Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương ôn tập HKII Vật lý 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.48 KB, 5 trang )

Rắn Lỏng
Tài liệu ôn thi Vật Lí 6-Học Kì 2-năm học : 2010-2011
Ôn tập Thi học kì 2-Vật lí 6-Năm học : 2010-2011
I)-Lí Thuyết:
1-Bài 16 -Ròng Rọc
a-Tìm hiểu về ròng rọc:
-Ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay quanh trục
-Ròng rọc cố định là ròng rọc khi làm việc bánh xe của nó quay tại chổ.
-Ròng rọc động là ròng rọc khi làm việc bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển với vật.
b-Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
-Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
-Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
2-Bài 18-Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
-Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Ví dụ: quả cầu bằng thép khi đốt nóng thì thể tích của nó tăng lên.
3-Bài 19-Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
4-Bài 20-Sự nở vì nhiệt của chất khí.
-Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng,chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
5-Bài 21-Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
-Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
*Cấu tạo của băng kép:gồm 1 thanh đồng và 1 thanh thép được tán chặt vào nhau theo chiều dài của
thanh.
*Hoạt động:Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều bị cong lại.
*Băng kép được dùng vào việc đóng-ngắt tự động mạch điện (ví dụ : có trong bàn ủi điện)
6-Bài 22-Nhiệt kế-Nhiệt giai:
a-Nhiệt kế :là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
*Hoạt động dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của các chất.
*Các loại nhiệt kế:
-Nhiệt kế rượu : dùng để đo nhiệt độ không khí(khí quyển)


-Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
-Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể người(thân nhiệt)
b-*Trong nhiệt giai Xenxiut thì:
+ Nhiệt độ nước đá đang tan là O
0
C.
+ Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100
0
C
*Trong nhiệt giai Farenhai thì :
+ Nhiệt độ nước đá đang tan là 32
0
F.
+ Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212
0
F
7-Bài 24,25-Sự nóng chảy và sự đông đặc:
-Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
-Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng
chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Nóng chảy (ở nhiệt độ xác định)
Đông đặc (ở nhiệt độ xác định)
8-Bài 26,27-Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
-Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt thoáng của chất lỏng.
II)-Bài Tập:

A-Dạng bài tập giải thích các hiện tượng vật lí:
1. Tìm những ví dụ về việc sử dụng ròng rọc:
- Ròng rọc cố định: kéo cờ, người thợ xây đưa gạch, ngói lên cao ….
Tài liệu ôn thi Vật Lí 6-Học Kì 2-năm học : 2010-2011
- Ròng rọc động:dùng ở đầu cần cẩu, kéo các vật nặng lên cao…
2. Dùng ròng rọc có lợi gì?
-Dùng ròng rọc cố định giúp lam thay đổi hướng của lực kéo(được lợi về hướng), dùng ròng rọc động được lợi về lực.
3. Tại sao khi lấp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
-Phải nung nóng khâu vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán. Khi nguội đi khâu co lại xiết chặt
vào cán.
4. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
-Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra, thể tích tăng lên, nước dâng lên và tràn ra ngoài.
5. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
-Vì chất lỏng trong chai nở ra vì nhiệt bị nắp chai cản trở gây ra lực lớn đẩy nắp chai bật ra.
6. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng thì có thể phồng lên như cũ?
-Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả
bóng phồng lên như cũ.
7. Tại sao chỗ tiếp nối ở hai đầu thanh ray xe lửa lại có khe hở?
-Có để một khe hở, khi trời nóng đường ray dài ra. Do đó, nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị
ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
8. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
- Ống quản ở gần bầu thủy ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống khi đưa
nhiệt kế ra khỏi cơ thể.Nhờ đó đọc nhiệt độ cơ thể.
9. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
-Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây.
10. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía hay trồng chuối người ta phải phạt bớt lá?
-Để giảm bớt sự bay hơi nước,làm cây ít bị mất nước.
11. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?
- Mùa lạnh, khi mặt trời mọc sương mù lại tan, vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
B . Dạng bài tập tính toán:

Đổi từ
o
C sang
o
F
*37
0
C =0
o
C + 37
o
C
= 32
o
F + (37x1,8
o
F)
= 32
o
F + 66.6
o
F
= 98,6
o
F.
1-Đổi từ
o
C sang
o
F:

a- 27
0
C = = =
b-57
0
C = = =
C-Dạng bài tập về Quá trình chuyển thể của băng phiến,nước đá:
Hình vẽ dưới đây biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào ?








1 2 3 4 5 6 7
Thời gian (phút )



* Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó trong các khoảng thời gian sau ?
+ Từ phút 0 đến phút 1
+ Từ phút 1 đến phút 4
+ Từ phút 4 đến phút 7.
2-Một học sinh làm thí nghiệm theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian khi đun một chất
rắn và vẽ đường biểu diễn (hình vẽ). Căn cứ hình vẽ(đồ thị) hãy trả lời câu hỏi sau:
Nhiệt độ (
o
C)


-4
-2
0
2
4
6
Tài liệu ôn thi Vật Lí 6-Học Kì 2-năm học : 2010-2011
t
o
C
100
90
80
70
60
50
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 t ( phút)
a. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy? Chất rắn là chất nào?

b. Để đưa chất rắn từ 50
0
C lên đến 80
0
C cần thời gian bao lâu?

c. Chất rắn bắt đầu nóng chảy ở phút thứ mấy ? Thời gian bắt đầu nóng chảy và đến khi nóng
chảy hoàn toàn kéo dài bao lâu?

d. Chất rắn động đặc hoàn toàn trong thời gian bao lâu?Từ phút thứ mấy nhiệt độ của chất rắn

bắt đầu
giảm?

