Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Văn hóa doanh nghiệp và đọa đức kinh doanh Đạo đức doanh nghiệp đối với xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.18 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm chặt chẽ và bức xúc với hàng
loạt những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi trường và sức
khỏe con người ở mức độ nghiêm trọng. Những hành vi khiến dư luận xã hội
nhức nhối không thể không kể đến: vụ sữa nhiễm Melamine của doanh nghiệp
sữa Trung Quốc, vụ xả nước thải ra sông Thị Vải của cơng ty Vedan ở Việt Nam,
… Chính vì thế mà vấn đề về đạo đức kinh doanh nhận được sự quan tâm, chú ý
của dư luận xã hội cùng các cấp chính quyền nhân dân hơn bao giờ hết.
Đạo đức đức kinh doanh là một vấn đề khá mới mẻ nên không phải ai
cũng biết và áp dụng được, mỗi một cá nhân đều có những khái niệm, hiểu biết
riêng về đạo đức kinh doanh. Đây cũng là một vấn đề khá mới mẻ tại Việt Nam.
Mặc dù đạo đức kinh doanh đã được nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản và
các nước phương Tây từ thế kỷ XX nhưng vấn đề này mới thực sự được các
doanh nghiệp Việt Nam chú ý đến và áp dụng trong một vài năm gần đây. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh đạo đức kinh doanh đã, đang và vẫn sẽ
tiếp tục xảy ra trong nước ta hiện nay.
Chúng em hiện đang là sinh viên trường ĐH Thăng Long, trong q trình
học mơn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, đã nghiên cứu, tìm hiểu
và bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích, có những cách nhìn mới và ý thức hơn
về vai trị của các doanh nghiệp trong vấn đề đạo đức nói chung và đạo đực kinh
doanh nói riêng. Chúng em xin chân thành cảm ơn cơ Ao Thu Hồi, trong q
tình giảng dạy đã giúp chúng em tiếp cận gần hơn với môn học, được hiểu sâu
hơn, phân tích những vấn đề trong môn học một cách khách quan hơn và cung
cấp cho chúng em vơ cùng nhiều thơng tin lí thú về những vấn đề đạo đức đối
với các doanh nghiệp cũng như đối với xã hội hiện nay. Để mọi người cùng hiểu
sâu và chi tiết hơn về tình trạng hiện nay về vấn đề đạo đức kinh doanh đối với
xã hội, nhóm No.1 chúng em xin được trình bày đề tài: “Đạo đức doanh nghiệp
đối với xã hội”.
1



Bài tiểu luận gồm 3 phần:
1.
2.
3.

Những điều căn bản về đạo đức kinh doanh.
Thực trạng vấn đề đạo đức kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Một số giải pháp nhằm cải thiện đạo đức kinh doanh đối với xã
hội.

2


NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.

Khái niệm đạo đức kinh doanh.

1.1.

1.1.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh.

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với
xã hội.Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất
tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết
lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên
cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).Với tư cách là
một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:

- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các
chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi
thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo
dục.
1.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức
kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tính
đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi
ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức khơng hồn tồn giống
các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính
tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y
tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là

3


những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn
phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Các nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.

1.2.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức
tồn cầu nói chung. Khi áp dụng cho kinh doanh trong nước hay trong kinh doanh
toàn cầu, các giá trị chung như : trung thực, liêm chính, cơng bằng, và vơ tư … góp

phần tạo nên một hệ thống đạo đức.
Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc các luật lệ được đưa ra để thực hiện
nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức. Ví dụ như: Nếu Luật Lao động
của một quốc gia quy định phụ nữ có quyền ngang với đàn ơng trong cơng việc, sẽ có
thể ngăn chặn sự phân biệt giới tính của những người thuê lao động khi tuyển dụng.
Hành vi đúng với đạo đức, hành vi cá nhân phù hợp với lẽ công bằng, luật pháp và
các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn, hợp lý và trung thực.
Một người làm kinh doanh luôn phải lưu ý là mọi người đều phải có trách nhiệm với
những hậu quả xuất phát từ hành vi của mình. Nghĩa là, người đó khơng được phép
làm bất kỳ điều gì có thể khiến hình ảnh của họ bị lung lay.
Sự trung thực - mỗi câu nói, mỗi hành động của họ đều phải mang tính thực tế
hoặc thể hiện sự thật.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu
quả gắn với trách nhiệm xã hội.
1.3. Đối

tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh.

