Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô và đậu tương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.95 MB, 119 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN TUẤN KHÔI


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM
XỬ LÝ HẠT GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA NGÔ VÀ ĐẬU TƯƠNG





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG



HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn


Nguyễn Tuấn Khôi



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài
nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn này.
Thầy Vũ Đình Chính bộ môn Cây công nghiệp và tập thể các thầy cô
giáo bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt

Nam, luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian tôi học tập và
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn



Nguyễn Tuấn Khôi






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình viii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 4
2.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới. 4
2.1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 5
2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam 6
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 6
2.2.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 9
2.3 Nghiên cứu về chế phẩm xử lý hạt giống 10
2.3.1 Tính cần thiết của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp 10
2.3.2 Tại sao phải xử lý hạt giống. 13
2.3.3 Tình hình nghiên cứu về chế phẩm xử lý hạt giống. 16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Nội dung nghiên cứu 19
3.2 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 19
3.2.2 Địa đi 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.2.3 Thời gian tiến hành 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu. 21
3.3.1 Thời vụ và mật độ trồng 29
3.3.2 Phương pháp bón phân 29
3.3.3 Chăm sóc 29
3.3.4 Thu hoạch 29
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 29
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 29
3.4.2 Các chỉ tiêu về năng suất 31
3.4.3 Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu 31

3.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến khả
năng nẩy mầm của các giống ngô và đậu tương 33
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến khả
năng phát triển cây con của các giống ngô và đậu tương 37
4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây ngô và cây đậu tương 39
4.3.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất giống ngô NK3400. 39
4.3.2 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống đậu tương ĐT 26 62
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.2 Đề nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình sản suất ngô trên thế giới giai đoạn từ năm 2006- 2012 4
2.2 Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2010 5
2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam giai đoạn
2006 -2012 6
2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới 7

2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của các châu lục 8
2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam giai
đoạn 2000-2012 9
4.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến khả năng nẩy mầm,
chiều dài rễ, chiều cao cây của giống ngô NK4300 34
4.2 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến khả năng nẩy mầm,
chiều dài rễ, chiều cao cây của giống ngô LVN99 35
4.3 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến khả năng nẩy mầm,
chiều dài rễ, chiều cao cây của giống đậu tương ĐT26 35
4.4 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến khả năng nẩy mầm,
chiều dài rễ, chiều cao cây của giống đậu tương ĐT22 36
4.5 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến chiều cao cây của các
giống ngô NK4300 và LVN99 38
4.6 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến chiều cao cây của các
giống đậu tương ĐT26 và ĐT22 38
4.7 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến thời gian sinh
trưởng của giống ngô NK4300 40
4.8 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống ngô NK4300 44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

4.9 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây của giống ngô NK4300 44
4.10 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến động thái tăng
trưởng số lá của giống ngô NK4300 47
4.11 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến tốc độ tăng trưởng
số lá của giống ngô NK4300 47
4.12 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến đặc điểm hình thái
của giống ngô NK4300 49

4.13 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt ngô đến chỉ số màu
xanh của giống ngô NK4300 (SPAD) 51
4.14 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến diện tích lá và chỉ
số diện tích lá của giống ngô NK4300 53
4.15 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến đặc điểm hình thái
bắp của giống ngô NK4300 55
4.16 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến khả năng chống đổ
và chống chịu sâu bệnh của giống ngô NK4300 56
4.17 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống ngô NK4300. 59
4.18 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến thời gian và tỷ lệ mọc
mầm của giống đậu tương ĐT 26 62
4.19 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến thời gian sinh trưởng của
giống đậu tương ĐT 26 63
4.20 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến động thái tăng trưởng
chiều cao thân chính của giống đậu tương ĐT 26 (cm) 65
4.21 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến chỉ số diện tích lá của
giống đậu tương ĐT 26 (m2 lá/m2 đất) 66
4.22 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến khả năng hình thành nốt
sần của giống đậu tương ĐT 26 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

