Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG HOÁ Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.51 KB, 27 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khoẻ luôn là một vấn đề mà xã hội quan tâm hàng đầu. Và
sự công bằng – hiệu quả trong cung cấp hàng hoá y tế là mục tiêu mà Đảng và
Nhà nước ta luôn phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy vẫn còn tồn
tại sự bất bình đẳng trong công tác phân phối dịch vụ y tế giữa người giàu và
người nghèo, giữa các địa phương và vùng kinh tế trong xã hội.
Nguyên nhân của việc bất bình đẳng đó là do thông tin bất cân xứng và
ngoại tác. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải làm sao để mọi người đều có quyền lợi
bình đẳng trong việc tiếp cận các hàng hoá y tế, nhằm đạt được công bằng và
hiệu quả trong cung cấp hàng hoá y tế cho xã hội.
1
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG HOÁ Y TẾ
1.1 Lý thuyết về hàng hóa y tế
1.1.1 Hàng hóa công
1.1.1.1 Khái niệm
Hàng hoá công là loại hàng hoá mà tất cả mọi thành viên trong xã
hội có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không
ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác.
1.1.1.2 Phân loại
- Hàng hóa công thuần túy: Là loại hàng hóa công không thể định
suất sử dụng và việc định suất sử dụng là không cần thiết.
- Hàng hóa công không thuần túy: Là loại hàng hóa công có thể
định suất sử dụng, có thể loại trừ nhưng phải chấp nhận một khoản tốn
kém chi phí nhất định.
1.1.2 Hàng hóa y tế
Khái niệm
Hàng hóa y tế có thể hiểu đó là thuốc thang, trang thiết bị y tế, sản
phẩm dinh dưỡng và các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Thông qua việc tìm hiểu về hàng hóa công, thì ta thấy hàng hóa y
tế là một loại hàng hóa công. Vì mọi người đều có quyền được hưởng các


dịch vụ y tế để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe. Khi có thêm một
người cùng sử dụng hàng hoá y tế thì không ảnh hưởng đến lợi ích của
những người đang sử dụng, miễn là bạn có đủ điều kiện để sử dụng thì
bạn hoàn toàn có quyền được hưởng những lợi ích do các dịch vụ này
mang lại.
 Xét về tính cạnh tranh : Hàng hóa y tế không có tính
cạnh tranh. Chúng ta xét ví dụ: Đối với những hàng hóa thông thường
khác thì một hãng bán hàng có thể hạ giá bán để thu hút khách hàng từ
2
những người khác, nhưng với hàng hóa y tế nếu bệnh nhân đến khám
chữa bệnh ở bác sĩ có giá thấp hơn những bác sĩ cạnh tranh khác, vì bác sĩ
này có ít cầu và đang thu hút thêm nhiều bệnh nhân với việc cung ứng
một số loại thuốc có tính chất tương đương nhau nhưng có giá bán thấp
hơn. Lúc đó, người bệnh có thể sẽ cảm thấy không tin tưởng khi dùng
những loại thuốc này vì sợ rằng nó có tác dụng không như mong muốn.
 Xét về tính loại trừ : Hàng hóa y tế có tính loại trừ bằng
chi phí dịch vụ. Bất cứ đối tượng nào được hưởng dịch vụ y tế đều phải
đóng một khoản phí để khám chữa bệnh. Đối với người nghèo thì sẽ ít có
điều kiện hưởng các hàng hóa y tế nếu họ không có đủ khả năng đóng
phí. Do đó họ sẽ có nhiều rủi ro hơn trong việc khám chữa bệnh.
Như vậy, hàng hóa y tế là hàng hóa công không có tính cạnh tranh
nhưng vẫn có tính loại trừ nên hàng hóa y tế là hàng hóa công không
thuần túy.
1.1.3 Tại sao phải quan tâm đến việc cung cấp hàng hóa y tế
Sức khỏe là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người và đối với
sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu sức khỏe người dân không được đảm
bảo, điều này hạn chế khả năng của quốc gia đó trong việc tạo ra nguồn của
cải và tình hình này còn trầm trọng hơn trong giai đoạn quốc gia đó đang
chuyển đổi về mặt kinh tế và chính trị.
Vì vậy chúng ta phải luôn luôn chú ý quan tâm đến việc cung cấp