Là chủ thể hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh
doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh.
Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành
vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, cơng
ty, doanh nghiệp, tập đoàn) như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công

4


nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong
mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.
Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều

xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ
chu đáo. Tâm lý này khơng khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt” của giới doanh nhân,
do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng
khách hàng lợi dụng vị thế “Thượng đế” để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh
nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức.
1.4.

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với xã hội.

Giữa kinh doanh và đạo đức với xã hội ln có sự mâu thuẫn. Một mặt, xã hội
luôn mong muốn các công ty tạo ra nhiều việc làm lương cao, nhưng mặt khác, những
công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động. Người
tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở thương mại lại
muốn có lãi suất cao nhất. Xã hội mong muốn giảm ơ nhiễm mơi trường, cịn các cơng
ty lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ đó đã nảy sinh xung đột không thể
tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do khác biệt về lợi ích của cơng ty
với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và tồn thể xã hội. Vì tất cả những
điều đối lập nói trên là tất yếu nên các nhà quản lý buộc phải làm sao để cân bằng lợi
ích của cơng ty với lợi ích của các cổ đơng (shareholders) và những người có quyền
lợi liên quan (stakeholders), bao gồm nhân viên, khách hàng và tồn thể cộng đồng.
Chính vì những mâu thuẩn trên mà các nhà quản lý gặp phải những khó khăn trong
q trình ra quyết định. Khó khăn trong các quyết định quản lý khơng chỉ ở việc xác
định các giá trị, lợi ích cần được tơn trọng, mà cịn cân đối, hài hồ và chấp nhận hy
sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào
kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và
các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.
5



Vai trò của đạo đức kinh doanh.

1.5.

Việc áp dụng đạo đức kinh doanh là không hề dễ dàng và sẽ tốn nhiều chi phí cho
doanh nghiệp. Nhưng bù lại, một doanh nghiệp áp dụng đạo đức kinh doanh một cách
khoa học, hợp lý thì sẽ mang lại nhiều lợi ích, khơng những cho doanh nghiệp mà cị
đem lại lợi ích cho cả xã hội như:
-

Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.

-

Nâng cao chất lượng của doanh nghiệp.

-

Doanh nghiệp sẽ nhận được sự cam kết vầ tận tâm của nhân viên.

-

Góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm, nhận được sự hài long từ phía khách
hàng.

-

Tạo ra lợi nhuận ổn đinh cho doanh nghiệp trong lâu dài.

-


Góp phần trong việc phát triển vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

6


2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP.
Trong thực tế, con người khơng ai hồn hảo, có người tốt kẻ xấu và các doanh
nghiệp cũng vậy, có doanh nghiệp có đạo đức cũng có doanh nghiệp chưa có đạo đức.
Khơng những thế, doanh nghiệp là một tổ chức gồm nhiều thành viên vì vậy cũng sẽ
có rất nhiều vấn đề nảy sinh và bất cập. Song, chúng ta hãy cùng nhìn lại những mặt
tốt mà các doanh nghiệp một vài bộ phận doanh nghiệp đã ý thức được vai trị của đạo
đức kinh doanh và đóng góp cho phúc lợi xã hội một phần khơng nhỏ vào việc phát
triển đất nước; cung cấp sản phẩm đảm bảo, vệ sinh, an toàn; khẳng định vị thế; chiếm
được lòng tin của người tiêu dung;... Sau đây là một số doanh nghiệp tiêu biểu:
Một số doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh.

2.1.

2.1.1. Tập đồn sữa Vinamilk.

Những thành cơng mà Vinamilk đã đạt được: Vinamilk là một tập đoàn sản
xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu Việt Nam, được thành lập
từ năm 1976, tới nay Vinamilk đã chiếm tới 75% thị phần sữa, có sản phẩm xuất
khẩu sang nhiều nươc như Pháp, Canada, Đức và khu vực Trung Đông. Năm 2010,
Vinamilk đạt danh hiệu 1 trong 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á – Thái Bình
Dương do Của tạp chí Forbes Asia bình chọn, với nhiều danh hiệu, giải thưởng
khác. Để đạt được những thành quả trên, Vinamilk đã nỗ lực khơng ngừng, ln vì

mục tiêu lâu dài mà có những quyết định, hành vi phù hợp với đạo đức kinh doanh.
Ta có thể nhận thấy qua một số điều sau:
-

