Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

16 câu hỏi văn hóa kinh doanh có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.2 KB, 33 trang )

1) Văn hóa kinh doanh là gì? Nêu các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh?
Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh
doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình
thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh
của họ.
*Nhân tố cấu thành: +) Triết lý kinh doanh
+) đạo đức kd
+) Văn hóa doanh nhân( đạo đức, tài năng, phong cách lãnh đạo),
+) Các hình thức văn hóa khác ( mẫu mã sp, nghi lễ kd, biểu tượng, khẩu hiệu, lịch
sử phát triển )
2) Phân biệt Triết lý,TLKD,TLDN? Vai trò TLKD trong phát triển DN? Giải
pháp nào phát huy TLKD Việt Nam hiện nay?
Triết lý: là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ
sâu sắc và khái quát cao) đc con ng` rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định
hướng cho hành động của con ng`.
Triết lý KD: là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn KD thông qua con đg`
trải nghiệm , suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể KD và chỉ dẫn cho hoạt
động KD.
Triết lý DN: là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu
chung của DN chỉ dẫn cho hoạt động nhằm làm cho DN đạt hiệu quả cao trong
KD.
• Phân biệt:
1
- Giống nhau:
+ Đều đc hình thành qua sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đc mọi ng` thừa nhận.
+ Đều định hướng cho hoạt động của con ng`, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, tầm
khái quát cao tới các chủ thể.
• Khác nhau:
- Triết lý:
+ Phạm vi: ả/h tới mọi mặt của đời sống con ng` như: triết lý sông, triết lý
marketing…


+ Triết lý k phải chỉ là sp của các nhà triết học chuyên nghiệp.
- Triết lý KD:
+ Phạm vi: ả/h tới các chủ thể hoạt động trong lĩng vực KD (HẸP HƠN TRIẾT
HỌC), áp dụng chung cho các cá nhân, tổ chức KD.
+ Có tính chuyên môn.
+ Là sp của n~ ng` làm việc trong lĩnh vực kinh tế.
- Triết lý DN:
+ Là sự cụ thể hoá triết lý KD vào trong hoạt động sống của 1 tổ chức, cơ quan.
+ Áp dụng cho từng DN.
+ Đc hình thành từ các nhà lãnh đạo và sáng lập DN.
+ Là lý tưởng, phương châm hành động ,là hệ giá trị mục tiêu chung của DN ,chỉ
dẫn cho hoạt động KD nhằm làm cho DN đạt hiệu quả cao trong KD.
2
Vai trò của triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn ,tạo sức mạnh to lớn cho thành
công của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh có vai trò: Thiết lập một tiếng nói
chung hoặc môi trường của doanh nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục đích trong
doanh nghiệp .Định rõ mục đích của doanh nghiệp và chuyển dịch các mục đích
này thành các mục tiêu cụ thể. Nội dung của triết lý kinh doanh là điều kiện hết sức
cần thiết thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách hiệu quả. Một
kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với việc xác định một triết lý kinh doanh
một cách rõ ràng. Triết lý kinh doanh được xem là bước chuẩn bị đầu tiên trong
quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể là quản lý chiến lược. Triết lý kinh doanh là
cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức Sứ mệnh hay mục đích
của doanh nghiệp là một môi trường bên trong có ảnh hưởng đến các bộ phận
chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân sự
Giải pháp nào phát huy TLKD Việt Nam hiện nay: Tăng cường nghiên cứu, giảng
dạy và quảng bá triết lý kinh doanh. Nhà nước tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường tạo ra môitrường kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh
bạch.Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết

lýkinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong
hoạt động kinh doanh.
3) Phân tích các nội dung chính và hình thức thể hiện một văn bản triết lý
doanh nghiệp? Vì sao ở nước ta ít công ty quốc doanh có triết lý kinh doanh
của mình?
Một vb triết lý DN gồm 3 ND cơ bản:
3
1. Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của DN:
- Bất kỳ 1 vb triết lý DN thường bđ = việc nêu ra sứ mệnh of dn hay còn gọi
là tôn chỉ MĐ of nó. Đây là phần ND có tính khái quát cao, giàu tính triết học.
- Sứ mệnh và các mục tiêu cb của dn. Là bản tuyên bố lý do tồn tại of dn.
- Sứ mệnh là phát biểu of dn mô tả dn là ai? Dn làm n~ gì? Làm vì ai? Và làm
ntn? mục tiêu định hướng of dn là gì?
• Phương thức hành động:
- mỗi dn có tính đặc thù cao, phụ thuộc vào thị trường, triết học vầ các tư
tưởng kd và về hoạt động kd, công tác quản trị dn of các nhà lãnh đạo. Trong nd có
điểm chung là hệ thống các giá trị và biện pháp quản lý of dn.
- Hệ thống các giá trị của dn là niềm tin căn bản thường k đc nói ra của n~
làm việc trong dn, giá trị này bao gồm:
- N~ nguyên tắc of dn.
- Lòng trung thành và cam kết.
- HD n~ hành vi ứng xử mong đợi ý nghĩa to lớn of sứ mệnh giúp tạo ra 1 môi
trường làm việc trong đó có n~ mục đích chung.
- Mỗi công ty thành đạt đều có các giá trị văn hóa của nó. Hệ thống giá trị là
cơ sở để quy định xác lập nên các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của công
ty.
• Bp và pc quản lý:
Tổ chức, qlý dn là nhiệm vụ trung tâm và có vai trò quyết định đối vs việc thực
hiện sứ mệnh và các mục tiêu lâu dài của dn.pc và bp qlý của mỗi cty thành đạt đều
4

có đặc thù sự khác biệt lớn đối vs các cty khác.Nguyên nhân của sự khác biẹt này
xuất phát từ nhiều yếu tố như thị trường, môi trường kd, vh dân tộc và đặc biệt là
tư tưởng triết học về qlý của ng` lãnh đạo. Triết lý về quản lý dn là cơ sở để lựa
chọn, đề xuất các bp qlý ,qua đó nó củng cố 1 pc qlý kd đặc thù của cty.
• Nguyên tắc tạo 1 pc ứng xử giao tiếp và hoạt động kd đặc thù của dn:
Dn tồn tại nhờ môi trường kd nhất định, trong đó có các mqh vs XH bên ngoài.
Cần duy trì, phát triển các mqh để phục vụ cho việc kd mục tiêu quan trọng của dn
nhằm tạo ra môi trg thuận lợi và nguồn lực phát triển cho dn.
2. Hình thức thể hiện của triết lý dn:
Đc thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
- N` vb triết lý dn đc in ra trg các cuốn sổ nhỏ fát cho nviên, một số dn có triết
lý kd dưới dạng 1 câu khẩu hiệu ,triết lý đc rút gọn trg 1 chữ, bài hát, công thức…
- Tính chất triết học của vb triết lý dn khác nhau giữa các chủ thể cty và còn
phụ thuộc vào nền vh dân tộc của họ.
- Văn phong của các vb triết lý dn thường giản dị mà hùng hồn, ngắn gọn, sâu
lắng, dễ hiểu, dễ nhớ. Để tạo ấn tượng, có công ty nêu triết lý kinh doanh nhấn
mạnh vào tính độc đáo, khác thường của mình.
4) Phân biệt DĐKD &TNXH cua DN
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng
lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như
là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa
hoàn toàn khác nhau.
5
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải
thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và
giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao
gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh.
Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh
doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh
doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của

những tổ chức ấy.
Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo
những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu
quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện
những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện
những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự
tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy
định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh
doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức
hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp
lý dân sự .
Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội,
doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi,
mong muốn của xã hội.
6
Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi
ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi
ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần
có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách
nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.
5) Hãy trình bày những vấn đề đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực? lấy ví
dụ?
Vấn đề đạo đức trong quản lý nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề cơ bản
sau:
- Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động.
Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề
khá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử xuất phát từ

định kiến về phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa,
tuổi tác
- Đạo đức trong đánh giá người lao động.
Đó là hành vi mà người quản lý đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến.
Nghĩa là người quản lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người
đó để xử sự và đánh giá người lao động thuộc về nhóm đó. Các nhân tố như
quyền lực, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và
phát triển sự định kiến.
7
- Đạo đức trong bảo vệ người lao động.
Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn
đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền làm việc trong một môi
trường an toàn. Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn rủi ro thì
không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp
6) Nêu các biện pháp marketting phi đạo đức? cho ví dụ?
Các biện pháp marketing phi đạo đức.
+ Quảng cáo phi đạo đức:
Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý, có thể tạo nên
trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêu dùng sản phẩm đó, không đưa ra được những lý do
chính đáng đối với việc mua sản phẩm, ưu thế của nó với sản phẩm khác.
Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu
sự thật trong một thông điệp. Ví dụ như một người bán hàng mong muốn bán
những sản phẩm bảo hiểm y tế có thể sẽ liệt kê ra một danh sách dài các bệnh mà
sản phẩm trên có thể chữa trị, nhưng lại không đề cập đến vấn đề sản phẩm này
thậm chí không chữa nổi những bệnh thông thường nhất.
Một dạng lạm dụng quảng cáo khác là đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ với
những từ ngữ không rõ ràng khiến khách hàng phải tự hiểu những thông điệp ấy.
Những lời nói khôn ngoan này thường rất mơ hồ và giúp nhà sản xuất tránh mang
8

