Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SANG KIEN TOAN THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.55 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG NHÓM TRONG
DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG THCS
I. ĐẶT VÂN ĐỀ.
Nói đến giáo dục là nói đến công tác giảng dạy và học tập trong đó giáo
viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh
nhằm đạt được mục tiêu bài học, học sinh được tham gia chủ động tích cực trong
quá trình nhận thức.
Toán học là chìa khóa của mọi khoa học, toán học giữ vai trò chủ chốt
trong khoa học, kinh tế, công nghệ thông tin nhiều lĩnh vực khác của xã hội.
Nội dung của tư duy toán học là những quan điểm, tư tưởng phản ánh hình
dạng không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực. Hình thức
của tư duy toán học là khái niệm, phán đoán ( tiên dề, định lý) suy luận. Nói tóm
lại nội dung toán học chưá đựng cả một kho tàng tri thức sinh động, phong phú,
hấp dẫn, đễ kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện rất
thuận lợi cho việc hình thành động cơ nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú đam
mê toán học.
Đổi mới phương pháp dạy học toán học hiện nay ở trường THCS được
tiến hành theo kiến phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động. Học
sinh được học tập cá nhan là chính ( tự học). Kết hợp làm việc nhóm nhỏ ( học
tập hợp tác) dưới sự điều khiển của giáo viên. Thày gáo tổ chức tình huống có
vấn đề, làm trọng tài trong thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề và khẳng định
kiến thức.
1
Tuy hình thức có vẻ sinh động nhưng đó chỉ là sự tích cực một cách rất
thụ động vì tư duy của học sinh vẫn phụn thuộc nhiều vào sự dẫn rắt của giáo
viên. Muốn đặt được điều đó giáo viên phải biết chọn các phương pháp phù hợp
với từng mục, từng phần trong từng tiết dạy. Để cuốn hút học sinh vào hoạt động
học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó học sinh tựu khám phá
những điều mà chưa biết chứ không phải tựu động tiếp thu những tri thức đã sắp
đặt sẵn. Một trong những phương pháp tích cực cần được phát triển trong dạy


học môn toán cũng như các môn học khác đó là “ Sử dụng bảng nhóm”
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
- Lớp học được chia làm 4- 6 nhóm, mỗi nhóm có từu 5- 6em. Thường mỗi
lớp có ba dãy bàn( 4-5 bàn/dãy) tôi chia làm hai nhóm, vậy lớp học có 6 nhóm.
Hai bàn ngồi quay mặt lại với nhau làm một nhóm.
nhóm nào cũng có 1- 2 em học khá hơn ( tùy thuộc kiểu bàn của lớp)
- Nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm, một
thư ký để ghi chép kết quả thao luận của nhóm.
- Mỗi thành viên trong nhóm điều phải làm việc tích cực không được ỷ nại
vào người có hiểu biết. Các thành viên trong nhóm giú đờ lẫn nhau tìm
hiểu vấn đề, làm bài nhanh thi đua với các nhóm khác.
- Khi trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm trưởng đại diện
hoặc cử một thành viên của nhóm đại diện trìh bày.
- Hoặc các nhóm đặt bảng trên giá, so sánh đối chiếu kết quả với các nhóm
khác để tìm cách giải hay, khoa học, ngắn gọn.
- Lớp nhận xét đánh giá, giáo viên kết luận chốt lại vấn đề có thể khuyến
khích cho điểm nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Làm việc chung cả lớp .
2
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức ( yêu cầu của bài)
- Tổ chức cho các nhóm làm việc, thông báo thời gian.
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm: để việc thảo luận đạt kết quả thì giáo
viên cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài cần thực hiện, ấn định
thười gian trong bao lâu, học sinh nắm vững các bước thực hiện.
2. Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.
Sau khi xác đinh nhiệm vụ cần thực hiện, học sinh thực hiện, nhiệm vụ theo
cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra kết luận chung
rồi ghi kết quả vào bảng nhóm.

3. Thảo luận tổng kết trước lớp.
- Các nhóm đưc bảng nhóm lên gia bảng.
- Thảo luận chung( đại diện các nhóm nhận xét lẫn nhau)
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, so sánh các cách làm đặc biệt cách trình bày
một bài giải. Thống nhất đưa ra đáp án, để hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh,
đồng thời đáng giá kết quả. Làm viecj của các nhóm tuyên dương phê bình.
* Ví dụ minh họa.
Sau khi dạy bài đại số lớp 8. Tiết 48. Phương trình chứa ẩn ở mẫu(t2)
Tôi giành thười gian (8 phút ) luyện tập củng cố (cuối bài).
* Hoạt động nhóm bài tập 27 sgk –trang 22 các phần a,b,c
* phân công nhóm 1-2 làm phần a, giải phương trình:
5
52
+

x
x
= 3
Nhóm 3-4 làm phần b, giải PT:
x
bx −
2
= x +
2
3
nhóm 5-6 làm phần b, giải PT:
3
)63()2(
2


