Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.73 KB, 18 trang )



MỤC LỤC

NỘI DUNG 1
1. Khái niệm Tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. 1
1.1. Tính thống nhất là gì? 1
1.2. Tính đa dạng là gì? 1
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng dân tộc. 1
2.1. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất 1
2.2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng
dân tộc 8
3. Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện nay. 11
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15








LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ 5 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam đã chỉ ra nghị quyết về xây dựng và phát triển một nền văn hóa có
đặc điểm: tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, thay cho quan niệm nền văn
hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng và
tính nhân dân được nêu ra trước đây. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị,


pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong quá trình
phát triển đất nước, được coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển và hội
nhập kinh tế. Vốn dĩ, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác người ta thường
nhắc tới văn hóa. Bởi những giá trị truyền thống được chắt lọc lâu đời đã tạo cho
Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
dạng với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Hay nói cách khác, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên
nhiều mặt, từ cơ sở nền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn
tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Và đây cũng chính là lí do nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Nền văn hóa
Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là để hiểu rõ được sự đa dạng và phong phú văn hóa Việt
Nam, các sắc thái và các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước
Việt Nam, của các vùng, các địa phương trong nước. Nghiên cứu sự thống nhất
văn hóa Việt Nam trải qua các thời kì lịch sử, hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Hiểu rõ Các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng tạo
văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện được rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh


thần của dân tộc. Đồng thời, có thêm sự hiểu biết tình hình văn hóa Việt Nam
hiện nay có xu hướng hợp tác, giao lưu văn hóa nước ngoài được mở rộng.
3. Những nội dung chính
Với đề tài trên nhóm xin trình bày những nội dung cơ bản như sau: Tính thống
nhất là gì? Tính đa dạng là gì? Tính thống nhất của văn hóa Việt Nam, Tính đa
dạng của văn hóa Việt Nam và Tính thống nhất và đa dạng văn hóa Việt Nam
hiện nay.

Trang 1


NỘI DUNG

1. Khái niệm Tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
1.1. Tính thống nhất là gì?
Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam là tính nhất trí với nhau, hòa
quyện bình đẳng, không mâu thuẫn với nhau, hợp lại thành một khối, cơ cấu tổ
chức và có sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng
dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung nhất.
1.2. Tính đa dạng là gì?
Tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện rất khác nhau giữa
các lĩnh vực phong tục tập quán, kinh tế -xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đây
là nhân tố để giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc, là điểm để phân biệt vùng
này với vùng khác, mỗi vùng có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa
dạng, phong phú của vùng.
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng dân tộc.
2.1. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất
Đất nước ta có 54 dân tộc từ cổ chí kim đều xuất phát từ truyền thống con
lạc cháu hồng cùng chung tay góp sức tạo nên giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa
riêng. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân
tộc. Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 đã nêu rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm
những giá trị văn hóa truyền thống bền vững, những tinh hoa của những cộng
đồng của các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước”.
Trang 2


Bản sắc dân tộc: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng
tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc
văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc
đáo”.
Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng
dân tộc Việt Nam có nền văn hóa chung nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn
tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước
ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ
sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất
dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của
các dân tộc anh em. Khẳng định một truyền thống đã trải qua hàng nghìn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em Việt Nam đã gắn bó keo
sơn, đoàn kết một lòng, chung một khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc, đã vượt
qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, cống hiến to lớn về sức người, sức
của, máu xương cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Cũng trong suốt chặng đường lịch sử đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang
ấy, các thế hệ cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam đã không ngừng xây dựng,
bồi đắp nên nền văn hóa Việt nam - một nền văn hóa thống nhất, tiên tiến và đậm
đà bản sắc Việt Nam, hội tụ và hòa quyện những phẩm chất, tinh hoa văn hóa các
dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Qua đó ta thấy rằng bản sắc văn hóa là tổng hợp các giá trị tinh thần sức
mạnh và sáng tạo của dân tộc ta cho giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam giữ vững
được tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát
triển được thể hiện:
Trang 3

• Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần
dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống

và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Mất bản sắc văn hóa
dân tộc tức là dân tộc bị đồng hóa chỉ còn lại cái vỏ bề ngoài.
• Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân
tộc truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc
sống và sự sáng tạo của các thế hệ. Đó là truyền thống được tạo ra và hun đúc
trong lịch sự hình thành và phát triển của dân tộc.
• Bản sắc văn hóa dân tộc còn biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững
của dân tộc Việt Nam, là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc, tiêu biểu là:
- Tinh thần yêu nước nồng nàn.
Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội
mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ
và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên
thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình
thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có
thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc
Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị
truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu
điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân,
luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản
sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt
nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới
đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng,
sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là
tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất
nước nhất định.
Trang 4

Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó
còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu
như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng.

Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ
thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa
thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các
cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào
trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù
mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt
qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến
đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu
của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn
Việt Nam.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên
thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình
thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu
hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử
đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là
một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ
chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy
nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc
lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên
12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào
tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức
mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác
cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
Trang 5

báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi
nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

- Ý chí tự lập, tự cường dân tộc.
Ý chí tự lập, tự cường dân tộc thể hiện trước hết ở việc khẳng định nền độc
lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là
điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Từ thời cổ đại, người Việt đã thể hiện ý
chí tự lập, tự cường dân tộc, thông qua hành động kiên quyết không khuất phục
trước bất kỳ kẻ thù nào dù chúng có hùng mạnh và tàn bạo đến đâu đi nữa.
Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mặc dù bị đô hộ song chúng ta không để mất
đất, mất dân, không chịu khuất phục, không bị đồng hóa. Và, cuối cùng chúng
ta đã thắng giặc ngoại xâm, hiên ngang khẳng định quyền sống và nền độc lập
dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân – gia đình –
làng xã – tổ quốc.
Xét từ nguồn gốc, mọi con dân đất Việt dù ở đâu và làm gì đều có chung
nguồn cội, đều là con Hồng cháu Lạc được sinh ra từ “bọc trăm trứng” của mẹ
Âu Cơ. Vì vậy, tiếng gọi “đồng bào” là tiếng gọi thân thiết và linh thiêng, đánh
thức cội nguồn nòi giống dân tộc. Đoàn kết bắt nguồn tự cội nguồn (“bọc trăm
trứng”) đi đến “đồng bào”, tỏa rộng ra cộng đồng “Nhà - Làng - Nước”, hình
thành nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết. Đoàn kết từ trong mỗi gia
đình dòng họ, lan ra làng - xã và phát triển đến đoàn kết dân tộc. Đó chính là
sức mạnh, là điểm tựa tinh thần vững chắc của con người và cả dân tộc Việt
Nam trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
- Tình yêu thương con người, lòng nhân ái và khoan dung.
Trang 6

Thương người là phẩm chất đạo đức cao đẹp, trở thành giá trị truyền thống
của con người và dân tộc Việt Nam. Tình yêu thương con người bắt nguồn từ
chính cuộc sống lao động, chiến đấu của con người Việt Nam từ thời cổ đại,
được phát triển qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược với phương
châm “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách” đi đến “bầu ơi thương lấy bí
cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và “nhiễu điều phủ lấy giá

gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chính tình yêu thương
con người đó đã được nhân dân ta chắt chiu, giữ gìn, phát triển và trao truyền
qua nhiều thế hệ và trở thành lối sống, lẽ sống ở đời.
Nhân ái, khoan dung là đức tính tốt đẹp, trở thành một trong giá trị truyền
thống tiêu biểu của con người và dân tộc Việt Nam. Nó có nguồn gốc sâu xa
trong điều kiện sống, vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu chống giặc ngoại
xâm, đồng thời vừa chắt chiu nuôi dưỡng giống nòi Việt Nam. Còn nguồn gốc
trực tiếp của “nhân ái, khoan dung” là tình yêu thương con người – “thương
người như thể thương thân”.
Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam được thể
hiện không chỉ đối với những con người lầm lỗi trong xã hội (“đánh kẻ chạy đi,
không ai nỡ đánh người chạy lại”), mà còn đối với cả những kẻ thù xâm lược.
Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, cha ông chúng ta luôn vì đại
nghĩa – “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Khi kết
thúc chiến tranh, chúng ta không giết tù binh, mà còn cung cấp lương thực, thực
phẩm, thuốc men và phương tiện để họ về nước. Sau đó, chúng ta thực hiện chủ
trương hòa giải “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” để cùng hợp tác và phát
triển vì hòa bình và tiến bộ xã hội.
Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam còn thể hiện
sâu sắc trong cuộc sống, sinh hoạt ở mỗi gia đình, dòng họ, mỗi cộng đồng
người. Đó là lối sống hòa thuận, đoàn kết, thương yêu “lá lành đùm lá rách”,
Trang 7