tiếng lừa đảo. Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm
mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ, làm biến dạng những cảnh quan thiên nhiên.
Những quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm như người nghèo, trẻ em,
trẻ vị thành niên làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát hành vi của họ và những quảng
cáo nhồi nhét vào người tiêu dùng những tư tưởng về tình dục, bạo lực và quyền
thế. Đó là những quảng cáo mang theo sự xói mòn nền văn hoá.
+ Bán hàng phi đạo đức
Bán hàng lừa gạt, sản phẩm được ghi “giảm giá”, “thấp hơn mức bán lẻ dự kiến”
trong khi chưa bao giờ bán được mức giá đó. Hoặc là ghi nhãn “sản phẩm giới
thiệu” cho sản phẩm bán đại trà. Hoặc là giả vờ bán thanh lý. Tất cả những điều đó
làm cho người tiêu dùng tin rằng giá được giảm phần lớn và đi đến quyết định
mua.
Bao gói và dán nhãn lừa gạt: Ghi loại “mới”, “đã cải tiến”, “tiết kiệm” nhưng thực
tế sản phẩm không hề có những tính chất này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về
công dụng của sản phẩm, hoặc hình dáng bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn gây hiểu
lầm đáng kể cho người tiêu dùng.
Nhử và chuyển kênh: Đây là biện pháp marketing dẫn dụ khách hàng bằng một
“mồi câu” để phải chuyển kênh sang mua sản phẩm khác với giá cao hơn.
Lôi kéo: Là biện pháp marketing dụ dỗ người tiêu dùng mua những thứ mà lúc đầu
họ không muốn mua và không cần đến bằng cách sử dụng các biện pháp bán hàng
gây sức ép lớn, lôi kéo tinh vi, bất ngờ hoặc kiên trì.Chẳng hạn như các nhân viên
bán hàng được huấn luyện riêng và những cách nói chuyện với bài bản được soạn
9
sẵn một cách kỹ lưỡng, những lập luận thuộc lòng để dụ dỗ người mua hàng.
Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: Sử dụng các cuộc nghiên cứu
thị trường nhằm tạo ra một đợt bán điểm hay để thành lập một danh mục khách
hàng tiềm năng. Hoặc sử dụng các số liệu nghiên cứu thị trường để xây dựng một
cơ sở dữ liệu thương mại phục vụ mục tiêu thiết kế sản phẩm. Hoạt động này đòi
hỏi ngầm thu thập và sử dụng thông tin cá nhân về khách hàng, do đó đã vi phạm
quyền riêng tư của người tiêu dùng. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn có thể bị

lợi dụng để thu thập thông tin bí mật hay bí mật thương mại.
Sử dụng những biện pháp thiếu văn hóa khác để hạ uy tín của doanh nghiệp đối
thủ như gièm pha hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, hoặc đe dọa người cung
ứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với họ.
Các hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng không chỉ trước mắt mà
còn cả lâu dài.
@Ví dụ: Quảng cáo nhằm vào trẻ em

Chiến lược quảng cáo của nhiều hãng đều nhằm vào đối tượng các em vì tuy
các em không làm ra tiền nhưng lại là động lực quan trọng thúc đảy cha mẹ tiêu
tiền. Với chiến lược dân số này nay, gia đình thường có ít con nên các ông bố, bà
mẹ có điều kiện tập trung cho con cái, không tiếc con mà nhiều khi chiều con 1
cách quá đang. Lợi dụng đặc điểm này nhiều nhà kinh doanh đã tấn công các em
nhằm moi tiền bố mẹ. Thâm độc hơn, nhiều hãng sản xuất thuốc lá đã chuẩn bị
cho thị trường tương lai của mình bằng cách kích thích, quảng cáo, khuyến khích
trẻ em hút thuốc. Họ biết rằng những trẻ em hút thuốc từ bé sẽ trở thành người
10
nghiện thuốc khi lớn lên sẽ suốt đời làm nô lệ phục vụ cho lợi ích của chúng.
7) Hãy trình bày những vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động?
cho ví dụ?

