Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.51 KB, 2 trang )
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN-QUẬN 1
ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ 7
NĂM HỌC 2013-2014
I/ LÝ THUYẾT – VẬN DỤNG
1) Nhật (Nguyệt) thực là hiện tượng gì? Nhật (Nguyệt) thực xảy ra khi nào?
2) Phát biểu nội dung Định luật truyền thẳng ánh sáng và Định luật phản xạ ánh sáng.
3) a) So sánh ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm?
b) Nêu một ứng dụng của gương cầu lồi (lõm) và cho biết nhờ vào tính chất nào mà gương cầu lồi
(lõm) được ứng dụng trong trường hợp đó?
4) a) Nguồn âm là gì? Đặc điểm chung của các nguồn âm là gì?
b) Nêu 3 ví dụ về nguồn âm và cho biết bộ phận dao động phát ra âm trong 3 ví dụ vừa nêu.
5) a) Độ cao (to) của âm phụ thuộc vào đại lượng nào? Nêu khái niệm đại lượng đó.
b) Muốn tiếng trống (đàn, sáo) phát ra âm cao (to) hơn, ta phải làm sao? Giải thích cách làm.
c) Âm do bạn nữ phát ra có độ cao như thế nào so với bạn nam? Vì sao?
d) Nêu giá trị độ to của ngưỡng đau.
6) a) Âm truyền được qua môi trường nào? và không thể truyền được qua môi trường nào?
So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường.
b) Tại sao để phát hiện tiếng vó ngựa từ xa, người ta áp tai xuống đất để nghe?
7) a) Âm phản xạ là gì?
b) Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt (kém)? Cho vài ví dụ.
Tại sao trong các phòng chiếu phim, phòng thu âm người ta thường làm tường sần sùi, treo rèm
nhung và trài thảm?
c) Ta nghe được tiếng vang khi nào?
II/ BÀI TẬP
8) Hãy vẽ tia phản xạ tương ứng trong hình bên và cho biết số đo của góc tới.
9) Hãy vẽ ảnh của điểm S tạo bởi gương phẳng bằng 2 cách:
10)Hãy vẽ vị trí đặt gương phẳng phù hợp để điểm sáng S cho ảnh S’.
11)Có 2 vật A và B dao động với kết quả như bảng bên (hoặc đếm số dao động từ hình vẽ):
- Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao
- Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?