4.23 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến khả năng tích lũy chât
khô của giống đậu tương ĐT 26 (g/cây) 69
4.24 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến một số chỉ tiêu nông học
của giống đậu tương ĐT 26 70
4.25 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của giống đậu tương ĐT 26 72
4.26 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến các chỉ tiêu năng suất của

giống đậu tương ĐT 26 73
4.27 Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến năng suất cá thể, năng suất
lý thuyết và năng suất thực thu của của giống đậu tương ĐT 26 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


4.1 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống ngô NK4300 45
4.2 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến tốc độ tăng trưởng
số lá của giống ngô NK4300 48
4.3 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt ngô đến chỉ số màu
xanh của giống ngô NK4300 51
4.4 Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến chỉ số diện tích lá
của cây ngô 54


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays) thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo Gramineae, có nguồn
gốc từ Trung Mỹ, là cây lương thực quan trọng thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và
lúa gạo. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi người ta sử dụng ngô làm

cây lương thực chính với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và tập quán
từng nơi. Ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh
trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Ngô còn là thức ăn xanh ủ chua lý tưởng cho
đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Gần đây, ngô còn là thực phẩm, người ta dùng bắp
ngô bao tử làm rau vì nó cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao.Ngô tươi, sữa ngô
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như VitaminC, B1, B5 , axit folic,
lysine, selenium …là các chất có vai trò quan trọng của quá chuyển hóa của
Carbon - hidrat, hỗ trợ cho các chức năng cơ thể, tăng sức đề kháng giúp chống
các bệnh tật cho con người, lysine, đặc biệt selenium đóng vai trò tích cực trong
công tác phòng chống khối u. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho con
người, phát triển chăn nuôi, còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
trên toàn thế giới.
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày, có
giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao. Sở dĩ cây đậu tương được đánh giá
như vậy bởi lẽ cây đậu tương có giá trị rất toàn diện: Thành phần dinh dưỡng
cao, hàm lượng protein trung bình khoảng từ 35,5 – 40%, lipit từ 15-20%,
hydrat cacbon từ 15-16% và có nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng
cho sự sống. Hàm lượng axit amin có chứa lưu huỳnh như methionin và sixtin
của đậu tương cao gần bằng hàm lượng các chất này có trong trứng gà, hàm
lượng cazein, đặt biệt là lisin cao gần gấp rưỡi lần chất này có trong trứng.
Cho đến nay sản xuất ngô và đậu tương ở nước ta phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng. Nhu cầu trên thế giới ngày càng cao tuy vậy sản xuất ngô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

và đậu tương ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Những nguyên nhân chủ yếu là do chế độ canh tác, phương thức sản xuất tốn
công lao động do vậy năng suất cây ngô và cây đậu tương còn thấp trong khi
đó chi phí bỏ ra lớn dẫn đến lãi ít, người sản xuất không muốn trồng
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, bón phân cho cây

trồng ngô và cây đậu tương. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu về sử
dụng chế phẩm xử lý hạt có tác dụng tốt nâng cao năng suất, tăng hiệu quả
kinh tế do vậy sản lượng ngô và đậu tương của Việt Nam trong những năm
gần đây đã được cải thiện đáng kể. Đây là những chế phẩm tiên tiến, khi sử
dụng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thiên địch, hạn chế sự phá hoại của sâu
và một số loại nấm, vi khuẩn, virus trong giai đoạn 15-20 ngày đầu sau khi
gieo, kích thích hạt nảy mầm cũng như bảo vệ, giúp cây con sinh trưởng khỏe
mạnh ngay từ đầu, không bị mất sức, do vậy nếu chăm sóc tốt có thể đạt được
năng suất cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được sự phân công của bộ môn cây
lương thực – Khoa Nông Học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt đến sinh
trưởng, phát triển ,năng suất cây ngô và cây đậu tương ”
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá loại chế phẩm và nồng độ chế phẩm thích hợp cho sinh
trưởng và phát triển của cây ngô và đậu tương.
- Nghiên cứu nồng độ chế phẩm xử lý thích hợp để bổ xung vào quy
trình ngâm ủ hạt giống.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định có cơ sở khoa học về liều lượng của một số chế phẩm xử lý
hạt thích hợp đến cây ngô và cây đậu tương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ công tác giảng dậy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất của địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả

kinh tế cho người sản xuất ngô và đậu tương.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.
Ngô là cây trồng có nguồn gốc lịch sử lâu đời và là cây lương thực quan
trọng của nền kinh tế toàn cầu. Trong các loại cây lương thực ngô là cây trồng
có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng và là cây có
năng suất cao nhất. Vào năm 1961 năng suất ngô trung bình của thế giới xấp
xỉ 2 tấn/ha, năm 2010 tăng gấp hơn 2,5 lần (5,21 tấn/ha),sản lượng đã tăng từ
204,2 triệu tấn lên 844,35 triệu tấn (gấp 4 lần),diện tích tăng từ 104 triệu ha
lên 161,82 triệu ha (hơn 1,5 lần)
Bảng 2.1: Tình hình sản suất ngô trên thế giới giai đoạn từ năm 2006-
2012
Năm Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn) Sản lượng (triệu tấn)
2006 148,41 4,76 706,82
2007 158,23 4,99 789,75
2008 161,19 5,13 827,48
2009 158,84 5,16 819,70
2010 161,82 5,18 844,35
2011 172,05 5,16 888,00

2012 177,38 4,91 872,07
[FAOSTAT 07/2/2014]
Diện tích trồng ngô tăng dần qua các năm, tuy nhiên năng suất tăng qua
các năm không đáng kể. Năm 2012 với việc tăng diện tích so với các năm
trước nhưng sản lượng lại giảm đi.
Về sản lượng ngô của các quốc gia, Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn
nhất thế giới, năm 2010 diện tích ngô của Mỹ là 35 triệu ha chiếm 22,18%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

diện tích trồng ngô trên toàn thế giới, tiếp theo Mỹ là Trung Quốc với 28 triệu
ha chiếm 17,78% diện tích trồng ngô trên thế giới. Đứng thứ ba là Brazil –
13,8 triệu ha
Về năng suất thì Chilê là nước đạt năng suất ngô cao nhất, năm 2010 năng
suất ngô của Chilê đạt 116,08 tạ/ha, cao gấp 2,3 lần năng suất trung bình của thế
giới,tiếp đến là Mỹ (94,82 tạ/ha), Hylạp (88,99 tạ/ha), Pháp (88,50 tạ/ha)…Tuy
hiên những nước này có diện tích trồng ngô thấp, do vậy Mỹ, Trung Quốc, Br
azil vẫn là 3 nước có sản lượng ngô lớn so với các nước khác trên toàn cầu.
Bảng 2.2: Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2010
Nước Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Mỹ

35.022.300 94,82 322.092.180
Trung Quốc 28.074.000 54,13 151.970.000
Brazil

13.827.500 37,31 51.589.721

Argentina

2.838.072 76,66 21.755.364
Pháp

1.481.000 88,50 13.107.000
Hungari

1.250.800 67,16 8.400.000
Thái Lan

942.188 38,41 3.619.021
Hylạp 198.600 88,99 1.767.500
Chilê

134.140 116,08 1.557.100
FAOSTAT - 2011
2.1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô có khả năng thích ứng rộng, trồng được nhiều vụ trong năm,
trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên
của Việt Nam. Chính vì vậy, ở nước ta ngô được trồng ở hầu hết các vùng
trong cả nước.
Theo thống kê những năm trước 1985 diện tích trồng ngô của Việt Nam
biến động từ 270.000 ha – 400.000 ha, năng suất khoảng 0,9-1,1 tấn/ha và sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

lượng không vượt quá 45 vạn tấn, giai đoạn 1990 – 2000 tỷ lệ tăng trưởng
ngô ở nước ta là khá cao đạt 3,7%/năm về diện tích, 5.5%/năm về năng suất,
9.2%/ năm về sản lượng (CIMMYT 2000)

