăm ñóng góp của mỗi thành phần chất
thải rắn giá trị phân bố sẽ thay ñổi tùy thuộc vào sự mở rộng các hoạt ñộng xây
dựng, sửa chữa, sự mở rộng các dịch vụ ñô thị cũng như công nghệ sử dụng trong
xử lý. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay ñổi theo vị trí ñịa lý, thời gian,
mùa trong năm, ñiều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của người dân. Nguồn
gốc và thành phần của rác thải sinh hoạt ñược thể hiện ở bảng 1.1.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
Bảng 1.1. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn
Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn
Khu dân cư
Hộ gia ñình, biệt thự, chung cư Thực phẩm dư thừa, giấy, can
nhựa, thuỷ tinh, thiếc, nhôm,
Khu thương mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa và
dịch vụ
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy
tinh, kim, loại, chất nguy hại
Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện, văn
phòng, công sở nhà nước
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy
tinh, kim loại, chất nguy hại.
Công trình xây
dựng và phá hủy
Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa
nâng cấp mở rộng ñường phố, cao
ốc, san nền xây dựng.
Gạch, bê tông, thép, gỗ, thạch cao,
bụi,
Khu công cộng
ðường phố, công viên, khu vui
chơi giải trí, bãi tắm
Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất
thải chung tại các khu vui chơi,
giải trí.
Nhà máy xử lý chất
thải ñô thị
Nhà máy xử lý nước cấp, nước
thải và các quá trình xử lý chất
thải công nghiệp khác
Bùn, tro
Công nghiệp
Công nghiệp xây dựng, chế tạo,
công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu,
hóa chất, nhiệt ñiện
Chất thải do quá trình chế biến
công nghiệp, phế liệu và các rác
thải sinh hoạt.
Nông nghiệp
ðồng cỏ, ñồng ruộng, vườn cây
ăn quả, nông trại
Thực phẩm thối rữa, sản phẩm nông
nghiệp thừa, rác, chất ñộc hại.
(Nguồn: McGraw-Hill, 1993)
1.1.4. Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại CTR có thể ñược thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
Nếu phân chia theo tính chất ñộc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR nguy
hại và CTR thông thường. Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những ñặc
ñiểm khác nhau về lượng và thành phần CTR.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất, mỗi giai ñoạn của
quá trình sản xuất ñều tạo ra CTR, từ khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu ñến
khi tạo ra sản phẩm phụ vụ người tiêu dùng. Phân loại CTR theo nguồn gốc phát
sinh ñược thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2. Phân loại CTR theo nguồn gốc phát sinh
Nguồn gốc
phát sinh
Tính chất Loại chất thải
Thông thường
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh,
kim loại, lá cây, vật liệu xây dựng thải từ xây nhà,
ñường giao thông, vật liệu thải từ công trường.
CTR ñô thị
Nguy hại
ðồ ñiện, ñiện tử hư hỏng, nhựa, túi nylong, pin, săm
lốp xe, sơn thừa, ñèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt
chuột/ruồi/muỗi,
Thông thường
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh,
kim loại, lá cây, rơm rạ, chất thải chăn nuôi,
CTR nông
thôn
Nguy hại
ðồ ñiện, ñiện tử hư hỏng, nhựa, túi nylong, pin, săm
lốp xe, sơn thừa, ñèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt
chuột/ruồi/muỗi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Thông thường
Rác thải của công nhân trong quá trình sản xuất và
sinh hoạt CTR công
nghiệp
Nguy hại
Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì ñựng hóa
chất,
Thông thường
Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt ñộng hành chính,
bao gói thông thường,
CTR y tế
Nguy hại
Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân chất
phóng xạ, hóa chất ñộc hại, thuốc quá hạn.
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011)
1.2. Chất thải rắn sinh hoạt và các vấn ñề liên quan
1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
- Từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia ñình riêng lẻ, chung cư,…).
- Từ khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách
sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sửa xe,…).
- Từ cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù,
các trung tâm hành chính nhà nước,…).
- Từ các công trình xây dựng.
- Từ khu dịch vụ công cộng (quét ñường, công viên, giải trí, tỉa cây
xanh,…).
