Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài làm văn số 2 lớp 11 - NLVH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.82 KB, 2 trang )

Viết bài Làm văn số 2 NLVH tuần 5 (Bài làm ở nhà)
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 2
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Kết quả cần đạt:
- Viết được bài NLVH, vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu
có tính sáng tạo.
2. Để làm tốt bài viết số 1, học sinh cần:
a. Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm đã học ( từ bài “Vào phủ Chúa Trịnh” đến bài
“Bài ca phong cảnh Hương Sơn”)
b. Xem kĩ SGK (trang 53):
- Hướng dẫn chung.
- Một số đề tham khảo.
- Gợi ý cách làm bài.
c. Tìm đọc một số bài văn hay để tham khảo
3. Đề bài tham khảo:
Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát ), “Bài ca ngất ngưởng”
(Nguyễn Công Trứ)
Gợi ý cách làm bài:
a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được:
- Cần phải trình bày ý kiến về vấn đề gì?
- Vấn đề đó bao hàm những nội dung gì?
- Nêu nhận xét cá nhân về vấn đề đó.
b. Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
Ví dụ:`
- Thế nào là nhân cách của một nhà nho chân chính?
- Nhân cách ấy được biểu hiện như thế nào ở tác giả Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ?
- Ý kiến cá nhân về nhân cách ấy?...
c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý:
- Bố cục bài văn
- Dùng từ chuẩn xác.
- Không mắc lỗi chính tả.


- Câu đúng ngữ pháp.
BÀI VIẾT SỐ 2
ĐỀ BÀI:
Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát.
Lập dàn ý cho đề bài trên và chọn viết một luận điểm.
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. Giới thiệu khái quát về Cao Bá Quát: một nhà nho tài năng và bản lĩnh, thể hiện nhân cách một nhà nho
chân chính.
2. Những nét chung về nhân cách một nhà nho chân chính:
- Tư tưởng hành đạo, nhập thể tích cực để trị nước, giúp đời.
- Xem thường bổng lộc, danh hoa phú quý.
- Trong mọi hoàn cảnh đều giữ được khí tiết của một nhà nho.
3. Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
a. Chọn con đường hành đạo của người trí thức xưa: học hành- khoa cử- làm quan để giúp đời.
b. Nhận thức được thực tế xã hội: nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp với sự bảo thủ, lạc hậu, trì
trệ.
c. Cái nhìn mới về con đường khoa cử- danh lợi:
- Con đường danh lợi là “cùng đồ”.
- Hình ảnh lữ khách đi trên bãi cát: Bãi cát tượng trưng cho đường đời gian nan; sự bế tắc của con đường
tiến thân mà Cao Bá Quát đang đi.
- Thấy được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử.
- Ý thức phải thoát khỏi cơn say danh lợi.
d. Niềm khát khao được thay đổi cuộc sống.
- Trăn trở tìm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc: “tính sao đây?”, “Còn đứng làm chi trên bãi cát?”.
4. Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.

×