GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Công ty TNHH Nguyễn Hồng Gia là công ty nhỏ và vừa hoạt động trong
lĩnh vực ngành nghề in ấn. Tính đặc thù của ngành này là người tiêu dùng
là người cảm thụ sản phẩm nhưng khách hàng trực tiếp là các tổ chức
kinh tế hoạt động trong tấc cả các ngành nghề khác.
- Mặc dù công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất khép kín (in
ấnthành phẩm ) và chú trọng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng hiệu
quả hoạt động công ty trong thời gian qua không cao, thương hiệu chưa
có vị trí đứng trên thị trường thì uy tín ngày càng giảm, khách hàng cũ
lần lược ra đi, khách hàng mới thì e dè khi đặt hàng…nhận thấy có sự bất
ổn trong hoạt động công ty.
- Sang năm 2010, công ty thay đôỉ hình thức sở hữu, chuyển sang công ty
cổ phần, kêu gọi vốn góp đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó
cần phải đánh giá tình hình hoạt động công ty một cách minh bạch và xây
dựng một chiến lược phát triển rõ ràng mang laị lợi ích cho các nhà đầu
tư để tạo niềm tin cho các cổ đông góp vốn.
Vì những tình hình và yêu cầu trên mà em chọn đề tài: “XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH NGUYỄN HỒNG GIA ĐẾN NĂM
2015” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu đề tài:
- Phân tích thực trạng và tình hình hoat động của công ty nhằm đánh giá
các yếu tố cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển công ty.
- Kiến nghị chiến lược phát triển công ty và giải pháp thực hiện đến năm
2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Đối tượng nghiên cứu : Chiến lược phát triển công ty TNHH Nguyễn Hồng
Gia đến năm 2015
Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Nguyễn Hồng Gia.
4. Quy trình và phương pháp thực hiện:
Quy trình thực hiện:
Phân tích, đánh giá thực trạng công ty
Giải pháp cần thiêt để thực hiện chiến lược
Hình thành chiến lược, đánh giá và lựa chọn chiến lược
Nhận dạng công ty qua ma trận SWOT
Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu cơ sở lý luận về chiến lược phát triển
Dữ Liệu
2
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp định tính như nhận dạng, phân tích, đánh giá, diễn giải,
kiến nghị…
- Sử dụng tài liệu thứ cấp từ các tài liệu lưu trữ tại công ty.
- Sử dụng thông tin tư vấn của các chuyên gia.
5. Nội dung thực hiện:
• Lời mở đầu
• Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược.
• Chương II: Phân tích các yếu tố cơ bản để xây dựng chiến lược phát
triển công ty.
• Chương III: Xây dựng chiến lược phát triển công ty đến năm 2015 và
những giải pháp thực hiện chiến lược.
• Kết luận.
3
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN.
1.1.1 Khái niệm về chiến lược.
Thuật ngữ “ chiến lược “ xuất phát từ lĩnh vực quân sự và có từ rất xưa trong
lịch sử loài người. Sau chiến tranh thế giới thứ hai thì khái niệm này được ứng dụng
trong quản lý và kinh tế quản lý. Chiến lược là sử dụng hợp lý bình lực trong những
không gian và thời gian cụ thể để khai thác cơ hội,tạo sức mạnh tương đối để dành
thắng lợi trong cuộc chiến.
Đến nay có rất nhiều khái niệm về chiến lược:
Giáo sư người Mỹ đại học Haward, Alfred Chandler (1962): “ chiến lược bao
gồm việc ấn định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa
chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bố các nguồn tài nguyên thiết yếu
để thực hiện chiến lược đó”.
Theo McKinsey (1978) "Chiến lược là một tập hợp của các chuổi họat động
được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh bền vững."
Còn giáo sư Michael E.Porter ( 1979) định nghĩa: ” chiến lược, thứ nhất là
tạo ra vị thế có giá trị độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt, thứ hai là lựa chọn
các hành động khác với nhà cạnh tranh, thứ ba là tạo ra sự phù hợp giữa tấc cả các
hành động của công ty”.
Johnson & Scholes (1999): "Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng
4
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
các nguồn lực của nó trong moi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và
thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan".