- Từ các trạm xử lý chất thải và lò thiêu ñốt.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thay ñổi do tác ñộng của nhiều yếu
tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình ñô thị hóa,
công nghiệp hóa, sự phát triển của ñiều kiện sống và trình ñộ dân trí.
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ña dạng ñặc trưng cho từng ñô thị, tốc ñộ
phát triển kinh tế xã hội. Ở các nước phát triển, do mức sống người dân cao cho nên
tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn hoặc
bằng phần vô cơ, còn ở các nước ñang phát triển tỷ lệ hữu cơ thường cao hơn. Việc
phân tích thành phần rác thải sinh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý,
phân loại, thu gom và lựa chọn công nghệ xử lý.
Ở Châu Á thành phần chất thải rắn ñô thị có xu hướng thay ñổi do tốc ñộ
tăng trưởng kinh tế và ñô thị hóa nhanh. Nói chung, chất hữu cơ vẫn là thành
phần chính của chất thải sinh hoạt ñô thị trong khu vực, tỷ lệ thành phần chất hữu
cơ chiếm khoảng 34 - 70%, cao hơn hẳn ở một số nước Châu Âu là 20 - 50% .
Thành phần rác thải sinh hoạt của các nước Nhật Bản, Pháp, Singapo và Mỹ
ñược thể hiện ở bảng 1.3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
Bảng 1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số nước trên thế giới
Thành phần (%) Nhật Bản Pháp Singapo Mỹ
Các chất dễ cháy 28,2 0 0 0
Giấy 12,1 30 20 – 25 30 - 40
Thực phẩm 8,1 34 26 – 45 9,4
Vải 5,1 2 0 2,0
Gỗ 1,9 4 23 – 26 0,5
Chất dẻo 19,8 0 0 7,0
Cao su 1,4 10 1 – 2 0,5
Da 0,8 7 2 – 4 0,5
Kim loại 20 0 3 – 7 0,5
Thủy tinh 22,7 13 5 – 9 7,9
ðất cát 3,9 0 0 0
Vật liệu khác 3,2 0 5 – 10 3,2
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2004)
Trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông
thường gồm có: rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, cao
su, da, gỗ, thủy tinh vỡ, sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa,
lon ñồ hộp, lon nước,…
Tùy theo mục ñích và phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn từ nguồn
phát sinh ñến nơi thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể ñược biểu
diễn từ ñơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại
hoặc rất chi tiết gồm từng thành phần riêng. ðối với các nước Châu Á, rác thực
phẩm hoặc thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học là thành phần
thường chiếm tỷ lệ cao nhất.
1.2.3. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
1.2.3.1. Tính chất lý học
a. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng ñược ñịnh nghĩa là khối lượng CTR trên một ñơn vị thể
tích, tính bằng kg/m
3
. Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác
nhau tùy theo phương pháp lưu trữ: ñể tự nhiên không chứa trong thùng, chứa
trong thùng và không nén, chứa trong thùng và nén. Do ñó, số liệu khối lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
riêng của chất thải rắn sinh hoạt chỉ có ý nghĩa khi ñược ghi chú kèm theo
phương pháp xác ñịnh khối lượng riêng. Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh
hoạt sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí ñịa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ.
Mặc dù khối lượng riêng ñược ñịnh nghĩa là khối lượng CTR tính trên một ñơn
vị thể tích của CTR. Tuy nhiên do thể tích khối CTR bị ảnh hưởng rất lớn bởi ñiều
kiện nén ép và lưu trữ, nên không thể áp dụng chung một cách ño ñạc cho tất cả các
trường hợp. ðể tính toán thiết bị lưu trữ, thu gom, vận chuyển hay bãi chôn lấp,
phương pháp xác ñịnh khối lượng riêng cho mỗi trường hợp sẽ khác nhau.
