TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
***
Niên luận
NGUỒN GỐC VĂN HÓA VEDIC
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Hằng Nga
Nơi công tác : Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Hà
MSSV : 09030291
Lớp : K54 - Ấn Độ học
HÀ NỘI,(1/2012)
1
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Ngay từ khi chưa sinh ra con người đã nhập thân vào môi trường văn hóa.
Bản thân con người và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau. Con
người vừa là chủ nhân của văn hóa đồng thời cũng là sản phẩm do môi trường văn
hóa đó sản sinh, bồi dưỡng. Con người mang trong mình dòng chảy của văn hóa và
đồng thời cũng là đại diện tiêu biểu của văn hóa.
Mỗi con người đều mang trong mình một giá trị văn hóa. Mỗi dân tộc, mỗi
cộng đồng đều hình thành cho mình một nền văn hóa với những đặc trưng riêng.
Đặc điểm đó đã cấu thành nên nền văn hóa nhân loại đa dạng, phong phú, mang
đậm những sắc hương.Và Ấn Độ chính là một sắc hương tiêu biểu trong dòng
2
chảy văn hóa rộng lớn đó. Nhắc đến Ấn Độ là nhắc đến đất nước của hàng ngàn
tôn giáo và hàng triệu vị thánh thần, vùng đất của những vũ điệu, lời ca ngây ngất
lòng người, xứ sở của những huyền thoại, khúc tráng ca và cả những sử thi mà âm
hưởng của nó còn vang vọng mãi đến hiện tại. Văn hóa Ấn Độ giống như một
dòng sông chảy qua biết bao thăng trầm của thời gian, không gian, được thành tạo
từ biết bao chi lưu, phụ lưu văn hóa các tiểu vùng, cũng như văn hóa qua các giai
đoạn lịch sử. Một trong những giai đoạn lịch sử văn hóa tiêu biểu trong dòng
chảy văn hóa Ấn Độ không thể không nhắc tới đó chính là thời kỳ văn hóa Vedic.
Đúng như tên gọi của nó “ văn hóa Vedic”, cụ thể hơn là khái niệm “ Vedic” gợi
nhắc đến tất cả những gì gắn liền với kinh Veda. Trải qua biết bao thế hệ, bao
thăng trẩm của thời gian văn hóa Vedic đã ăn sâu vào tiềm thức, linh hồn của
người Ấn cũng như văn hóa tinh thần của dân tộc Ấn. Sẽ là một thiếu sót lớn khi
nghiên cứu văn hóa Ấn Độ mà bỏ qua nền tảng tinh thần là văn hóa Vedic.
Tuy nhiên, có một vấn đề vướng mắc đang xảy ra đối với nghiên cứu văn
hóa Vedic hiện nay đó chính là việc xác định nguồn gốc văn hóa. Xung quanh vấn
đề này còn tồn đọng nhiều những hoài nghi cũng như những bất đồng trong quan
điểm của các nhà nghiên cứu. Một là luồng ý kiến văn hóa Vedic là sản phẩm bản
địa và luồng ý quan điểm thứ hai hoàn toàn trái ngược văn hóa Vedic là sản phẩm
ngọai sinh. Giả thuyết đó đã đẩy Ấn Độ đứng trước một thách thức lớn, rất có thể
văn hóa Vedic, nền văn hóa tinh thần nuôi dưỡng bao thế hệ người dân Ấn Độ lại
là sản phẩm nảy sinh bên ngoài Ấn Độ. Việc tìm lời giải đáp cho câu hỏi về nguồn
gốc văn hóa Vedic không còn là vấn đề của văn hóa mà còn là vấn đề của lịch sử,
chính trị, thậm chí vị thế quốc gia, lòng tự tôn dân tộc
Nói như J. Nehru: “Một cá nhân con người, một chủng tộc hay một dân tộc,
tất yếu phải có một chiều sâu lịch sử nhất định và một cội rễ nhất định. Họ được
đánh giá cao bởi có một nguồn gốc trong quá khứ. Quá khứ trước hết chính là sự
tích luỹ những kinh nghiệm và sự khôn ngoan qua các thế hệ. Điều cơ bản là phải
3
có cái đó. Nếu không người ta chỉ là bản sao nhợt nhạt của một cái gì đó không có
ý nghĩa tiêu biểu cho một cá nhân hay một nhóm.”
1
.
Tuy nhiên cho đến nay, đây vẫn là vấn đề chưa tìm được lời giải thích thỏa
đáng. Thậm chí có thể cũng một vấn đề hay một nguồn sử liệu mỗi học giả lại có
những lập luận khác nhau, cách nhìn khác nhau. Cũng bởi vậy trong bài nghiên
cứu này người viết xin được đề cập vấn đề nguồn gốc văn hóa Vedic dưới nhiều
điểm nhìn khác nhau, bao gồm ý kiến của các học giả trong quá khứ cũng như
hiện tại với hy vọng có một cái nhìn bao quát, khách quan hơn khi xem xét vấn đề
này. Vậy thực chất đâu là trả lời cho câu hỏi lịch sử ? Văn hóa Vedic ra đời từ khi
nào? Ai chính là chủ nhân của văn hóa Vedic? Câu trả lời cho vấn đề nguồn gốc
văn hóa Vedic phụ thuộc lớn vào việc xác định thế nào là văn hóa Vedic, nguồn
gốc cư dân sáng tạo ra nền văn hóa này cũng như việc giả mã những bằng chứng,
lập luận trong lịch sử.
1. Văn hóa Vedic
Nền tảng đầu tiên cho mọi nghiên cứu về văn hóa Vedic chính là hiểu biết về
nội hàm khái niệm “Văn hóa Vedic”. Tuy nhiên, đó không phải là một công việc dễ
dàng. “Văn hóa Vedic” là một khái niệm lớn bao hàm hai khái niệm nhỏ: văn hóa,
Vedic.
Văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội
Vậy Vedic là gì? Theo từ điển The free dictionary by Farlex, Vedic xét ở góc
độ tôn giáo được hiểu là tất cả những gì thuộc hoặc liên quan đến kinh Veda, hay
những tác phẩm được viết bằng mẫu thức cổ xưa của tiếng Phạn. Xét ở góc độ
khoa học xã hội, tộc người, Vedic là những gì thuộc hay có quan hệ với cư dân Ấn
Âu cổ xưa định cư tại Ấn Độ, được coi như những người khởi thủy cho những
1 J. Nehru, “ What is the culture”, The time of India, ( 10/ 1988)
4
truyền thống được bảo lưu trong kinh Veda. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học,Vedic
được coi như hình thức cổ xưa của tiếng Sankrit, ngôn ngữ của kinh Veda được
nhắc tới ở trên.
Theo như Upinder Singh: “Thời kỳ văn hóa được phản ánh trong hai giai
đoạn rộng lớn văn học Vedic thời kỳ đầu và sau được biết đến như là giai đoạn sơ
kì và hậu kỳ của văn hóa Vedic.”
2
Trong quá khứ việc nghiên cứu văn hóa tiểu lục địa Ấn Độ chủ yếu tập
trung nghiên cứu văn hóa Vedic và khu vực phía Bắc và Tây Bắc Ấn Độ mà bỏ qua
những khu vực khác. Tuy nhiên, bản thân khái niệm văn hóa Vedic không bao hàm
hay trùng khít với khái niệm văn hóa Ấn Độ. Càng khó hơn khi giới hạn một miền
không gian hay địa lý cho một văn hóa cụ thể. Như vậy, khái niệm văn hóa Vedic
được đề cập tới là một khái niệm mang tính chất khoa học xã hội, tôn giáo, tộc
người hơn là một khái niệm bao hàm yếu tố địa lý. Nội hàm khái niệm văn hóa
Vedic được thể hiện trên ba lớp ý nghĩa. Một là, khái niệm dùng để mô tả nền văn
hóa được định hình dựa trên những gì liên quan hoặc thuộc về kinh Veda. Hai là,
nền văn hóa gắn liền với tiếng Sankrit. Ba là, nền văn hóa có mối tương quan với
với cư dân nói ngôn ngữ Ấn Âu – dưới thế kỷ XIX được biết đến với cái tên người
Aryan
3
2 Upinder Singh, A History of Ancient and Early Medieval India: From the Stone Age to the 12
th
century,
Pearson Education, 2008, pp 187.
3 Aryan được cho rằng bắt nguồn từ chữ Arya được đề cập trong Rig Veda mang nghĩa “ kim loại”, trong
tiếng Sankrit Aryan có nghĩa “cao quý, thượng đẳng”. Đến thế kỷ XVIII, XIX thậm chí đầu XX, Aryan
thường được dùng với nghĩa chỉ chủng tộc. Tuy nhiên, ngày nay quan điểm về chủng tộc Aryan vấp phải
sự phản đối của không ít học giả. Cách lí giải được phần đông các học giả chấp nhận là Aryan hay Indo –
European là biểu tượng ngôn ngữ chung cho những cư dân nói tiếng Ấn-Âu
5
Việc lí giải khái niệm “văn hóa Vedic” cũng như nghiên cứu nguồn gốc nền
văn hóa này đã làm nảy sinh hàng loạt những câu hỏi liên quan. Ai đã sáng tạo nên
nền văn hóa này? Những người Aryan là ai? Và họ đến từ đâu?
2. Chủ nhân của văn hóa Vedic
Trong suốt khoảng thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, khi mà phần lớn các
quốc gia châu Á, châu Phi nằm dưới ách thống trị của thực dân phương Tây, rất
nhiều các học giả đã tư duy về lịch sử trên phương diện các phong trào và sự
tương tác của các chủng tộc khác nhau. Khái niệm “race” hay “ chủng tộc” được
các học giả sử dụng lỏng lẻo dùng trong mô tả một dân tộc hay một nhóm văn hóa
được sử dụng song hành cùng với khái niệm “ chủng tộc” dựa trên những đặc điểm
nhân chủng truyền thống. Khái niệm “người Aryan” được ra đời trong hoàn cảnh
đó. “Aryan” lúc đó được coi như chủng tộc thượng đẳng, tóc vàng, mắt xanh, nói
ngữ hệ Ấn Âu. Những người Ấn Aryan đồng thời cũng được coi là tác giả của bộ
kinh Veda và đồng thời cũng là chủ nhân của văn hóa Vedic. Tuy nhiên ngày nay
khái niệm “Ấn – Aryan” được sử dụng chủ yếu trên phương diện ngôn ngữ hơn là
một khái niệm mang sắc thái chủng tộc. Người Ấn – Aryan thực chất là nhóm
người nói tiểu nhánh ngôn ngữ Ấn – Iran trong gia đình ngôn ngữ Ấn Âu.
4
Vậy những người Ấn – Aryan đến từ đâu? Bức màn bí mật về nguồn gốc
văn hóa Vedic chỉ có thể được làm sáng tỏ thông qua việc tìm hiểu về nguồn gốc
của cư dân Ấn – Aryan
3. Tính chất bản địa của người Indo - Aryan
3.1. Sự hoài nghi về tính chất bản địa của người Ấn – Aryan và giả thuyết nguồn
gốc quê hương người Aryan.
4 Upinder Singh, A History of Ancient and Early Medieval India: From the Stone Age to the 12
th
century,
Pearson Education, 2008, pp 186
6
Sự phát hiện ra những ngôn ngữ không phải tiếng Sankrit tại miền Nam Ấn
đã cung cấp những chất liệu quan trọng cho nhiều học giả hoài nghi tính chất bản
địa của người Aryan. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hầu hết các học giả châu Âu
đều chấp nhận sự tồn tại của ngôn ngữ Dravidian như một bằng chứng chứng minh
người Aryan không phải là cư dân bản địa tại tiểu lục địa.
Trong một tác phẩm xuất bản 1856, Caldwell đã chứng minh rằng giữa ngôn
ngữ Sankrit, Dravidian và một số ngôn ngữ Nam Á khác có chứa một số đặc điểm
chung về cú pháp cũng như hình thái học
5
. Điều mà không hề tồn tại giữa tiếng
Sankrit và các ngôn ngữ khác thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn Âu. Các nhà ngôn ngữ đã
chứng minh có một số lượng lớn các từ trong tiếng Sankrit được mượn từ các ngôn
ngữ như Dravidian, Munda.
Nghiên cứu của Burrow về tên các loài thực vật bản địa tồn tại ở miền Bắc
Ấn đã cho thấy có một số lượng lớn tên các loài thực vật này là những từ không
thuộc tiếng Sankrit hay những đặc điểm tương đồng với ngôn ngữ Ấn Âu. Kết luận
này càng tăng lên mối hoài nghi về tính chất bản địa của những người Aryan. “Nếu
những người Aryan là cư dân bản địa tại Ấn Độ, vì sao họ lại mượn tên những loài
thực vật bản địa từ ngôn ngữ khác thay vì sử dụng chính những từ họ sáng tạo từ
gốc ngôn ngữ Ấn – Aryan của mình.”
6
Luận điểm này lần lượt được bổ sung bởi Mausica (1991), ông đã chứng
minh có đến khoảng 80 % số từ liên quan đến nông nghiệp trong tiếng Hindi
không thuộc ngôn ngữ Ấn Âu, trong đó khoảng 55 % là không rõ nguồn gốc, 7.6
% là những từ trong ngôn ngữ Dravidian
7
. Kết quả này càng bổ sung cho giả thuyết
người Aryan vốn có nguồn gốc từ những cư dân du mục.
5 Caldwell. R, Comparative Grammar of Dravidian or South Indian Language, London, Trubner, 1856
6 Edwin Bryant, The Question for the Origins of Vedic culture: The Indo – Aryan Migration Debate,
Oxford University Press, 2003, p 90.
7 Mausica. C, The Indo – Aryan Language, Cambridge University Press, Cambridge.
7
Thực tế những nỗ lực trong việc làm sáng tỏ nguồn gốc của người Aryan đã
được các học giả Đông và Tây chứng minh qua nhiều thế kỷ. Câu hỏi liệu người
Aryan có phải là người bản địa tại Ấn Độ đã gây ra mối bất đồng lớn trong giới
nghiên cứu Đông phương. Ngay từ đầu tế kỷ XVIII, đầu XIX Ấn Độ nổi lên như
ứng cử viên sáng giá cho quê hương người Aryan. Tuy nhiên, quan điểm này đã
dần dần mất vị trí sau đó và thay bằng vô số những giả thuyết mới. Vô số những
giả thuyết về quê hương của người Aryan đã được hình thành. Rask, Alexander
Murray với nguồn gốc châu Á. John Baldwin đề cập Bactria. Quê hương của người
Aryan lần lượt được mở rộng từ Phần Lan, bán đảo Scandinavi đến Đức, Nga, cho
tới vùng Cận Đông, Trung Á…A. H. Sayce (1875): “Tổng kết đó đã chứng minh
rằng nguồn gốc quê hương của họ (người Aryan) là ở châu Á và cụ thể hơn đó là
vùng cao nguyên của dãy Hindu Kush”.
8
Max Muller (1887) cho rằng: “Nếu có một câu trả lời về nơi mà tổ tiên
Aryan của chúng ta định cư trước khi phân chia…Tôi vẫn chỉ nói rằng, giống như
bốn mươi năm trước, “nơi nào đó ở châu Á” và không hơn nữa”.
Một trong những lí thuyết tiêu biểu về quê hương người Aryan phải kể đến
đó là “lý thuyết Kurgan” của Gimbutas. Marijas Gimbutas đã mất hơn nửa thế kỷ
để chứng minh quê hương của người Aryan là vùng Uralic, Volga. Lý thuyết của
ông dựa trên những bằng chứng khảo cổ học về văn hóa Kurgan, với đặc trưng là
những đồi, gò mai táng (Kurgan trong tiếng Slavic và Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa “mộ”).
Ông tranh luận rằng nền văn hóa này có liên quan mật thiết văn hóa của cư dân nói
ngôn ngữ Ấn Âu. Điểm quan trọng trong lý thuyết của ông đó là cư dân văn hóa
Kurgan hầu hết là những chiến binh cưỡi ngựa, họ sử dụng vũ khí, chiến tranh để
mở rộng văn hóa của họ tới khu vực lân cận châu Âu cổ, tạo điều kiện cho sự mở
rộng của cộng đồng cư dân Ấn Âu
8 Edwin Bryant, The Question for the Origins of Vedic culture: The Indo – Aryan Migration Debate,
Oxford University Press, 2003, p 37
8