hàng hóa y tế hay chính xác hơn đó là các dịch vụ về y tế để chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe của nhân dân.
1.2 Công bằng và hiệu quả trong cung cấp hàng hóa y tế
1.2.1 Khái niệm công bằng
Khái niệm công bằng xã hội không hoàn toàn không đồng nhất, nó
được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu ở hai cách sau:
 Thứ nhất, khái niệm công bằng ngang là sự đối xử như nhau
đối với những người có tình trạng kinh tế - xã hội như nhau (được xét
3
theo một số tiêu chí nào đó như: thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo,
dân tộc…)
 Thứ hai, khái niệm cân bằng dọc là đối xử khác nhau với
những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu
khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. (A.J. Culyer, 1995)
Trong cung cấp hàng hóa y tế công bằng xã hội được thể hiện như sau:
 Xét về công bằng ngang tức là mọi đối tượng tham gia:
người có hoàn cảnh kinh tế như nhau, không phân biệt giàu nghèo, địa vị
xã hội.. đều được sử dụng hàng hóa y tế ngang nhau như việc khám chữa
bệnh, cung cấp thuốc.
 Xét về công bằng dọc tức là đối xử khác nhau đối với
những người có khả năng về kinh tế, thu nhập cao có nhu cầu sử dụng
những dịch vụ đặc biệt như khi nhập viện họ có nhu cầu ở phòng riêng,
có bác sĩ chăm sóc riêng, sử dụng những thiết bị hiện đại nhất…
Tuy nhiên trong thực tế, người nghèo, vùng nghèo lại khó tiếp cận với các
dịch vụ y tế chất lượng tốt. Chất lượng chăm sóc y tế cho người nghèo kém hơn
so với chất lượng chăm sóc y tế cho người giàu, gây bất cân bằng xã hội.
1.2.2 Hiệu quả trong cung cấp hàng hóa y tế
 Hiệu quả kỹ thuật :
- Với cùng một sản lượng sử dụng ít nguồn lực hơn
- Với cùng số lượng nguồn lực đầu vào sẵn có, đạt mức sản

lượng tối đa
 Hiệu quả chi phí
- Chi phí thấp cho cùng mức sản lượng
- Sản lượng cao nhất cùng chi phí
Đạt hiệu quả kỹ thuật trước khi đạt hiệu quả chi phí
Vậy trong cung cấp hàng hóa y tế, hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật
được thể hiện: trong cùng một đơn vị thời gian, một bác sĩ khám chữa bệnh cho
nhiều người hơn, chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh ít hơn.
4
1.2.3 Quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong cung cấp hàng hóa y
tế
- Theo lý thuyết, để đạt được công bằng phải hy sinh một hiệu quả
nào đó.
Ngành y tế đạt được hiệu quả nếu có đủ các điều kiện về nguồn
nhân lực y tế, trang thiết bị và tài chính, tạo mọi điều kiện để chăm sóc
sức khỏe nhân dân một cách tốt nhất. Nhưng để làm được như vậy, Nhà
nước phải tăng đầu tư cho ngành Y. Và viện phí đóng vai trò quan trọng
trong cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe. Tuy vậy, viện phí lại có
tác động tiêu cực làm tăng sự bất công bằng trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân làm rào cản cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, làm cho người nghèo càng nghèo thêm.
- Theo lý thuyết, hàng hóa y tế luôn đạt được hiệu quả khi thực hiện
đúng nguyên tắc chuyển nguồn lực từ người giàu sang người nghèo, tức
là khi những người có thu nhập cao hơn, có nhu cầu sử dụng các dịch vụ
dặc biệt thì phải thanh toán thêm cho những dịch vụ này, trong đó Chính
Phủ đã đánh thuế lên hàng hóa dịch vụ đó. Tiền thu về từ việc đánh thuế
sẽ dành trợ cấp cho những người nghèo hơn khi sử dụng hàng hóa y tế.
Chăm sóc y tế phải được thực hiện dựa trên sự công bằng đồng
thời với việc nâng cao chất lượng hiệu quả trên cơ sở đảm bảo hiệu suất
cao, đẩy mạnh tính năng động của ngành y tế. Nếu công tác khám chữa