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam
giai đoạn 2006 -2012
Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (ta/ha) Sản lượng(1000 tấn)
2006 1033,1 37,3 3854,6
2007 1096,1 39,3 4303,2
2008 1140,2 40,1 4573,1
2009 1089,2 40,1 4371,7
2010 1126,9 40,9 4606,9
2011 1121,2 43,1 4835,7
2012 1118,2 42,9 4380,2
FAOSTAT 7/2/2014
Từ bảng số liệu ta có: diện tích trồng ngô của nước ta tăng nhanh trong 5
năm gần đây năm 2012 là 1118,2 ha tăng lên 1126,9 ha. Tổng sản lượng ngô
cả nước năm 2012 là 4380,2 nghìn tấn tăng so với năm 2006 (3854,6 nghìn
tấn).Năng suất bình quân tăng nhẹ từ 37,3 tạ/ha lên 42,9 tạ/ha.
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu
quan trọng của thế giới: đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh,
dừa và cọ dầu (Trần Đình Long và cộng sự, 1994)
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày, có khả năng thích ứng rộng, đồng
thời là một trong những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nên
trên thế giới có nhiều nước sản xuất đậu tương. Điển hình là các nước như
Mỹ, Brasil, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ. Sản lượng đậu tương của các
nước này chiếm khoảng 90-95% tổng sản lượng thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Trong những năm 70, diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng ít
nhất 2 lần so với những cây lấy dầu khác. Trong các cây lấy dầu của thế giới,

sản lượng đậu tương tăng từ 32% năm 1965 lên tới 50% vào những năm 1980
(Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999)
Hiện nay Châu Mỹ vẫn là châu lục sản xuất đậu tương lớn nhất. Kết
quả thống kê của FAO về diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của các
châu lục được tổng hợp tại bảng 2.4.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2001 76,80 23,21 178,25
2002 78,96 23,01 181,68
2003 83,66 22,79 190,66
2004 91,61 22,44 205,53
2005 91,42 23,45 214,35
2006 95,25 22,92 218,35
2007 90,11 24,36 219,54
2008 96,87 23,84 230,95
2009 99,50 22,43 223,18
2010 102,38 25,55 261,58
2011 102,99 25,33 260,92
2012 104,99 23,03 241,84
FAOSTAT, 7/2/2014
Số liệu trên bảng 2.4 cho thấy: Châu Mỹ là châu lục có năng suất đậu
tương cao nhất, chiếm trên 75% tổng diện tích và trên 85% tổng sản lượng
đậu tương của thế giới. Riêng Châu Phi hiện vẫn là châu lục có diện tích,
sản lượng và năng suất đậu tương thấp nhất thế giới, năng suất chỉ đạt trên

11,86 tạ/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của các châu lục
Năm Châu lục
Diện tích (triệu
ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2007
Châu M


Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Thế giới
67,58

19,35
1,28
1,89
90,11
28,0

13,5
9,80

13,70
24,40
189,58

26,10
1,26
2,58
219,55
2008
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Thế giới
73,31
20,60
1,24
1,70
96,87
27,20
13,20
11,10
16,10
23,80
199,57
27,23
1,38
2,74
230,95
2009

Châu M


Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Thế giới
75,04

20,90
1,03
1,96
99,50
25,37

13,33
14,57
17,12
22,43
190,39

27,86
1,50
3,35
223,18
2010
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Phi
Châu Âu

Thế giới
78,66
20,05
1,09
2,74
102,38
28,98
15,35
12,71
17,49
25,55
227,96
30,77
1,39
4,79
261,58
2011
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Thế giới
79,04
19,45
1,51
2,97
102,99
28,30
15,21
11,86