Các vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động bao gồm cáo giác, quyền
sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, điều kiện, môi trường lao động và lạm dụng
của công.
- Vấn đề cáo giác.
Cáo giác là việc một thành viên của tổ chức công bố những thông tin làm
chứng cứ về những hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của doanh nghiệp.
Những người cáo giác là những nhân viên rất trung thành, họ gắn bó chặt chẽ
và sâu sắc với doanh nghiệp, những sai sót xảy ra đối với doanh nghiệp được
họ coi là một sự mất mát, họ cáo giác với một động cơ trong sáng và họ tin

rằng họ sẽ được lắng nghe, được tin tưởng
Thiệt hại đối với bản thân người cáo giác đôi khi rất lớn,vì vậy cần có ý
thức bảo vệ người cáo giác trước những số phận không chắc chắn. Điều này đòi
hỏi phải có sự phối hợp giải quyết của các cơ quan chức năng.
Cần lưu ý động cơ của người cáo giác. Cáo giác có thể bị cá nhân lợi dụng
vì động cơ cá nhân, có thể người cáo giác chỉ lợi dụng mượn danh vì lợi ích xã
hội, lợi ích doanh nghiệp để đạt lợi ích riêng của mình mà thôi nhằm trả thù,
hạ thấp uy tín, chứng tỏ cá nhân .
11
- Bí mật thương mại.
Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến
hành hoạt động kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể
tạo cơ hội cho người sở hữu nó có một lợi
thế

so
với những đối thủ cạnh tranh
không biết hoặc không sử dụng những thông tin đó.
Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn
đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều kiện, môi trường làm việc.
Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn và vệ sinh,
có quyền được bảo vệ tránh mọi nguy hiểm, có quyền được biết và được từ
chối các công việc nguy hiểm. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không cung cấp đầy
đủ các trang thiết bị an toàn cho người lao động, không thường xuyên kiểm tra
xem chúng có an toàn không, không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép về môi
trường làm việc dẫn đến người lao động gặp tai nạn, bị chết, bị thương tật thì
hành vi của người lãnh đạo ở đây là vô đạo đức.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm những khoản chi phí này dẫn đến

người lao động phải làm việc trong một điều kiện, môi trường bấp bênh. Điều
này cũng là phi đạo đức.
12
- Lạm dụng của công, phá hoại ngầm.
Nếu chủ doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức (không công bằng,
hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương không tương xứng ) sẽ dẫn đến tình trạng
người lao động không có trách nhiệm với doanh nghiệp, thậm chí ăn cắp và phá
hoại ngầm.
Khắc phục tình trạng này, một số doanh nghiệp đã lắp đặt các thiết bị theo
dõi hoặc cho
người

giám
sát. Tuy nhiên, khi thực hiện các giải pháp này sẽ
làm cho nhân viên cảm thấy có áp lực, do đó giảm năng suất công việc và có
thể gây tai nạn lao động. Trong trường hợp này, hành vi giám
sát,

theo
dõi
của công ty trở thành phi đạo đức vi phạm quyền riêng tư của người lao động.
8) Hãy trình bày những vấn đề đạo đức liên quan đến khách hàng ? cho
ví dụ?
Khách hàng chính là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp.
Những vấn đề đạo đức điển hình liên
quan

đến
khách hàng là những quảng

cáo phi đạo đức, những thủ đoạn marketing lừa gạt và an toàn sản phẩm, họ sẽ
phải gánh chịu những thiệt hại lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, đến tính mạng
và cả nhân phẩm nữa.
Doanh nghiệp muốn tồn tại được phải tìm mọi cách làm hài lòng khách
hàng. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp phải biết được khách hàng cần
13
và muốn gì, rồi sau đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được những
mong muốn và nhu cầu đó
Trong nỗ lực làm hài lòng khách hàng, các doanh nghiệp không chỉ phải
quan tâm đến những nhu cầu tức thời của khách hàng mà còn phải biết được
những mong muốn lâu dài của họ. Vấn đề đạo đức cũng có thể nảy sinh từ việc
không cân đối giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của khách hàng
9) Hãy trình bày những vấn đề đạo đức liên quan đến đối thủ cạnh
tranh? ví dụ?:
Trong kinh doanh, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên
trên đối thủ và lên chính bản thân mình. Cạnh tranh lành mạnh luôn rất cần
thiết với các doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều
pháp luật không cấm để cạnh tranh cộng với “đạo đức kinh doanh” và tôn
trọng
đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát
triển vững chắc.
Trên thực tế đã xãy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của và uy tín kinh doanh của
doanh nghiệp bị giảm sút.
Trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh thể hiện phổ biến nhất ở
hành vi thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng cao sản phẩm, dịch vụ.
Cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở hành vi ăn cắp bí mật thương
mại của doanh nghiệp đối thủ bằng rất nhiều cách khác nhau như:
14
- Cập nhật thông tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp người

