Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.44 KB, 45 trang )

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế hội
nhập trở thành mục tiêu trung tâm của nhiều quốc gia trên thế giới và
một thời đại “ nền kinh tế tri thức” đang lên ngôi thì vai trò to lớn của
lực lượng doanh nghiệp,ngày càng được chú trọng. Đây là lực lượng tạo
nên các bước đột phá trong thương mại và công nghiệp, nhờ đó nền kinh
tế mới tăng trưởng. Để đáp ứng được vai trò to lớn đó, các doanh nhân
những người giữ vị trí chủ chốt trong phát triển hoạt động kinh tế, nhất
thiết phải là những doanh nhân có văn hóa. Văn hóa là sản phẩm do con
người sáng tạo ra. Vì vậy trong bất cứ một lĩnh vực văn hóa nào con
người đều đóng vai trò trung tâm và mang tính quyết định. Đặc biệt
doanh nhân với tư cách là chủ thể của hầu hết các hoạt động kinh doanh,
chính là tác giả của văn hóa kinh doanh và đóng vai trò quyết định tới
văn hóa kinh doanh.Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa
được chủ thể kinh doanh chọn lọc , tạo ra , sử dụng và biểu hiện trong
hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó và
đồng thời cũng quyết định yếu tố thành công hay thất bại của doanh
nghiệp trên thương trường cạnh tranh đầy gay go, căng thẳng như ngày
nay. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PetroVietnam) là một tập đoàn kinh
tế mạnh của Việt Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới
mà nhóm chúng tôi được biết cũng đã áp dụng đúng đắn và sáng tạo văn
hóa kinh doanh cho doanh nghiệp của mình và thực tế cho thấy doanh
nghiệp này đã có những thành công đáng nể và khẳng định được thương
hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước , được người tiêu
dùng tín nhiệm .Để thấy rõ hơn việc áp dụng văn hóa kinh doanh của
doanh nghiệp này , nhóm chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu đề tài:
‟ Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh của Tập Đoàn Dầu
Khí Việt Nam ”.
Lời Mở Đầu
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
PETRO VIETNAM
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty nhà nước được Thủ tướng


Chính phủ Việt Nam quyết định là Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (tên giao dịch là Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam) tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18-6-2010. Tên giao
dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là
Petrovietnam, viết tắt là PVN.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt
Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới.
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP
- Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, Viết tắt: PVN
- Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
- Điện thoại: 84 - 04 - 3 8252526
- Fax: 84 - 04 - 3 8265942
- Website: www.petrovietnam.com.vn; www.pvn.com.vn;
www.pvn.vn
- Email:
Tại Quyết định số 190//QĐ-TTg ngày 29-01-2011, Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam. PVN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
a) Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với
với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định với
tổ chức, cá nhân;tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy luật của Luật
Dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai
thác, chế biên dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với
công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác.
b) Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định
của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh
nghiệp khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện
bằng hợp đồng kinh tế.
c) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo

quy định của pháp luật và điều lệ này.
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại
công ty con và công ty liên kết.
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
e) Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho
PVN và theo các quy định tại Điều lệ này.
f)Cơ cấu tổ chức hiện nay của Petrovietnam gồm nhiều đơn vị thành
viên và các công ty liên doanh, hoạt động kinh doanh phát triển bao trùm
khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam:
- Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận
chuyển dầu khí làm dịch vụ về dầu khí;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sảm phẩm dầu khí, hoá dầu;
- Kinh doanh và phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa
phẩm dầu khí;
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình,
phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ
dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Đầu tư kinh doanh bất động sản;
- Đầu tư kinh doanh điện;
- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng; bảo hiểm;
- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động;
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng giao dịch
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
Ban lãnh đạo:
Chức vụ Họ và tên
Chủ tịch Hội đồng thành viên Phùng Đình Thực
Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu
Phó Tổng Giám đốc Lê Minh Hồng