Khối lượng riêng của CTR sinh hoạt chứa trong các thùng chứa CTR tại hộ gia
ñình ñược xác ñịnh bằng cách cân xác ñịnh khối lượng CTR tối ña có thể chứa trong
thùng và ño thể tích của thùng chứa. Khối lượng riêng ñược tính bằng khối lượng chia
cho thể tích ño ñược (tính theo kg/m
3
). ðối với từng thành phần CTR riêng biệt,
phương pháp xác ñịnh khối lượng riêng cũng ñược thực hiện một cách tương tự. Việc
xác ñịnh khối lượng riêng của từng thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt là cơ
sở ñể ước tính khối lượng riêng của một hỗn hợp CTR bất kỳ.
Vì CTR sinh hoạt có tính không ñồng nhất và thành phần không giống nhau
giữa những ngày khác nhau, nên ñể xác ñịnh khối lượng riêng cần tiến hành
nhiều lần ñể lấy giá trị trung bình và tốt nhất là có ñược tập số liệu ñủ lớn ñể xác
ñịnh giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất theo xác suất thống kê. Phương pháp
ước tính khối lượng riêng của một hỗn hợp CTR sinh hoạt bất kỳ có thể ñược
ước tính dựa trên kết quả xác ñịnh khối lượng riêng của từng thành phần CTR.
b. ðộ ẩm
ðộ ẩm của CTR sinh hoạt thường ñược biểu diễn theo hai cách:
- ðộ ẩm tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt.
- ðộ ẩm tính theo thành phần phần trăm khối lượng khô.
Trong lĩnh vực quản lý CTR sinh hoạt, phương pháp khối lượng ướt thông
dụng hơn. Khả năng tích ẩm của CTR sinh hoạt là tổng lượng ẩm mà chất thải có
thể tích trữ ñược. ðây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác ñịnh
lượng nước rỉ rác sinh ra từ bãi chôn lấp. Phần nước dư vượt quá khả năng tích
ẩm của CTR sinh hoạt sẽ thoát ra ngoài thành nước rỉ rác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
Khả năng tích ẩm thay ñổi tùy theo ñiều kiện nén ép và trạng thái phân hủy
của chất thải. Khả năng tích ẩm của chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp
không nén có thể dao ñộng trong khoảng 50% - 60%. Tính dẫn nước của CTR ñã
nén là thông số vật lý quan trọng khống chế sự vận chuyển của nước rò rỉ và khí
trong bãi chôn lấp.
Bảng 1.4. Khối lượng riêng và ñộ ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt
Khối lượng riêng
ðộ ẩm (% khối
lượng)
Loại chất thải
Khoảng dao
ñộng
ðặc
trưng
Khoảng
dao ñộng
ðặc
trưng
Rác khu dân cư (không nén)
Thực phẩm 220-810 490 50-80 70
Giấy 70-220 150 4-10 6
Carton 70-135 85 4-8 5
Nhựa 70-220 110 1-4 2
Vải 70-170 110 6-15 10
Cao su 170-340 220 1-4 2
Da 170-440 270 8-12 10
Rác vườn 100-380 170 30-80 60
Gỗ 220-540 400 15-40 20
Thuỷ tinh 270-810 330 1-4 2
Lon thiếc 85-270 150 2-4 3
Nhôm 110-405 270 2-4 2
Các kim loại khác 220-1940 540 2-4 3
Bụi, tro 540-1685 810 6-12 8
Tro 1095-1400 1255 6-12 6
Rác rưởi 150-305 220 5-20 15
Rác vườn
Lá (xốp và khô) 50-250 100 20-40 30
Cỏ tươi (xốp và ướt) 350-500 400 40-80 60
Cỏ tươi (ướt và nén) 1000-1400 1000 50-90 80
Rác vườn (vụn) 450-600 500 20-70 50
Rác vườn (composted) 450-650 550 40-60 50
Rác khu ñô thị
Xe ép rác 300-760 500 15-40 20
Tại bãi rác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
- Nén bình thường 610-840 760 15-40 25
- Nén tốt 995-1250 1010 15-40 25
Rác khu thương mại
Rác thực phẩm (ướt) 800-1600 910 50-80 70
Thiết bị gia dụng 250-340 305 0-2 1
Rác khu thương mại (tt)
Thùng gỗ 185-270 185 10-30 20
Phần rễ cây 170-305 250 20-80 5
Rác cháy ñược 85-305 200 10-30 15
Rác không cháy ñược 305-610 505 5-15 10
Rác hỗn hợp 235-305 270 20-25 15
Rác xây dựng và phá dỡ
Rác khu phá dỡ (không cháy) 1685-2695 2395 2-10 4
Rác khu phá dỡ (cháy ñược) 505-675 605 4-15 8
Rác xây dựng (cháy ñược) 305-605 440 4-15 8
Bê tông vỡ 2020-3035 2595 0-5 -
Rác công nghiệp
Bùn hoá chất (ướt) 1350-1855 1685 75-99 80
Tro 1180-1515 1350 2-10 4
Vụn da 170-420 270 6-15 10
Vụn kim loại nặng 2530-3370 3000 0-5 -