19,49
25,33
223,71
29,59
1,79
5,79
260,92
FAOSTAT, 2013
Lượng đậu tương trao đổi trên thị trường thế giới được sản xuất chủ
yếu ở 5 nước chính gồm Mỹ, Braxin, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Các
nước này chiếm khoảng trên 90% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới.
Nước có diện tích trồng đậu tương lớn nhất là Mỹ, chiếm trên 30% diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

tích trồng đậu tương của thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) năm 2008, diện tích trồng đậu tương của toàn nước Mỹ là 30,6 triệu ha,
năng suất đạt được 39,6 giạ/mẫu tương đương 26,6 tạ/ha. Trong đó diện tích đậu
tương chuyển gen của Mỹ là 95% tương đương với 28,36 triệu ha (USDA,2009)
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Do cây đậu tương được trồng ở Việt Nam từ rất sớm (khoảng thế kỷ XVI)
và là một trong số các cây trồng quan trộng để bố trí luân canh tăng vụ nên diện
tích và sản lượng đậu tương ở nước ta không ngừng được mở rộng và tăng lên.
Tuy nhiên, năng suất đậu tương của nước ta vẫn còn rất thấp so với trung bình
của thế giới. Hiện nay nước ta xếp thứ 6 trong các nước Châu Á vè sản xuất đậu
tương, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và Thái Lan.
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam
giai đoạn 2000-2012
Năm Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
124,10
140,30
158,60
165,60
183,80
204,10
185,60
187,40
191,50
146,20
197,80
181,50
120,751

12,03
12,40
13,00
13,30
13,40
14,30
13,90
14,70
14,03
14,61
15,10
14,70
14,52
149,30
173,70
205,60
219,70
245,90
292,70
258,10
275,50
268,60
213,60
298,60
266,30
175,29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


FAOSTAT, 7/2/2014
Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005
diện tích trồng đậu tương nước ta có chiều hướng tăng lên đạt đỉnh cao vào
năm 2005 với diện tích 204,1 nghìn ha, năng suất là 14,3 tạ/ha, sản lượng
tương ứng là 292,7 nghìn tấn.
Tuy nhiên từ năm 2006 đến nay thì diện tích sản xuất lại có xu hướng
giảm xuống: Năm 2011 diện tích trồng đậu tương chỉ còn 181,5 nghìn ha,
giảm 22,6 nghìn ha so với năm 2005 và giảm 16,3 nghìn ha so với năm 2010.
Trần Đình Long và CTV (2002), cho rằng việc định hướng nghiên cứu
phát triển đậu tương trong giai đoạn 2001-2010 của nước ta cần tập trung theo
các hướng cơ bản sau:
- Chọn các giống có tiềm năng năng suất cao cho vụ xuân đạt từ 3-4
tấn/ha để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con người và thức ăn gia súc.
- Chọn giống có hàm lượng dầu cao đạt từ 20-25% (hiện nay mới chỉ đạt
18-22%)
- Chọn giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn dưới 75 ngày để trồng
trong vụ hè và giữa 2 vụ lúa.
- Chọn những giống ngắn ngày 80-85 ngày cho vụ thu, đông ở đồng
bằng Bắc Bộ.
- Chọn giống đậu tương có phẩm chất tốt, khối lượng 1000 hạt đạt trên
300g để xuất khẩu.
2.3. Nghiên cứu về chế phẩm xử lý hạt giống
2.3.1. Tính cần thiết của việc
sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp

Từ năm 1980 trở lại đây, nước ta có yêu cầu thâm canh nhằm tăng năng
suất cây trồng nên các hóa chất hóa học bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi.
Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh hại và cỏ dại cho cây trồng tuy nhiên
một số nơi đã quá lạm dụng thuốc hóa học trong thời gian dài làm mất đi sự đa
dạng trong sinh học về số lượng và các loài côn trùng có ích giảm đi nhiều, dẫn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