Phó Tổng Giám đốc Vũ Quang Nam
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tiến Dũng
Phó Tổng Giám đốc Trần Thị Bình
Phó Tổng Giám đốc Phạm Thị Thu Hà
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Thập
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Khánh
* Sứ mệnh: Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu
tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước việt nam hùng cường.
* Logo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
Biểu tượng Logo với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và
màu đỏ của ngọn lửa hai nhánh thể hiện thành quả hoạt động tìm kiếm
thăm dò-khai thác và các lĩnh vực hoạt động khác để đưa tài nguyên dầu
khí từ lòng đất, lòng thềm lục địa Việt Nam lên phục vụ đất nước. Ngọn
lửa đỏ hai nhánh được bắt đầu từ trong lòng chữ V (chữ đầu của từ Việt
Nam) được cách điệu tạo cho khoảng trống ở giữa hai ngọn lửa giống
hình đất nước. Nhánh màu đỏ cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng
PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
* Slogan: Petrovietnam - Năng lượng cho phát triển đất nước
* Tầm nhìn chiến lược đến 2025: "Tập đoàn kinh tế dầu khí hàng đầu
trong khu vực - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam".
* Sơ đồ tổ chức
Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt nam
- Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng
trữ, dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Kinh doanh dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và
các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;
- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa
phẩm dầu khí;
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình,

phương tiện phục vụ dầu khí;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ
dầu khí;
- Đầu tư, sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học;
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;
- Đầu tư, khai thác than và các loại khoáng sản tại nước ngoài, ký kết
hợp đồng nhập khẩu, cung ứng than; hợp tác khai thác và kinh doanh
than trong nước, vận chuyển và tàng trữ than;
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hoá dầu, tư vấn chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hoá dầu;
- Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo;
- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm;
- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động;
- Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển
sạch” (CDM)”;
- Đầu tư, khai thác phát triển cảng, kinh doanh vận tải biển, vận tải
đường thuỷ, đường không và đường bộ, đại lý tàu biển;
- Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư, xây dựng, khai thác, sửa chữa các
công trình, phương tiện phục vụ dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật
liệu xây dựng;
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
+ Các công ty con
Công ty con do Tập đoàn nắm 100% vốn điều lệ
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Thăm dò và
Khai thác Dầu khí (PVEP);
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Điện lực dầu
khí (PV Power);
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chế biến và Kinh doanh
các sản phẩm khí (PV Gas);
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Dầu (PV

Oil): sát nhập giữa Petechim và PDC.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cung ứng nhân lực và dịch
vụ dầu khí (Petromanning);
Công ty con do Tập đoàn nắm trên 50% vốn điều lệ
Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC);
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC);
Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling,
PVD);
Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco);
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI);
Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PV Trans);
Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí (PV Engineering);
Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PV Construction);
Công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí (DMC);
Công ty cổ phần Phân đạm và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo.);
Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PVSC);
Công ty cổ phần Công Nghệ Thông Tin, Viễn thông và Tự Động Hoá
Dầu Khí (PV Tech);
Công ty cổ phần du lịch Dầu khí Phương Đông (PTC ) - TP.Vinh - Nghệ
An
Doanh nghiệp do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm 50% vốn điều lệ:
Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt - Xô.
Doanh nghiệp khoa học công nghệ:
Viện Dầu khí Việt Nam.
Các cơ sở đào tạo:
Trường Đào tạo nhân lực dầu khí
I. Triết lý kinh doanh:
- Đầu tư: Đầu tư có trọng điểm, có tính đến sự tương hỗ cho nhau của
các dự án, hiệu quả đầu tư cao.
- Chất lượng sản phẩm: là sự sống còn của doanh nghiệp, là yếu tố tạo

