Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.69 KB, 20 trang )



TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN
Đề ba
̀
i :
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hà nội - 2011
2
MỤC LỤC
HỆ THỐNG CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................3
1. Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và những thách thức đặt ra cho các
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người nghèo..................................................4
2. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo hiện nay....................................7
3. Một số giải pháp về chính sách cho vấn đề CSSK người nghèo...................12
3.1 Những khó khăn trong việc thay đổi chính sách chăm sóc sức khỏe cho
người nghèo...................................................................................................12
3.2 Một vài giải pháp về chính sách CSSK cho người nghèo.......................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20

HỆ THỐNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSSK Chăm sóc sức khỏe
KCB Khám chữa bệnh
BHYT Bảo hiểm y tế
3
1. Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và những thách thức đặt ra
cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người nghèo
Ngành y tế Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã chủ trương định hướng
phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Định hướng này góp phần xứng


đáng vào thành quả của giai đoạn phát triển đất nước: giải phóng dân tộc (1945
- 1975); phục hồi phát triển kinh tế xã hội (1976 - 1986); Đổi mới (1987 – đến
nay).
Trong thập kỷ 80, Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể về chỉ số sức
khỏe: giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tỉ lệ chết mẹ tương đương với
các nước có mức thu nhập cao 2 – 3 lần Việt Nam.
Cuối thập kỷ 80, y tế Việt Nam phải đương đầu với nhiều thử thách
nghiêm trọng do hậu quả của việc suy thoái kinh tế. Ngân sách nhà nước không
còn khả năng duy trì hoạt động bình thường của hệ thống y tế bao cấp, đặc biệt
không còn khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu về thuốc. Đại hội VI của Đảng
Cộng Sản Việt Nam (1986) khởi xướng tư tưởng “Đổi mới”. Quyết định
“khoản 10” chuyển giao một số trách nhiệm của Hợp tác xã Nông nghiệp về
Hội nông dân. Tài chính cho các Trạm y tế xã trước đây dựa vào các Hợp tác
xã Nông nghiệp nay chuyển sang trách nhiệm của các Uỷ ban Nhân dân xã .
Ngân sách tuyến xã nói chung rất hạn chế, có xã khá, có xã qụan tâm ít đến y
tế. Do đó, một số Trạm y tế xã gặp khó khăn, có nơi phải nợ lương không có
tiền trả cho cán bộ y tế xã. Chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế
quốc dân tạo ra yêu cầu đa dạng về CSSK. Ngân sách Nhà nước có mức độ,
không thể đáp ứng yêu cầu CSSK đa dạng này. Suy thoái kinh tế, thiếu hụt
ngân sách y tế kết hợp với tình trạng phụ thuộc vào viện trợ trước đây và sự
dừng lại của một số nguồn viện trợ quan trọng đã là nguyên nhân của sự xuống
cấp trang thiết bị y tế và sự lạc hậu về kỹ thuật y tế. Cán bộ y tế với mức lương
rất thấp vốn được đào tạo để làm việc cho một số hệ thống y tế cao cấp lại phải
4
hoạt động trong khung cảnh kinh tế thị trường có yêu cầu CSSK đa dạng đã
nảy sinh hiện tượng “phí ngầm”.
Trước tình hình đó, ngành y tế đã đặt ra phải nỗ lực duy trì hoạt động
bình thường của hệ thống y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, mở rộng
hoạt động đáp ứng yêu cầu CSSK đa dạng, yêu cầu về thuốc, từng bước nâng
cao trang thiết bị y tế và kỹ thuật y tế, từng bước nâng cao đời sống của cán bộ

