Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh với nhà cung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.17 KB, 18 trang )

[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

MỤC LỤC
THÀNH VIÊN NHÓM……………………………………… …………………….2
LỜI NÓI ĐẦU…………… …………………………………………… ………….3
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ CUNG CÂP 5
1. Khái niệm về doanh nghiệp………………………………………………….5
2. Khái niệm về nhà cung cấp………………………………………………….5
3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp…………………………5
4. Một số chuẩn mực đạo đức …………………………………………………6
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VÍ DỤ VÀ PHÂN TÍCH ……………… …………… 7
1.Ví dụ về doanh nghiệp có đạo đức………………………………………………7
1.1 Công ty cổ phần sữa Ba Vì……………………………………………………7
1.2 Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà…………………………………… … … 8
2. Ví dụ cho thấy Doanh Nghiệp chưa có đạo đức…………………………….…11
2.1 Siêu thị WalMart……………………………………………………… … 11
2.2 Tập đoàn thời trang cao cấp Chanel………… ………………………….… 15
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP…… ………………………… ………………… 18
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN… ……………………………………… ………….20
LỜI NÓI ĐẦU
1
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp
là phải phấn đấu để tối đa hoá lợi nhuận trong những điều kiện nhất định.
Họ luôn tìm mọi cách để làm thế nào bán được càng nhiều hàng càng tốt.
Và để có được những sản phẩm, dịch vụ mang đến cho khách hàng, doanh
nghiệp cần có một hậu phương vững chắc. Đó chính là nhà cung cấp– cung
cấp các nguyên vật liệu, máy móc, sản phẩm hay dịch vụ cho doanh
nghiệp. Vậy làm thế nào để các công ty giữ chân được nhà cung ứng cho


mình?

Đạo đức trong kinh doanh là sự kết hợp cái Tâm và Tài của các
doanh nhân. Cái Tài của doanh nhân là xác định được mục tiêu kinh doanh
lâu dài từ đó có phương thức ứng xử và hành động phù hợp. Doanh nghiệp
luôn phải biết được nguồn nguyên vật liệu họ có thể lấy được từ đâu, làm
sao để có được chúng với giá rẻ, chất lượng đạt đủ tiêu chuẩn mà công ty
mình cần để mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng tốt,
2
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
mẫu mã đa dạng, cải tiến công nghệ . Cái Tâm của doanh nhân chính là
khởi đầu cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các doanh nghiệp. Với xu
hướng cạnh tranh ngày càng cao, chi phí để thu hút một khách hàng mới
gấp năm hay sáu lần chi phí giữ chân một khách hàng cũ, việc giữ chân
khách hàng trở thành một chiến lược chủ lực, phản ánh tầm nhìn dài hạn.
Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc cung ứng
dịch vụ hướng vào khách hàng đồng thời xây dựng và thực hiện mối quan
hệ với nhà cung cấp, mang đến cho nhà cung ứng những quyền lợi họ đáng
được hưởng và có thể tạo ra những lợi ích hơn mong đợi của họ.
Nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, chúng
em có đi tìm hiểu để làm rõ hơn về vấn đề đạo đức kinh doanh trong mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
Dù đã cố gắng hết sức để tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận này,
tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, nguồn thông tin và năng lực của
nhóm chúng em nên chắc chắn bài tiểu luận của chúng em vẫn còn rất
nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy
cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Ao
Thu Hoài giúp nhóm chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.

Hà Nội, tháng 12/2009
Nhóm 4: Smile!

CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ
NHÀ CUNG CẤP
3
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
1. Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là 1 tổ chức kinh tế đc thành lập một cách hợp pháp,
có tên gọi, được phép kinh doanh trên 1 số lĩnh vực nhất định, có từ 1 chủ
sở hữu trở lên và đảm bảo trc pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2. Khái niệm nhà cung cấp:
Nhà cung cấp có thể là đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu, văn
phòng đại diện, đơn vị phân phối độc quyền, đơn vị thương mại - dịch
vụ có chức năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp pháp đến các doanh
nghiệp kinh doanh, đại lý hay khách hàng.
3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp:
Là sự hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. Nhà
cung cấp là bên mang đến nguyên vật liệu, sản phẩm, dịch vụ cho
doanh nghiệp và doanh nghiệp là bên nhận và sử dụng nguyên vật
liệu,sp, dịch vụ được cung ứng để tiến hành sản xuất, phân phối. Với
nguyên tắc là đôi bên cùng có lợi. Đứng trên cương vị là doanh nghiệp
thì một mặt nào đó họ cũng có vai trò là nhà cung cấp đến cho khách
hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cũng có những chuẩn mực nhất định, đưa
ra cam kết hay đảm bảo mang lại lợi ích nhất định đến cho nhà cung
ứng của mình và cũng để đảm bảo cho doanh nghiệp có một nguồn
hàng ổn định.
4. Một số chuẩn mực đạo đức:

Về mặt đạo đức, mỗi công ty sẽ có những tiêu chuẩn nhất định đối với
nhà cung cấp nhưng nhìn chung có một số những chuẩn mực đạo đức cần
thiết như sau:
4
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
1. Đối xử công bằng với các nhà cung ứng
2. Quy định về việc nhận hay tặng quà và bồi dưỡng
3. Tôn trọng sở hữu trí tuệ của người khác
4. Bảo vệ dữ liệu thuộc sở hữu riêng của người khác
5. Sử dụng phần mềm có bản quyền
6. Đòi hỏi các nhà tư vấn và cung ứng phải hành động một cách hợp pháp và
theo chuẩn mực đạo đức.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VÍ DỤ VÀ PHÂN TÍCH
Để hiểu rõ hơn, chúng em xin đưa một số ví dụ để thấy rõ được đạo đức
của doanh nghiệp với nhà cung cấp.
1. Ví dụ cho thấy doanh nghiệp có đạo đức:
1.1 Công ty cổ phần sữa Ba Vì
Có nhà cung cấp sữa bò là các hộ nông dân. Với nhiệm vụ chính:
phát triển đàn bò, thu mua sữa từ các hộ nông dân, chế biến các sản phẩm
từ sữa bò.
Từ khi thành lập Công ty đã luôn chú trọng tới việc xây dựng và phát
triển vùng nguyên liệu. Công ty đã phối hợp cùng với Trung tâm khuyến
nông huyện Ba Vì, Trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội, Trung tâm
phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp thành phố Hà Nội,
đứng ra làm người bảo lãnh, cho hộ nông dân vay vốn không tính lãi để
mở rộng đàn bò, phát triển kinh tế. Đến nay nuôi bò sữa đã trở thành một
nghề của vùng, đem lại thu nhập cho hộ nông dân, cải thiện cuộc sống.
5
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]

Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Từ ví dụ này, ta có thể thấy:
- Doanh nghiệp đối xử công bằng đánh giá khách quan tiềm năng của
nhà cung ứng và nhà cung ứng phải đảm bảo cạnh tranh công bằng.
- Tôn trọng với những sản phẩm họ tạo ra, đặt niềm tin vào các hộ dân,
tin tưởng các hộ nông dân sẽ cung cấp sữa với chất lượng tốt nhất. Vì
vậy, Doanh nghiệp đã phối hợp với các trung tâm đứng ra bảo lãnh
để hộ nông dân có thể mở rộng đàn bò, đem lại lợi ích cho hộ nông
dân, giúp họ có việc làm và tang thêm thu nhập cải thiện chất lượng
cuộc sống.
- Cũng nhờ công ty thu mua sữa và cung cấp đến thị trường, sữa Ba Vì
hiện nay trở nên có thương hiệu, được nhiều người biết đến và tin cậy sử
dụng, đem lại rất nhiều lợi ích cho hộ nông dân, tạo động lực cho họ tiếp
tục chăn nuôi đem lại nguồn sữa cho khách hàng.
=>Ngoài ra, công ty hàng năm có thể đem sữa tặng cho các trẻ em nghèo,
lang thang cơ nhỡ hay những quỹ khuyến học, thắp sáng tương lai. Đem
lại lợi ích cho cả công ty với nhà cung cấp sữa và mang lại sự thỏa mãn
cho nhà cung cấp.
1.2 Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà
6
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Ngày 26/4/2011, Công Ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà tổ chức hội nghị
dành riêng cho các nhà cung cấp với mục đích xây dựng và đẩy mạnh mối
quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp.
Tại hội nghị, Sơn Hà cũng cập nhật tình hình của công ty ở thời
điểm hiện tại và định hướng phát triển tương lai. Với mong muốn tạo ra
môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, phù hợp với quan điểm kinh
doanh và văn hóa kinh doanh của Sơn Hà, Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra
những chính sách chống tham nhũng đối với các nhà cung cấp. Ban Lãnh