đến mất cân bằng sinh thái, là nguyên nhân chính cho sự xuất hiện loài dịch hại
như chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, khô vằn…Bên cạnh đó hiện tượng kháng
thuốc của một số loài sâu hại quan trọng cũng được ghi nhận. Việc sử dụng
thuốc không đúng biện pháp hóa học đã gây ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng
thuốc hóa học quá giới hạn cho phép trên nông sản. Chi phí để sản xuất thuốc
hóa học từ sâu, phòng bệnh và diệt cỏ dại rất lớn, đòi hỏi sự đầu tư cao về máy
móc, công nghệ.
Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền công nghiệp hữu cơ với việc
tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây
trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Vai trò của chế phẩm sinh học được thừa nhận có các ưu điểm sau:
- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi,
cây trồng
- Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và
môi trường nói chung
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không
làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
- Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất
và chất lượng nông sản phẩm
- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả
năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường
như các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế
thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường
Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được
chia làm ba nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau:

- Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

trồng : Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng
sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong danh
mục các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, từ năm 2000 chỉ có 2 sản
phẩm trừ sâu sinh học được công nhận cho đăng ký. Đến năm 2005 đã có 57 sản
phẩm các lọai, đến 6 tháng đầu năm 2007 có 193 sản phẩm được cấp giấy phép
đăng ký. Nâng tổng số có 479 sản phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó
có 300 lọai thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh. Các sản phẩm này đã
góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại , góp phần thay thế và hạn
chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh
học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng :
Trong môi trường tự nhiên ổn định, trong sạch luôn tồn tại một hệ thống cân
bằng với nhiều vi sinh có ích chiếm thế chủ động. Vi sinh vật có ích cũng có
nhiều loại, có loại giúp cho quá trình phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn, có loại
giúp cho quá trình tổng hợp ra chất hữu cơ nhiều hơn từ CO2 và nước. Ngày
nay, khi công nghệ sinh học phát triển hơn, con người có hiểu biết và sử dụng
vi sinhvaatj vào nhiều lĩnh vực có hiệu quả hơn để tạo ra được các chế phẩm
thuốc trừ sâu sinh học, phân bón vi sinh có tác dụng tốt cho sản xuất cây
trồng, an toàn cho con người, động vật và môi trường sống.
- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông
nghiệp : Đây là nhóm chế phẩm được nghiên cứu nhằm lợi dụng hoạt tính của
vi sinh vật trong đất. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất phụ thuộc vào đặc
điểm, tính chất của đất, thời tiết khí hậu, vào quan hệ giữa vi sinh vật với cây
trồng. Khi sử dụng nhóm chế phẩm này sẽ phát triển lượng vi sinh vật có ích
trong đất như nhóm vi sinh vật làm tăng nguồn dinh dưỡng, phân giải các hợp

chất hữu cơ, tăng độ phì cho đất, chuyển hóa chất vô cơ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

2.3.2. Tại sao phải xử lý hạt giống.
Nền sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và của nước ta nói
riêng đang đứng trước sức ép về sự bùng nổ gia tăng dân số. Nhu cầu sử dụng
các sản phẩm về lương thực ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong lúc đó, diện tích trồng trọt ngày càng bị thu hẹp do sự phát triển của
các khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư.
Để đáp ứng được nhu cầu này, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tăng
năng suất, chất lượng cây trồng như thủy lợi, phân bón, chăm sóc luân canh,
lai vào tạo giống… Trong đó, “Giống” chiến một vị trí cực kì quan trọng,
quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Hạt giống tốt và đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật cho phép phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống cây: năng
suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện
ngoại cảnh
Ngoài các biện pháp lựa chọn và phân loại hạt giống thì xử lý hạt giống
trước khi gieo trồng chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Từ
lâu, xử lý hạt trước khi gieo được biết đến và ứng dụng rộng rãi như biện
pháp đầu tiên tăng năng suất cây trồng. Tùy thuộc phương thức, tập quán canh
tác và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, người ta ấp dụng những biện
pháp khác nhau như phơi nắng, ngâm trong nước hai sôi ba lạnh đến xử lý
hóa chất, dùng các tia vật lý, phóng xạ. Nghiên cứu giải pháp xử lý hạt giống
trước khi gieo tạo điều kiện tăng năng suất, chất lượng cây trồng, góp phần
thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
và môi trường.
Hạt giống thường được để một thời gian mới đem trồng, mầm nằm
trong phôi hạt đang ở trạng thái ngủ, một số bệnh gây hại của vụ trước theo

