Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.36 MB, 95 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ VÂN



NĂNG SUẤT CHẤT XANH VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO LƯƠNG THỤ PHẤN TỰ DO (OPV)
LÀM THỨC ĂN GIA SÚC TẠI MỘC CHÂU – SƠN LA



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN CƯỜNG






HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i

LỜI CAM ĐOAN


- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Vân












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các tập thể, các nhân, gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn Cường đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như hoàn chỉnh
luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới ủy ban nhân dân xã Đông Sang, ủy ban
nhân dân huyện Mộc Châu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn
này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể
công nhân viên Bộ môn Cây lương thực, đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành khóa học này, tôi còn nhận được sự động viên, hỗ trợ rất lớn
của gia đình và bạn bè, đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Vân


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi và nhu cầu thức ăn thô ở Việt Nam 3
2.2 Tình hình sử nghiên cứu và sản xuất cao lương trên Thế giới và Việt Nam 5
2.2.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương ở Việt Nam 8
2.3 Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của cây cao lương 10
2.3.1 Đặc điểm sinh học của cây cao lương 10
2.3.2 Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây cao lương 13
2.3.3 Một số hạn chế khi sử dụng cao lương 16
PHẦN III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Vật liệu nghiên cứu 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.2.1 Địa điểm và thời gian 19
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 21
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 23

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương trong thí nghiệm 24
4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương trong thí nghiệm 24
4.1.2 Động thái ra lá và số lá cuối cùng của các giống cao lương trong thí nghiệm 27
4.1.3 Động thái ra nhánh và số nhánh cuối cùng của các giống cao lương
trong thí nghiệm 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

4.2 Đặc điểm sinh lý của các giống cao lương trong thí nghiệm 31
4.2.1 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống cao lương qua các lần cắt 31
4.2.2 Chỉ số SPAD của các giống cao lương qua các lần cắt 33
4.3 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của các giống cao lương trong
thí nghiệm 35
4.3.1 Hàm lượng đường trong thân (Brix) 35
4.3.2 Hàm lượng axit HCN trong thân lá 36
4.3.3 Hàm lượng dinh dưỡng (protein tổng số, xơ, lipit tổng số, khoáng tổng số) 38
4.4 Năng suất thu cắt của các giống cao lương trong thí nghiệm 41
4.4.1 Năng suất chất xanh 41
4.4.2 Tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương trong thí nhiệm 43
4.4.3 Tỷ lệ chất khô/xanh 44
4.4.4 Tỷ lệ khối lượng giữa thân và lá của các giống cao lương thí nghiệm 45
4.5 Tương quan năng suất thực thu và các yếu tố liên quan của các giống cao
lương thí nghiệm 47
4.6 Tình hình sâu bệnh hại của các giống cao lương trong thí nghiệm 51
4.7 Ảnh hưởng của việc trồng cao lương đến các thành dinh dưỡng trong đất 52
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55

5.2 Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

cs Cộng sự
DHNNHN Đại học nông nghiệp Hà Nội
đc Đối chứng
CK Chất khô
K
dt
Kali dễ tiêu
LA Diện tích lá
LAI Chỉ số diện tích lá
ME Năng lượng trao đổi
NL Nhắc lại
NS Năng suất
P
dt
Lân dễ tiêu
OC Hàm lượng mùn trong đất
TDN Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được
TSC Tuần sau cắt

TST Tuần sau trồng















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
2.1 Các nước sản xuất cao lương chính trên thế giới 6
2.2 Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương và ngô làm thức ăn chăn nuôi 14
3.1 Danh sách giống cao lương tham gia thí nghiệm 19
4.1 Động thái chiều cao cây của các giống cao lương thí nghiệm 24
4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương 26
4.3 Động thái ra lá trên thân chính của các giống cao lương 27

4.4 Tốc độ ra lá của các giống cao lương 29
4.5 Động thái ra nhánh của các giống cao lương thí nghiệm 30
4.6 Diện tích lá của các giống cao lương qua các lần cắt 32
4.7 Chỉ số SPAD của các giống cao lương qua các lần cắt 34
4.8 Độ Brix của các giống cao lương qua các lần cắt 35
4.9 Hàm lượng HCN của các giống cao lương qua các lần cắt 37
4.10 Hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá tại các lần cắt của các giống cao lương
thí nghiệm 39
4.11 Năng suất chất xanh của các giống cao lương thí nghiệm 41
4.12 Tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương qua các lứa cắt 43
4.13 Tỷ lệ chất khô/xanh của các giống cao lương thí nghiệm 44
4.14 Tỷ lệ thân/lá của các giống cao lương thí nghiệm 46
4.15 Tình hình sâu bệnh hại các giống cao lương trong thí nghiệm 52
4.16 Kết quả phân tích đất trước khi trồng và sau khi thu hoạch 53




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC ĐỒ THỊ

STT Tên hình Trang
2.1 Tình hình sản xuất cao lương hạt trên thế giới 6
4.1 Tương quan giữa năng suất chất xanh và chiều cao cây của các giống cao
lương thí nghiệm 47
4.2 Tương quan giữa năng suất chất xanh và số lá xanh trên cây cao lương (lứa cắt 1) 48

4.3 Tương quan giữa năng suất chất xanh và số nhánh (lứa cắt 2) 48
4.4 Tương quan giữa năng suất chất xanh và chỉ số diện tích lá (LAI) của các
giống cao lương thí nghiệm 49
4.5 Tương quan giữa năng suất chất xanh và tốc độ tích lũy chất khô của các
giống cao lương thí nghiệm 50