“tối lửa tắt đèn có nhau” trong “tình làng nghĩa nước”,… Lòng nhân ái, khoan
dung được phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu thành những phương châm
sống: “Có lý, có tình”, “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,…
- Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta.
Cần cù, thông minh, sáng tạo là đức tính vốn có ở nhiều dân tộc trên thế
giới. Người ta thường nói, “cần cù như người Nga, thông minh như người Đức,
thực dụng như người Mỹ và sáng tạo như người Nhật”. Điều đó nói lên tính

cách tiêu biểu của mỗi dân tộc trong những điều kiện lịch sử - cụ thể.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức
tính “cần cù, thông minh, sáng tạo” với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức tính
và sắc thái này được hình thành, phát triển trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên,
lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ
dân tộc nào trên thế giới.
Từ rất sớm, con người và dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên và
thường trực chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (nắng hạn đan xen
với bão lụt, “nóng như thiêu như đốt” đan xen với “rét cắt da cắt thịt”) để khai
hoang mở cõi; vừa sản xuất với “hai sương một nắng” lại vừa phải chiến đấu
chống giặc ngoại xâm với những đội quân to lớn và tàn bạo; vừa phải “tự lập tự
cường” vừa phải thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với phương châm
“dĩ bất biến, ứng vạn biến” để tồn tại và phát triển đi lên. Chính thực tiễn khắc
nghiệt và phức tạp ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên đức tính “cần cù, thông
minh, sáng tạo” của dân tộc Việt Nam.
- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan. Đó chính là tinh thần mang
“tính chất triết lý xã hội và nhân sinh, căn cứ trên một nhận thức nhất định về
cuộc sống, về lịch sử”. Tinh thần lạc quan đó xuất phát từ quy luật phát triển tất
Trang 8

yếu của cuộc sống, từ niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người và dân
tộc, nhất là niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tinh thần lạc quan
cách mạng của con người và dân tộc Việt Nam đã trở thành sức mạnh, được thể
hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể là, chúng ta không chỉ vượt
qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn đưa nền kinh tế phát triển nhanh
với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hơn 7,2%/năm; đã giảm tỷ lệ nghèo đói
từ 58% vào năm 1993 xuống 14% năm 2011; đời sống của các tầng lớp nhân
dân đều được cải thiện tốt hơn; chế độ chính trị - xã hội luôn ổn định; vị thế và

uy tín của đất nước ngày càng nâng cao trên thị trường quốc tế.
Vì vậy tính thống nhất văn hóa các dân tộc còn đậm nét cả trong các hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc lập, là 1 tổng thể những phẩm chất, tính
cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chính sức mạnh và sức sáng tạo này đã giữ vững
được tính thống nhất, có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền vững với môi trường
xã hội-tự nhiên và với quá trình lịch sử dân tộc đó đã tồn tại.
2.2 . Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân
tộc
Nước Việt Nam là một nước đa dạng về sắc tộc-54 dân tộc, mỗi dân tộc
người Việt Nam có một giá trị văn hóa hoàn toàn khác nhau, có những nét riêng
tạo nên văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Và quá trình hội tụ
bắt nguồn từ những trung tâm khác nhau nên nó không mang tính đơn tuyến
trong sự biệt lập, mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên
những đường đồng quy, những cơ chế văn hóa tộc người đa thành phần. Sự đa
dạng này được thể hiện trong các khía cạnh dưới đây:
- Tín ngưỡng:
Trang 9

Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã
thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình
mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được
vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục
hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của
các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng.
Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất
nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần
Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa, những vị thần gắn với những ước mơ
thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng
ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với

hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống
vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của
họ. người Việt thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần
trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân
chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ
họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị thần Quan Công,Thần
Tài. Người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome,
- Tôn giáo:
Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng
giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác như Công
giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác
gồm Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo.
Trong đó, Phật giáo Đại thừa được nhiều người thừa nhận là tôn giáo chính
của người Việt, người Hoa, và một số dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi
phía Bắc như Mường, Thái, Tày, Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ
thế kỷ 16 và hiện nay Việt Nam có khoảng 8% dân số là tín đồ Công giáo, đứng
Trang 10

hàng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines. Cùng với Công giáo, một hệ phái
khác của đạo Cơ đốc là Tin Lành cũng xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ
20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên, ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người theo đạo.
- Ngôn ngữ:
Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam
thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ:
Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ
Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,
Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,
Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,
Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,

Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ
Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,
Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,
Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,
Ngoài ra, sự đa dạng văn hóa còn thể hiện ở những khía cạnh khác như:
phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, lễ hội,
Tóm lại, văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam đa dạng và phong phú. Văn
hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc
thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:
• Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên
tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những
Trang 11

phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt
cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư
tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền
đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
• Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân
tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt
Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt
chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn
hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của
Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa
của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết
hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và
tộc người ở Tây Nguyên.
• Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng
với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt
cổ từ thời Hồng Bàng đã ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm
nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến

những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu
hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch
sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ
sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hóa
riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa
Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. Vì vậy, có thể nói nền văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.
3. Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện nay.
Trang 12