đạo Công ty đã có những chia sẻ và cùng thảo luận với các nhà cung cấp
để mọi người hiểu rõ hơn về công ty cũng như chiến lược phát triển tiếp
theo.
Cũng tại hội nghị này, Sơn Hà đã đưa ra chiến lược hợp tác cho năm
2011, đó là: Khó khăn, thách thức và chia sẻ với hy vọng Sơn Hà và các
nhà cung cấp sẽ ngày càng khăng khít và phát triển trên cơ sở hai bên
cùng có lợi. Cuối hội nghị, các nhà cung cấp đã được phát bản cam kết để
xác định cao hơn về trách nhiệm của mình khi trở thành những đối tác tin
cậy với công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà và mong muốn có một sự hợp tác
tốt đẹp hơn. Các nhà cung cấp cũng đã đi tham quan 2 nhà máy của Công
ty Sơn Hà tại Diễn và tại Phùng.
Các nhà cung cấp là một trong những đối tác quan trọng góp một
phần không nhỏ quyết định sự thành bại của một doanh ngiệp. Công ty cổ
7
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
phần quốc tế Sơn Hà là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp
thiết bị chậu rửa bồn nước và ống thép vì vậy khâu cung cấp nguyên liệu
luôn rất quan trọng. Để xây dựng được mối quan hệ tin tưởng gắn bó lâu
dài giữa các đối tác luôn là mục tiêu hàng đầu hướng tới của mọi doanh
nghiệp.
Thông qua việc tổ chức hội nghị các nhà cung cấp Sơn Hà đã một
phần nào gắn kết và xây dựng được quan hệ hợp tác với các nhà cung
cấp.Việc đưa đối tác đi tham quan 2 nhà máy của công ty giúp Sơn Hà một
lần nữa khẳng định lại lòng tin nơi đối tác cũng như cho họ thấy được thực
lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các nhà cung cấp còn được phát bản
cam kết để xác định cao hơn về trách nhiệm khi trở thành những đối tác tin
cậy với công ty Sơn Hà. Để tạo dựng được mối quan hệ trong kinh doanh
luôn là một điều khó và thường mất khá nhiều thời gian nên họ sẽ áp dụng
những chiến lược khác nhau. Lần thứ hai tổ chức hội nghị các nhà cung

cấp Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà đã từng bước xây dựng được mối
quan hệ đó.
Từ ví dụ trên ta có thể phân tích về đạo đức giữa doanh nghiệp với
nhà cung cấp:
- Công ty đã đưa ra những chính sách chống tham nhũng đối với các
nhà cung cấp: công ty đã cố gắng tạo ra được môi trường công bằng,
lành mạnh giữa các nhà cung cấp, đối xử công bằng với họ.
8
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
- Công ty tổ chức các cuộc hội nghị, cho các nhà cung cấp tham quan
nhà máy để nâng cao tính liên kết, có sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh
nghiệp với nhà cung cấp, đảm bảo các nhà cung ứng cạnh tranh công
bằng.
- Cuối cùng, các nhà cung cấp được phát bản cam kết để xác định cao
hơn về trách nhiệm của mình khi trở thành những đối tác tin cậy với
công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà: điều này đòi hỏi nhà cung cấp phải
hành động một cách hợp pháp và theo đúng chuẩn mực.
 Công ty đã đem lại cho nhà cung cấp sự thỏa mãn, khiến họ an tâm
hơn khi cung cấp sảm phẩm cho công ty. Hơn thể nữa, giá trị mạng
lại cho các nhà cung cấp khiến họ mong đợi vì những gì họ đã bỏ ra
và xứng đáng được nhận.

2.Ví dụ cho thấy Doanh Nghiệp chưa có đạo đức:
2.1 WalMart:
Wal Mart là siêu thị bán lẻ đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất
thế giới.
9
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

Khi Wal-Mart bắt đầu mở siêu thị ở một thành phố mới, cửa hàng
này sẽ làm ăn thắng lợi nhanh chóng bằng một chiêu đơn giản nhưng hiệu
nghiệm: giá cả luôn thấp hơn khoảng 15% giá của đúng loại hàng đó bán ở
nơi khác.
Ở một góc độ nào đó, phương thức hoạt động của Walmart có phần
bí ẩn. Khi nhìn vào Walmart, khách hàng chỉ thấy đây là một thiên đường
mua sắm cho với đủ lựa chọn, và tất nhiên giá cả luôn thấp hơn các nơi
khác.
Tại sao Walmart có thể bán sản phẩm với giá thấp như vậy?
Một trong những bí quyết chính của hãng mà ta không thể không
nhắc tới đó là việc ép giá các hãng cung cấp. Sức phát triển khổng lồ đã
giúp Walmart có đủ sức mạnh buộc các nhà cung cấp sản phẩm cho mình
phải giao hàng với giá rẻ nhất.
Nhà cung cấp cho Walmart chỉ có hai lựa chọn: hoặc chấp nhận giá
Walmart đưa ra dù họ chỉ được lãi vài xu trên mỗi sản phẩm, hoặc Walmart
sẽ cắt không đặt hàng nữa. Nếu các hãng cung cấp có ý định đi ngược lại
tiêu chí của Walmart,các hãng này sẽ bị đe dọa cắt hợp đồng và khả năng
phá sản là rất cao.
10
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Ép giá các hãng cung cấp là một độc chiêu mà Walmart sử dụng để giành ưu thế cạnh tranh về giá.