nên sự phát triển bền vững.
- Khánh hàng là bạn hàng: Petrovietnam cùng chia sẻ lợi ích, trách
nhiệm, thuận lợi và khó khăn cùng khách hàng.
- Táo bạo và đột phá: Rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu, tạo thế
cạnh tranh lành mạnh.
- Cải tiến liên tục: Không có sự vĩnh cửu trong suy nghĩ, mọi sáng
kiến đều được tôn trọng và đóng góp vào sự thành công chung.
- Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất: Là nền tảng tạo nên sức mạnh
phát triển bền vững chắc của Tập đoàn.
- Kiểm soát rủi ro: Các yếu tố rủi ro đều được tính đến trong mọi hoạt
động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Phương châm hành động: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, quyết định kịp thời, triển khai quyết liệt.
• Tầm nhìn:
Phát triển Viện Dầu khí Việt Nam thành đơn vị nghiên cứu khoa học
hoàn chỉnh, đồng bộ với trang thiết bị hiện đại, đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực trong tất cả các chuyên ngành khoa học công nghệ bao
trùm mọi lĩnh vực hoạt động dầu khí: Tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận
chuyển, tàng trữ, phân phối, chế biến, lọc hóa dầu, an toàn môi trường,
kinh tế, quản lý và đào tạo cán bộ.
∗ Sứ mệnh:
- Đảm bảo giải quyết tất cả các vấn đề nghiên cứu khoa học và triển
khai công nghệ dầu khí;
- Tư vấn có đầy đủ luận cứ khoa học và thực sự là bộ não tham mưu
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam;
- Đào tạo và cung cấp chuyên gia đầu ngành cho Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam;

- Mang lại lợi ích lâu dài cao nhất cho người lao động, Tập đoàn Dầu

khí Quốc Gia Việt Nam và đối tác.
∗ Giá trị cốt lõi:
- Đạo đức: Trung thực, Khách quan;
- Chuyên nghiệp: Thành thạo, Năng động và Hiệu quả;
- Trí tuệ: Sáng tạo, Khoa học.
II. Đạo đức kinh doanh
a. Đạo đức
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Bốn năm thực hiện Cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh", Ðảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam)
vinh dự được Ban Chỉ đạo Trung ương chọn là đơn vị chỉ đạo điểm.
Ðảng ủy Tập đoàn đã ban hành tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên, công nhân viên Tập đoàn học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; xây dựng, ban hành tiêu chí Văn hóa PetroVietnam.

Hội nghị Tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam.Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trên tinh thần
"Ðổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết
định kịp thời" với phương châm "Ðồng tâm hiệp lực, hiện đại hội nhập,
tăng tốc phát triển" và bằng các phong trào "Lao động sáng tạo, phát huy
sáng kiến", "Việc hôm nay không để ngày mai", thi đua "Về đích trước"
kế hoạch 2010, cuộc vận động "Phấn đấu trở thành đảng viên Ðảng
Cộng sản Việt Nam" trong người lao động toàn ngành trong năm năm
vừa qua. Cuộc vận động đã trở thành động lực để PetroVietnam đạt
được những kết quả hết sức to lớn.
⇒ Tạo chuyển biến về nhận thức
Ðảng ủy Tập đoàn giao Ban Tuyên giáo cung cấp các tài liệu liên
quan và chỉ đạo cấp ủy Đảng các đơn vị thành viên trong Tập đoàn tổ

chức nghiên cứu, học tập, chọn việc đăng ký làm theo và thực hành theo
tư tưởng, đạo đức, tấm gương của Bác trong các tác phẩm "Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", "Sửa đổi lối làm
việc", "Di chúc" và các chuyên đề: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí", "Nâng cao ý thức trách
nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân", "Tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Ðảng ta thật sự
trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh". Tập trung vào các nội
dung cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý
thức trách nhiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí với thực hiện
nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, lao động, học tập, công tác của từng cá
nhân ở mỗi đơn vị; việc nghiên cứu học tập nhất thiết phải có liên hệ với
thực tiễn. Bên cạnh việc mời báo cáo viên truyền đạt, bản thân các đồng
chí cán bộ lãnh đạo cũng xác định trách nhiệm phải trực tiếp quán triệt
tại đơn vị. Ðể thuận lợi cho công tác tuyên truyền giáo dục ở những địa
bàn đặc thù và người lao động ở các lĩnh vực khác nhau, Ðảng ủy Tập
đoàn đã biên soạn bộ sách "Những người đi tìm lửa" giới thiệu những
tập thể, cá nhân tiêu biểu của ngành (đã xuất bản 3 tập), biên soạn cuốn
"Dịu dàng và bừng sáng" giới thiệu những gương cán bộ nữ dầu khí tiêu
biểu, xây dựng bốn bộ phim: "Tiếp lửa niềm tin của Bác", "Mãi mãi soi
đường chúng ta đi" và "Rực sáng ngọn lửa niềm tin và khát vọng" và
"50 năm ngành Dầu khí thực hiện mong ước của Bác Hồ", ba cuốn kỷ
yếu chuyên đề: "Những cá nhân điển hình xuất sắc thực hiện Cuộc vận
động", "Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - 40 năm thực hiện Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" và cuốn sách ảnh "Rực sáng ngọn lửa
niềm tin và khát vọng", triển khai hệ thống pa-nô, áp-phích, khẩu hiệu
tuyên truyền tại tất cả các trụ sở, công trường về nội dung thực hiện
Cuộc vận động. Ðây là nét sáng tạo của Ðảng ủy Tập đoàn trong việc
triển khai học tập tư tưởng, đạo đức của Bác gắn với lịch sử truyền
thống của ngành bằng những hình ảnh gần gũi, sống động đã có tác dụng