làm công của doanh nghiệp cạnh tranh.
- Núp dưới chiêu bài tiến hành các công trình nghiên cứu, phân tích về
ngành để moi thông tin.
- Giả danh là một khách hàng hay người cung ứng tiềm năng.
- Che dấu danh phận để đi tham quan cơ sở của đối thủ cạnh tranh nhằm
moi thông tin.
- Dùng mỹ nhân kế, nam nhân kế, khổ nhục kế để moi thông tin.
- Dùng gián tiếp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin.
10) Hãy trình bày khái quát phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh?
* Nhận diện vấn đề đạo đức:
+ các vấn đề do mẫu thuận lợi ích
+ các vấn đề sự công bằng, trung thực
+ các vấn đề giao tiếp
+ các vấn đề các mối quan hệ tổ chức
* các bước nhận diện đạo đức :
15
+ xác định những người hữu quan người trong hay ngoài doanh nghiệp tham gia
trực tiếp hay gián tiếp vào tình huống đạo đức
+ xác định mối quna tâm, mong muốn của những người hữu quan
+ xác định vấn đề đạo đức bằng trả lời câu hỏi quan điểm, triết lý, mục tiêu…
* xác định mức độ vấn đề đạo đức:
11) Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hãy trình bày các cấp độ văn hóa doanh
nghiệp?
Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và
tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường
xã hội và tự nhiên của mình.
Văn hóa doanh nghiệp là những tính cách, cách suy nghĩ và những các thức
hoạt động của mỗi doanh nghiệp, nó được chia sẻ bởi hầu hết các thành viên
16
trong tổ chức và được các thành viên và được các thành viên mới học tập nếu họ

muốn tồn tại và phát triển ở tôt chức đó.
* Các cấp độ VHDN:
Thứ nhất: VHDN nói chung, mới hình thành. Đây là cấp độ thấp nhất khi
người lãnh đạo doanh nghiệp mới nhận thức được tầm quan trọng của VHDN và
thực hiện chương trình xây dựng nó. VHDN chưa thực sự trở thành một công cụ
mềm trong quản lý.
Thứ hai: VHDN trở thành một nền văn hóa trong quản lý và kinh doanh. Trong
công tác quản lý, VHDN đã trở thành công cụ quan trọng làm cho mọi người trong
doanh nghiệp tự giác thực hiện những nhiệm vụ của mình với tinh thần trách
nhiệm cao. Đạo đức, chữ tín trong kinh doanh được tôn trọng.
Thứ ba: Tố chất văn hóa của người lao động trong doanh nghiệp và sự đáp ứng
yêu cầu về văn hóa của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. VHDN trở thành một
bộ phận không thể thiếu, trở thành một tố chất văn hóa trong mọi ứng xử của người
lao động và ngược lại, doanh nghiệp cũng coi việc đáp ứng yêu cầu về văn hóa của
mỗi nhân viên trong doanh nghiệp là nhiệm vụ tất yếu và thường xuyên trong quản
lý.
Thứ tư: Doanh nghiệp đã quan tâm đến sự phát triển của văn hóa xã hội đồng
thời tự nguyện hỗ trợ văn hóa xã hội. VHDN đã được đặt trong một môi trường
tổng thể về văn hóa, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và quan trọng hơn, nó
dần dần trở thành một trong những nhân tố tác động làm cho môi trường văn hóa,
xã hội chung ngày càng hoàn thiện hơn.
17
Thứ năm: Các doanh nghiệp tự nâng cao ý thức, tham gia một cách khách quan
vào các chính sách kinh tế, xã hội, các quyết sách lớn có tác động tới toàn thể cộng
đồng doanh nghiệp. Đây là tầng cao nhất của VHDN.
12) Hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình hinh thành văn hóa
doanh nghiệp?
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp: quá trình hình
thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều
yếu tố, trong đó 3 yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: Văn hóa dân tộc; người