Vinamilk luôn cam kết sẽ sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, hợp
khẩu vị của nhiều khách hàng, cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và luôn đảm
bải chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên thực tế, sữa Vinamilk đã nhậ
được sự ưa thích của nhiều khách hàng, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam
chất lượng cao, ISO 2000, … những sản phẩm của Vinamilk giúp tăng cường
thể chất và trí tuệ, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
7


-

Xét về kết quả hoạt động hàng năm của Vinamil, Vinamilk là một cơng ty hoạt
động ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao (tốc độ tăng trưởng doanh thu năm
2009 là 29%, năm 2010 là 33%). Hàng năm Vinamilk đóng góp phần thuế
khơng nhỏ cho nhà nước (năm 2011, đứng thứ 5/200 doanh nghiệp đóng thuế
nhiều nhất Việt Nam). ngồi ra, Vinamilk cịn tạo ra cơng việc, tăng thêm thu
nhập cho hơn 4.000 nhân viên (tới tháng 6/2011), giúp cải thiện cuộc sống phần
nào cho mọi người, đồng thời làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, san sẻ bớt gánh nặng

-

cho chính phủ
Bên cạnh đó, Vinamilk cịn có những đóng góp khơng nhỏ cho xã hội như: việc
bảo vệ mơi trường(sản phẩm thân thiện với môi trường, phát động và tham gia
tích cực các hoạt động bảo vệ mơi trường, đạt danh hiệu doanh nghiệp xanh
năm 2009, kiểm soát các chất thải ra môi trường,…), phát triển giáo dục (tới

nay đã trao học bổng cho hơn 33000 học sinh tiểu học với trị giá lên tới 18 tỷ,
quyên góp từ thiện, xây dựng trường học (quyên góp 500 triệu xây dựng trường
học tại Trường Xa)) ,xóa đói giảm nghèo, cấp sữa cho trẻ em nghèo (173000 trẻ
em được cấp sữa dinh dưỡng với khoảng 19 triệu ly sữa trị giá khoảng 69 tỷ
đồng), hỗ trợ phòng tránh thiên tai với 70 thuyền cứu hộ trị giá 600 triệu đồng,
tham gia quyên góp từ thiện cho đồng bào gặp lũ lụt, xây nhà cho bà mẹ Việt
Nam anh hùng….

Bằng việc kinh doanh có đạo đức, Vinamilk đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình của
khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp có được một vị thế vững chắc trong thị trường
sữa Việt Nam.
2.1.2. Cơng ty cổ phần tập đồn Trung Ngun.

Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê
quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngồi nước. Chỉ trong vịng 10
năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung
Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đồn hùng mạnh với 6 cơng ty thành viên.
8


Trong quá trình hoạt động, Trung Nguyên đã đem lại nhiều đóng góp đáng kể cho
xã hội. Sau đây là một số ví dụ:
Trung Nguyên đã tiên phong phát động và có nhiều phát kiến tổ chức các chương
trình ý nghĩa, sức lan tỏa rất lớn và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng cũng như giới
truyền thông ( “Sáng tạo vì thương hiệu Việt” năm 2003, “Xây dựng thương hiệu
nông sản Việt Nam” năm 2003, thành lập Quỹ “Khơi nguồn sáng tạo” hỗ trợ thanh
niên khởi nghiệp năm 2005,…) giúp khơi dậy được niềm đam mê cho các thành viên
tham gia, tăng thêm lòng yêu nước và tự hào dân tộc, tích cực xây dựng một xã hội
lành mạnh, có những hoạt động giúp đỡ cho sinh viên nghèo, từ đó tăng thêm tinh

thần đồn kết, giúp đỡ được nhiều sinh viên trong còn đường học tập…
Trung Nguyên cũng là doanh nghiệp tiêu biểu trong nhiều năm qua đạt mức
tăng trưởng hơn 50% mỗi năm và sản phẩm vươn ra gần 60 quốc gia trên toàn cầu –
làm ăn có lãi cũng là có trách nhiệm xã hội, chính phủ khơng phải bù lỗ và thu được
thuế thu nhập doanh nghiệp. Mang lại uy tín và danh tiếng cho VN .
Việc tiếp tục phát triển chuỗi nhà máy chế biến cà phê hiện đại phục vụ nhu cầu
trong nước cũng như xuất khẩu là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của Trung
Nguyên. Đây cũng là nỗ lực không ngừng của Trung Nguyên để đưa thương hiệu cà
phê Việt Nam, thương hiệu nông sản Việt Nam chinh phục thế giới. Tạo công ăn việc
làm cho nhiều người lao động địa phương. Tạo vị thế cho thương hiệu Việt Nam nói
chung trên trường quốc tế.
Trung Nguyên có những hoạt động từ thiện diễn ra thường niên: chia sẻ với những
người có hoạt động khó khăn, thiệt thịi trong xã hội. năm 2011, cùng Hội bảo trợ
người tàn tật & trẻ mồ côi thành phố HCM trao tặng trực tiếp gần 2.000 phần q tết
bao gồm mì gói, nước ngọt, bánh kẹo và tiền mặt lì xì, tổng trị giá trên 500.000.000
đồng ; trao tiếp 400 phần quà tại Trung tâm dạy nghề thanh thiếu niên thành phố quận Gò Vấp, TPHCM và 1.000 phần quà tại Trường Thiếu niên 3 - huyện Cần Giờ,
TPHCM nhằm hỗ trợ góp phần cùng xã hội mang lại niềm vui đón xuân mới cho các
9