+−+
x
xxx
= 0
Trước hết các em xác định đây là dạng phương trình nào?
3
Là phương trình chứa ẩn ở mẫu thì phải tuân thủ theo bước làm thế nào?
* Nhắc lại các bước giải phương trình ẩn mẫu. Các em xác định nhiệm vụ nhận
thức, từ đó hoàn chỉnh bài giải.
* Thời gian hoàn thành 3 phút( Giáo viên quan sát, nhắc nhở các nhóm thực
hiện).
* Hết thời gian qui định, nghe hiệu lệnh các nhóm đặt bảng phụ lên giá bảng.
- Thảo luận tổng kết trước lớp: Đại diện nhóm trình bày cách giải của nhóm
mình. Thảo luận chung: Các nóm khác nhận xét, nêu ý kiến giáo viên theo dõi
uốn nắn những sai sót của học sinh, đặc biệt chú ý trình tự các bước giải phương
trình chưá ẩn ở mẫu, chú ý các trình bày một bài giải. Cuối cùng giáo viên nhận
xét, đánh giá kết quả. Thảo luận của các nhóm và đưa ra đáp án; tuyên dương,
phê bình có thể khuyến khích cho điểm nhóm nào làm đúng nhất để kích thích
học tập của các em ( chú ý cách giải hay nhất, gon nhất), phê binh nhóm làm
chậm, chưa tập trung, chưa tích cực.
IV.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “ SỬ DỤNG BẢNG
NHÓM”
Bảng nhóm cần được sử dụng thường xuyên, coi đây là một phương tiện
dùng trong dạy học hàng ngày của các em, các em phải được làm thường xuyên,
thuần thục các thao tác nhanh, khẩn trương, thi làm nhanh giữa các nhóm khác.
Kết quả học tập được thể hiện trên bảng nhóm, dễ nhận thấy mặt tích cực
của các em, cách giải hay, cách trình bày đúng, ngắn gọn, đồng thời cũng dễ
nhận thấy lỗ hổng kiến thức của các em, từ đó giáo viên củng cố, bổ sung cho
hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho các em, chú ý những sai sót cá em thường
mắc( dấu, cách biến đổi,…)

V. NHỮNG CHÚ Ý KHI “SỬ DỤNG BẢNG NHÓM”
- Để cho các nhóm hoạt động tốt thì việc chia nhóm phaỉ đồng đều, nhóm nào
4
cũng có học sinh khá, học sinh yếu. Vì vậy việc sắp sếp chỗ ngồi của các em
cũng được chú ý không xếp các em khá ngồi một chỗ mà xáo trộn xếp đồng đều
trong lớp. ( Vì thường có ba dãy bàn mỗi dãy có hai nhóm, hai bàn quay mặt lại
với nhau…)
- Yêu cầu các em chuẩn bị bút dạ đầy đủ, mỗi nhóm 1 bảng phụ và có hai ba
bút viết bảng chuẩn bị đủ theo yêu cầu của giáo viên.
- Rèn các em có thói quen sử dụng bảng nhóm theo hiệu lệnh, triển khai nhanh
khẩn trương tích cực, tao phong trào thi đua chung,
- Khi các nhóm làm việc, giáo viên quan sát, nhắc nhở, khích lệ các em tạo
không khí sôi nổi học tập, làm việc khẩn trương,
VI. NHŨNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI “SỬ DỤNG BẢNG NHÓM”

* Ưu điểm: Dùng bảng nhóm rất tiện lợi, sử dụng được lâu dài ( vì lợi ích kinh
tế)
- Học sinh rất thích học nó giúp cho từng thành viên trong nhomsquen dần với sự
phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập được nâng lên rõ rệt. (
Cá em học khá dẫn dắt, giúp đỡ cá em học yếu). Khi treo bảng nhóm dễ nhận
thấy và so sánh cách giải của các em.
- Trong hoạt động nhóm, mội cá nhân được phân công một công việc cụ thể,
phối hợp nhau để đạt được mục tiêu chung. Như vậy mô hình hợp tác trong xã
hội được đưa vào học, đường giúp các em thích ứng với đời sống xã hội trong đó
mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.
Đồng thời đã xây dựng cho các em có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có
tính đồng đội cao.
* Hạn chế:
5
- Khi hoạt động nhóm có thể gây ồn ào ( Cá em trong nhóm tranh luận) vì vậy

thầy giáo phải chú ý đến giáo dục và rèn luyện năng hoạt động hợp tác trong
nhóm nhỏ cho học sinh.
- Một số ỷ nại vào các bạn trong nhóm, không làm bài mà đùa nghịch( Vì vậy
khi khích khích cho điểm thì phải trừ các em không tích cực ra).
VII. KẾT LUẬN:
Để thành công trong việc giảng dạy:
- Thứ nhất: Thầy phải tâm huyết với nghề, thực sự đi sâu đổi mới phương
pháp dạy học- học phải có sự đam mê, tìm tòi sáng tạo.
- Thứ hai: Trò phải thay đôi cách học, nâng cao ý thức tự học, tự rèn, phải
rèn cho các em có thói quen chuận bị bài mới thật tốt. Xếp chỗ ngòi phải
đồng đều giữa các dáy, các bàn, để khi chia nhóm học tập, nhóm nào cũng
có em khá,em yếu, nhằm hỗ trợ nhau khi tham gia hoạt động nhóm, thảo
luận nhóm.
- Thứ ba: Nhà trường tạo điều kiện về thời gian và phương tiện dạy học để
phát huy khả năng sẵn có của trò.
Yến Mao, ngày 18 tháng 4 năm 2011
Người viết
Bùi Thị Liên Khiếu
6
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×