vào trong hạt, các chất dinh dưỡng của hạt cũng trong trạng thái nghỉ do vậy
trước khi gieo trồng ta nên xử lí hạt giống bằng nước nóng và hóa chất nhằm
phá bỏ sự ngủ nghỉ của phôi mầm, kích thích các chất dinh dưỡng hoạt động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

để nuôi dưỡng phôi mầm trong quá trình nảy mầm đông thời diệt trừ một số
bệnh hại hạt giống tạo ra cây sạch bệnh trong quá trình sinh trưởng của cây.
Đối với mỗi loại cây trồng khác nhau có những phương thức xử lý hạt
giống khác nhau:
* Cách xử lý đối với hạt giống rau
- Ngâm hạt : Đây là một kỹ thuật thông thường cho cây rau có hạt lớn,
vỏ hạt cứng như hạt mướp, hạt bầu, bí, dưa hấu… Trước khi gieo, hạt giống
được ngâm trong nước và túi vải ẩm cho đến khi chúng bắt đầu nảy mầm. Ưu
điểm của biện pháp này là rút ngắn được thời gian, hạn chế được hiện tương
khuyết cây do hạt mọc mầm không đều, giảm nước tười… Đối với các loại
hạt giống có kích thước nhỏ chỉ nên ngâm ủ đến khi hạt vừa nứt nanh là đem
gieo luôn mà không đợi dến khi hạt nảy mầm. Vì những hạt giống nhỏ khi đã
nảy mầm thì rất khó để có thể gieo bằng tay (hạt rất dễ bị gãy mầm, rễ).
Muốn việc làm này có kết quả, người trồng cần phải quan sát vỏ hạt
trước khi đem ủ sao cho hạt giống phải đạt mức no nước (vỏ hạ chuyển màu
hơi trong, mọng nước, mép hạt hơi sưng) và tham khảo ý kiến của nhà sản
xuất, phân phối giống ở mỗi lô sản xuất.
- Xử lý hạt: Là quá trình nhằm mục đích tẩy rửa hạt giống hoặc bảo vệ hạt
khỏi tác hại của sâu hại. Có thể xử lý hạt bằng phương pháp vật lý hay hóa học
+ Phương pháp vật lý: Ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô. Ví
dụ hạt bắp cải ngâm trong nước ấm 45
o
C trong vòng 20 phút để trừ bệnh thối
đen. Đối với cây ớt, hạt xử lý trong lò vi sóng ở nhiệt độ 76

o
C trong vòng 3
ngày sau đó để 3 tháng kể từ khi thu hoạch sẽ loại trừ được tất cả các virus
tiềm ẩn trong hạt. Tuy nhiên, xử lý nhiệt thường khong phải là một biện pháp
tốt vì nó có xu hướng làm giảm khả năng nảy mầm, sức sống của hạt giống
cũng bị giảm nếu sau xử lý hạt giống tiếp tục được bảo quản trong kho. Vì
vậy, phương pháp này để xử lý các loại hạt giống thì cần áp dụng ngay trước
khi gieo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