y tế chống hiện tượng tiêu cực. Nỗ lực duy trì hoạt động bình thường của hệ
thống y tế chính là nhằm thực hiện CSSK nhân dân và định hướng phòng bệnh.
Biện pháp để thực hiện các mục tiêu này dựa vào chủ trương đa dạng hoá và xã
hội hoá (huy động xã hội ) công tác y tế.
Năm 1989, Bộ Y tế đưa ra quyết định thu một phần viện phí để duy trì
hoạt động thường xuyên của các cơ sở y tế và cho phép hành nghề y dược tư
nhân để đáp ứng yêu cầu CSSK đa dạng. Việc thu một phần viện phí cho KCB
cũng giúp ngành y tế có thêm Ngân sách Nhà nước thực hiện các mục tiêu
phòng bệnh. Mặt khác, Nhà nước cũng đã có nhiều chủ trương để duy trì hệ
thống Trạm y tế xã, trong đó có những nỗ lực bảo đảm lương cho cán bộ y tế
xã Phí thu được tại các bệnh viện được dành 1 phần (25% - 30 %) làm tiền
thưởng cho cán bộ y tế, nâng cao đời sống của cán bộ y tế. Cũng trong tinh
thần huy động thêm nguồn lực cho y tế, Bảo hiểm y tế được xây dựng vào năm
1993 .
Tuy nhiên, việc thu một phần viện phí, thực hiện Bảo hiểm y tế và phát
triển y tế tư nhân ngoài mặt tích cực là huy động thêm nguồn lực cho y tế, còn
có những khía cạnh phải giải quyết như KCB cho người nghèo không có Bảo
hiểm y tế không có tiền trả viện phí tại cơ sở y tế công cũng như tư, hay việc
khám chữa bệnh thiếu chất lượng, dùng thuốc và xét nghiệm không hợp lý vì
lợi ích của người cung ứng.
5
Như vậy, những năm đầu đổi mới đã đặt ra nhiều vấn đề y tế công cộng,
trong đó còn có vấn đề y học dự phòng, vấn đề dịch tễ qúa độ, vấn đề nâng cao
sức khoẻ…
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Riêng ngành y tế cũng đã và
đang góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách thực
hiện một số cải cách quan trọng nhằm phát triển chất lượng các dịch vụ.
Đề cập đến vấn đề này, nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27-2, Thủ
Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nói chuyện với các giáo sư, bác sĩ,

lãnh đạo ngành Y về vấn đề cổ phần hóa bệnh viện và trợ giá thuốc cho người
nghèo. Thủ tướng nói: "Chăm sóc sức khỏe không chỉ cho người giàu mà còn
phải chú trọng đến người nghèo. Hiện nay 52% dân số (khoảng 44 triệu dân) là
những người hưởng lương, người thuộc diện chính sách, người nghèo và trẻ
dưới 6 tuổi đã có BHYT. Tuy nhiên, 20% trong số 48% còn lại chưa có BHYT
là đối tượng cận nghèo, dễ rơi vào đói nghèo nếu phải tự chi trả. Tính ưu việt
của chế độ ta trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là hết sức quan tâm đến người
nghèo…”. Trong số đó, người khuyết tật chiếm một bộ phận không nhỏ. Họ
cũng ít có cơ hội tiếp cận đến những dịch vụ chăm sóc phục hồi chức năng cơ
bản lâu dài vì gặp khó khăn về kinh tế. Có thể thể thấy rằng, từ những năm đổi
mới cho đến nay, ngành y tế đã và đang có đóng góp ngày càng lớn trong chăm
sóc sức khỏe cho người dân, tuy vậy, vẫn còn những thách thức không nhỏ cho
ngành y tế trong chăm sóc khỏe cho người nghèo
Trong tình hình đó, việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chất lượng chăm sóc y tế, đảm bảo công bằng xã hội, gia tăng việc tiếp cận về
chăm sóc sức khỏe của người nghèo là một trong những vấn đề cần thiết.
Không nằm ngoài mục đích này, bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng và thách
thức của y tế Việt nam trong chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, từ đó đưa ra
những giải pháp về chính sách trong quản lý và hoạt động của ngành y tế.
6
2. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo hiện nay
Để đảm bảo nguồn nhân sách duy trì các hoạt động của mình, hệ thống
bệnh viện công tiến hành thu phí đối với người sử dụng dịch vụ. Một số nhà lý
luận cho rằng việc thu phí tại bệnh viện công sẽ ngày càng cao lên để bảo đảm
chất lượng và hiệu qủa KCB. Việc này sẽ làm cho người nghèo ngày càng khó
tiếp cận hơn với KCB tại bệnh viện công có dịch vụ KCB với chất lượng và
hiệu quả cao.
Có nhà nghiên cứu đã so sánh thấy tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế giảm xuống
sau khi thực hiện chủ trương thu phí. Có nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển
y tế tưnhân sẽ dẫn đến lũng đoạn của y tế tư nhân và tăng giá phí y tế khiến cho