Một siêu thị Wal-Mart tiêu biểu bày bán khoảng 60.000 món hàng.
Bạn có thể chất đầy một chiếc xe mua hàng với 50 món mỗi ngày trong
vòng 3 năm mà không hề phải mua món nào tới hai lần. Còn một đại siêu
thị (supercenter) của Wal-Mart cung cấp 120.000 món hàng. Hàng tuần,
hơn 100 triệu người mua sắm ở Wal-Mart ( 1/3 dân số Mỹ ). Mỗi năm 93%
hộ gia đình Mỹ mua sắm ở Wal-Mart ít nhất một lần. Chính vì vậy, họ ép
giá nhà cung cấp “Giá chỉ được giảm chứ không tăng”. Sự kiên định của

Wal-Mart trong chuyện hàng phải “luôn luôn giá thấp” khiến các hãng
cung cấp gần như phải tự phát huy năng lực, phải do dự không dám bàn
11
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
chuyện tăng giá bán cho Wal-Mart – ngay cả khi chuyện tăng giá này là
hoàn toàn chính đáng.
Gánh nặng giá thành buộc các nhà cung cấp hoặc phải giảm lương
nhân viên, hoặc phải nhắm mắt đưa ra các sản phẩm ít thân thiện với môi
trường. Một chuyên gia trong ngành nhận xét: “Với quy mô của Wal-Mart,
tập đoàn này về cơ bản có thể ăn lãi từng xu từ các nhà cung cấp sản phẩm.
Nếu bạn là một công ty cung cấp của Trung Quốc và Wal-Mart đang ép giá
với bạn, có thể bạn sẽ không thể cắt giảm chi phí về điện hoặc tiền thuê
nhà xưởng, nhưng bạn sẽ phải giảm lương nhân viên”.
Một báo cáo mới đây dựa trên điều tra đối với 5 nhà máy cung cấp
hàng cho Wal-Mart, do Tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc tiến hành,
đã phát hiện tình trạng “điều kiện lao động bất hợp pháp và xuống cấp”.
Tại một nhà máy ở Dongguan, nơi sản xuất nến và cây thông Noel, họ đã
phát hiện công nhân phải làm việc thêm ca 24/24 giờ trong những thời kỳ
cao điểm, với mức lương 0,7 USD/giờ, không có nước uống và căngtin
hợp vệ sinh. Chính Wal-Mart từng phát hiện tình trạng công nhân tại các
nhà máy cung cấp sản phẩm phải “ký lương một đằng nhận lương một
nẻo” do bị giới chủ ép buộc.
Lý do đó là Walmart luôn đặt hàng với số lượng lớn, ổn định. Nhưng
để đảm bảo việc hợp đồng sẽ được ký kết, hãng cung cấp phải đưa được
mức giá thấp nhất. Nắm được điểm yếu đó của các nhà cung cấp, Walmart
tìm cách buộc các nhà cung cấp phải cạnh tranh lẫn nhau, rồi tìm nơi nào
hiến giá thấp nhất.
12
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]

Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Việc "ép giá" này của Walmart đặc biệt mạnh với các nhà sản xuất nước
ngoài. Nhất là ở các quốc gia đang phát triển chuyên sản xuất mặt hàng giá
rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ. Mỗi năm Wal-Mart mua khoảng 1,5 tỉ USD
hàng hóa từ Trung Quốc, môt nửa mua trực tiếp, một nửa qua các nhà sản
xuất trung gian.
* Đánh giá:
- Walmart luôn bị chỉ trích về cái mà người ta gọi là "độc quyền mua",
vắt kiệt các nhà cung cấp cho đến khi họ phá sản.
- Không chỉ vậy, Walmart cũng nổi tiếng về việc bóc lột lao động. Dẫn
chứng cho cáo buộc trên là việc Walmart luôn bị kiện cáo liên miên. Trung
bình công ty này lúc nào cũng đang phải đối phó với 8.000 vụ kiện, phần
lớn là do nhân viên khởi tố.
- Tình trạng bóc lột của Walmart đã trở thành một đề tài tranh cãi trong
xã hội Mỹ. Ngay cả những người ủng hộ tự do thương mại nhiệt tình nhất
cũng đều cho rằng phương thức làm mọi cách để giảm giá thành của
Walmart như vậy là khó có thể chấp nhận được. Nhiều tổ chức đã phát
động việc tẩy chay hàng hóa của Walmart và chủ nghĩa toàn cầu hóa mà
hãng là biểu tượng.
Chính nhờ phương thức kinh doanh có phần độc đoán như vậy,
Walmart đã vượt lên tất cả trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới hiện nay.
Nhưng cách kinh doanh này cũng thiếu đạo đức, để lại nhiều hậu quả tiêu
cực, khiến Walmart gặp khó khăn trong việc vươn ra ngoài thế giới, đặc
biệt là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, hay các quốc gia
châu Âu khó tính như Đức.
13
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
2.2 Tập đoàn thời trang cao cấp Chanel
Ngày 14/9/2012, một tòa án phúc thẩm tại Pháp đã ra quyết định phạt

200.000 euro (263.000 USD) đối với tập đoàn thời trang cao cấp Chanel vì
tội ăn cắp một mẫu thiết kế của nhà cung cấp dệt kim địa phương, bãi bỏ
quyết định của bản án sơ thẩm vào năm 2009.
Công ty World Tricot là một công ty nhỏ chuyên sản xuất vải dệt kim
cao cấp có trụ sở tại vùng Haute-Saône (miền đông nước Pháp). Nhà sáng
lập Carmel Colle của công ty này đã đòi bồi thường 2.5 triệu euro (3,7
triệu USD) từ Chanel vì tội giả mạo sau khi bà phát hiện ra mẫu thiết kế
của mình có mặt trong một cửa hàng Chanel ở Tokyo vào năm 2005. Colle
tuyên bố rằng: “Đây mà mẫu thiết kế mà trước đó đã được gửi đến studio
của Chanel nhưng bị từ chối”. Bà đã phàn nàn trực tiếp với hãng thời trang
danh tiếng này. Tuy nhiên, ngay lập tức Chanel đã cắt giảm đơn đặt hàng
từ World Tricot và cuối cùng là phá vỡ hợp đồng với công ty. Vì thế, dẫn
đến việc công ty World Tricot bắt buộc phải giải thể.
14
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

Vào năm 2009, Tòa án thương mại Paris đã phán quyết Chanel không
đánh cắp thiết kế của World Tricot, nhưng cũng đã ra lệnh Chanel phải trả
400.000 euro vì tội phá vỡ hợp đồng. Tuy nhiên, phán quyết mới đây nhất
của Tòa án phúc thẩm lại cho rằng “so với phiên bản gốc (của hãng World
Tricot) thì mẫu áo vest này của Chanel thực sự là một bản sao hoàn toàn”.
Colle đã rất xúc động vì phán quyết này của tòa án. Luật sư của bà, ngài
Pascal Crehange đã nói rằng: “bản án này là một công nhận cho sự sáng
tạo của những người làm việc trong bóng tối”.

Công ty World Tricot được thành lập từ sự giúp đỡ của các quỹ từ
thiện hỗ trợ phụ nữ thất nghiệp tại một khu vực suy thóa kinh tế ở miền
Đông nước Pháp. Nhờ sự sáng tạo cũng như khả năng quản lý của nhà điều
hành, World Tricot đã có những hợp đồng làm ăn với nhiều tên tuổi hàng

15
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
đầu trong ngành thời trang cao cấp như Christian Dior, Christian Lacroix
và Givenchy… chuyên cung cấp các tay nghề chất lượng cao.