+ Xử lý hóa học: Bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp
của 2 loại đó. Hóa chất này có thể dùng ở dạng bốt, dung dịch phun với tỷ lệ
rất thấp khoảng 1-5g/kg hạt giống. Thốc trừ nấm thông dụng nhất cho xử lý
hạt giống là Thiram và Captan. Một số thuốc trừ nấm tổng hợp như Ridomil
giúp bảo vệ cây rau đến lúc trưởng thành. Trong các loại hóa chất, nguyên
liệu thường dùng là Gardora và Malathion chống mọt ngũ cốc rất hiệu quả.
Việc xử lý hạt giống bằng hóa học ít rủi ro hơn nhiều so với xử lý nhiệt vì
không ảnh hưởng nhiều đến sự nảy mầm của hạt.
+ Kiểm tra chất lượng hạt giống: Trong một số trường hợp, hạt giống
có thể đã quá khô và được bảo quản nơi có độ ẩm thấp làm cho chúng không
thể hút nước dễ dàng, nảy mẩm yếu. Trong trường hợp này, có thể điều chỉnh
bằng cách: để chúng ở nơi có độ ẩm cao trong 1-2 ngày trước khi gieo
* Cách xử lý đối với hạt giống lúa
- Xử lý bằng nước muối (15%) : Dùng nước sạch pha với lượng muối
15% (1 lít nước hòa vào 150g muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối. Cách
thử nồng độ: Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch nước muối đã pha.
Nếu quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm, nửa nổi là được. Nếu trứng chìn thì cho
thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước thì cho thêm nước. Cho hạt thóc
giống vào dung dịch muối đã pha nói trên. Sau 5-10 phút vớt bỏ các hạt nổi

(đó là các hạt lép lửng, các hạt bị bệnh), đem các hạt chìm đi ngâm ủ để gieo
mạ sẽ được những cây mạ khỏe, đảm bảo chất lượng và sạch bệnh.
- Xử lý bằng nước nóng (54
o
C): Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước
sôi (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng thóc cần xử lý để
có nhiệt độ 54
o
C. Trước và sau khi cho thóc giống vào xử lý cần dùng nhiệt
kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54
o
C mới đảm bảo đủ nhiệt để diệt nấm.
Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến
trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh.
- Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy
6-7 lít nước vôi trong để ngâm cho 6-7kg thóc giống trong thời giang từ 10-12
giờ. Căn cứ vào lượng thóc giống cần gieo để tính toán lượng nước vôi trong
cần pha cho phù hợp.
- Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: CuSO
4
(1-4%), Bavistin, Captan pha
nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Một trong những loại thuốc hiện đang được
sử dụng rộng rãi là xử lý thuốc Cruiser Plus để ngăn ngừa sự tấn công gây hại
ngay từ đầu đối với bọ trĩ và một số côn trùng chích hút khác trên cây lúa như
rầy nâu. Ngoài ra, các hoạt chất thuốc trừ nấm có trong thành phần thuốc sẽ
diệt trừ các loại mầm bệnh còn tiềm ẩn trên hạt giống mà với các biện pháp

khác khó loại trừ. Nếu xử lý cho 100kg thóc giống thì pha 20 ml thuốc Cruier
Plus 312,5 Fs với 4-5 lít nước sạch, khuấy kỹ (dung dịch có màu đỏ), tưới và
trộn đều với thóc rồi đem ủ cho mọc mầm trước khi gieo.
Sau khi xử lý bằng một trong các phương pháp trên, đem hạt giống ngâm
tiếp trong nước lã 48 tiếng đối với lúa thuần và 36 giờ đối với lúa lai, ngày
thay nước 2 lần, để thóc nơi râm mát đề phòng thối hạt do nước chua hoặc
nhiệt độ cao.
- Xử lí bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt giống (5 lít
dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi thúc mầm.
- Đối với hạt giống mới thu hoạch muốn gieo ngay cần áp dụng phương
pháp xử lý phá ngủ để tăng độ nảy mầm. Dùng a xít nitric 0,2% (lượng dùng
100 ml dung dịch cho 1,2- 1,4 tạ hạt giống) để xử lý phá ngủ hoặc dùng supe
lân để thay thế.
2.3.3. Tình hình nghiên cứu về chế phẩm xử lý hạt giống.
Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào
mức độ
thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo
vệthực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng

×