bệnh kém chất lượng hiệu quả thì cuối cùng cũng không có công bằng,
nếu hiệu suất và tính năng động của cán bộ y tế thấp thì cuối cùng công
bằng cũng thấp.
 Khi công bằng được đảm bảo trong y tế thì
• Về mặt tích cực
5
- Mọi người dân trong xã hội đều được tiếp cận, sử dụng hàng
hóa y tế, tạo lòng tin của người dân trong lĩnh vực y tế, góp phần ổn định
chính trị, xã hội.
- Phúc lợi, an sinh xã hội được nâng cao, tạo ra một xã hội tốt
đẹp, góp phần làm dân giàu nước mạnh, thúc đẩy các mối quan hệ nước
ngoài.
• Về mặt tiêu cực
- Một chương trình thực hiện công bằng không hiệu quả sẽ
không khuyến khích sản xuất đầu tư.
Thật vậy, nếu y tế được đảm bảo công bằng mà bác sĩ yếu kém về
chuyên môn, chất lượng dịch vụ y tế không được cải thiện, tức là y tế cơ
sở kém hiệu quả, không tạo động lực thúc đẩy cán bộ y tế làm việc, khó
tiếp cận với các cơ hội đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
- Ngoài ra, trong việc thực hiện công bằng sẽ có một số hàng
hóa y tế không đến tay người nghèo vì mục đích trục lợi của một số cá
nhân.
 Hậu quả của sự không công bằng
• Bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế, các chi phí đắt đỏ, và
sự mất lòng tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tạo nên một mối đe
dọa với ổn định xã hội.
• Bất công bằng dẫn đến sức khỏe của cộng đồng kém, sức lao động
giảm, năng suất lao động giảm, kinh tế xã hội giảm.
• Gây lãng phí chi tiêu công
• Không đảm bảo phúc lợi xã hội

• Phân hóa giàu nghèo
1.3 Sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hoá y tế
6
1.3.1 Thông tin bất cân xứng
1.3.1.1 Khái niệm
Là tình trạng khi giao dịch trên thị trường mà một bên nào đó tham
gia có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính, thông tin của
sản phẩm đang được giao dịch.
Theo Stinglizt và Akerlof thì vấn đề thông tin có thể gây ra sự sụp
đổ của toàn bộ thị trường, hoặc đưa thị trường vào tình huống lựa chọn
ngược đối với các sản phẩm chất lượng thấp.
Hình 1.1: Thông tin bất cân xứng làm cho tiêu dùng hàng thấp hơn mức
tối ưu xã hội
7
E’
O
P
E
S
D
Tổn thất xã hội dt E’ED’
D’
Q
P
E
P
E’
Q
E’
E

Q
E
O
P
E’
S
D’
Tổn thất xã hội dt EE’D
D
Q
P
E’
P
E
Hình 1.2: Thông tin bất cân xứng làm cho tiêu dùng hàng hoá vượt mức
tối ưu xã hội.
 Chênh lệch thông tin bao gồm những vấn đề chủ yếu sau :
- Thông tin không đầy đủ
- Thông tin không chính xác
- Thông tin không thể thu thập
- Thông tin bị che dấu
 Hậu quả của thông tin bất cân xứng
• Lựa chọn nghịch
- Diễn ra trước khi giao dịch
- Hàng hóa tốt bị hàng kém chất lượng đẩy khỏi thị trường.
• Tâm lý ỷ lại
- Xảy ra sau khi giao dịch
- Cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành
động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra.
1.3.1.2 Thông tin bất cân xứng trong cung cấp hàng hóa y tế