tích cực, hữu hiệu không chỉ với cán bộ, đảng viên, công nhân viên dầu
khí mà thông qua công chiếu trên VTV1 đã giúp cho đông đảo người
xem hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ cũng như con người Dầu khí,
qua đó tạo sự đồng thuận, sẻ chia của toàn xã hội đối với ngành. 100%
các đảng bộ trực thuộc Ðảng bộ Tập đoàn đã tổ chức Hội nghị Tổng kết
bốn năm thực hiện Cuộc vận động gắn với Lễ Mừng công thi đua về
đích trước các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao năm 2010. Hầu hết
các báo cáo đã tập trung đánh giá cụ thể, toàn diện kết quả triển khai
Cuộc vận động, nhất là việc tổ chức "làm theo" tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh gắn với việc thực hiện công tác xây dựng đảng, nhiệm vụ
chính trị của chi/đảng bộ; những kinh nghiệm, bài học quý giá được đúc
rút đồng thời nêu những đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Cuộc vận động ngày càng thiết thực, hiệu quả.
⇒ Những kết quả nổi bật qua bốn năm thực hiện
Cuộc vận động đã tạo ra tinh thần đoàn kết, nhất trí, chủ động, sáng
tạo, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thách thức, kịp thời ứng phó với
mọi diễn biến bất thường vốn là đặc thù của ngành dầu khí, với phương
châm hành động tăng tốc phát triển đã tạo ra sự tăng trưởng đột biến
trong sản xuất, kinh doanh. Cuộc vận động đã thực sự mang đến cho
Tập đoàn một luồng sinh khí mới. Khắp nơi đều dấy lên những phong
trào thi đua lao động, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu,
thực hành lối sống giản dị Cuộc vận động được thực hiện đều khắp,
liên tục với một không khí lạc quan, tin tưởng, vững bước vượt qua cuộc
khủng hoảng, kinh tế thế giới và những khó khăn của nền kinh tế nước
nhà. Kết quả đạt được của Tập đoàn gần bốn năm qua đạt mức cao nhất
từ trước tới nay.
Có được những kết quả ấn tượng đó trong gần bốn năm qua là do
Ðảng ủy, Ban chỉ đạo Cuộc vận động đã tập trung chỉ đạo gắn kết mọi
hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm
với nội dung Cuộc vận động. Với việc đưa các nhà máy nhiệt điện khí