Theo các tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003) “Chiến lược
là tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt
được các mục tiêu.”
…
Như vậy từ rất nhiều khái niệm trên ta có thể khái quát :chiến lược là sử
dụng hợp lý các nguồn lực để khai thác cơ hội nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để từ
đó có thể tạo nên sự phát triển và bền vững cho doanh nghiệp.
Nguồn lực
Lợi thế cạnh tranh
Phát triển
Sử dụng
Tạo ra
Củng cố
Tích lũy
Hình 1: Mô hình chiến lược.
Nguồn: Phạm Văn Nam_GVĐHKT
Cơ sở của chiến lược là khai thác nguồn lực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
trong những ràng buôc về môi trường và nguồn lực.
Điểm cốt lõi của nguồn lực là tìm ra con đường tối ưu để đạt mục tiêu.
5
SVTH: Võ Trọng Hân
Bên ngoài
Bên ngoài
C
ơ
h
ộ
i
Đ
e
d
ọ
a
Đ
i
ể
m
m
ạ
n
h
Đ
i
ể
m
y
ế
u
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
1.1.2 Quản trị chiến lược.
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như
tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực
hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như
tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp.
Quản trị chiến lược là một quá trình liên kết bên trong và bên ngoài để xác
định một phương án chiến lược phù hợp.
Quản trị chiến lược là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác
định hiệu suất dài hạn.
Hình 2: phương án chiến lược
Nguồn: Hình thành chiến lược- Phạm Văn Nam
Quản trị chiến lược là một quá trình gồm ba giai đoạn lớn kết hợp chặt chẽ
vơi nhau.
6
SVTH: Võ Trọng Hân
Hình thành, phân tích, chọn lựa CL
Hình thành, phân tích, chọn lựa CLHình thành, phân tích, chọn lựa CL
Thực thi chiến lược
Thực thi chiến lượcThực thi chiến lược
Kiểm tra và thích nghi CL
Kiểm tra và thích nghi CL
Kiểm tra và thích nghi CLKiểm tra và thích nghi CL
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Hình 3: các giai đoạn của quản trị chiến lược.
Nguồn : Hình 1.2 - Các giai đoạn quản trị chiến lược- Nguyễn Thị Liên
Diệp, Phạm Văn Nam (2003)
1.1.3 Vai trò của quản trị chiến lược.
Định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp thấy
rõ mục đích và hướng đi của mình.
Tạo sự thống nhất trong hành động của doanh nghiệp.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
7
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Đối phó và thích nghi nhanh với những biến đổi của môi trường cạnh tranh
bởi vì các yếu tố cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu luôn luôn thay đổi.
1.1.4 Cấp chiến lược.
Các cấp chiến lược.
Chiến lược cấp công ty.( chiến lược tổng thể- chiến lược chung)
Xác định mục tiêu, mục đích, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản
để đạt được mục tiêu.
Mang tính dài hạn và làm cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh tranh và chiến
lược cấp chức năng.
Có phạm vi toàn doanh nghiệp
Chiến lươc cấp kinh doanh (SBU).
Là chiến lược gắn liền với sản phẩm, thị trường hay lĩnh vực kinh doanh cụ
thể.
Xác định cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đóng góp sự thành công chiến lược cấp công ty.
Chiến lược cấp chức năng.
Là chiến lược được xác định cho những hành động cụ thể của doanh nghiệp.
Thể hiện qua các chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược đầu
tư.
Cụ thể hóa chiến lược công ty và chiến lược SBU trong những hoạt động cụ
thể.
Là cơ sở xây dựng kế hoạch hành động.
Dù ở mức nào, các chiến lược cũng tuân thủ theo một quy trình cơ bản sau:
Cấp công ty
Phân tích môi trường.
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ.
Phân tích chọn lựa chiến lược.
Thực hiện.
8
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Kiểm soát.
Cấp kinh doanh
Phân tích môi trường.
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ.
Phân tích chọn lựa chiến lược.
Thực hiện.
Kiểm soát.
Cấp chức năng
Phân tích môi trường.
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ.
Phân tích chọn lựa chiến lược.