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, trứng, sữa. Số lượng đàn trâu bò
tăng từ hơn 7 triệu con (năm 2000) lên 7,7 triệu con (năm 2013) (theo Thống kê Chăn
nuôi Việt Nam). Chăn nuôi phát triển mạnh cũng gặp phải rất nhiều khó khăn đặc biệt
là nguồn thức ăn đáp ứng cho đàn gia súc hiện nay. Diện tích trồng cỏ chưa đáp ứng
được nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ, diện tích trồng cỏ của cả nước mới
đạt trên 45.000 ha, chỉ đáp ứng được 7,6%. Năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1
triệu tấn đậu tương, tăng 350% so với năm 2010. Trong năm 2012, có hơn 1,6 triệu
tấn ngô được nhập khẩu, tăng hơn 66% so với năm trước, xấp xỉ 1,3 triệu tấn đậu
tương, so với trước đó 1 năm tăng gần 53%. Những điều này ảnh hưởng to lớn đến
các mục đích tăng đàn, tăng sản lượng và chất lượng thịt, sữa, ảnh hưởng tới nhu cầu

tiêu thụ nội địa ngày càng cao và khả năng cạnh tranh khi hội nhập.
Để cung cấp cho đàn gia súc, làm giảm lượng thức ăn nhập khẩu cần tìm
nguồn thức ăn thô xanh sản lượng cao, chất lượng tốt. Cao lương là một cây ngũ
cốc với những đặc điểm: Sinh trưởng nhanh, khả năng tái sinh cao, sinh trưởng và
phát triển được trong những điều kiện tự nhiên khó khăn như úng, hạn, mặn… mà
những loại cây trồng khác khó có thể tồn tại được, ngoài ra hàm lượng dinh dưỡng
lại cao hơn so với các giống cỏ khác.
Tuy nhiên, bộ giống cao lương ở nước ta còn rất ít, việc sử dụng cây cao
lương theo mục đích làm thức ăn xanh còn rất hạn chế, đặc biệt là thức ăn xanh vụ
đông. Nên việc chọn tạo ra giống cao lương có năng suất cao, thích nghi tốt để làm
giống và phục vụ các nghiên cứu tiếp theo là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Năng
suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn
tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại Mộc Châu- Sơn La”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Mục tiêu
• Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và tốc độ tích lũy chất xanh của một
số giống cao lương OPV.
• Đánh giá thành phần dinh dưỡng của các giống cao lương thí nghiệm.
• Lựa chọn ra giống cao lương tốt nhất cho chăn nuôi ở vùng Mộc Châu – Sơn La.
Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm nông học của các giống cao lương: chiều cao cây, số lá, chỉ số
diện tích lá, số nhánh, sâu bệnh hại, năng suất chất xanh, khả năng tái sinh.
- Đánh giá thành phần dinh dưỡng của các giống cao lương: hàm lượng đạm, HCN
và các chất dinh dưỡng.














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi và nhu cầu thức ăn thô ở Việt Nam
Trong những năm gân đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển đáng kể,
kể từ năm 1990 đến nay ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 5,27% năm. Chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất 15 năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng rõ rệt,
từ 3,5% năm trong các giai đoạn 1990 – 1995 lên đến 6,7% năm trong giai đoạn
1996 – 2000 và trong các năm còn lại đã tăng lên tới 9,1% năm, chăn nuôi lấy thịt là
hình thức phổ biến nhất ở nước ta. Tổng sản lượng thịt tính đến tháng 10/2013 đạt
trên 4,4 triệu tấn các loại, trong đó thịt lợn chiếm tới 74,47%, hơn 8 % thịt trâu bò
và trên 17,2 % thịt gia cầm sản xuất ở các nông hộ được tiêu thụ trên thị trường nội

địa (theo Tổng cục Thống kê).
Bên cạnh tình hình chăn nuôi lấy thịt, chăn nuôi bò sữa cũng phát triển mạnh
trong những năm gần đây không chỉ cung cấp sữa tươi cho tiêu thụ mà còn cung cấp
cho các nhà máy chế biến sữa. Số lượng bò sữa tăng từ 115.000 con (năm 2009) lên
186.100 con (tháng 10/2013), tăng 11,4% so với năm 2012; Sản lượng sữa đạt
455,6 nghìn tấn tăng lên 19,4 % so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Báo cáo thực
hiện kế hoạch tháng 11 năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Trung tâm tin học và thống kê, 25/11/2013).
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2009, tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước lên tới
trên 14,6 triệu con. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của cả nước mới đạt trên 45.000
ha, chỉ đáp ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Trong năm
2009, Việt Nam đã nhập khẩu 2.800 tấn cỏ thành phẩm phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Do xu thế diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nên diện tích
đất dùng để trồng cây làm thức ăn cho gia súc ngày càng giảm. Nông dân chưa có
tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, chủ yếu dựa vào bãi chăn
thả tự nhiên và thức ăn tận dụng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chưa có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ và thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

ăn xanh. Tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho chăn nuôi là một trong những
nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Theo Cục Chăn nuôi, tổng đàn gia súc ăn cỏ của nước ta hiện nay khoảng
11,5 triệu con. Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh vào khoảng 150 triệu tấn/năm. Chăn
nuôi gia súc nhai lại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông
nghiệp, luôn mất cân đối nguồn cung giữa các mùa, lãng phí phụ phẩm lúc thu
hoạch và thiếu thức ăn lúc giáp vụ và mùa đông. Chất lượng cỏ còn rất thấp, giống
cỏ trồng hầu hết là cỏ hòa thảo.