em có hồn cảnh đặc biệt tại hai nơi này; hỗ trợ học sinh nghèo, khuyến khích nhân
tài thong qua các tổ chức như: Tiếp sức đến truờng của Báo Tuổi trẻ, Quỹ giáo dục
của Báo Sài Gòn Tiếp thị, Quỹ đào tạo nhân tài nước Việt của Báo Thanh niên, Dự án
cấp vốn khởi nghiệp của VTV3, chương trình Xây dựng thương hiệu nông sản Việt
Nam...
Nỗ lực thúc đẩy lượng tiêu thụ nội địa từ 1.2kg/1 người/1 năm tăng lên 5kg/1
người/1 năm để đảm bảo an ninh nguyên liệu tại chỗ và gia tăng lợi ích bền vững cho
người nông dân trồng cà phê tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh.


2.2.

Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời
thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không kiếm
lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột
người lao động… Sự hủy hoại mơi trường rất dễ bị phát hiện bởi người dân và các cơ
quan chức năng. Sự bóc lột người lao động cũng dễ bị phanh phui và phản ứng bởi
cơng đồn và chính người lao động. Tuy nhiên, hành vi lừa dối khách hàng lại thường
được doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi và được che đậy thông qua
nhiều phương tiện hiện đại mà khách hàng rất khó nhận biết, hoặc dẫu có nhận biết thì
cũng đã muộn vì đã lỡ mất tiền, khơng thể địi lại được.
2.2.1. Công ty Vedan và sông Thị Vải.

Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ
năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, phía Đơng Nam
thành phố lớn nhất của Việt Nam. Với công suất hoạt động lớn cùng hơn 3.000 công
nhân chủ chốt, Vedan hàng năm đưa ra thị trường Việt Nam một khối lượng sản phẩm
lớn để đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất,
Vedan đã lén lút xả một lượng nước thải lớn không qua xử lý ra môi trường (sông Thị
Vải) đã đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Theo đánh giá của Viện Tài nguyên môi
trường, căn cứ trên kết quả khảo sát việc xả nước thải của Cty Vedan từ tháng 2/2008
10


đến khi phát hiện hệ thống xả thải trái phép của Cty này ra sơng Thị Vải (tháng
9/2008), bình qn mỗi tháng Cty Vedan xả ra sông Thị Vải 105.600 m3 nước thải với
các chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép hàng trăm đến hàng ngàn lần.
Hành động của Vedan đã gây nên hâu quả nghiêm trọng cho xã hội nói chúng
và cho một bộ phận nhân dân xung quanh nói riêng. Cụ thể: bán kính vùng ơ nhiễm
trên sông Thị Vải đoạn từ Cty Vedan đổ về hạ lưu khoảng 4,4 km, Viện Tài nguyên