Trái cây thải bỏ (hỗn hợp) 420-1265 605 60-90 75
Phân bón (ướt) 1515-1770 1685 75-96 94
Rau cỏ thải bỏ (hỗn hợp) 340-1180 605 60-90 75
Vụn kim loại nhẹ 840-1515 1245 0-5 -
Vụn kim loại (hỗn hợp) 1180-2530 1515 0-5 -
Dầu, hắc ín, nhựa ñường 1350-1685 1600 0-5 2
Mạt cưa 170-590 490 10-40 20
Vải thải 170-370 305 6-15 10
Gỗ thải (hỗn hợp) 675-1265 840 30-60 25
Rác nông nghiệp
Rác nông nghiệp (hỗn hợp) 675-1265 945 40-80 50
Xác súc vật 340-840 605 - -
(Nguồn: Trần Thị Mỹ Diệu và Nguyễn Trung Việt, 2007)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
1.2.3.2. Tính chất hóa học
Thành phần hóa học của rác thải sinh hoạt chủ yếu gồm: C, H, O, N, S và
các chất tro. Tùy thuộc vào thành phần hữu cơ mà hàm lượng các nguyên tố trên
dao ñộng khác nhau, thể hiện qua bảng 1.5
Bảng 1.5. Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt
Thành phần (%)
Các chất
Cacbon Hydro Oxy Nito Tro Lưu huỳnh
Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
Giấy 43,5 6,0 44,6 0,3 0,2 6,0
Cattông 41,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Chất dẻo 60,0 7,2 22,8 - - 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 -
Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác làm vườn 49,5 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5
Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2004)
Như vậy, chúng ta thấy rằng rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không ñồng
nhất và mỗi thành phần trong ñó có thành phần hóa học, cấu trúc hóa học khác
nhau. Do ñó việc xử lý chúng cũng rất khác nhau, bởi vậy mà công việc phân loại
rác thải sinh hoạt là một khâu quan trọng ñể tiết kiệm kinh phí cho vấn ñề xử lý
rác. Qua ñó cho thầy nếu rác thải sinh hoạt không ñược quản lý, xử lý tốt thì
nguy cơ ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi [16].
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt
Tại Việt Nam, hoạt ñộng phân loại CTR tại nguồn chưa ñược phát triển
rộng rãi, ñiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn
phương tiện thu gom CTR không ñạt quy chuẩn kỹ thuật và không ñảm bảo vệ
sinh môi trường. Các ñiểm tập kết CTR chưa ñược ñầu tư xây dựng, gây mất vệ
sinh môi trường. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa ñáp ứng nhu cầu
vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn ñọng CTR trong khu dân cư.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
Nhìn chung, tất cả các giai ñoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển ñến
khâu xử lý ñều gây ô nhiễm môi trường [3].
1.2.4.1. Ô nhiễm môi trường không khí
CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu, dưới tác ñộng của
nhiệt ñộ, ñộ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các
chất khí (CH
4
- 63,8%, CO - 33,6% và một số khí khác). Trong ñó, CH
4
và CO
chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm khoảng 3-19%), ñặc biệt tại các
bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp [3].
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng ñáng kể của nhiệt
ñộ không khí và thay ñổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt ñộ tăng,
lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa ñông. ðối với bãi chôn lấp ước
tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên
mặt ñất mà không cần một sự tác ñộng nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sinh hoạt sẽ phát sinh mùi do quá trình
phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh
từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR sinh hoạt: Amoni có mùi khai, phân
có mùi hôi, hudrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa,
Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl
2
hôi nồng,
Phenol mùi ốc ñặc trưng [3].