8
Xuất hiện thông tin bất cân xứng giữa bên cung cấp dịch vụ và bên
sử dụng dịch vụ. Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người
bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng
(cơ sở y tế, thầy thuốc) quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với
thông lệ “ cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “cung quyết định cầu”.
Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị
bằng phương pháp nào, điều trị bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy,
người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó,
bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa phương pháp điều trị.
Bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị. Do
vậy, hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy
thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Điều
nguy hiểm cho người bệnh là có thể bị bóc lột. Dựa vào giá biểu điều trị
và phương pháp sẽ được sử dụng để tính tiền, bác sĩ có thể kiếm lời bằng
cách tạo ra nhu cầu giả cho các dịch vụ của chính mình.
Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm
dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế. Vì vậy, chính phủ
phải có vai trò hạn chế những thất bại về thông tin của thị trường.
Do không có được những thông tin chính xác trong thị trường
hàng hóa mình cần nên người bệnh có thể có những quyết định không
chính xác cho sự lựa chọn của mình. Hàng hóa y tế lại là hàng hóa gắn
liền với sức khỏe, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu
khác. Khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải khám
chữa bệnh. Đây là đặc điểm không giống các loại hàng hóa khác. Người
bệnh trao “niềm tin” cho bác sĩ, tin tưởng vào những người thầy thuốc có
chuyên môn, tay nghề cao nên bệnh nhân có thể bị lợi dụng. Cũng do
thông tin bất cân xứng gây ra, người bệnh sẽ phải chịu mua thuốc ở mức
giá cao. Ba nguyên nhân khiến người bệnh nước ta phải chịu mức giá
thuốc quá cao là :

- Sự bất cập trong cơ chế quản lý họat động kinh doanh dược phẩm.
- Thiếu thông tin thị trường
9
- Sự yếu kém của công nghệ sản xuất trong nước dẫn đến độc quyền giá.
1.3.2 Ngoại tác
1.3.2.1 Khái niệm
Ngoại tác là phần lợi ích hoặc chi phí, gắn với dạng hoạt động cụ
thể hoặc là yếu tố sản xuất, mà những người ngoài nhận được.
1.3.2.2 Phân loại
 Ngoại tác tích cực
Đó là khi hành động của một người mang lại lợi ích cho người
khác, tức là những diện tích mà người nhận không mất tiền mua.
Trong việc cung cấp hàng hóa y tế, ngoại tác tích cực thể hiện ở
những vấn đề sau:
- Khi có công bằng trong cung cấp hàng hóa y tế, mọi người,
mọi nhà được tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách
dễ dàng hơn, nâng cao sức khỏe người dân, tăng nguồn nhân lực cho nền
kinh tế phát triển.
- Phúc lợi, an sinh xã hội được nâng cao, từ đó tạo ra một chế độ
xã hội tốt đẹp, góp phần vào quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tạo
nên một môi trường kinh doanh ổn định thu hút các nguồn vốn từ nước
ngoài.
- Công bằng trong y tế giúp giải quyết vấn đề về bệnh dịch tràn
lan, giảm chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó còn tạo được một nguồn
lao động khỏe mạnh, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, quy mô nền kinh
tế được mở rộng.
 Ngoại tác tiêu cực
Là hành động của một cá nhân hoặc công ty gây tác hại cho cá
nhân hoặc các công ty khác.
Trong việc cung cấp hàng hóa y tế cũng xuất hiện một vài ngoại

tác tiêu cực, ví dụ như :
- Trong các đợt trợ cấp cho người nghèo, do tham nhũng cửa quyền
của một số cán bộ quản lý và những người thực hiện mà những người
10

×