môi trường xác định 80% đến 90% ô nhiễm là do Cty Vedan gây ra, số còn lại là các
tác nhân khác và các khu cơng nghiệp có doanh nghiệp xả thải ra sơng Thị Vải; Diện
tích ni trồng thủy sản bị ảnh hưởng do ô nhiễm từ sông Thị Vải được xác định, tỉnh
Đồng Nai bị thiệt hại nặng trên 1.700 ha và 56,54 ha bị ảnh hưởng nhẹ; tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 326,28 ha diện tích ni trồng bị ảnh hưởng nặng. Cịn tại TP HCM, có
xã Thạnh An huyện Cần Giờ bị thiệt hại do nước thải Vedan (đang xác định diện tích).
Khiến cho những hộ gia đình vùng hạ lưu sơng Thị Vải gặp khó khăn lớn.
Khi khơng thể chối cãi được hành vi sai trái của mình, Vedan đã bồi thường
thiệt hại cho nhân dân, tuy nhiên đây mới chỉ là hình thức chống đối, sau một thời
gian Vedan lại tiếp tục hành vi sai trái của mình.
Với những hành vi khơng lành mạnh, chỉ biết tới lợi ích của riêng mình, khi bị
phát giác, Vedan đã phải trả giá cho những hành động của mình, việc chịu bồi thường
thiệt hại cho nhân dân chỉ là một mất mát nhỏ, mà sự mất mát to lớn hơn chính là mất
đi lịng tin của người tiêu dùng. Dẫn đến giảm sút doanh thu trong tương lai, giảm vị
thế của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.
2.2.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày nay, vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm ln là vấn đề nhận được sự quan tâm
chú ý của nhiều người, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Với nhu cầu thực phẩm lớn
tại các thành phố lớn mà nhiều nhà kinh doanh trong lĩnh vực này chỉ biết tới lợi ích
của bản thân, cịn sức khỏe của người tiêu dùng thì khơng hề quan tâm tới. Với hàng
loạt các hành động gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng như: thịt gà chứa thuốc
11


kháng sinh cao gấp 5-20 lần quy định được bán trên thị trường, các sản phẩm từ thịt
ôi, thối được các nhà hàng sử dụng chất tẩy rửa để chế biến món ăn, hay hoa quả, rau
tươi được nơng dân phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng khơng đủ thời
gian trước khi cắt hái, những người buôn bán sử dụng thuốc lạ để bảo quản thịt, hoa
quả,… vơi những hành vi này đã đem lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của
người tiêu dùng như: gây ra ngộ độc thực phẩm, xuất hiện nhiều căn bệnh lạ, gây

kháng thuốc, nguy có mắc bệnh ung thư, tiểu đường, giảm các chất dinh dưỡng của
thực phẩm, tạo ra sự hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng,…

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI XÃ

3.

HỘI
3.1.

Một số giải pháp.

Sau khi nghiên cứu về vấn đề đạo đức kinh doanh với xã hội, chúng em xin đưa ra
một vài giải pháp sau:
1. Đạo đức kinh doanh xuất phát từ trong ý thức, tinh thần tự giác của mỗi tổ chức,
cá nhân, đặc biệt là những người lãnh đạo cấp cao, các nhà quản lý. Chính vì vậy việc
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trong mỗi doanh nghiệp, trong trường học là
việc cấp bách, cần được đầu tư và chú trọng.
2. Có những chế độ ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội.
3. Khuyến khích cộng đồng tố cáo, tẩy chay sản phẩm của các doanh nghiệp khơng
có trách nhiệm xã hội.
4. Xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách
nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Tăng mức xử phạt vs những doanh nghiệp
khơng có trách nhiệm xã hội.Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

12



Nếu cho rằng những giải pháp trên là lý thuyết, những nhà lãnh đạo đi trước thời đại
chúng em đã nghĩ ra và đã áp dụng từ lâu nhưng không thu được kết quả và hiện trạng
khơng tốt đó vẫn kéo dài cho đến ngày nay thì nhóm chúng em xin mạnh dạn đưa ra suy
nghĩ của mình với cơ và mong cơ giúp chúng em hồn thiện hơn. Biết đâu lại là một giải
pháp hay.
Với bất cứ khu vực, tỉnh thành, quận hay thậm chí nhỏ hơn là phường và tổ dân phố,
đều nắm được danh sách các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mình quản lý
kể cả những hộ kinh doanh gia đình. Nhờ vào danh sách quản lý đó, chúng ta có thể phân
loại cơng ty đó kinh doanh theo hình thức gì? Lĩnh vực kinh doanh là gì? Soi xét dựa trên
những tiêu chí có sẵn có thể biết doanh nghiệp đó đang vi phạm điều gì và có những ảnh
hưởng gì đến xã hội. Ảnh hưởng tích cực thì phát huy, tiêu cực thì nên tìm biện pháp xử
lý.
Ví dụ cụ thể hơn, với một cửa hàng bán phở. Theo dõi và kiểm tra thì thấy bánh phở
của họ đã ngâm phoocmon để bánh mịn hơn, trắng hơn, trông ngon mắt hơn và dai hơn
nhưng lại cực kì độc hại với sức khỏe con người. Ngày hơm nay ta có thể kiểm tra và
phạt hành chính, vài ba hơm sau “trị cũ” lại tiếp tục. Cấm vẫn cấm, làm vẫn làm. Có
đồn kiểm tra thì sạch sẽ, gọn gang đúng tiêu chuẩn, nhưng khi quay mặt đi thì đâu lại
vào đó. Vịng luẩn quẩn khơng thể thốt được. Vậy nên theo chúng em nghĩ, phải giải
quyết một cách triệt để. Khi cửa hàng bán phở mở ra, họ có khách hàng, và khách hàng là
điều giúp cửa hàng tồn tại và phát triển. Nếu khơng có khách hàng thì chắc chắn họ sẽ
không thể buôn bán, càng không thể làm những việc vơ đạo đức với chính khách hàng
của mình. Nhưng muốn khách hàng khơng tới cửa hàng phở đó, một mặt ta cần công khai
những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh một cách rộng rãi ( đặc biệt là những
doanh nghiệp tái phạm lần 2 trở đi), mặt khác ta phải có những sản phẩm gần gũi thay
thế. Xây dựng mơ hình nhà ăn sạch sẽ, dưới sự theo dõi sát sao của cơ quan quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm. Trên địa bàn Hà Nội, việc họp chợ tự do khá phổ biến, nhiều địa
phương đã đầu tư xây dựng cho địa phương mình nhưng khu chợ cao tầng, phân loại dịch
vụ và phân chia theo tầng. Xây dựng khu ăn uống hợp vệ sinh trên đó hoàn toàn hợp lý.
13