lãnh đạo; sự đòi hỏi từ môi trường bên ngoài. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng
yếu tố này và mức độ ảnh hưởng chúng tới quá trình định hình văn hóa của mỗi
doanh nghiệp.
*Văn hóa dân tộc:
Tính cẩn trọng
Tính đối lập nam-nữ quyền
Sự phân cấp quyền lực
Sự đối lập chủ nghĩa cá nhân và tập thể
* Nhà lãnh đạo:
Sáng lập viên: người quyết định việc hình thành giá trị văn hóa căn bản DN
Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi VHDN
* Những giá trị văn hóa học hỏi từ bên ngoài:
Những kinh nghiệm tập thể của DN
Những giá trị học hỏi từ các DN khác
Những giá trị văn hóa tiếp nhận trong quá trình giao lưu các nền văn hóa khác
18
Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên mới đến mang lại
Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội
13) Người ta thường đánh giá văn hóa của một doanh nghiệp mạnh hay yếu
dụa trên những yếu tố nào? Cho v í dụ
1. Các yếu tố hữu hình
Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa DN, người ta có thể dễ dàng
nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển
hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dụng… Đây
chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa. Tới thăm một DN có trụ sở to
đẹp, biển hiệu rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch
sự… nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa DN này có thể
ở mức cao.
2. Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên
Hình thức cũng quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyết định văn hóa. Có

nhiều DN không có trụ sở to, chưa biết làm PR hay quảng cáo, nhưng đội ngũ lãnh
đạo và đa số nhân viên lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc theo
pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam. Văn hóa DN
được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong DN. Cho nên, chất lượng ban lãnh đạo
DN và các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng
và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa DN nói riêng.
19
Nếu ai đó trong ban lãnh đạo tối cao như chủ tịch hay tổng giám đốc là người thiếu
các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng,
có hành vi ứng xử thiếu văn hóa… thì rất khó có thể lãnh đạo DN xây dựng được
một nền văn hóa tiên tiến. Có lẽ đa số nhân viên đều có cảm nhận là không muốn
làm việc cho các DN kiểu này. Thậm chí, quan trọng hơn, là các khách hàng có
văn hóa cũng không muốn làm ăn với các ông chủ ở dạng này.
Người xưa thường dùng câu “chủ nào, tôi ấy” để lấy tiêu chuẩn đạo đức hay văn
hóa của người làm thuê trung thành mà miêu tả về nhân cách của ông chủ. Ngày
nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ, mặc dù ở mức độ ít hay nhiều, vẫn còn có nơi có lao động cưỡng bức và lao
động bóc lột. Nhưng câu nói này vẫn có ý nghĩa triết lý vì nó phản ánh mức độ tác
động nhất định của văn hóa ông chủ tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một
DN. Chính vì vậy mà gần đây các diễn đàn thường bàn nhiều về văn hóa doanh
nhân và danh hiệu doanh nhân văn hóa. Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa trên
các cơ sở lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cộng
đồng xã hội.
3. Các quy định về văn hóa
Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp nào cũng
có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Chắc chắn
ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian
làm việc cho mọi nhân viên. DN nào mà chẳng có điều lệ, các quy định, nội quy…
ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi. Đây là đòi hỏi bắt
buộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của DN, để đảm bảo