(Cà Mau 1-2007, Cà mau 2-2008, Nhơn Trạch 1-2009) và Nhà máy Lọc
dầu Dung Quất vào vận hành (từ tháng 2-2009), Tập đoàn đã xây dựng
được ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm
thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và
xuất nhập khẩu; đưa thêm năm nhóm sản phẩm mới vào phục vụ nền
kinh tế quốc dân, đó là: sản phẩm điện khí, xăng dầu, hạt nhựa
Polypropylene, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Công tác tìm kiếm,
thăm dò, khai thác dầu khí được triển khai tích cực ở cả trong nước và ở
ngoài nước. Hệ thống các đường ống dẫn khí được vận hành an toàn và
hiệu quả, góp phần bảo đảm nhu cầu khí cho các hộ tiêu dùng; việc đưa
vào hoạt động ba nhà máy nhiệt điện khí vào vận hành thương mại đã
góp phần tích cực cùng ngành điện Việt Nam bảo đảm an ninh năng
lượng điện quốc gia. Công nghiệp chế biến dầu khí được đẩy mạnh và
đã thu được nhiều kết quả quan trọng (Nhà máy Ðạm Phú Mỹ được vận
hành an toàn và ổn định, đã góp phần tích vực ổn định thị trường và giá
phân đạm trong nước, tiết kiệm ngoại tệ do không phải nhập khẩu phân
đạm, hỗ trợ đắc
lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực
của đất nước). Công tác đào tạo và phát triển nhân lực đã có những
chuyển biến tích cực. Tập đoàn đã xây dựng được một nguồn nhân lực
có chất lượng ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Dầu khí
Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Tập đoàn đã chủ động, sáng tạo tổ
chức các đợt sinh hoạt chính trị kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của
Bác, 80 năm thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, Ðại hội Thi đua yêu
nước lần thứ II, gắn với phát động thi đua cao điểm đã tạo động lực thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh và thực hiện các mục tiêu kế hoạch của Cuộc
vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc
vận động đã góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng Ðảng, làm chuyển
biến tích cực phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc. Từ đó, khẳng định

rõ nét vai trò, vị trí hạt nhân trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thúc đẩy
thực hiện của các cấp ủy Ðảng.
⇒ Những hạn chế và bài học kinh nghiệm
Giai đoạn đầu triển khai Cuộc vận động còn lúng túng, nặng về hình
thức do chưa có được nhận thức đầy đủ, toàn diện về tác dụng, ý nghĩa
của Cuộc vận động trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tính chủ động,
sáng tạo trong triển khai thực hiện Cuộc vận động ở một số đơn vị còn
hạn chế do đặc thù doanh nghiệp hoạt động ở loại hình chuyên môn kỹ
thuật. Chưa biến việc làm theo tấm gương, đạo đức của Bác Hồ thành lẽ
sống, lối sống của đại đa số cán bộ, đảng viên mặc dù tuyệt đại đa số cán
bộ, đảng viên qua học tập, nghiên cứu đều trân trọng, cảm phục, thấm
nhuần tư tưởng, đạo đức, tấm gương cao quý nhưng rất đỗi bình dị của
Bác; vẫn còn sự lúng túng trong xử lý mối quan hệ giữa tự giác, điều
chỉnh xã hội với các quy chế, quy định về đạo đức nghề nghiệp, trách
nhiệm công vụ. Nguyên nhân một phần do ý thức chủ quan của cán bộ,
đảng viên, một phần do thiếu vận động, giám sát của cấp ủy và những
luận giải thuyết phục trong tài liệu tuyên truyền, văn bản hướng dẫn.
Tập đoàn đã chọn đúng và có biện pháp để chỉ đạo bốn đơn vị điểm
nhưng chưa xây dựng được mô hình điểm để tuyên truyền nhân rộng;
vừa chỉ đạo điểm, vừa chỉ đạo diện rộng tạo ra kết quả đồng đều nhưng
chưa có được kết quả của việc chỉ đạo điểm phục vụ chỉ đạo đại trà.
Nguyên nhân bởi các yêu cầu, chủ đề của Cuộc vận động được nâng cao
hằng năm dẫn đến không đủ thời gian đánh giá, tổng kết mô hình của
đơn vị được chọn chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm.
⇒ Một số kinh nghiệm bước đầu được rút ra về công tác chỉ đạo
điểm tại Tập đoàn:
+ Một là, Ðảng ủy lãnh đạo Tập đoàn và các cấp ủy trực thuộc thống
nhất nhận thức coi việc được chỉ đạo điểm triển khai Cuộc vận
động không chỉ là nhiệm vụ, mục tiêu mà còn là cơ hội, động lực,
giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, xây dựng