Cả nước có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn nuôi tự nhiên, nhưng sản lượng rất
thấp, chỉ đạt 20 tấn cỏ/ha/năm. Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng rất
mạnh với tốc độ tăng bình quân 48% năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm
2001, đến nay cả nước đã có khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ trồng thâm canh. Tuy
nhiên, sản lượng này chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh của các
loại gia súc ăn cỏ. Trong khi đó, những giống cỏ nhập nội chủ yếu là cỏ họ hoà
thảo, hàm lượng đạm rất thấp, nên năng suất trong chăn nuôi bò sữa thấp, chất
lượng sữa không cao. Nhóm cỏ họ đậu có chất lượng tốt hơn, thế nhưng Việt Nam
lại không có thế mạnh trong việc trồng cây họ đậu. Chẳng hạn với cây đậu tương,
năng suất ở nước ta chỉ đạt 1 tấn/ha, phải nghiên cứu mãi các giải pháp tăng năng
suất mới đưa được lên 1,4 - 1,7 tấn/ha hiện nay. Trong khi đó ở các nước châu Mỹ,
năng suất trồng đậu tương trung bình là 4,5-5 tấn/ha.
Việc tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liệu làm thức ăn gia súc để giảm sự
phụ thuộc, phong phú thêm về dinh dưỡng, dễ cân đối hơn khi phối hợp khẩu phần,
giải quyết nhu cầu thức ăn thô xanh hiện là một thách thức lớn. Cây trồng chọn để
làm thức ăn gia súc phải đảm bảo các yêu cầu sau (chỉ thị của Thủ tướng chính phủ
số 390-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 1979):
- Cây phải có khả năng tái sinh qua mầm chồi còn lại sau mỗi lần thu hoạch;
- Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc lá noi khi thu
hoạch ít bị ảnh hưởng tới;
- Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

- Cần có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và đảm
bảo lấy được dinh dưỡng và nước;
- Có độ ngon miệng cao, gia súc thích ăn, ăn được nhiều;
- Tốn ít công chăm sóc;

- Có giá trị dinh dưỡng cao: đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, đặc
biệt đối với gia súc cao sản có nhu cầu dinh dưỡng rất cao;
- Khả năng sinh trưởng chung: thể hiện qua hai mặt là khả năng cạnh tranh
điều kiện sinh tồn và khả năng được trồng kết hợp. Khả năng cạnh tranh này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như sức sống, khả năng sinh sản bằng phương pháp vô tính
và khả năng sinh hạt. Loài chọn phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhất là giai đoạn
đầu để lấn át cỏ dại và tăng số lần thu hoạch.
- Khả năng chịu đựng sự thu hoạch: phải chịu được sự cắt và nén của máy
thu hoạch;
- Năng suất: phải có năng suất cao để đảm bảo nhu cầu gia súc và giảm
diện tích gieo trồng.
Với nhu cầu trung bình 30 kg thức ăn thô xanh mỗi ngày của trâu, bò; 5 – 7
kg/ngày của dê, cừu, hươu, nai; 3 – 5kg/ngày của nhím, thỏ,… Sử dụng thức ăn thô
xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ như
trâu, bò, dê, cừu, thỏ, hươu, nai,… Trong khi diện tích đất ngày càng thu hẹp, khả
năng trồng cỏ còn nhiều hạn chế và mang tính thời vụ, vào mùa đông, khô hanh cỏ
không mọc được thì trâu, bò, lại thiếu thức ăn, trọng lượng kém, sản lượng sữa
giảm sút, chịu rét kém. Việc thừa kế và phát hiện những nguồn thức ăn thô xanh
khác ngoài cỏ là một hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Tình hình sử nghiên cứu và sản xuất cao lương trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương trên thế giới
Cao lương (lúa miến) là cây ngũ cốc quan trọng thứ năm và là khẩu phần ăn
chủ yếu của hơn 500 triệu người ở 30 quốc gia. Nó được trồng trên 40 triệu ha trong
105 quốc gia của châu Phi, châu Á, Châu Đại Dương và châu Mỹ. Mỹ, Ấn Độ,
Mexico, Nigeria, Sudan và Ethiopia là những nước sản xuất lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6



Đồ thị 2.1. Tình hình sản xuất cao lương hạt trên thế giới
(Nguồn ICRRISAT, 2011)
Theo thống kê của ICRRISAT cho thấy tổng diện tích trồng cao lương trên
thế giới tăng từ 45 triệu ha trong năm 1970 lên 51 triệu ha trong năm 1980. Sau đó,
đã có biến động trong khu vực từ 4 đến 10 triệu ha và 40 triệu ha vào năm 2009.
Sản lượng ngũ cốc đã tăng từ 1.200 kg/ha trong những năm 1970 đến 1.400 kg/ha
trong năm 2009.
Bảng 2.1. Các nước sản xuất cao lương chính trên thế giới
(Ước tính năm 2013)
Nước Sản lượng (1000 tấn) Nước Sản lượng (1000 tấn)

Hoa Kì 10,6 Trung Quốc 2,3
Mexico 7,1 Brazil 2,1
Nigeria 6,5 Úc 2,0
Ấn Độ 5,8 Bukina Faso 1,8
Argentina 4,6 Mali 1,2
Sudan 3,8 Mameroom 1,2
Ethiopia 3,7 Niger 1,0
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Theo FAO (2009), cao lương trên thế giới được thống kê từ năm 1961 –
2008 thì diện tích trồng thay đổi đáng kể (khoảng 44 triệu ha). Tuy nhiên năng suất
hạt tăng không nhiều, đạt cao nhất là 95 triệu tấn/ha (2005).
Mục đích sử dụng cao lương dần thay đổi. Trước năm 1970 thì hạt được
dùng làm lương thực cho con người. Từ năm 1970 – 2000, cao lương chủ yếu sử

dụng làm thức ăn cho gia súc. Trong những năm gần đây, cao lương được trồng với
mục đích quan trọng là lấy thân lá làm nguồn thức ăn cho gia súc. Cao lương được
trồng thành thảm cỏ để thu cắt cho gia súc ăn tươi hoặc để chế biến dự trữ trong
mùa khô, làm đồng cỏ chăn thả.
Cây cao lương có khả năng chịu khô hạn, chịu nóng và chịu lạnh nên chúng
đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi ở các khu vực khô cằn, khắc nghiệt.
Ngoài mục đích sử dụng làm thức ăn cho gia súc, thân cao lương còn được
sử dụng để sản xuất mật cao lương, đường, đồ uống chứa cồn. Chất nhuộm màu
được chiết ở hạt cao lương được sử dụng ở phía Đông Châu Phi. Ở Mỹ, tinh bột của
cao lương được chế biến bằng quy trình nghiền ướt làm thành đường dextro, các
giống cao lương hạt sáp sử dụng làm keo dán giấy và vải. Ở Trung Quốc người ta
đã ước tính giá thành sản xuất cồn từ cây cao lương chỉ có 3.500 NDT/tấn. Cứ 16
tấn cây cao lương có thể sản xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn lại có thể chiết xuất
được 500 kg dầu Diesel sinh học. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, hạt
cao lương dùng làm thực phẩm.
Trải qua hàng nghìn năm, cây cao lương được trồng và nghiên cứu khắp nơi
trên thế giới. Từ những vùng đất màu mỡ tới những vùng đất khô cằn và khắc
nghiệt, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau: từ lương thực, chăn nuôi, thủ công
nghiệp hay công nghiệp. Đến nay, cây cao lương đã quen thuộc với nhiều người,
nhiều quốc gia trên thế giới.
Hầu hết các nghiên cứu lúa miến đã tập trung vào nâng cao chất lượng chứ
không phải là năng suất, và môi trường đóng một yếu tố ảnh hưởng lớn tới cả năng
suất và chất lượng. Nghiên cứu không giải quyết được nhu cầu vì người trồng chủ
yếu là nông dân nghèo trồng thực phẩm để tiêu dùng chứ không phải để bán. Tuy
nhiên, với dân số thế giới tăng nó đang trở thành cần thiết để làm cho hầu hết những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


gì đất nước và nguồn lực để phát triển thực phẩm, cũng như để giảm tiêu thụ nhiên
liệu hóa thạch có sẵn. Với những cải tiến, lúa miến có thể trở thành “hạt toàn cầu
của tương lai” vì nó là hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và đó là cơ hội thị
trường như một nguồn tài nguyên năng lượng.
Hướng nghiên cứu trong tương lai bao gồm việc tạo ra năng suất tốt hơn
trong môi trường khó khăn và đầu vào thấp, phát triển các kỹ thuật quản lý sản xuất,
cải thiện dinh dưỡng như tăng khả năng tiêu hóa và chất lượng protein, và sản xuất
ethanol. Nghiên cứu ngành công nghiệp tư nhân đã tập trung vào chất lượng hạt để
đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, bao gồm các loại thực phẩm ăn nhẹ, sản xuất
alchol và thực phẩm không đường. Bệnh hại thường không phải là một vấn đề với
lúa miến trừ khi có lượng mưa cao và độ ẩm, nhưng sâu bệnh gây ra thiệt hại đáng
kể. Các loài gây hại phá hoại nhất là các loài chim, những loài ăn ngũ cốc. Loài gây
hại khác bao gồm rệp ngô, rệp vừng, và sâu ăn lá.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương ở Việt Nam
Ở nước ta, cao lương được trồng ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao
Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, khu vực Tây Nguyên… Tùy theo vùng trồng mà
cây cao lương được gọi theo một số tên khác như lúa miến, bobo, cù làng, mì… Cao
lương đã được được đồng bào các dân tộc vùng núi dùng làm thức ăn chăn nuôi từ
lâu đời.
Tuy nhiên, cây cao lương chỉ phát triển khi nước ta du nhập những giống
mới từ năm 1962. Nước ta đã nhập nội 210 mẫu giống cao lương từ ICRISTAT,
Pacific Seed, Philippin bao gồm cả dòng lai và dòng thuần, một số giống địa
phương cũng được thu thập. Mẫu giống đã được tiến hành đánh giá, thử nghiệm tại
nhiều vùng (An Giang, Hà Nội, Thái Nguyên …) và đã cho kết quả khả quan.
Việc nghiên cứu sử dụng cây cao lương theo mục đích làm thức ăn xanh còn
rất hạn chế, đặc biệt là thức ăn xanh vụ đông. Trước đây, Lê Hòa Bình và cộng sự
(1992) đã theo dõi trên ruộng thí nghiệm 36 giống cao lương nhập từ Liên Xô cho
thấy có sự biến động lớn về tốc độ sinh trưởng, năng suất chất xanh giữa các giống.
Kết quả trồng cao lương tại Nông trường Ba Vì cho thấy có những giống cho năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

suất chất xanh đạt 30 – 33 tấn/ha/lứa, hàm lượng protein thô cao (12,61; 13,65 và
15,81%).
Trong năm 2005, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thu thập
và đánh giá một giống cao lương ở các địa phương trong nước: Bản Phố (Bắc Hà -
Lào Cai), Vũ Nông (Hà Quảng - Cao Bằng), Thái Học (Hà Quảng - Cao Bằng),
Lũng Năm (Hà Quảng - Cao Bằng), Kéo Yên (Hà Quảng - Cao Bằng). Một số
giống cao lương cũng đã được nhập nội từ Nhật Bản: Indian sorghum, Hayakawa,
Kazetachi, Gold sorgo, Suzuko.
Năm 2006, các cán bộ nghiên cứu đã tiến hành mô tả các đặc tính thực vật học
của các giống cao lương đồng thời đánh giá đặc tính nông sinh học qua các vụ trồng
khác nhau tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Bước đầu đánh giá năng suất và các đặc
tính sinh lý liên quan đến khả năng chịu hạn của cao lương. Bùi Quang Tuấn và cộng
sự (2007) cũng đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số giống cao lương trồng trong
mùa đông tại Gia Lâm – Hà Nội và cho thấy có rất nhiều triển vọng.
Hiện nay, PGS.TS Phạm Văn Cường, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã
thu thập và nhập nội một số giống cao lương ngọt, đang tiến hành phối hợp với các nhà
chăn nuôi và các nhà khoa học chế biến trong và ngoài nước để sử dụng cây cao lương
làm thức ăn gia súc vụ đông và chế biến cồn sinh học. Cao lương ở 120 ngày trồng tại
Hà Nội có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 1g/m2/ngày đêm sẽ cho năng suất 25,2
tấn/ha thân tươi và 2 -3 tấn hạt có thể chế biến được 3000 – 4000 lít ethanol.
Tháng 11 năm 2013, tại Bộ NN&PTNT, Cục trồng trọt phối hợp với tập
đoàn Syswave. H và Công ty Incomex giới thiệu tiềm năng và khả năng phát triển
của giống “siêu cao lương”. Theo các nhà khoa học của Sysware Holding Nhật bản,
Siêu cao lương được tạo ra trong khoảng 7-8 năm gần đây bằng việc ứng dụng công
nghệ sinh học, không phải là giống chuyển gen (GMO), sau khi giải mã gen của cây
cao lương thành công, các nhà khoa học đã đưa các gen quyết định sinh khối và

hàm lượng đường cao vào dòng Bố, mẹ của giống siêu cao lương này bằng lai quay
lui (back cross), dùng phương pháp đánh dấu phân tử, và sử dụng hạt ưu thế lai F1
để gieo trồng. Siêu cao lương trồng một lần, thời vụ ở khu vực phía bắc là vào vụ
xuân, từ tháng 2 đến tháng 4 và cho thu hoạch 3 lần trong năm, với khối lượng chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

xanh lên tới trên 400 tấn chất xanh/ha, sản lượng etanol đạt trên 17000 lít/ha; Siêu
cao lương có hàm lượng đường cao, hàm lượng chất khô trên 40%. So với sắn, mía,
sản xuất Etanol từ siêu cao lương cao gấp 2-2,5 lần. Siêu cao lương có chiều cao từ
5-6m, khả năng tái sinh nhanh, thích ứng rộng và có thể gieo trồng trên nhiều loại
đất, khả năng chịu hạn tốt, chống đổ khá, đổ ngã khi tốc độ gió đạt trên 17m/s, tuy
nhiên siêu cao lương có khả năng hồi phục sau 3-4 ngày bị đổ nghiêng (giai đoạn
cây cao 3-4 m). Những vấn đề cần lưu ý với siêu cao lương là: đòi hỏi thâm canh
cao, tốn chi phí phân bón, pH đất không được thấp hơn 5, tốt nhất là pH = 6-8, song
nó cũng không bị ảnh hưởng trên đất kiềm pH >8,5, ngay cả khi pH = 9, chú ý sâu
đục thân, bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, rệp
Nhìn chung, các nghiên cứu về cao lương của thế giới tương đối đa dạng, sâu
rộng. Tuy nhiên các nghiên cứu cao lương ở Việt Nam là chưa nhiều. Nước ta nói
riêng và thế giới nói chung đều bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho
lương mưa ở một số nơi giảm đi và khả năng tưới không đáp ứng nhu cầu của các
cây truyền thống và dẫn tới đất bị bỏ hoang không thể canh tác được; cũng chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng lại theo hướng ngược lại là do băng tan,
nước biển dâng cao làm cho diện tích đất có thể trồng trọt nhiễm mặn, giảm diện
tích gieo trồng. Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3260 km, diện tích gieo trồng ven
biển ngày càng giảm mạnh do nhiễm mặn, cát lấn. Do vậy việc tìm ra cây trồng mới
tham gia cơ cấu cây trồng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn không xa là hết sức
quan trọng với nông nghiệp Việt Nam.

2.3. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của cây cao lương
2.3.1. Đặc điểm sinh học của cây cao lương
Cao lương là loại cây thân thẳng, mảnh mai hoặc rất rắn chắc tuỳ thuộc
giống. Thân có đường kính thay đổi từ 0,5 đến 5cm và thu nhỏ ở phần ngọn. Chiều
dài thân từ 0,5 đến 4m. Thân cây đặc với vỏ cứng hoặc một lớp vỏ với phần ruột
mềm. Bó mạch phân tán khắp tiết diện thân, nhưng tập trung nhiều ở vòng ngoài
cùng tạo nên mộ lớp vỏ cứng giúp cây đứng thẳng vững chãi. Ở các thân cây già
phần ruột thường rạng vỡ, đặc biệt là thân cây khô. Tại mỗi mắt thân có thể phát
triển một vài chồi nách làm cho cây cao lương có sức đẻ nhánh như cây lúa. Đa số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

chúng là cây hàng năm nhưng có những giống cây lâu năm, vậy nên thời gian sinh
trưởng của chúng cũng rất khác nhau và tuỳ thuộc tổng tích ôn của từng giống trong
điều kiện trồng cụ thể.
Lá của cây cao lương rộng và dài phân bố trên thân rất đa dạng. Một số loài
có kiểu phân bố lá tập trung gần gốc, một số khác phân bố đều ít hoặc nhiều. Lá có
dáng thẳng đứng hoặc gần như nằm ngang, phiến lá thẳng hoặc lòng mo. Thông
thường lá có chiều dài khoảng 1m và bề rộng đến 15cm để giảm sự mất hơi nước
qua lá. Số lá trên thân có thể thay đổi từ 15 đến 30 lá tuỳ theo loài và điều kiện môi
trường. Tại phần gốc lá nối với bẹ, có một thìa lìa dạng màng nhỏ.
Bộ rễ của cây cao lương phát triển rộng, có thể ăn sâu tới 1,5m dưới mặt đất
nhưng thông thường tập trung ở độ sâu 0,9 m. Mầm rễ sơ cấp xuất hiện ngay khi hạt
nảy mầm. Rễ thứ cấp phát triển từ mắt thân đầu tiên và phát triển thành bộ rễ của
cây sau này. Sẽ có nhiều rễ con xuất hiện ở các đốt thân dưới thấp khi cây không
thích nghi với môi trường, nó không có tác dụng hút nước và dinh dưỡng.
Hoa cao lương kết thành bông dài từ 4 đến 25cm và rộng từ 2 đến 20 cm.
Hình dạng và kích thước của bông rất khác nhau. Ngoài bông chính có thể xuất hiện

một vài bông nhánh ở các thân nhánh. Bông mọc thẳng đứng so với thân hoặc hơi
cong. Từ trục chính của bông phân ra các nhánh cấp 2 và cấp 3, và trên đó có đính
các chét hoa. Cấu tạo của hoa rất đa dạng khi cây ra hoa, chùm mang hai loại hoa,
một loại có cuống và có cả phần đực lẫn phần cái, loại còn lại không có cuống
thường là hoa đực (Ramph, 2005). Chùm hoa có màu xanh, khi chín chuyển sang
màu kem, vàng, đỏ, tím…
Hạt cao lương có nhiều màu sắc khác nhau, chúng có thể có màu đỏ, nâu
vàng, trắng hoặc kem…Vỏ hạt thường có màu nâu sẫm hoặc nâu đậm. Nội nhũ có
màu trắng hoặc vàng, màu vàng của nội nhũ là màu của sắc tố carotene, có liên
quan đến hàm lượng vitamin A trong hạt. Khối lượng của hạt có thể rất bé (nhỏ hơn
1g/100hạt) đến lớn (5 – 6g/100 hạt). Hình dạng tròn hoặc elip và nhọn, đường kính
4 – 8mm.
Thời gian để hạt phát triển đến chín sinh lý khoảng 30 ngày. Khi chín sinh lý,
trong hạt còn 30% độ ẩm sau đó giảm xuống 10 – 15 % trong vòng 20 – 25 ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

sau, như thế sẽ giúp cho hạt không bị nứt. Hạt đã chín sinh lý là có thể thu hoạch
được, qua thời kỳ này có thể mất đi 10% chất khô. Hạt đưa vào bảo quản phải giảm
độ ẩm dưới 12%.
Khả năng tái sinh của cây rất mạnh, trồng một vụ có thể thu hoạch liên tiếp 2
– 3 lần, có khi tới 4 lần tùy thuộc vào mức độ thâm canh. Cao lương có thể thu
hoạch được vào 60 – 65 ngày sau khi trồng, vụ cắt lần 2 sẽ thu hoạch vào 30 – 45
ngày sau đó. Để cây tái sinh mọc lại nhanh nên chừa lại phần gốc ít nhất 10 – 15 cm
khi thu hoạch.
Trong thân non và chồi tái sinh của cây cao lương có chứa một lượng axit
xyanhydric (HCN). Hàm lượng độc tố này giảm thấp ở cây 30 - 40 ngày tuổi và
thấp nhất lúc cây trỗ bông. Vì vậy khi dùng thân lá cho gia súc ăn thì ta nên chọn

giống có hàm lượng độc tố thấp và lựa chọn thời gian sử dụng thích hợp.
Đặc điểm của các nhóm cao lương OPV và cao lương lai
Nhóm giống cao lương thụ phấn tự do (OPV): Là loại giống mà trong quá
trình sản xuất hạt không cần đến sự can thiệp của con người vào quá trình thụ phấn
- chúng thụ phấn tự do (hoặc nếu có con người hỗ trợ cũng chỉ giúp cho quá trình
thụ phấn tốt hơn, bản thân chúng đã có khả năng tự thụ phấn rồi). Tên gọi giống cao
lương thụ phấn tự do để phân biệt với giống cao lương lai. Các hạt giống trong
nhóm OPV đa dạng di truyền, không thống nhất như hạt giống lai. Ví dụ, chiều cao
cây sẽ thay đổi, thời gian trỗ không đồng nhất …
Đặc điểm của nhóm giống cao lương OPV:
Giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) là quần thể rộng lớn cây cao lương
có những đặc điểm di truyền tương tự nhau. Sự thụ phấn của cây không được kiểm
soát, hạt giống đa dạng di truyền. Do đó, giống OPV không đồng nhất về mặt di
truyền như giống lai.
- OPV có thể không thống nhất về màu sắc, chiều cao và đặc điểm thực vật
khác, dẫn đến thu hoạch không đồng đều
- Giống OPV không đồng nhất về gen. Do đó, thời gian trỗ khác nhau, khi gặp
điều kiện khó khăn trong giai đoạn trỗ thì mức độ thiệt hại sẽ ít hơn. Mặt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

khác, các hạt giống có khả năng thích ứng khác nhau. Do đó khi gặp điều
kiện bất thuận thì mức thiệt hại sẽ ít hơn.
- Tiềm năng năng suất của OPV thường thấp hơn so với các giống lai 10 –
25%.
- Sản xuất giống OPV tiết kiệm chi phí hơn giống lai. Do đó, hạt giống cao
lương OPV thấp hơn hạt giống lai.
- Hạt giống có thể sử dụng tiếp cho vụ sau (ví dụ, giữ lại sau khi thu hoạch để