Người ta nói thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa, thế kỷ của xã hội tri thức,
của toàn cầu hóa và đưa ra nhiều kịch bản khác nhau: văn hóa và phản văn hóa,
đối thoại và xung đột. Nhân loại đang cổ vũ cho sự đa dạng văn hóa và đối thoại
văn hóa để xây dựng một nền văn hóa của toàn hành tinh với tất cả những bản
sắc văn hóa khác nhau của các cộng đồng.
Với tình hình đó, Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 vừa đáp ứng những đòi
hỏi bức xúc của cuộc sống, vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp
xây dựng, cũng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội văn hóa
trên con đường phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Với quyết tâm đó, toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu để
tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hóa, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền
văn hóa nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong
lịch sữ và trong thế giới hiện đại.
Quán triệt quan điểm của Đảng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm gần đây, nền văn hóa dân tộc
đã đạt được những bước phát triển đáng kể: các giá trị văn hóa của hơn 50 dân
tộc được kế thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được
mở rộng; một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng
bước được hình thành; nhiều di sản văn hóa được giữ gìn, tôn tạo; các phong trào

“đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” phát triển
rộng khắp…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng
của quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, mặt trái của cơ chế thị
trường, xu thế xâm lăng văn hóa đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận quần chúng nhân dân. Công tác quản lí các lĩnh vực hoạt
động văn hóa, tư tưởng còn những biểu hiện buông lỏng, né tránh. Một số lĩnh
Trang 13

vực: báo chí - xuất bản, văn học - nghệ thuật, giáo dục - đào tạo bị khuynh hướng
“thương mại hóa” chi phối, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích. Những yếu tố
tiêu cực này đặt nền văn hóa Việt Nam ngày nay đối mặt nguy cơ phai nhạt bản
sắc dân tộc, thoát li nền tảng hệ tư tưởng chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, từng bước bị thay thế bằng các hệ tư tưởng tư sản, hình thành quan điểm,
tư tưởng, lối sống theo kiểu phương Tây.
Và đứng trước tình hình đó, mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là thế hệ
thanh niên, trí thức trẻ càng phải nhận thức được vai trò của bản thân trong xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo
định hướng đã đề ra. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt để
mỗi người đều trở thành một bông hoa đẹp có ích, qua đó thể hiện được bản sắc
văn hoá dân tộc trong từng lời nói, hành động. Làm được điều đó có nghĩa là
chúng ta đã góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và đẹp đẽ
trong mắt bạn bè quốc tế.

Trang 14

KẾT LUẬN
Ở nước ta, văn hóa được đặt cạnh phát triển để xây dựng cuộc sống được
cân bằng và văn hóa phải đảm đương chức năng giáo dục, giáo dưỡng con người

theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta: tất cả vì con người – xây dựng xã hội có
dân trí cao, có tự do dân chủ và bình đẳng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Do đó, trong thế kỷ mới văn hóa Việt Nam sẽ mang dấu ấn của thời đại:
Đó là xu thế toàn cầu hóa để đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển của thế
giới. Chúng ta với một tinh thần khoan dung, chấp nhận cộng sinh văn hóa với
một thái độ thích nghi. Dù tình hình có thay đổi như thế nào, thì với lối ứng xử
như vậy sẽ giúp dân tộc ta đi vào dòng thác phát triển của nhân loại, tự mình làm
phong phú thêm bản sắc, bản lĩnh văn hóa, thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng dân tộc đồng thời khẩn trương kiên quyết từ bỏ những nếp nghĩ, nếp sống
không còn phù hợp. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc
đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu
và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua
nhiều thế hệ. Có như vậy mới tránh được tình trạng dần mất đi bản sắc của dân
tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải.
Tóm lại, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa
dạng trong cộng đồng dân tộc là một bộ phận trong sự nghiệp Cách mạng xã hội
chủ nghĩa của nước ta. Cho nên nó đòi hỏi ý chí Cách mạng kiên định, trình độ
trí tuệ và tính tự giác cao. Để xây dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất mà
đa dạng trong cộng đồng các dân tộc cần phải tăng cường các biện pháp kinh tế,
luật pháp, giáo dục, hành chính, phối hợp các lực lượng toàn xã hội từ gia đình,
trường học, các đoàn thể các tổ chức kinh tế xã hội, các lực lượng trực tiếp là văn
hóa , văn nghệ, thông tin, báo chí, sự lãnh đạo của các cấp Bộ Đảng sự quản lý
của các cấp chính quyền. Muốn phát triển bình thường phải bình thường hóa mọi
mặt của cuộc sống. Bình tĩnh, tự tin và khẩn trương hội nhập, không thể “sốt
ruột” rồi tự dày vò mình và do dự trước sự biến đổi của tình hình.
Trang 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội -2011.
2. Website:
3. Website:
4. Website:
5. Website:




×