Trong thế giới thời trang, đặc biệt là thời trang cao cấp, thì chuyện ăn
cắp ý tưởng hay “cá lớn nuốt các bé” không phải là việc hiếm gặp. Hầu
hết, việc độc quyền về thương hiệu chỉ có được ở các hãng thời trang lớn,
còn những hãng thời trang nhỏ luôn bị lép vế hoặc bị phủ bóng và chịu sự
chi phối của các tập đoàn lớn này. Tuy nhiên, trường hợp mới đây của
World Tricot cho thấy, không phải cứ là “cá lớn” sẽ nuốt được “cá bé”.
*Đánh giá:
Tuy World Tricot là một công ty nhỏ nhưng họ đã có nhiều sản phẩm
sáng tạo, cung cấp sản phầm cho tập đoàn Chanel. Khi bị công ty World
Tricot phàn nàn về sản phẩm, tập đoàn Chanel đã hủy các đơn đặt hàng và
phá vỡ hợp đồng với họ. Chanel đã đối xử không công bằng với World
Tricot. Hành động này dường như là cố ý để đẩy công ty World Tricot phải
giải thể. Cách làm của công ty này là không có đạo đức.
Bên cạnh đó, tập đoàn Chanel không có sự tôn trọng về sở hữu trí tuệ
phía bên nhà cung cấp. Khi sản phẩm được gửi đến Chanel, tập đoàn đã từ
chối mẫu thiết kế này. Tuy nhiên, họ đã đánh cắp mẫu thiết kế của bà Colle
bên nhà cung cấp. Sản phẩm đã xuất hiện trong một của hàng của Chanel
tại Tokyo. Điều này khiến cho phía bên cung cấp thấy bất bình và không
thỏa mãn.
16
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP

Qua các ví dụ trên, chúng em thấy rằng vấn đề đạo đức trong kinh
doanh của doanh nghiệp với nhà cung cấp chưa được đẩy lên cao. Các
doanh nghiệp vẫn làm những việc trái đạo đức chỉ để kiếm lời cho bản
thân mình. Nếu các nhà quản trị của doanh nghiệp không có tầm nhìn xa
thì nó không chỉ gây mối quan hệ không tốt với nhà cung cấp và còn
khiếm cho nhiều doanh nghiệp mất đi nguồn cung cấp nguyên vật liệu, sản
phẩm, dịch vụ tốt.
Để nói chính xác biện pháp mà doanh nghiệp cần phải làm là không
thể bởi vì đạo đức đối với nhà cung cấp là do chuẩn mực mà doanh nghiệp
tạo ra. Vì thế, để bắt ép các doanh nghiệp là điều không thể. Tuy nhiên,
chúng em cũng có đề ra một số giải pháp mà theo chúng em là doanh
nghiệp nên làm đó là:
- Doanh nghiệp cần làm cho nhà cung cấp mong đợi vào tương lai,
tạo động lực cho các nhà cung ứng để họ có thể làm việc hiệu quả và mối
quan hệ cũng được nâng cao.
- Doanh nghiệp cần giáo dục, tuyên truyền đạo đức trong công ty đối
với các nhà cung cấp để họ tin tưởng, yên tâm cung ứng nguồn hàng đảm
bảo chất lượng cho mình.
*VD: doanh nghiệp nên có bản cam kết chắc chắn nhà cung cấp
sẽ có quyền lợi gì khi trở thành nhà cung ứng cho công ty. Tuyên truyền
cho nhân viên để họ xác định được trách nhiệm, nhiệm vụ của mình một
các rõ ràng nhất.
17
[NHÓM 4 – VHDN&DDKD]
Nhóm 4 – Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
-Doanh nghiệp nên nâng cao đạo đức kinh doanh trong công ty và
càng ngày càng có những chuẩn mực cao hơn nữa.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Doanh nghiệp luôn yêu cầu nhà cung cấp phải thực hiện những cam

kết mà doanh nghiệp đưa ra. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần thực hiện
đúng trách nhiệm của mình với nhà cung cấp. Điều này thể hiện đạo đức
của doanh nghiệp trong kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng
mối quan hệ bền vững, lâu dài với nhà cung cấp với phương châm “đôi
bên cùng có lợi”.
Những biện pháp nêu trên một phần nào cũng giúp doanh nghiệp
nâng cao được đạo đức trong kinh doanh. Chúng em hy vọng rằng các
doanh nghiệp ngày nay sẽ luôn chú trọng vào đạo đức kinh doanh của công
ty mình. Từ đó càng này càng có những chuẩn mực cao hơn đối với nhà
cung cấp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận này không tránh
khỏi những thiết xót, kính mong cô giáo chỉ bảo thêm để giúp chúng em
hoàn thiện bài tiểu luận của mình tốt hơn và được mở rộng kiến thức, phục
vụ cho quá trình công tác sau này.
Một lần nữa, em xin được chân thành cảm ơn cô Ao Thu Hoài đã
giúp nhóm chúng em hoàn thiện bài tiểu luận.
NHÓM 4: SMILE!
18

×