20
rằng DN kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nộp
thuế, đóng góp bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia…
Đạo đức kinh doanh
Trong marketing hiện đại, không ít DN như luôn luôn nhấn mạnh đạo đức trong
kinh doanh với nội dung chính là chỉ sản xuất ra các sản phẩm an toàn cho con
người và môi trường, không làm điều ác. Nhưng chỉ vì hành vi thiếu đạo đức và
văn hóa của một số người mà cả DN phải phá sản và làm giảm uy tín của nhiều
nhóm sản phẩm khác, gây thiệt hại nhiều tỷ đô la cho quốc gia.
Dù có muốn hay không muốn thì đạo đức kinh doanh là tiêu chí mà hầu hết các
khách hàng hay đối tác liên quan đều quan tâm. Nếu DN vi phạm đạo đức kinh
doanh như Vedan Việt Nam thì rõ ràng là chưa thực hiện trách nhiệm xã hội rồi
tiếp đến là vi phạm luật pháp. Văn hóa DN này cũng vì thế mà bị cộng đồng đánh
giá rất thấp. Có thể chỉ do một vài lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật cố tình vi phạm để
giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nhưng rõ ràng đa số cổ đông và nhân viên thông
qua bộ máy quản lý DN phải chịu trách nhiệm một phần vì các hành vi làm hủy
hoại uy tín, niềm tin của khách hàng. Như vậy, các yếu tố luật pháp, trách nhiệm
xã hội và đạo đức đan xen nhau trong văn hóa DN. Chấp hành tốt pháp luật là tiêu
chí quan trọng thể hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
Giá trị theo đuổi
Thông thường DN nào cũng có tuyên bố về sứ mệnh và chiến lược. Đọc các tuyên
bố này, có thể hiểu DN theo đuổi các giá trị gì. Có DN nhấn mạnh chỉ sáng tạo các
sản phẩm mới mang lại giá trị cho khách hàng. Có DN phấn đấu làm hài lòng
khách hàng bằng chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Có DN nhấn mạnh lý do tồn tại
21
và mục tiêu chiến lược lâu dài là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bưu chính
viễn thông tốt nhất Mặc dù nhiều DN chưa đo đếm được tốt nhất là gì và cụm từ
tốt nhất bị nhiều nước cấm sử dụng trong quảng cáo, nhưng điều này thể hiện khát
vọng mà DN theo đuổi cho dù sóng gió thị trường có thể làm hỏng ước mơ của họ.
Những giá trị tốt đẹp mà DN cam kết theo đuổi là tiêu chí quan trọng trong nhóm

các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.
Trong các giá trị DN theo đuổi, nhiều DN và nhân viên đã nhận thức tầm quan
trọng của các giá trị tạm gọi là giá trị gia tăng trong quá trình hợp tác cùng làm
việc như: văn hóa hợp tác, văn hóa chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, quan
hệ cộng đồng…
Cũng có nhiều DN chỉ cần làm giàu bằng bất cứ giá nào theo lý lẽ tự nhiên của
kinh doanh. Nhưng điều này chứng tỏ giá trị tiền bạc mà DN theo đuổi mới chỉ là
biểu hiện của sự giàu có về vật chất, chứ chưa phải là sự giàu có về tinh thần và
văn hóa. Lập luận lại, có tiền thì có thể mua được nhiều thứ có giá trị văn hóa như:
văn phòng tráng lệ, đội bóng lớn, đội văn nghệ, các tác phẩm nghệ thuật… Đúng là
các giá trị văn hóa, nhưng nó là của người khác, DN khác làm nên, chứ không phải
là của DN dùng tiền mua về.
Niềm tin
Nếu không có niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết của ban lãnh đạo, thì
chắc chẳng có mấy nhân viên muốn đi theo DN để phấn đấu, chấp nhận thách thức
và xây dựng DN. Cũng có nhóm người có xu thế coi làm việc cho DN đơn thuần là
công việc, chỉ cần trả lương cao đầy đủ, còn nếu hết lương, thì đi làm cho DN
khác. Có thể điều này đúng với những người có tài và làm việc cho những DN lớn
22
trên thế giới. Nhưng với đa số các DN vừa và nhỏ, DN làm các ngành nghề sáng
tạo, nếu ban lãnh đạo và nhân viên không có niềm tin vào thành công trong tương
lai, thì thật khó có sức mạnh trong hợp tác.
Trong một số DN mới thành lập, đang học tập và sáng tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ mới, tác giả đã chứng kiến nhiều hình ảnh thực tế đầy cảm động và ý nghĩa về
sức mạnh của niềm tin. Trong khó khăn vô cùng của lạm phát và khủng hoảng, DN
thiếu lương của hàng trăm công nhân vài tháng liền, nhưng trên 90% nhân viên vẫn
giơ tay biểu hiện quyết tâm cùng với ban lãnh đạo vượt qua khó khăn, đưa DN đi
lên và nếu có thất bại thì họ không hối tiếc. Các anh hùng lao động trong thời kỳ
đổi mới cũng sinh ra trong những hoàn cảnh tương tự như vậy. Hành động dũng
cảm như thời chiến này trong thời bình có thể khẳng định chắc chắn rằng niềm tin