trồng trong mùa tới) với sự suy giảm năng suất ít nhất.
Đặc điểm của giống cao lương lai:
Giống cao lương lai là giống được tạo ra có quá trình thụ phấn kiểm soát
nghiêm ngặt, đồng nhất về di truyền.
- Giống lai có độ đồng đều cao về các đặc điểm sinh học, thời gian trỗ hoa,
dẫn tới thu hoạch thống nhất.
- Giống lai thường đồng nhất về gen, thời gian trỗ bông đồng đều. Khi gặp
điều kiện bất thuận trong giai đoạn trỗ, cây sẽ bị ảnh hưởng lớn và thiệt hại
cho người sản xuất lớn hơn.
- Giống cao lương lai có tiềm năng năng suất cao hơn so với giống OPV.
- Chi phí cho sản xuất hạt giống cao lương lai cao, do đó giá hạt giống cao
lương lai cao hơn giống OPV.
- Không thể tiếp tục để hạt giống tiếp cho vụ sau, nếu tự để giống có thể làm
giảm năng suất 30%.
2.3.2. Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây cao lương
Thành phần dinh dưỡng của cây cao lương
Cao lương là một trong 5 loại hạt cốc (ngũ cốc) hàng đầu của thế giới. Hạt
cao lương có giá trị dinh dưỡng như với ngô tuy nhiên hàm lượng protein cao hơn
ngô, song các thành phần dinh dưỡng khác thấp hơn ngô cụ thể như vitamin A
(Carter và cs, 1989).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương
và ngô làm thức ăn chăn nuôi
Loại cây
ME cho gia
súc nhai lại

(MJ/kg)
ME cho gia
cầm
(MJ/kg)
Protein thô
(%)
L ysin
(%)
Lysin dễ
tiêu
(%)
Cao
lương
12,4 13,7 11,0 0,27 0,19
Ngô 12,1 14,2 9,0 0,27 0,22
(Theo NRI, 1988)
Cao lương chứa thành phần chất khoáng cao so với ngô. Các chất khoáng có
trong thân và lá cao lương được Miller (1958) thống kê: tro (1,2 - 7,1%), Ca (0,01-
0,53%), P (0,1- 0,52%), K (0,28 - 0,50%), Na (0,01- 0,09%) Mg (0,02 - 0,25%), Cu
(2 - 1ppm), Zn (12 - 19ppm), Fe (0 - 0,018%), Mn (0 - 27ppm), Cl (0,07 - 0,14%),
Co (0,04 - 0,73ppm).
Trong 100 g hạt Cao lương có hàm lượng các chất như sau (Wu Leung và cs,
1972):
Nước: 12,0g Năng lượng: 342 cal
Protein: 10,0g Chất béo: 3,7g β-carotene: 0,0 g
Carbohydrate: 72,7g Xơ: 2,2g Thiamine: 0,33mg
Tro: 1,5g Canxi: 22mg Riboflavin: 0,18mg
Photpho: 242mg Sắt: 3,8mg Niacin: 3,9mg
Na: 8mg K: 44mg Ascorbic acid: 0mg
Cao lương được thu hoạch với mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc thì có

chứa tới 52-65% chất khô, trong đó có 8-12% protein thô, 60-75% là xơ. Sử dụng
cao lương làm thức ăn khô thì cần thiết phải bổ sung protein, khoáng và các vitamin,
thông thường tỷ lệ của cao lương luôn nhiều hơn 50% (Undersander, 1990). Với
thành phần dinh dưỡng như trên để tăng tính ngon miệng cho gia súc và tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn. NRI (1988) đã khuyến cáo giới hạn sử dụng hạt cao lương và
ngô trong khẩu phần ăn hướng dẫn như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Cao lương (%) Ngô (%)
Gia cầm 30 70
Lợn 30 30
Bò sữa 50 70
Bò thịt 70 70
Giá trị sử dụng của cây cao lương
Hiện nay có hàng triệu người ở Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ La Tinh,… dùng
cao lương như là một loại lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày, nhưng trên thế
giới cao lương chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc dưới dạng lương thực
hoặc làm xirô lúa miến hoặc còn gọi là “mật cao lương” (làm từ các giống có hàm
lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một vài loại đồ uống
chứa cồn (Dan và Woody, 2001). Ở Trung Quốc người ta đã ước tính giá thành sản
xuất cồn từ cây cao lương chỉ mất có 3.500 NTD/tấn. Cứ 6 tấn cao lương có thể sản
xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn lại có thể chiết xuất được 500 kg dầu diesel sinh
học. Người ta chỉ chế biến nhiên

liệu từ thân cây, phần hạt cao lương vẫn có thể
dùng làm thực phẩm (theo báo điện tử www.sinhhocvietnam.com.vn).

Cao lương có thể dùng làm thức ăn gia súc dưới dạng hạt hay dạng thức ăn
thô xanh (thân lá). Nhưng chủ yếu sử dụng thân lá cho chăn nuôi gia súc. Chúng ta
thường trồng thành thảm cỏ chăn thả để cắt theo từng lứa hoặc là đồng cỏ chăn thả,
cũng có thể là sau khi thu hoạch bông, thân cây tươi cho gia súc ăn ngay hay chế
biến dự trữ trong mùa khô. Phần lớn các giống cao lương có khả năng chịu khô hạn
và chịu nóng cao nên chúng đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi ở các
khu vực có khí hậu khô cằn.
Khi sử dụng thân lá làm thức ăn cho gia súc thì có thể thu hoạch từ 2 – 5
lần/vụ trồng. Ngoài các giống cao lương hàng năm thì cũng có nhiều giống cao
lương lưu niên để làm thức ăn xanh cho gia súc. Năng suất thân của một số giống
làm thức ăn cho gia súc có thể đạt tới 43,4 – 71,4 tấn/ha/lứa đối với cao lương lai
(Reed, 1976). Năng suất chất khô tại Brazil là 13 –15 tấn/ha, trong khi tại Mỹ là 14
–17 tấn/ha, tại Irắc 24 –28 tấn/ha (Gill và cs, 1977), 2,5 – 15 tấn/ha ở Oklahoma
(Denman, 1975), 12 tấn/ha ở Cuba (Menendez and Martinez, 1980), 6 –8 tấn ở Ấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Độ (Itnal và cs, 1980),14 – 33 tấn/ha ở Louisiana (Ricaud và cs, 1981). Trong khi
đó năng suất chất khô của cao lương lai lại có thể đạt 20 (cây lâu năm) hoặc 30
tấn/ha (cây hàng năm).
Hiện nay cao lương làm thức ăn gia súc có thể được lấy từ nhóm cây cao
lương lấy hạt (thường gọi là milo) nhưng năng suất chất khô nhóm này thấp, nhóm
chuyên dùng để làm thức ăn gia súc có năng suất cao và tỷ lệ thức ăn thường từ 80-
90%. Như vậy, năng suất chất khô của cao lương thay đổi rất lớn tuỳ thuộc và điều
kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, thu hái và đặc biệt là giống. Điều này đã
làm ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng thức ăn khi sử dụng cho mục đích làm
thức ăn gia súc. Theo Boardman (1980), cao lương sử dụng làm thức ăn gia súc ở
120 ngày sau trồng tại California có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 23g/m