người nghèo càng khó khăn hơn trong KCB. Thậm chí ở Việt Nam hiện nay
khi ốm đau nếu không có tiền mua thuốc chỉ có chết, có người còn đi đến kết
luận là y tế hiện nay phục vụ người giàu, người có tiền. Câu trả lời là hệ thống
y tế Việt Nam bây giờ cũng như trước đây luôn luôn đảm bảo công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, mọi người dân đều được chăm sóc thiết yếu,
được KCB khi cần thiết. Vấn đề ở đây là công bằng hay ngang bằng, bình đẳng
trong CSSK.
Lý tưởng nhất là một hệ thống y tế bảo đảm CSSK ngang bằng (bình
đẳng) cho mọi người, ai cần thiết chăm sóc đến đâu sẽ được chăm sóc đến đó,
mọi người được CSSK, được KCB với chất lượng và hiệu quả cao, không mất
tiền. Tuy nhiên, vẫn đề đặt ra là trong xã hội có sự phân tầng kinh tế khác
nhau, có nhóm nghèo, nhóm trung bình và nhóm giàu, trong những nhóm đó,
người giàu dễ dàng có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao, trong
trường hợp nguồn lực y tế trong nước không thể chữa trị được họ có thể tự chi
phí để ra nước ngoài, đối với những người nghèo, nhà nước khó có thể đài thọ
họ làm được việc này. Nhà nước chỉ thực hiện được điều này khi nguồn lực dồi
dào, quỹ phúc lợi xã hội lớn, chính vì vậy, để làm được điều đó cần thực hiện
các bước trung gian để đi đến mục tiêu này.
7
Kinh nghiệm của Việt Nam trước đây, một hệ thống y tế bao cấp bình
đẳng, CSSK cho mọi người trong một nền kinh tế phát triển thấp với ngân sách
y tế thấp chỉ có được các dịch vụ CSSK và KCB với chất lượng, hiệu quả thấp,
kỹ thuật y tế lạc hậu. Trong điều kiện hiện nay, người nghèo thường chỉ nhận
được các dịch vụ CSSK, KCB ở mức chi phí cho phép nếu chỉ có Nhà nước
bao cấp. Đổi mới y tế ở Việt Nam đã phải huy động thêm nguồn lực đóng góp
của xã hội thông qua viện phí, Bảo hiểm y tế và y tế tư nhân. Ngành y tế đã
được cải thiện hơn nhiều nhờ có sự đóng góp này. Chất lượng và hiệu qủa
KCB của các bệnh viện được tăng lên. Có điều là, điều kiện phục vụ khác nhau
giữa người có tiền và người không có tiền. Tuy nhiên, ngay người nghèo nhất
cũng được hưởng chất lượng và hiệu qủa chăm sóc tốt hơn do điều kiện phục

vụ nói chung tốt hơn. Với chế độ trả phí và Bảo hiểm y tế được quy định tại
các bệnh viện, sự phát triển của y tế tư nhân và phòng bệnh, đặc biệt là tại các
bệnh viện công, tự nguyện trả phí để được phục vụ theo yêu cầu Người có tiền
có thể ở phòng bệnh rộng hơn, có điều hoà nhiệt độ, có người phục vụ theo ý
muốn, người nghèo ít tiền hơn phải ở phòng bệnh hẹp hơn, phải chấp nhận điều
kiện phục vụ mà Nhà nước có thể bảo đảm được.
Các cơ sở y tế Nhà nước, tuy thu phí nhưng chưa bao giờ từ chối hoàn
toàn người không có tiền, chưa có trường hợp bệnh nhân cấp cứu mà không
được nhập viện điều trị hay không có trường hợp bệnh nhân chuyển từ tuyến
dưới lên không được tiếp tục chữa chạy theo quy định. Nhiều bệnh viện đều
phải xét miễn giảm phí hàng ngày cho một số bệnh nhân nghèo ngoài quy định.
Đôi khi, những bệnh viện này còn phải cho bệnh nhân tiền ăn, cho bệnh nhân
tiền tàu xe khi xuất viện hoặc phải xuất tiền mai táng cho bệnh nhân nghèo nếu
chẳng may bệnh nhân bị chết.
Xét trên góc độ vĩ mô, Nhà nước có quy định miễn giảm phí cho những
huyện vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, hoặc những hộ gia đình nằm
trong diện nghèo. Một số tỉnh dùng quỹ xóa đói giảm nghèo của ngành xã hội
8

×