là động lực quan trọng của con người.
Thiếu niềm tin, con người có thể mất phương hướng. DN cũng vậy, không có niềm
tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, DN khó có thể tập hợp được lực lượng. Vậy có
phải niềm tin và văn hóa là quan trọng nhất đối với DN và văn hóa DN là yếu tố
quyết định khả năng cạnh tranh của DN? Văn hóa DN là yếu tố quan trọng trong
nội hàm khả năng cạnh tranh, nhưng bên cạnh nó còn có các yếu tố quan trọng
không kém phần là: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân
lực, năng lực marketing… Tất cả đều quan trọng và cùng tồn tại trong mối quan hệ
tương tác với nhau theo nghệ thuật quản trị của DN.
Thái độ ứng xử
Thông thường nội quy công ty nào cũng có quy định về thái độ ứng xử trong nội
bộ DN và với tất cả các bên liên quan. Thái độ ứng xử của DNVN đa số là phù hợp
23
với các chuẩn mực đạo đức của VN như việc: Luôn vui vẻ khi tới công sở, nghiêm
túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh đạo dân chủ, nhân viên tích
cực, không có thù hằn, nói xấu lẫn nhau … Tất cả các yếu tố này tạo nên không khí
làm việc và hợp tác trong DN.
Hành vi giao tiếp
Lời chào hỏi chân thành, cái bắt tay lịch sự, ánh mắt tôn trọng… là các hành vi
giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa của các cá nhân trong DN. DN thường có
một số quy định thành văn và không thành văn về các hành vi giao tiếp. Các hành
vi giao tiếp này có ý nghĩa quan trọng vì nó luôn để lại ấn tượng quan trọng về lần
gặp đầu tiên và nó thể hiện các hành động mang tính văn hóa của DN. Vì vậy DN
cần có quy định thống nhất về các hành vi giao tiếp trong nội bộ, với khách hàng,
bạn hàng và với các cơ quan quản lý nhà nước. Trong quy chế văn hóa công sở của
chính phủ có các hành vi bị cấm như: Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc, cấm
sử dụng đồ uống có cồn tại công sở trừ các trường hợp ngoại giao, cấm quảng cáo
thương mại… DN cũng là một tổ chức, vì vậy cũng cần có nội quy nêu rõ các hành
vi bị cấm.
4. Các quy ước chưa thành văn

Theo quan sát của tác giả, đa số các DNVN đều có các quy ước không thành văn
và chưa thể cho thành văn quy định về các hoạt động văn hóa. Có lẽ do các quan
niệm đạo đức và tồn tại xã hội có mâu thuẫn mà có nhiều điều khó lý giải đúng sai.
Vì vậy, trong gia đình, xã hội hay DN vẫn có những quy ước không thành văn về
nhiều công việc như: Thăm hỏi thủ trưởng và anh em trong các dịp lễ tết; tặng quà
và tặng tiền; không đồng tình với tình yêu công sở; người trẻ tuổi hơn thì đi pha trà
24
cho cả phòng vào buổi sáng; uống trà và nói chuyện với nhau trong giờ giải lao…
Các quy ước không thành văn có ưu điểm là tế nhị và linh hoạt trong giao tiếp,
nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra các khoảng cách nhất định và đôi khi là thói
nịnh bợ cấp trên, dễ dẫn tới chạy chức, chạy quyền… Nếu chủ DN không có các
tiêu chí khoa học và chi tiết để đánh giá chất lượng nhân lực trước khi bổ nhiệm thì
dễ để lọt người tài và sử dụng nhầm người.
5. Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên
Lãnh đạo tối cao DN như các vị chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám
đốc… mà không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa DN, không gương mẫu
trong cả cuộc sống lẫn công việc, thì thật khó có thể duy trì và phát triển được các
giá trị nền tảng của văn hóa DN. Lãnh đạo DN thấy nhân viên múa dạng khỏa thân
trong hội diễn hay ca hát nhại lời tác phẩm nổi tiếng… mà không ngăn chặn ngay,
thì văn hóa DN tốt đẹp lâu năm có thể bị hủy hoại trong vòng vài ngày. Điều này
chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ DN là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản
trị DN kể cả việc quản lý văn hóa DN.
Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật… thể hiện trình độ hiểu biết và hưởng
thụ văn hóa của các thành viên trong DN, nhưng không vì thế mà đánh giá quá cao
chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độ văn hóa DN. Có DN không có
điều kiện để tổ chức các sự kiện như thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao
thường xuyên, không có đội bóng lớn… nhưng lại có các giá trị văn hóa rất cao ở
các chỉ số khác. Có DN tốn nhiều tiền của và thời gian cho các hoạt động nhằm
quảng bá văn hóa và thương hiệu cho DN nhưng lại không nắm chắc các nội dung
thể hiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhân loại, lại thiếu

25

×