Dưới sự theo dõi, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đưa ra những tiêu chuẩn
vệ sinh cụ thể thì chắc chắn khu ẩm thực đó sẽ thu hút hơn rất nhiều so với cửa hàng phở
kia. Người dân đến ăn sáng, tiện thể đi chợ, mua sắm rất tiện lợi.
Và chúng em tin chắc khi có những cửa hàng hợp vệ sinh thay thế thì những qn phở
ngâm phoocmon để có thể tồn tại được thì hoặc là phải thay đổi phương pháp kinh doanh
cho có đạo đức, nâng cao chất lượng sản phẩm một cách an tồn, hai là đóng cửa. Thực
hiện điều này, cùng với những giải pháp chúng em nêu trên sẽ giúp chúng ta có được
những điều gọi là “ kinh doanh có đạo đức”.
KẾT LUẬN
Tóm lại thơng qua q trình tìm hiểu một cách khái quát nhất, dựa vào những tài liệu
mà chúng em đã thu thập được, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cơ giáo,
cũng như sự hiểu biết có hạn của mình thì có thể nói đề tài "Nghiên cứu vấn đề đạo
đức doanh nghiệp đối với xã hội" với những vấn đề đặt ra hết sức thiết thực đã được
giải quyết một cách tương đối đầy đủ.
Qua đề tài này chúng ta có thể hiểu được thế nào là đạo đức kinh doanh? Thực trạng
của đạo đức kinh doanh trong xã hội hiện nay? Các giải pháp nhằm cải thiện đạo đức
kinh doanh nói chung và đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp nói riêng…đề tài
đã khơng đi sâu vào từng ngành, lĩnh vực cụ thể nào mà chỉ xét trên góc độ vĩ mô,
tổng quan nhất, khái quát nhất để cho người đọc có thể tự suy ngẫm, tự đánh giá theo
những quan điểm riêng của mình về vấn đề đạo đức doanh nghiệp với phúc lợi xã hội.
Qua việc nghiên cứu đề tài này đã giúp em hiểu được phần nào về đạo đức kinh doanh
nói riêng và nền tài chính nước ta nói chung. Thực tế cho thấy nền tài chính nước ta
chưa thực sự vững mạnh là do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là ý
thức của các chủ doanh nghiệp và cách quản lý của nhà nước. Do đó, chúng ta cần
sớm tuyên truyền và nâng cao ý thức đạo đức cho mỗi cá nhân, tổ chức càng sớm
càng tốt.
14



Trên đây mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu còn rất khái quát, sơ lược về vấn đề
đạo đức kinh doanh với xã hội. Do đó em mong rằng trong những lần nghiên cứu sau
sẽ có điều kiện để được ngiên cứu kĩ hơn về vấn đề văn hóa đạo đức kinh doanh của
từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể để từ đó có được cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn
nữa về vấn đề xã hội và đề xuất được nhiều giải pháp hiệu quả hơn nữa. Góp phần
tích cực trong việc xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh.

15



×