Bên cạnh hoạt ñộng chôn lấp CTR sinh hoạt, việc xử lý CTR bằng biện
pháp tiêu hủy cũng góp phần ñáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc
ñốt rác sẽ phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Mặt khác, nếu nhiệt ñộ tại
lò ñốt rác không ñủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không ñảm
bảo, khiến cho CTR sinh hoạt không bị tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khi
CO, oxit nitơ, dioxin, furan bay hơi và các khí ñộc hại ñối với sức khỏe con
người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (thủy ngân, chì) cũng có
thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi
thường là lý do khiếu nại của cộng ñồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng
tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (kim loại nặng,
dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
1.2.4.2. Ô nhiễm môi trường nước
CTR sinh hoạt không ñược thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô
nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn ñường nước lưu thông, giảm diện tích
tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu
cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho
thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy giảm. CTR phân hủy và các chất ô
nhiễm khác biến ñổi màu của nước thành màu ñen, có mùi khó chịu [3].
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải ñúng kỹ thuật có hệ thống ñường
ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác ñể xử lý trước khi thải
ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay ñều không ñược
xây dựng ñúng kỹ thuật vệ sinh và ñang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi
rác ñược thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự
xuất hiện các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước
ñáng kể.
Tại các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt, nước rỉ rác có hàm lượng ô nhiễm cao
(chất hữu cơ: do trong rác có phân gia súc vật, các thức ăn thừa,…; chất thải ñộc
hại: từ bao bì ñựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm,…) Nếu
không ñược thu gom, xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới ñất gây ô nhiễm
môi trường nước nghiêm trọng. Vấn ñề ô nhiễm amoni ở tầng nước nông (nước
dưới ñất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên
không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.
1.2.4.3. Ô nhiễm môi trường ñất
Các chất thải rắn sinh hoạt có thể ñược tích lũy dưới ñất trong thời gian dài
gây ra nguy cơ tiềm tàng ñối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói,
thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông, trong ñất rất khó phân hủy. Chất thải kim
loại, ñặc biệt là kim loại nặng như: chì, kẽm, ñồng, niken, cadimi, thường có
nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy
trong ñất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng
nghiêm trọng ñến sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm ñất ở mức ñộ lớn là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16
các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công
nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất,…
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử
lý nước rác ñạt quy chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR sinh hoạt dễ dàng thâm
nhập gây ô nhiễm ñất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao ñộng và Vệ sinh môi
trường cho thấy các mẫu ñất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn ñều bị
ô nhiễm trứng giun và Coliform, thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Kết quả ño chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu ñất tại 2 bãi rác
Lạng Sơn và Nam Sơn
Số trứng giun trong mẫu ñất
(trứng/100g)
Số Coliform trong mẫu ñất
(khuẩn lạc/10g)
ðịa ñiểm
Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất
Bãi rác Lạng Sơn
5 12 40 2.000.000
Bãi rác Nam Sơn
8 120 300 20.000.000
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011)
CTR ñặc biệt là chất thải rắn nguy hại, chứa nhiều ñộc tố như hóa chất,
kim loại nặng, phóng xạ,…nếu không ñược xử lý ñúng cách, chỉ chôn lấp như rác
thải thông thường thì nguy cơ ô nhiễm môi trường ñất rất cao.
1.2.4.4. Tác ñộng của chất thải rắn sinh hoạt ñối với sức khỏe con người
Việc quản lý và xử lý CTR sinh hoạt không hợp lý không những gây ô
nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, ñặc biệt ñối với
người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải.
Người dân sống gần các bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, ñau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Hiện nay,
chưa có số liệu ñánh giá ñầy ñủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức
khỏe của người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu
ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất ñộc hại, côn trùng ñốt và các
loại hơi khí ñộc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh hay
gặp ở ñối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy và các
vấn ñề về ñường ruột khác. Các bãi chôn lấp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác