Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.99 KB, 61 trang )

Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. CP : Cổ phần
2. TM : Thương mại
3. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
4. CN : Chi nhánh
5. XD : Xây dựng
6. NVL : nguyên vật liệu
7. CKTM : Chiếu khấu thương mại
8. GTGT : giá trị gia tăng
9. TSCĐ : tài sản cố định
10.TKƯĐ : Tài khoản đối ứng
11.PNK, PXK: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
12.N – X – T : Nhập – xuất - tồn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Nhà máy Bê tông Amaccao, là một
sinh viên thực tập năm cuối, em thấy công tác kế toán nguyên vật liệu có vai
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 1
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
trò đặc biệt đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bê
tông như Nhà máy Bê tông Amaccao, nó là một công cụ quản lý đắc lực giúp
lãnh đạo Nhà máy nắm bắt được tình hình từ đó có được những biện pháp chỉ
đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán
nguyên vật liệu nói riêng và tổ chức công tác kế toán nói chung tại đây phải
không ngừng được nâng cao và hoàn thiện hơn nữa, như vậy mới tăng cường
khả năng cạnh tranh và đảm bảo Nhà máy có những bước phát triển mạnh mẽ
trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, qua quá trình học hỏi,
nghiên cứu đồng thời áp dụng, so sánh giữa lý thuyết vào thực tế trong công


tác kế toán nguyên vật liệu tại đây, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao”
Nội dung gồm 3 phần:
Phần I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông
Amaccao
Phần II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao
Phần III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông
Amaccao
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Đức Cường và các anh
chị kế toán tại nhà máy Bê tông Amaccao đã giúp đỡ để em hoàn thành
chuyên đề thực tập này !
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Hương
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY BÊ TÔNG AMACCAO
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 2
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao
1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng về nguyên vật liệu(NVL). Với
sản phẩm chính là các loại cống và đế cống bê tông phục vụ cho các công
trình xây dựng như Nhà máy Bê tông Amaccao, vật liệu thường có đặc điểm
là cồng kềnh, khối lượng lớn chiếm nhiều diện tích lưu kho, bên cạnh đó số
lượng nhóm vật liệu chính không nhiều nhưng đa dạng chủng loại khác nhau
với đặc tính vật lý, hóa học khác nhau. Ví dụ thép gồm φ 12, φ 10, φ 8...; đá
gồm đá 05, đá 1x2, cát bao gồm cát vàng, cát đen … Các NVL này được lưu
trữ tại các kho rộng rãi, khô thoáng với các trang thiết bị vận tải, cân đo hiện
đại, tải trọng lớn.
Nguồn hình thành nguyên vật liệu tại Nhà máy chủ yếu bằng việc thu

mua ngoài từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng có khả năng cung
ứng tốt về số lượng, chất lượng, giá cả cạnh tranh và địa điểm thuận tiện gần
cơ sở sản xuất tại Nhà máy. Một số nhà cung cấp lâu dài của Nhà máy như:
Công ty CP sản xuất Thép kết cấu và xây dựng Thành Trung chuyên cung cấp
thép các loại, Công ty TNHH Thương Mại Hoàng Chung cung cấp xi măng
… Hầu như, các công ty này đều giao dịch với Nhà máy số lượng lớn NVL
cùng nhiều ưu đãi và đóng trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đối với việc xuất dùng và sử dụng các nguyên vật liệu trên tại Nhà máy
chủ yếu nhằm phục vụ nhu cần sản xuất, còn lại hầu như không dành cho
quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy, với giá cả thu mua NVL xây dựng tương
đối cao, chi phí NVL chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Việc quản lý quy trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự
trữ, sử dụng cũng như việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tác động đến
những chỉ tiêu của Nhà máy như chỉ tiêu số lượng, chất lượng sản phẩm, chỉ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 3
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
tiêu giá thành, chỉ tiêu lợi nhuận... Vì vậy, việc quản lý tốt NVL là một trong
những yếu tố quan trọng giúp Nhà máy gia tăng với nhuận và tăng cường khả
năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế
càng cao. Với vai trò như vậy nên Nhà máy Bê tông Ammacao yêu cầu quản
lý nguyên vật liệu cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ
và bảo quản đến khâu sử dụng.
Trong khâu thu mua: yêu cầu đối với việc thu mua nguyên vật liệu
không chỉ từ đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các
nhu cầu khác của nhà máy mà còn đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối
lượng, quy cách, chủng loại và giá cả cạnh tranh trên thị trường.
Trong khâu dự trữ và bảo quản: với khối lượng lớn nguyên vật liệu xây
dựng sản xuất bê tông sử dụng nhiều diện tích lưu kho, khâu dự trữ và bảo

quản được Nhà máy yêu cầu duy trì, dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ, không
gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự trữ quá lượng cần thiết
gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Điều phối đội ngũ cũng như phương tiện vận
chuyển, băng truyền khối lượng lớn nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình
sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý nguyên vật liệu
nhằm rút ngắn thời gian cũng như nâng cao năng suất sản xuất. Đồng thời
thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của từng loại vật
liệu sử dụng.
Trong khâu sử dụng: Nhà máy yêu cầu việc tính toán đầy đủ, chính
xác, kịp thời giá nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm.Tổ chức tốt
việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong
sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 4
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
1.1.3 Danh mục NVL tại Nhà máy Bê tông Amaccao
Nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý, Kế toán nhà máy thiết lập danh
mục nguyên vật liệu như sau:
DANH MỤC NHÓM VẬT TƯ
STT

vật liệu
Tên, quy cách NVL ĐVT Ghi chú
Nguyên vật liệu chính
1 NL0001 Xi măng bao Kg
2 NL0002 Cát vàng m3
3 NL0003 Đá 05 m3
4 NL0004 Đá 1x2 m3
5 NL0005 Thép D4 - D8 Kg
6 NL0006 Thép D10 - D14 Kg
7 NL0007 Thép D14 - D24 Kg

8 NL0008 Cát đen m3
9 NL0009 Sỏi m3
10 NL0010 Thép D9 kg
11 NL0011 Đá mạt m3
12 NL0012 Xi măng rời Kg
13 NL0013 Xi măng trắng Kg
14 NL0014 Nhựa đường Kg
15 NL0015 Nhũ tương Kg
16 NL0016 Dầu Fo Lít
Nguyên vật liệu phụ
17 VL0001 Dầu bôi khuôn cống Lít
18
VL0002 Sơn chống rỉ L10 Kg
19 VL0003 Sơn chống rỉ L0.8 Kg
20 VL0004 Sơn tổng hợp Kg
21 VL0005 Sơn màu các loại Kg
22 VL0006 Que hàn Kg
23 VL0007 Dây thép đen 1ly Kg
24 VL0008 Sơn xịt Lố
25 VL0010 Hoa nhựa (con kê nhựa) kg
26 VL0011 Dây thép đen 2ly Kg
27 VL0012 Phụ gia Lít
28 VL0013 Lô gô đề can 400 Cái
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 5
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
29 VL0014 Sơn nhũ hộp
30 VL0015 Sơn phun hộp
31 VL0016 Rẻ lau máy kg
32 VL0017 Ve Hộp
33 VL0018 Sỏi m3

34 VL0019 Sơn cáp Kg
35 VL0020 Băng dính cuốn
36 VL0021 Keo Silicol hộp
37 VL0022 Keo PVC Lọ
38 VL0023 Keo đỏ Hộp
39 VL0024 Gạch đặc Viên
40 VL0025 Gạch vỡ m3
41 VL0026 Giấy bóng đen kg
42 VL0027 Giấy giáp tờ
43 VL0028 Dây cước Cuộn
44 VL0029 Cồn Lít
45 VL0030 Măng sông 27 + ống Cái
46 VL0031 Dầu hoả Lít
47 VL0032 Vôi củ kg
48 VL0033 Keo đen Lọ
49 VL0034 Keo vá xăm Lọ
50 VL0035 Mỡ chịu nhiệt kg
51 VL0036 Keo con chó Lọ
52 VL0037 Keo 502 Lọ
53 VL0038 Phấn trắng Hộp
54 VL0039 Bột rà Gói
… … …
Nhiên liệu
55 TL0001 Xăng A92
56 TL0002 Dầu Dierzel Lit
57 TL0003 Dầu máy HD50 Lit
58 TL0004 Dầu erngol HLP 46 lít
… … …
Bảng 1.1 Danh mục vật tư tại Nhà máy bê tông Amaccao
1.1.4. Phân loại nguyên vật liệu

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 6
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Vật liệu của Nhà máy bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ có nội dung và
công dụng khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch
toán tổng hợp cũng như hạch toán chi tiết tới từng loại, từng thứ nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất nên kế toán cần phải phân loại. Nhà máy tiến hành
phân loại nguyên vật liệu dựa trên nội dung kinh tế vai trò của từng loại, từng
thứ nguyên vật liệu cụ thể là:
* Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Nhà
máy và là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của
sản phẩm bê tông như: xi măng, thép, xi măng, cát, đá các loại.... NVL chính
dùng vào sản xuất sản phẩm hình thành lên chi phí NVL trực tiếp. Một số yêu
cầu đối với nguyên vật liệu chính tại Nhà máy như sau:
- Xi măng: Xi măng mua ngoài được kiểm soát chất lượng, số lượng chặt
chẽ tại từng trạm trộn. Bên cạnh đó quá trình nhập xuất cũng được
theo dõi nghiêm ngặt từ việc lập sổ theo dõi nhập xuất xi măng đến
việc theo dõi số nhập xuất hàng ngày để xác định loại và lượng xi măng
có trong trạm trộn.
- Cát: Cát là loại sạch, đảm bảo cỡ hạt theo tiêu chuẩn TCVN 1770 - 86
để sử dụng đúng cho từng loại công việc, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề
ra của Nhà máy.
- Đá: Đá được phân lô hoặc đợt nhập để thuận tiện cho việc kiểm soát
chất lượng, căn cứ theo nhu cầu sản xuất về khối lượng, kích cỡ đá và
khả năng từng nguồn hàng.
- Thép: Thép dùng cho sản xuất ống cống bê tông luôn luôn được là các
loại thép tốt trên thị trường và được kỹ sư tư vấn chấp nhận.
* Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, chỉ có tác dụng phụ trợ
trong sản xuất được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm,
như hình dáng màu sắc hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 7

Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
quản lý sản xuất. Vật liệu phụ tại Nhà máy bao gồm: các loại phụ gia bê tông,
sơn các loại, đất đèn, hoa nhựa, que hàn, ....
* Nhiên liệu: là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công nghệ
sản xuất sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt
động trong quá trình sản xuất. Nhiên liệu bao gồm các loại như: xăng, dầu
chạy máy….
* Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng, sử dụng để thay thế sửa
chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
* Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất,
thanh lý tài sản có thể tái sử dụng hay bán ra ngoài.( dây thép thừa, …)
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của Nhà máy mà
trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng quy cách
từng loại một cách chi tiết hơn.
1.1.5 Mã hóa NVL
Dựa trên phần mềm kế toán Fast Accounting sử dụng tại Nhà máy bê
tông Amaccao, kê toán nguyên vât liệu đã thiết kế thệ thống nguyên vật liệu
phù hợp. Mỗi nguyên vật liệu có một mã riêng phục vụ cho việc quản lý
nguyên vật liệu tại nhà máy.
Mã hóa nguyên vật liệu tại Nhà máy thực hiện như sau:
- 2 ký tự đầu : Theo tên chung các nhóm vật tư, trong đó : vật liệu chính
là NL, vật liệu phụ VL
- 4 ký tự sau : Gồm 4 chữ số đánh theo thứ tự từ 0001
Ví dụ :
- NL0001 : Nhóm vật liệu chính – Xi măng bao
- VP0002 : Nhóm vật liệu phụ - Sơn chống rỉ L10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 8
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Bên cạnh đó, với tiện ích tìm kiếm trên phần mềm kế toán, việc tra cứu
nguyên vật liệu không nhất thiết dựa vào mã vật liệu mà có thể tìm kiếm theo

tên gọi thông thường rất thuận tiện cho công tác quản lý NVL.
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty
Đối với công tác quản lý luân chuyển nguyên vật liệu, Nhà máy nghiệp
đã có sự phân công trách nhiệm cho từng bộ phận đảm nhiệm từ khâu mua
hàng, nhận hàng, bảo quản hàng trong kho đến xuất kho để sử dụng. Cụ thể,
quy trình luân chuyển nguyên vật liệu tại Nhà máy gồm các bước như sau:
1.2.1 Quy trình hình thành nguyên vật liệu
Với đặc điểm sản xuất tại nhà máy, hầu hết NVL như cát, đá, xi măng,
thép …chủ yếu hình thành từ nguồn thu mua bên ngoài từ các nhà cung cấp
NVL xây dựng. Chính vì vậy, để đáp ứng và duy trì liên tục quá trình sản xuất
đạt mức năng suất cao nhất, Nhà máy Bê tông Amaccao rất chú trọng việc
cung ứng NVL cho các phân xưởng với quy trình thu mua NVL được xây
dựng chặt chẽ.
Hàng tháng, hàng quý, phòng sản xuất dưới sự chỉ đạo của giám đốc
sản xuất lên kế hoạch sản xuất, đặc biệt trong đó là kế hoạch thu mua NVL có
sự phê duyệt kế toán trưởng và giám đốc. Dựa trên kế hoạch thu mua và tình
hình sử dụng NVL thực tế, phụ trách vật tư của phòng sản xuất cử nhân viên
đi khảo sát, lấy báo giá của các nhà cung cấp NVL phù hợp khác nhau; trình
Giám đốc duyệt mua và chọn nhà cung cấp. Các nhà cung cấp được chọn hầu
hết là các đơn vị cung cấp NVL xây dựng có giá cả cạnh tranh nhất với chất
lượng sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn của Nhà máy và có cơ sở địa bàn
thuận tiện. Trên cơ sở đó, hai bên tiến hàng ký kết hợp đồng mua NVL. Căn
cứ vào hợp đồng, bộ phận vật tư thực hiện thu mua NVL. Khi MVL được
chuyển đến kho Nhà máy, Ban kiểm nghiệm gồm trưởng phòng thí nghiệm
Las_XD 43, kế toán vật tư và thủ kho tiến hàng kiểm tra hàng về số lượng,
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 9
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
chất lượng, quy cách phẩm chất theo như Hợp đồng đã ký rồi lập Biên bản
kiểm nghiệm và làm thủ tục nhập kho.
1.2.2 Quy trình sử dụng nguyên vật liệu

Bên cạnh công tác thu mua VL, công tác quản lý cấp phát và sử dụng
nguyên vật liệu cũng là một trong những khâu quan trọng . Nguyên vật liệu
xuất cho sản xuất là một trong ba yếu tố cấu cơ bản quyết định giá thành mà
còn hơn thế là ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.
Tại Nhà máy bê tông Amaccao, nguyên vật liệu chính như xi măng,
thép … được xuất dùng chủ yếu nằm trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
sản xuất 2 nhóm sản phẩm chính là ống cống bê tông và thảm, còn lại đa số
các NVL phụ như dầu, sơn… nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất chung và gần
như không có NVL xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp. Khi bộ phận sản
xuất của phòng sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, bộ phận sẽ lập
Phiếu yêu cầu vật tư gửi lên giám đốc sản xuất. Giám đốc sản xuất cùng kế
toán trưởng căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xem xét tình hình thực hiện tiến độ
sản xuất tại phân xưởng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tính toán lượng
nguyên vật liệu cấp trong tháng, kế hợp lượng vật tư tồn kho do thủ kho cung
cấp, sẽ quyết định duyệt Phiếu yêu cầu vật tư. Sau khi Phiếu yêu cầu vật tư
được duyệt, phòng sản xuất và thủ kho tiến hành làm thủ tục xuất kho. Đối
với các NVL chính khối lượng lớn, bộ phận vận tải cùng phối hợp làm việc
trong khâu chuẩn bị xe tải, xe ben, băng truyền … vận chuyển NVL tới phân
xưởng sản xuất của Nhà máy.
1.2.3 Hệ thống kho tàng lưu trữ nguyên vật liệu
Việc bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu tại kho bãi cần được thực hiện
theo đúng chế độ qui định cho từng loại nguyên vật liệu phù hợp với tính lý,
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 10
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
hoá mỗi loại với qui mô tổ chức của Nhà máy, tránh tình trạng thất thoát lãng
phí, hư hỏng làm giảm chất lượng nguyên vật liệu .
Tại Nhà máy bê tông Amaccao, hệ thống gồm 2 kho chính: Kho bê
tông thô và kho bê tông nhựa được phân chia dựa trên 2 phân khu sản xuất 2
nhóm sản phẩm khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho cung ứng sản xuất, góp
phần giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Với đặc điểm nguyên vật liệu xây dựng khối lượng lớn, cồng kềnh, hai
kho chính: Kho bê tông khô và Kho bê tông nhựa rất rộng rãi, diện tích mặt
bằng khoảng 400 m2, được trang bị hết sức hiện đại đầy đủ các phương tiện
vận tải hiện đại như xe ben, xe xúc, cần trục, … các thiết bị cân đo đong đếm
và các thiết bị khác kiểm tra chất lượng, cùng với các thiết bị hỗ trợ để bảo
quản tốt vật tư. Do đa số các thiết bị vật tư đều cần được bảo quản trong điều
kiện khô ráo để đảm bảo đúng chất lượng, phẩm chất nên các tiêu chuẩn vật
tư theo quy định cũng đươc đặc biệt quan tâm và luôn được đảm bảo.
1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Nhà máy Bê tông Amaccao
1.3.1 Quản lý chung tại đơn vị
Để tăng cường bộ máy quản lý có hiệu lực, đảm bảo quản lý chặt chẽ
trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của
công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Việc quản lý của
công ty dưới sự định hướng và giám sát của hội đồng quản trị do Giám đốc
của công ty trực tiếp điều hành bao gồm các phòng chức năng và các ban
khác. Số cán bộ nhân viên thuộc cơ quan công ty hiện nay có trên 160 người,
bao gồm 28 nhân viên quản lý và hơn 132 công nhân viên sản xuất.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 11
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản trị tại Nhà máy
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ bộ phận liên quan kế toán NVL
Việc tổ chức và quản lý NVL với vai trò quan trọng không chỉ là nhiệm
vụ của riêng bộ phận kế toán NVL mà còn của nhiều bộ phận liên quan khác
tạo lên mô hình quản lý chặt chẽ, hiệu quả với sự phân công trách nhiệm rõ
ràng cho từng phòng ban liên quan. Mô hình tổ chức quản lý NVL tại Nhà
máy Bê tông Amaccao được thực hiện như sau:
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 12
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Giám đốc

kinh doanh
Ban ISO
Phòng Tài
chính –
Kinh tế
Phòng thí
nghiệm
Tổ bảo
vệ
Phòng
HC-TC
Giám đốc
sản xuất
Ban an toàn
lao động
Phòng
sản xuất
Phòng
kinh
doanh
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ mô hình các bộ phận liên quan kế toán NVL
• Giám đốc sản xuất
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất của nhà máy và
chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất với Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc. Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, hoàn thiện hoạt
động sản xuất của nhà máy.
- Xem xét Kế hoạch sản xuất trong tháng, quý, năm, đồng thời
triển khai các bộ phận/phòng ban thực hiện; Điều hành hoạt động sản xuất
đạt năng suất; Xem xét và duyệt cho triển khai tài liệu kỹ thuật đảm bào

chất lượng từ khâu mua vào NVL đến sản phẩm đầu ra; Xem xét và quyết
định các quy định quản lý, các đề xuất điều động, bổ sung máy móc thiết
bị thuộc dây chuyền sản xuất, bảo đảm hoạt động sản xuất được tiến hành
hiệu quả; Giám sát , chỉ đạo các bộ phận phân tích hoạt động dây chuyền
sản xuất, đề phòng, khắc phục các sự cố bất thường; Xem xét và duyệt
các quyết định phân bổ nhân sự.
- Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý quán trình
sản xuất, xem xét duyệt các đề xuất, các phương án hoàn thiện hoạt động
sản xuất của nhà máy. Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sản xuất với
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 13
Phòng
thí nghiệm
Thủ kho Ban ISO
Phòng sản
xuất
Giám đốc
sản xuất
Kế toán
nguyên vật
liệu
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Tổng Giám Đốc và đề xuất các phương án cải thiện/nâng cao năng lực
sản xuất.Thực hiện nhiệm vụ quan hệ đối ngoại khác theo sự phân công
của Tổng Giám Đốc.
• Phòng sản xuất
- Chuyên trách về việc giám sát và thực hiện sản xuất. Thực
hiện theo đúng quy trình sản xuất dưới sự lãnh đạo của Giám đốc sản
xuất. Tham mưu cho Giám đc sản xuất trong việc xây dựng kế hoạch
SXKD ngắn và dài hạn. Giám sát kiểm tra quy trình sản xuất cũng như
chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo kỹ thuật cho toàn bộ dây truyền

máy móc hoạt động liên tục 3 ca 1 ngày.
• Kế toán nguyên vật liệu có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép , phản ánh tổng hợp số dữ liệu về tình hình
thu mua , vận chuyển bảo quản tình hình nhập , xuất và tồn kho vật liệu ,
tính giá thực tế của vật liệu đã mua và nhập kho xí nghiệp , kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu , công cụ dụng cụ về số lượng,
chủng loại, giá cả , thời hạn ... nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ , kịp thời
đúng chủng loại vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu , công
cụ dụng cụ , hướng dẫn , kiểm tra các bộ phận kho hàng trong đơn vị ,
thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu đúng chế độ,
đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác
kế toán . Tạo điều kiện thuận lợi , cho công tác lãnh đạo về nghiệp vụ kế
toán trong phạm vi nghành kinh tế quốc dân
- Kiểm tra việc chấp hành , bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu ,
công cụ dụng cụ , phát hiện ngăn ngừa và đề xuất những xử lý nguyên vật
liệu thừa , thiếu, ứ đọng, kém chất lượng , tính toán chính xác số lượng về
giá trị vật liệu đã tiêu hao vào các đối tượng sử dụng .
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 14
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
- Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật liệu , công cụ dụng cụ
theo quy định Nhà máy quy định, lập các báo cáo về vật liệu , công cụ
dụng cụ phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý .
• Thủ kho:
- Chịu trách nhiệm trông coi, bảo quản về toàn bộ số vật tư, công
cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định hàng hoá do mình quản
- Theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, máy
móc thiết bị, tài sản cố định, hàng hoá theo số lượng.
- Định kỳ, gửi chứng từ cho kế toán vật tư để hạch toán
- Cuối tháng đối chiếu sô lượng tồn kho trên thẻ kho và sổ chi

tiết vật tư của kế toán vật tư.
- Cùng với bộ phận Kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo tháng
hoặc theo quý)
• Ban ISO:
- Có nhiệm vụ hoạch định hoạt động hệ thống quản trị chất
lượng: giám sát đo lường hệ thống, giám sát đo lường quá trình từ khâu
nhập vật tư cho đến quá trình sản xuất và giám sát đo lường sản phẩm;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị về mức độ phù
hợp đối với hệ thống tài liệu Nhà máy qui định và tính hiệu quả trong quá
vận hành của hệ thống;
- Theo dõi đánh giá việc thực hiện các kế hoạch từng giai đoạn
và việc thực hiện mục tiêu chất lượng của các đơn vị và công ty;
- Hướng dẫn và đề xuất bổ sung kịp thời các biện pháp giải quyết
những bất hợp lý trong cơ chế, nguyên tắc quản lý, qui định, … của công
ty chưa phù hợp;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục - phòng ngừa nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động;
- Hỗ trợ các đơn vị đưa ra những biện pháp khắc phục - phòng
ngừa những vấn đề không phù hợp , yếu kém trong công tác quản lý chất
lượng;
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 15
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả việc thực hiện khắc phục, phòng
ngừa và cải tiến hệ thống quản trị; Tổng hợp và đề xuất giải quyết khiếu
nại khách hàng định kỳ hàng tháng và yêu cầu các đơn vị khắc phục vấn
đề chưa phù hợp
• Phòng thí nghiệm Las _ XD 43
- Có nhiệm vụ thực hiện các kiểm nghiệm chất lượng đầu vào
đối với nguyên vật liệu chính như xi măng lấy 2 mẫu 20kg/40 tấn nhập,
đá lấy mẫu theo tần suất 200m3/1 mẫu , cát lấy 350m3/1mẫu, thép 20

tấn/1 mẫu,… theo đúng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý chất lượng do
Nhà máy đề ra.
- Các thử nghiệm đối với sản phẩm đầu ra bao gồm: cơ lý xi
măng, hỗn hợp bê tông và bê tông nặng, thử cốt bê tông và vữa, thử
nghiệm cơ lý đất trong phòng, kiểm tra thanh thép xây dựng, bê tông
nhựa, nhựa bitum, thử nghiệm tại hiện trường, thử nghiệm vữa xây dựng,
thử nghiệm cơ lý gạch xây, thử nghiệm cơ lý vật liệu bột khoáng trong bê
tông nhựa; đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn Nhà máy
đề ra.
- Sản phẩm của quá trình sản xuất cũng được kiểm định chất
lượng chặt chẽ: Bê tông cần được kiểm tra về những mặt:
 Kiểm tra độ ẩm của cát, đá trước khi trộn
 Kiểm tra độ sụt của bê tông trước khi xuất xưởng
 Ghi chép báo cáo hàng ngày cụ thể từng hạng mục
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY BÊ TÔNG AMACCAO
2.1. Tính giá nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao
2.1.1 - Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 16
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Với nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu là nguyên vật liệu mua
ngoài, việc tính giá NVL nhập kho tại Nhà máy được thực hiện như nguyên
tắc tính giá được quy định với cách tính như sau:
Đối với vật liệu mua ngoài:
Giá thực tế
của NVL
mua ngoài
=
Giá mua
ghi trên

hoá đơn
+
Chi phí
thu mua
+
Các khoản thuế
không được
hoàn lại
-
CKTM,
Giảm giá
hàng mua
Trong đó:
– Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong ĐM.
– Các khoản thuế không được hoàn lại: như thuế nhập khẩu , …
Ví dụ 1: đối với nguyên vật liệu chính, theo hóa đơn ngày 10/08/2010
Nhà máy mua của Công ty TNHH Thương mại Hoàng Chung 62 tấn xi-măng
Thăng Long về nhập kho với đơn giá 890.909 đồng/tấn và 4 tấn xi măng
Hoàng Thạch giá 972.727 đồng/tấn, thuế VAT 10%,chi phí vận chuyển do
bên bán chịu, chưa trả người bán. Vậy giá thực tế nhập kho 66 tấn xi-măng
này được tính như sau:
Giá thực tế = 62 tấn x 890.909 đ/tấn + 4 tấn x 972.727 đ/tấn = 59.127.267 đ
Ví dụ 2: đối với nguyên vật liệu phụ, theo hóa đơn ngày 25/08/2010
Nhà máy mua của Công ty CP Vận tải Thương mại Du lịch Đông Anh 1.500
que hàn với đơn giá 15.500 đ/kg, thuế VAT 10%,chi phí vận chuyển do bên
bán chịu, thanh toán bằng tiền mặt. Giá thực tế nhập kho 1.500 kg que hàn
này như sau: 1.500kg x 15.500 đ/kg = 17.050.000đồng
2.1.2 Tính giá nguyên vật liệu giảm
Nhà máy Bê tông Amaccao sử dụng phương pháp giá đơn vị bình quân
cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho đối với toàn bộ nguyên vật

liệu gồm cả NVL chính và phụ. Đến cuối kỳ hàng tháng, kế toán NVL thực
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 17
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
hiện tính giá xuất kho cho cả kỳ thông qua phần mềm kế toán. Công thức tính
giá xuất kho như sau:
Đơn giá Giá thực tế Giá thực tế
bình tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
quân Số lượng tồn trong kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá thực Số lượng Đơn giá
thực tế = xuất X bình quân
xuất kho kho đầu kỳ
Giá thực tế xuất kho cũng được tính bằng cách lấy số lượng xuất kho
nhân với đơn giá bình quân.
Ví dụ 1: Đối với NVL chính, tồn đầu tháng 8/2010 của xi măng là
743,603 tấn với tổng giá trị là 620.671.954 đồng
.
Tình hình trong tháng nhập
195,760 tấn, tổng giá nhập 162.935.267 đồng.
Đơn giá
bình
=
620.671.954 + 162.935.267
= 834.190 đ/tấn
743,603 + 195,760
Theo phiếu xuất kho số 032 ngày 8/8 cần xuất 556,918 tấn để sản xuất.
Giá thực tế xuất 556.918 kg = 556,918 x 834.190 = 464.575.426 đ
Ví dụ 2: Đối với NVL phụ, Nhà máy vẫn áp dụng phương pháp tính giá
bình quân cả kỳ dự trữ. Theo số liệu kê toán, tồn đầu tháng 8/2010 của que
hàn là 4.500 kg với tổng giá trị là 59.269.919 đồng
.

Tình hình trong tháng
nhập 1.100 kg, tổng giá nhập 17.050.000 đồng.
Đơn giá
bình
=
59.269.919 + 17.050.000
= 13.628 đ/kg
4.500 + 1.100
Theo phiếu xuất kho số 030 , cần xuất 2.300 kg que hàn để sản xuất.
Giá thực tế xuất 2.300 kg = 2.300 kg x 13.628 đ/kg = 31.345.688 đồng
2.2. Kế toán ban đầu tại Công ty
2.2.1 Kế toán tăng nguyên vật liệu
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 18
+
=
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Dựa trên quy trình thu mua NVL được thiết kế chặt chẽ tại Nhà máy Bê
tông Amaccao, kế toán tăng nguyên vật liệu cũng được Nhà máy hết sức chú
trọng xây dựng. Trong đó, quy trình luân chuyển chứng từ NVL tăng được
thực hiện bao gồm các chứng từ và sơ đồ như sau:
Các chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản kiểm tra vật tư
- Phiếu nhập kho
- Bảng kê phiếu nhập kho
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ luân chuyển phiếu nhập kho
• Căn cứ theo tình hình sản xuất cũng như kế hoạch sản xuất và thu
mua vật tư được duyệt trong tháng, quý, Giám đốc xem xét lựa chọn nhà cung
cấp do phòng sản xuất cung cấp, rồi đi đến ký kết hợp đồng thu mua NVL.

Ví dụ: Đối với nguyên vật liệu thép, dựa trên kế hoạch thu mua NVL
và xem xét báo giá của các nhà cung cấp phù hợp do phòng sản xuất cung
cấp, Giám đốc lựa chọn Công ty CP SX Thép kết cấu và Xây dựng Thành
Trung là nhà cung cấp chính thức, sau đó tiến hành ký kết hợp đồng mua
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 19
Giám đốc
sản uất,
phòng sản
xuất
Giám
đốc,
kế toán
trưởng
Kế hoạch
sản xuất,
kế hoạch
thu mua
NVL
Ký hợp
đồng
mua hàng
Phụ
trách
vật tư,

Phòng
sx
Lập
phiếu
nhập

kho
Thủ
kho
Kế
toán
NVL
Nhập
NVL,
ghi
thẻ
kho
Ghi
sổ,
bảo
quản
Ban
kiểm
nghiệ
m
Phụ
trách vật
tư,
Phòng
sx
Bộ
phận
vật tư
Hóa
đơn
mua

hàng
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
thép số 56 HĐKT/TT với Công ty vào ngày 1/1/2010. Hợp đồng có nội dung
như sau:
CÔNG TY CP SX THÉP KẾT CẤU
VÀ XÂY DỰNG THÀNH TRUNG
Số : 56 HĐKT/TT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC
- Căn cứ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm
2006
- Căn cứ luật thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngày 14 tháng 06 năm 2005 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên, sau khi đã thỏa thuận và đi
đến thống nhất
Hôm nay ngày 01 Tháng 01 năm 2010
Tại địa điểm: Công ty Cổ phần Sản xuẩt thép kế cấu và xây dựng Thành
Trung Chúng tôi gồm:
Bên A (Bên mua) : NHÀ MÁY BÊ TÔNG AMACCAO – CN CÔNG
TY CP AVINAA
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 20
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
- Địa chỉ trụ sở chính: Vân Nội – Viên Nội – Đông Anh – Hà Nội
- Điện thoại: 043.9563789 Fax: 043.9563753
- Tài khoản số: 260100000032707
- Mở tại ngân hàng: Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam – CN

Tây Hà Nội
- Mã sỗ thuế: 01022709370-001
- Đại diện là: Bà Nguyễn Thị Mùi
- Chức vụ: Giám đốc
Bên B (Bên bán) : CÔNG TY CP SX THÉP KẾT CẤU VÀ XÂY
DỰNG THÀNH TRUNG
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 23 Thị Trấn Đông Anh - Hà Nội.......................
- Điện thoại: 04-8823283…………………. Fax: 04-968267...................
- Tài khoản số: 2140000404178.................................................................
- Mở tại ngân hàng: Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam – CN
Đông Hà Nội
- Mã số thuế: 0102568514..........................................................................
- Đại diện là: Ông Nguyễn Quang Khải.....................................................
- Chức vụ: Giám đốc...................................................................................
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: HÀNG HÓA – ĐƠN GIÁ
Bên B đồng ý bán, bên A đồng ý mua thép cốt bê tông cán nóng Hòa Phát
và điểu khoản như sau:
1. Chủng Loại Hàng Hóa :
+Thép cuộn Φ6 và Φ8
+Thép cây cán vằn có đường kính từ D10mm đến D32mm mắc SD925 và
SD390, Chiều dài L=11,7m theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 21
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
2. Đơn giá: Là giá thời điểm áp dụng cho từng lô hàng, được hai bên thỏa
thuận và thống nhất trước khi giao nhận hàng (Có báo giá, đơn đặt hàng tại
thời điểm)
3. Chất lượng: Hàng hóa Bên B Cung cấp cho bên A đảm bảo đúng theo
tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Điều 2: THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG

1. Thời gian giao hàng : Theo yêu cầu cụ thể của bên A và được bên B
chấp nhận.
2. Địa điểm giao hàng : Tại kho công ty CP SX thép kết cấu và XD Thành
Trung hoặc tại kho của các nhà máy. Nếu bên A có nhu cầu vận chuyển
đến chân công trình thì phải chịu them cước vận chuyển theo thỏa thuận.
( Không bao gồm chi phí hạ hàng)
3. Phương thức giao nhận : Hàng được cân theo cân điện tự cẩu các nhà
sản xuất.
4. Lượng hàng thực giao, thực nhận có biên bản giao nhận hàng hóa giữa
bên đại diện giao nhận hàng của hai bên, làm cơ sở cho việc cấp hóa đơn
bán hàng và thực hiện thanh toán theo hợp đồng này.
Điều 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1. Hình thức thanh toán: Thanh toán chuyển khoản.
Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA HAI BÊN
1. Trách nhiện của bên B:
- Báo giá cho bên A và tiến hàng cung cấp đủ chủng loại, số lượng hàng
hóa theo thỏa thuận của hai bên.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 22
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
- Cung cấp đầy đủ các hóa đơn chứng từ theo quy định hiện hành của nhà
nước cho bên A.
2. Trách nhiệm của bên A:
- Thông báo cho bên B thời gian, số lượng và chủng loại ít nhất là 02 ngày
trước khi nhận hàng của mỗi đợt.
- Chuẩn bị mặt bằng vị trí tập kết, phương tiện và nhân lực bốc xếp hàng
hóa giúp bên B giao hàng và giải phóng hàng kịp tiến độ.
- Thanh toán đúng thời hạn như quy đinh ở điều 3.
Điều 5: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1. Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ và kịp thời các điều khoản đã ghi
trong hợp đồng. Mọi sửa đổi bổ sung hợp đồng phải được xác nhận

bằng văn bản và có xác nhận của hai bên.
2. Không bên nào đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trường
hợp tranh chấp xảy ra, hai bên bàn bạc tìm biện pháp giải quyết trên
tinh thần thương lượng, nếu hai bên thương thuyết không thành sẽ đưa
ra toàn án kinh tế - Tòa án nhân dân Thành phố Hà NỘi. Phán quuyết
của toàn án kinh tế là cuối cùng và bắt buộc với cả hai bên. Chi phí tòa
án do bên có lỗi chịu.
3. Các điều khác không hợp đồng sẽ được các bên thực hiện theo quy định
hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.
4. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký, hết hiệu lực khi hai bên thực hiện đầy
đủ trách nhiệm quy định trong hợp đồng.
5. Hợp đồng và các văn bản liên quan đến hợp đồng được ký bản chính
(Bản gốc) hay ký qua Fax đều có giá trị pháp lý như nhau/
Hợp đồng này được làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như
nhau.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 23
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Đóng dấu) (Đóng dấu)

• Căn cứ theo hợp đồng đã ký kết, bộ phận phụ tránh vật tư thuộc phòng
sản xuất, tiến hành thu mua NVL và nhận hóa đơn mua hàng .
Trong đó, vào ngày 10/8/2010, thực hiện theo hợp đồng, Nhà máy mua
của Công ty CP Thành Trung 1500kg thép D10-D14 theo hóa đơn số
0040663. Tương tự với các hóa đơn 0098118 mua xi măng của Công ty
TNHH Thương Mại Hoàng Chung và hóa đơn số 0052364 mua que hàn của
công ty Công ty CP Vận tải Thương mại Du lịch Đông Anh.
• Ngày 10/08/2010, Nhà máy mua thép cây D10-D14 của Công ty CP
Sản xuất thép kết cấu và XD Thành Trung, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền

vận chuyển bên bán chịu, thanh toán bằng tiền mặt.
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 10 tháng 08 năm 2010
Mẫu số 01 GTKL-3LL
GR / 2010B
0040663
Đơn vị bán hàng: Công ty CP Sản xuất thép kết cấu và XD Thành Trung
Địa chỉ: Tổ 23 Thị Trấn Đông Anh - Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại: MS 01 02568514
Họ tên người mua:
Tên đơn vị: Nhà máy Bê tông Amaccao - CN Công ty Avinaa
Địa chỉ: Viên Nội - Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS 01 02709370-001
STT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1 x 2
01 Thép cây từ D10- D14 kg 1.500 12.000 18.000.000
Cộng tiền hàng: 18.000.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.800.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 19.800.000
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 24
Nguyễn Thanh Hương Kế toán 49D
Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu tám trăm ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
• Ngày 10/08/2010, Nhà máy mua xi măng của Công ty TNHH Thương
Mại Hoàng Chung, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền vận chuyển công ty
Hoàng Chung chịu, tiền hàng chưa thanh toán.
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 10 tháng 08 năm 2010
Mẫu số 01 GTKL-3LL
DN / 2010B
0098118
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương Mại Hoàng Chung
Địa chỉ: Mai Đình Sóc Sơn - Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại: MS 01 01207219
Họ tên người mua:
Tên đơn vị: Nhà máy Bê tông Amaccao - CN Công ty Avinaa
Địa chỉ: Viên Nội - Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS 01 02709370-001
STT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1 x 2
01
Xi măng bao Thăng
long
Tấn 62 890.909 55.236.358
02

Xi măng bao Hoàng
Thạch
Tấn 4 972.727 3.890.909
Cộng tiền hàng: 59.127.267
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 5.912.733
Tổng cộng tiền thanh toán: 65.040.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi năm triệu năm trăm ngàn bốn mươi nghìn đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 25

×