Thực hiện.
Kiểm soát.
Thông tin
Thông tin
9
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Hình 4: Các cấp chiến lược.
Nguồn : Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách
kinh doanh, NXB 2003.
1.2 QUI TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.
Xác định xứ mạng
Hình thành chiến lược
Chọn lại chiến lược
Triển khai chiến lược
Kiểm tra chiến lược
Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường bên trong
Hình 5: Qui trình hoạch định chiến lược.
Nguồn : Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách
kinh doanh, NXB 2003.
10
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
1.2.1 Hình thành chiến lược.
Là quá trình thực hiện điều tra nghiên cứu bên trong ( mặt mạnh, mặt yếu )
và bên ngoài ( nguy cơ và cơ hội ) nhằm đề ra các chiến lược phù hợp, bao
gồm ba giai đoạn cơ bản.
1.2.1.1 Giai đoạn nghiên cứu.
Nghiên cứu môi trường bên ngoài.
Tác động lâu dài, ảnh hưởng đến tính chất và đặc điểm của môi trường vi mô.
Tạo ra đặc thù, tính cạnh tranh cho từng ngành
Môi trường vĩ mô
Môi trường vi mô
Hình 6: Môi trường bên ngoài.
Nguồn: Phạm Văn Nam, GVĐHKTTPHCM
Là việc thu thập và xử lý các thông tin về thị trường và ngành kinh doanh
của công ty, bản chất là để xác định các cơ hội và rủi ro chủ yếu trong lĩnh vực kinh
doanh.
Nghiên cứu môi trường vĩ mô .
Nghiên cứu môi trường vĩ mô cho ta thấy hình ảnh chung về các môi trường:
11
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Môi trường kinh tế: lãi xuất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài
chính tiền tệ, tốc độ phát triển nền kinh tế, thuế…
Môi trường chính trị: sự ổn định chính trị, xu hướng đối ngoại, thủ tục hành
chính, hệ thống pháp luật, bản quyền trí tuệ…
Môi trường xã hội: tỉ lệ dân số, thu nhập người dân, truyền thống văn hóa,
phong tục tập quán, quan điểm thẩm mỹ, trình độ học vấn, tôn giáo, lối sống,…
Môi trường tự nhiên: Ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng, vị trí địa lý,
khí hậu và thời tiết, tài nguyên khoáng sản, giao thông vận tải,…
Môi trường công nghệ kĩ thuật: sự phát triển công nghệ, đánh giá và đổi mới
công nghệ, trình độ tiếp nhận và vận hành công nghệ,dịch vụ thay thế và sản phẩm
mới...
Nghiên cứu môi trường vi mô giúp ta thấy được các xu hướng vận động và
phát triển của các yếu tố vĩ mô để từ đó đo lường và lượng hoá các yếu tố đe doạ
tầm vi mô.
Nghiên cứu môi trường vi mô.Nhà cung cấp
(áp lực cung cấp)
Đối thủ tiềm ẩn
(áp lực gia nhập)
Sản phẩm thay thế
(áp lực thay thế)
Đối thủ cạnh tranh
(áp lực cạnh tranh)
Khách hàng
(áp lực mặt cả)
12
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Hình 7: Mô hình 5 áp lực Porter.
Nguồn: Phạm Văn Nam, GVĐHKTTPHCM
Nghiên cứu môi trường vi mô giúp ta phân tích được các yếu tố cạnh tranh
gắn liền với đặc trưng hoạt động của ngành và của doanh nghiêp.
Nghiên cứu môi trường vi mô để đo lường áp lực và đặc điểm cạnh tranh của
doanh nghiệp để tìm các cơ hội và đe doạ ở tầm vi mô.
Nghiên cứu môi trường bên trong.
Phân tích môi trường bên trong ( nội bộ ) là quá trình đánh giá năng lực đáp
ứng và khả năng huy động nguồn lực phục vụ chiến lược, qua đó xác định điểm
mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Môi trường này bao gồm các yếu tố thuộc chuổi giá trị và các yếu tố nằm
ngoài chuổi giá trị.
Các yếu tố thuộc chuổi giá trị.
Kiểm soát chi tiêu
Cơ sở hạ tầng
Hoạt
động
hổ
trợ
Hoạt động chính
Quản trị công nghệ kĩ thuật
13
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Quản trị nguồn nhân lực
D/v hậu mãi
Sản
Xuất
Mar_
keting
Đầu
ra
Đầu
vào
LỢI
NHUẬN
Hình 8: Các yếu tố thuộc chuổi giá trị.
Nguồn: Phạm Văn Nam, GVĐHKTTPHCM
Hoạt động hổ trợ là những hoạt động đảm bảo sự tồn tại của quá trình sản
xuất kinh doanh, các hoạt động này mang tính nội bộ trong doanh nghiệp.
Hoạt động chính là hoạt động liên quan trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, hiệu quả của doanh nghiệp.
14
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Các yếu tố nằm ngoài chuổi giá trị (yếu tố hoạt động của doanh nghiệp ).
Hoạt động tài chính: các chỉ số như vòng vay vốn lưu động, tốc độ tăng lợi
nhuận, tỷ suất sinh lời trên tài sản, khả năng thanh toán...
Nghiên cứu và phát triển (R &D) :phát triển sản phẩm mới, kĩ năng nghiên
cứu kĩ thuật, khả năng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất...
Văn hoá tổ chức : được xem là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là văn
hoá giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp, quan điểm và lí tưởng, tinh thần và thái độ
làm việc.
Hệ thống thông tin: tổ chức hệ thống thông tin, cung cấp thông tin cho cấp
lãnh đạo, hiệu quả của thông tin, khả năng lưu trữ và bảo mật thông tin kinh
doanh,chi phí cho hệ thống thông tin...
1.2.1.2 Giai đoạn xây dựng chiến lược.
Dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và rủi ro vừa phân tích ở
trên, doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược các cấp, kết hợp kinh nghiệm với
sự phán đoán bằng trực giác để xây dựng những chiến lược thích hợp và khả thi
nhất để đạt được xứ mệnh đặt ra.
1.2.1.3 Giai đoạn lựa chọn chiến lược.
Giai đoạn này doanh nghiệp lựu chọn chiến lược tối ưu nhất và tập trung
nguồn lực vào chiến lược đã chọn.
1.2.2 Thực thi chiến lược.
Đây là giai đoạn huy động các nhà quản trị và nhân viên để thực hiện các
chiến lược đề ra. Giai đoạn này được xem là giai đoạn khó nhất trong quá trình
quản trị chiến lược, nó ảnh hưởng đến tấc cả nhân viên, các phòng ban và các quản
trị viên.
Mọi thành phần trong tổ chức cần trả lời :” chúng ta phải làm gì, làm như
thế nào để thực hiện tốt nhất phần việc của mình trong chiến lược của tổ chức?”
15
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Việc thực thi chiến lược bao gồm việc cân đối nguồn vốn cho chiến lược, các
chương trình thực hiện, môi trường văn hoá, kết hợp với việc động viên nhân viên
thực hiện với nhiều hình thức.
1.2.3 Kiểm tra và đánh giá chiến lược.
Kết quả không phải lúc nào cũng thành công, mặt khác, các yếu tố môi
trường luôn vận động và biến đổi trong quá trình hoạch định chiến lược, do đó cần
kiểm tra và đánh giá để điều chỉnh kịp thời, bao gồm các hoạt động chính yếu:
Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại.
Đo lường kết quả đạt được.
Thực hiện các hoạt động điều chỉnh.
1.2.4 Công cụ xây dựng chiến lược.
Có nhiều những công cụ phân tích chiến lược được các nhà nghiên cứu phân
tích chiến lược nổi tiếng thế giới đưa ra và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Một trong những phương pháp đó là Ma trận SWOT.
Ma trận SWOT.
SWOT
O
OPPORTUNITIES
T
THREATS
S
STRENGTHS
S/O S/T
W
WEAKNESES
W/O W/T
16
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
Là phương pháp phân tích kịch bản trên cơ sở phân tích các yếu tố chiến
lược liên quan nhằm xây dựng các kịch bản chiến lược có thể.
Ma trận Swot cho ta hình dung được trạng thái hoạt động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chiến lược hành động và phát triển là yếu tố sống còn giúp tổ chức nói
chung và doanh nghiệp nói riêng tồn tại và đứng vững. Để xây dựng một chiến lược
mang tính khả thi và thiết thực, đòi hỏi phải hoạch định phương thức thực hiện cụ
thể rõ ràng. Xác định cơ sở lý thyết giúp cho việc thực hiện đi theo đúng hướng đã
vạch ra, đảm bảo tính hệ thống, logic và khách quan.
Hoạch định chiến lược là bước quan trọng hàng đầu giúp tổ chức, doanh
nghiệp xây dựng thành công chiến lược phát triển của mình trong tương lai.
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY.
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY.
2.1.1 Sơ lược về công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Hồng Gia (TNHH NHG) là một trong
những công ty hoạt động trong lĩnh vực ngành in ấn, được thành lập 2006 gồm 3
thành viên với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng.
Sau 3 năm hoạt động, công ty đã đạt được tổng nguồn vốn của mình lên 7 tỷ
đồng. Định hướng phát triển công ty đên năm 2010, công ty thay đổi hình thức sở
hữu,chuyển đổi thành công ty cổ phần, nâng nguồn vốn của công ty lên 15 tỷ đồng.
Vị trí công ty
Toạ lạc: 12- Đường số 2- Bình Hưng Hòa A- Bình Tân- TpHCM.
Tel: 08 626914820.
Fax: 08 62696176.
Website: www.nguyenhonggia.com.vn
Với việc mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư thêm trang máy móc thiết bị, hoạt
động theo qui trình sản xuất khép kín, công ty đã cung cấp cho thị trường những sản
phẩm có chất lượng ổn định, mẫu mã phong phú, đa dạng, giá cả phải chăng, giao
17
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
hàng tận nơi, công ty ngày càng cố gắng khẳng định thương hiệu, vị trí của mình
trên thị trường.
Mục tiêu phát triển của công ty là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm
in ấn và những bao bì đóng gói an toàn, hiệu quả, kinh tế và mang tính thẫm mỹ
nhất. Giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, khẳng định vị trí và
tăng khả năng tiếp thị cạnh tranh tiếp cận thị trường với một phương thức tốt nhất.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự .
Tổng số lao động làm việc trong công ty gần 40 người ở cả hai phân xưởng
In và phân xưởng Thành phẩm. Trong đó nhân viên văn phòng là 13 người, chiếm
32,5% trong tổng số lao động của công ty, 67,5% lao động còn lại là công nhân, thợ
in, thợ cắt, bảo vệ, KCS, tài xế, bảo trì ...
Đa số lao động trong công ty có độ tuổi còn rất trẻ, 95% dưới độ tuổi 40.
K.TOÁNPHÂN XƯỞNG IN
K.TOÁNPHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
QUẢN ĐỐC
P. TC HÀNH CHÍNH
P. KINH DOANH
P. VẬT
TƯ
P. THIẾT KẾ
18
SVTH: Võ Trọng Hân
GVHD: PGS-TS Nguyễn Quang Thu
PHÂN XƯỞNG IN
PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM
P. KẾ TOÁN
Thu nhập của người lao động tại công ty tương đối ổn định, đối với lao động
trực tiếp tại phân xưởng thì hưởng lương theo sản phẩm, còn đối vơi lao động gián
tiếp đươc hưởng lương cố định + phụ cấp. Riêng đối với nhân viên kinh doanh,
ngoài lương cơ bản còn được thưởng hàng tháng dựa trên doanh số mà họ mang về
cho công ty.
Hình 9: Cơ cấu tổ chức nhân sự công ty TNHH NHG.
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức nhân sự công ty khá rõ ràng về chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận các phòng ban.
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn tài chính công ty eo hẹp, cùng với tính chất đặc thù của ngành kinh
doanh là in ấn, khách hàng chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở cần
nhãn mác, đóng gói bao bì hay quảng cáo. . . nên doanh số công ty phụ thuộc vào
19
SVTH: Võ Trọng Hân