2
/ngày
sẽ cho năng suất 27,6 tấn/ha; tại Australia cao lương 83 ngày sau trồng có tốc độ
sinh trưởng trung bình đạt 17g/m
2
/ngày sẽ cho năng suất 14,1 tấn/ha.
Đặc biệt, hiện nay trên thế giới cao lương đang dần trở thành nguồn nguyên
liệu chính sử dụng để sản xuất etanol - một loại nhiên liệu sinh học. Cao lương được
thu hoạch, sau đó thân được ép lấy nước bằng trục xay giống như ép mía. Nước sau
khi ép được lên men để chuyển hóa thành ethanol thô. Ethanol này sau đó được
chưng cất và dehydrat hóa. Tại Mỹ, bã ép còn được sử dụng làm chất đốt sản xuất
điện năng bán cho nhà máy nhiệt điện, hoặc bã thải cũng có thể được sử dụng làm
phân bón.
2.3.3. Một số hạn chế khi sử dụng cao lương
Hàm lượng chất độc Cyanua
Trong thân lá cao lương chứa lượng cyanogenic glucosides có vai trò quan
trọng trong cơ chế bảo vệ cây không bị tấn công bởi các loài ăn thực vật do có vị
đắng và có tính độc. Bản thân hợp chất này không gây độc nhưng khi bị thủy phân
bởi enzym glucosidase trong dạ cỏ hoặc chính trong các mô của thực vật sẽ sinh ra
glucose, aldehyde hoặc ketone và hydrogen cyanide (HCN) – một chất cực độc với
cơ thể, sau đó chất này được hấp thụ vào máu. Nồng độ acid xyanhydic trong máu
sẽ ngăn cản việc lấy oxy của những tế bào trong cơ thể làm cho những tế bào này
chết đi và không bao lâu gia súc sẽ chết do bị liệt bộ phận hô hấp. Các nhánh mọc ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

từ những nách lá của những cây bị tổn thương và những chồi mới mọc ra từ mắt
dóng trên mặt đất chứa hàm lượng axit này nhiều gấp 2 lần những lá đã trưởng

thành của những cây bình thường. Hàm lượng HCN đạt cao nhất ở cây con, vì vậy
người ta khuyến cáo không nên chăn thả hoặc cắt làm thức ăn cho cây đến khi cây
đạt chiều cao 45 – 50cm. Hàm lượng HCN có thể tăng trong cây khi cây qua thời kỳ
stress, do sương gió hoặc do trong đất lượng đạm quá thừa, P và K thiếu.
HCN là chất độc đơn giản, hòa tan rất dễ trong nước và rượu. Trong không
khí, HCN bốc hơi và phân tán nhanh chóng, làm cho nó bớt độc hại hơn. Nếu cây
sau thu cắt đem phơi khô hoặc ủ sau 2 - 3 tuần sẽ làm giảm nguy hiểm cho gia súc.
Theo quy định của Cộng đồng Châu Âu thì thức ăn hỗn hợp cho gia súc chỉ được
phép chứa thấp hơn 60mg HCN. Hàm lượng HCN thay đổi tùy thuộc rất lớn vào
giống và tùy thuộc vào từng loại gia súc mà có tính mẫm cảm khác nhau đối với sự
gây độc của axit HCN, trâu bò dễ mẫm cảm hơn so với cừu.
Ngộ độc Nitrate
Trong điều kiện khí hậu khô hạn, cao lương có khuynh hướng tích tụ
Nitrate và có thể gây độc cho gia súc. Nếu mức độ Nitrate cao, nên ủ hoặc kết hợp
với các loại thức ăn khác để giảm lượng Nitrate. Bón đạm quá cao sẽ làm gia tăng
khả năng gây độc của HCN nhiều hơn cũng như ngộ độc Nitrate.
Tính ngon miệng không cao
Cây cao lương có chứa một lượng tanin gây chát, làm giảm tính ngon miệng
cho gia súc. Hàm lượng tanin trong thân lá cao hơn trong hạt. Nên thực hiện các
biện pháp ủ chua thức ăn, kết hợp với các loại thức ăn khác để làm giảm vị chát và
tăng tính ngon miệng cho gia súc.
Để an toàn cho gia súc khi sử dụng thân lá và hạt làm thức ăn cần lưu ý nhất
là loại bỏ các ankaloid và HCN. Thân lá khi được cắt và phơi khô vừa là quá trình
bảo quản và dự trữ chất khô cho gia súc vừa là quá trình loại bỏ bớt các độc tố ra
khỏi các bộ phận sinh dưỡng của cây. Ngoài ra còn có cách ủ chua tạo thức ăn chua
vừa tận dụng tối đa khả năng tiêu hóa của gia súc đối với cây cao lương vừa loại bỏ
các độc tố ra khỏi sản phẩm thu hoạch. Cần lưu ý không vào ủ chua trong khoảng 2

×