D-Dạng bài tập trắc nghiệm:
1. Khi dùng ròng rọc động ta có lợi gì?
A Lực kéo vật B Hướng của lực kéo
C Lực kéo và hướng của lực kéo D không có lợi gì
2. Trong các câu sau câu nào không đúng?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
B.Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
3. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A.Ròng rọc cố định.
B. Ròng rọc động.
C.Mặt phẳng nghiêng.
D. Đòn bẩy
4. Tác dụng của ròng rọc cố định là:
A) Làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật
B) Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C) Không làm thay đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp.
D) Vừa làm thay đổi hướng vừa làm thay đổi cường độ của lực
5. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn
A. Khối lượng vật tăng B. Khối lượng vật giảm
D. Khối lượng riêng vật tăng C. Khối lượng riêng vật giảm
6. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào
A) Hơ nóng nút B) Hơ nóng cổ lọ C) Hơ nóng đáy lọ D)Hơ nóng nút và cổ lọ
7. Hiện t ượng nào xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng
A. Thể tích chất lỏng tăng B. Thể tích chất lỏng giảm
C. Thể tích chất lỏng không đổi D. Thể tích chất lỏng tăng rồi giảm

8. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một
lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh.
A.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D.Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó tăng.
9. Các chất nào khác nhau nở vì nhiệt giống nhau ?
Tài liệu ôn thi Vật Lí 6-Học Kì 2-năm học : 2010-2011
A. Chất khí B. Chất lỏng C. Chất rắn. D. Cả ba chất trên .
10. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ bóng bàn bị nóng mền ra và bóng phồng lên. B. Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra.
C. Nước nóng tràn vào trong bóng. D.Không khí bên trong quả bóng nóng lên nở ra.
11. Sắp xếp sự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều sau đây, cách nào đúng ?
A. R ắn, khí, l ỏng B. Khí, rắn, lỏng C. Rắn, lỏng, khí D. Lỏng, khí, rắn
12. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A) Khối lượng B) Trọng lượng
C) Khối lượng riêng D) Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng
13. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray
A.Vì không thể hàn hai thanh ray được B.Vì để lắp đặt các thanh ray được dễ dàng hơn
C.Vì khi nhiệt độ tăng ,thanh ray có thể dài ra D.Vì chiều dài của thanh ray không đủư
14. Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc:
A. Đóng ngắt tự động mạch điện B. Đo trọng lượng của vật
C. Đo nhiệt độ của chất lỏng D. Đo nhiệt độ chất rắn bất kì
15. Trong thời gian nóng chảy hoặc đông đặc thì nhiệt độ của vật sẽ:
A. Tăng B. Giảm C. không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm
16. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :
A. Sự nóng chảy. B. Sự đông đặc . C .Sự ngưng tụ. D. Sự bay hơi .
17. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật :
A.Thay đổi . B. Không thay đổi. C. Luôn luôn tăng. D.Luôn luôn giảm.
18. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A.Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.
B.Đốt một ngọn nến.
C.Đốt một ngọn đèn dầu.
D.Đúc một cái chuông đồng.
19. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể:
A. Rắn sang lỏng B. Lỏng sang rắn C. Lỏng sang hơi D. Hơi sang lỏng
21. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của băng phiến sau đây, câu
nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
22. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là :
A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi . C. Sự đông đặc. D .Sự nóng chảy.
23. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là :
A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi . C. Sự đông đặc. D .Sự nóng chảy.
24. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B.Xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng.
C.Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định
25. Khi làm muối,người ta đã dựa vào hiện tượng nào?
A. Bay hơi B. Ngưng tụ C Đông đặc D. Nóng chảy.
26. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh, khi: C
A. Nước trong cốc càng lạnh. B. Nước trong cốc càng nóng.
C. Nước trong cốc càng nhiều. D. Nước trong cốc càng ít.
27. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây B. Sương mù
C. Hơi nước D. Mây
28. Theo Xen-xi-ut, nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nhiệt độ của nước đá đang tan là: A

A. 100
0
C và 0
0
C B. 100
0
C và 32
0
F C. 212
0
F và 32
0
F D. 100
0
C và 212
0
F
29. Nhiệt độ 0
0
C trong nhiệt giai Xenxiút ứng với nhiệt độ …… trong nhiệt giai Farenhai?
A. 180
0
F B. 100
0
F C. 1,8
0
F D. 32
0
F
Tài liệu ôn thi Vật Lí 6-Học Kì 2-năm học : 2010-2011

×