đảng và lãnh đạo đoàn thể; kiên định mục tiêu, thực hiện lâu dài,
chỉ đạo quyết liệt nhưng không nóng vội, chủ quan.
+ Hai là, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy vai trò
tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên được phân công giữ
vị trí lãnh đạo, quản lý. Kết hợp chặt chẽ giữa học tập, nghiên cứu
với hướng dẫn, tạo điều kiện để đảng viên và quần chúng tích cực,
tự giác làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Ba là, sáng tạo trong tuyên truyền vận động, kịp thời phát hiện
nhân tố, coi trọng vai trò của quần chúng và chi bộ trong việc theo
dõi, giám sát, đánh giá việc làm theo các nội dung đăng ký thực
hiện Cuộc vận động của từng tổ chức và cá nhân. Lựa chọn nội
dung "làm theo" ở những khâu cần đột phá, những việc còn yếu
kém để khắc phục, tập trung làm tốt; những trọng tâm, thế mạnh để
phát huy, làm tốt hơn nữa.
+ Bốn là, khai thác đặc tính nhân văn trong tư tưởng, tấm gương đạo
đức của Bác, thông qua Cuộc vận động tạo sự thống nhất, đồng
thuận, đoàn kết, hợp tác trong Ðảng, trong hệ thống chính trị; tăng
cường phối hợp, chia sẻ giữa đồng chí, đồng nghiệp vì mục tiêu
chung.
Qua quá trình triển khai Cuộc vận động, Tập đoàn luôn chú trọng vai
trò nêu gương thực hiện của đội ngũ lãnh đạo các cấp thông qua sự giám
sát thực hiện của chi bộ và quần chúng; coi Cuộc vận động vừa là mục
tiêu, vừa là động lực, vừa là giải pháp phát triển Tập đoàn. Kết quả đã
tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên,
công nhân viên Dầu khí thấm nhuần sâu sắc hơn tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh, từ đó đã có tác động tích cực đến việc hoàn thành và hoàn
thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị. Qua bốn năm (từ 2007
đến nay), tập thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên Dầu khí đã nỗ lực,
phấn đấu không ngừng, vượt qua khó khăn, thách thức của cuộc khủng
hoảng, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, hoàn thành xuất sắc các

nhiệm vụ mà Ðảng, Nhà nước giao; khẳng định vai trò trụ cột, đầu tàu
kinh tế của đất nước, duy trì ổn định phát triển sản xuất, kinh doanh,
thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an ninh năng lượng và tham gia bảo vệ, giữ vững chủ quyền an
ninh quốc gia trên biển.
⇒ Ðịnh hướng thực hiện những năm tiếp theo
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" những năm tiếp theo, toàn Ðảng
bộ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tập trung thực hiện các nội
dung sau:
Quán triệt nhận thức trong các cấp ủy, đoàn thể và toàn thể cán bộ,
đảng viên, người lao động Dầu khí kiên trì học tập và tự giác làm theo
tấm gương đạo đức của Bác Hồ, chuyển mạnh từ "học tập" sang "làm
theo".
Gắn thực hiện Cuộc vận động với các nhiệm vụ chính trị của từng cán
bộ, đảng viên, của mỗi đơn vị thành viên và của Tập đoàn nhất là Chiến
lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2011 - 2015 theo hướng thiết thực
trong đó chú trọng việc "Làm theo". Tiếp tục coi đây vừa là mục tiêu,
vừa là động lực, vừa là giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào thực tiễn công tác của ngành, từ bộ máy Tập đoàn đến các cơ sở, đặc
biệt là trong sinh hoạt đảng và tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ, đảng
viên, người lao động. Xây dựng Ðảng bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Ðảng, Nhà nước
giao phó, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu.
b. Hành vi phi đạo đức
Kết quả thanh tra Tập đoàn dầu khí VN cho thấy, tập đoàn này đã để xảy
ra nhiều sai phạm về quản lý vốn nhà nước với số tiền lên tới nhiều ngàn
tỉ đồng.
Tại cuộc họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý 1/2012 vào hôm qua 5.4,

Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết đã ban hành kết luận thanh tra
việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại
Tập đoàn dầu khí VN (PVN).
Đầu tư trái quy định hàng ngàn tỉ đồng
Theo kết luận TTCP, PVN đã sử dụng trên 15.000 tỉ đồng thuộc khoản
tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạt động tài chính không
thuộc các dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng với quy định pháp luật.
Các khoản đầu tư của PVN tập trung nhiều vào các lĩnh vực, đa ngành
như tài chính, bảo hiểm, bất động sản, các lĩnh vực phụ trợ. Tuy nhiên,
lợi nhuận thu được từ các hoạt động này rất hạn chế, đã có rất nhiều
doanh nghiệp khi được PVN bơm vốn hoạt động không có lãi.TTCP chỉ
rõ, PVN đầu tư tài chính tại các công ty liên kết và các đầu tư dài hạn
cũng như trong các lĩnh vực bảo hiểm, bất động sản có tỷ suất lợi nhuận
thấp hơn nhiều so với việc đầu tư vào đúng ngành nghề. Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn đầu tư bình quân trong 5 năm của các công ty PVN liên
kết chỉ đạt 3,41%, đầu tư dài hạn 6,53%, lĩnh vực bất động sản, bảo
hiểm chỉ đạt hơn 2,8% so với tỷ suất lợi nhuận gần 29% của lĩnh vực
thăm dò, khai thác dầu khí.
Ngoài ra, PVN sử dụng nguồn vốn từ quỹ nghiên cứu khoa học và
đào tạo để đầu tư Trường THPT Đất Mũi với giá trị gần 12 tỉ đồng là trái
quy định. PVN còn sử dụng trên 413 tỉ đồng của Quỹ đầu tư phát triển
để xây dựng các công trình không nằm trong dự án dầu khí khác như
đường từ TP.Cà Mau đến công trình Khí điện đạm Cà Mau, trường mẫu
giáo ở TP.Vũng Tàu.
PVN phải chỉ đạo PVEP thu hồi 29 triệu USD tiền bán tàu Bình Minh
02. Năm 2010 PVN bán khách sạn Du lịch Thái Bình giá 111 tỉ đồng
nhưng đến nay chưa thu tiền .
Tự ý chỉ định thầu: Theo quy định pháp luật, Chính phủ cho phép PVN
được phép chỉ định các nhà thầu là đơn vị thành viên PVN nhằm phát
huy nội lực và kích cầu các dịch vụ trong nước. Tuy nhiên qua thanh tra,

TTCP phát hiện PVN đã chỉ định cho nhà thầu không phải là thành viên
2 gói thầu có giá trị hơn 32.000 tỉ đồng tại dự án Nhà máy lọc dầu Dung
Quất. Các đơn vị thành viên chỉ định 4 gói thầu có giá trị hơn 110 triệu
USD, 602.000 euro và trên 743 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, TTCP phát hiện năm 2006, Thủ tướng cho phép PVN đóng
mới tàu địa chấn 2D nhưng sau đó Tổng công ty thăm dò khai thác dầu
khí PVEP lại ký hợp đồng mua tàu cá Pavlovsk được hoán cải thành tàu
địa chấn với giá 30 triệu USD. Tàu này được đóng từ năm 1983, quá 10
năm so với quy định đăng kiểm (không quá 15 năm tuổi).
Năm 2009, PVN cho phép PVEP chuyển nhượng tàu khảo sát địa
chấn Bình Minh 02 giá trị 29 triệu USD với phương thức trả tiền trong 5
năm không tính lãi. Nhưng cho đến thời điểm thanh tra, vẫn chưa có đợt
thanh toán nào được thực hiện. Năm 2010, PVN và các đơn vị thành
viên chuyển nhượng dự án khách sạn du lịch Thái Bình với giá trị 111 tỉ
đồng nhưng đến nay vẫn chưa thu được khoản tiền này.
Theo TTCP, để xảy ra các sai phạm nói trên có trách nhiệm của PVN,
Bộ Công thương, Bộ GTVT và các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng
Ngãi Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
nghiệp, TTCP cho biết tính đến hết 2010, PVN đã cổ phần hóa 17 công
ty, tổng số tiền thu được là 23.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền các đơn vị
nộp về quỹ của tập đoàn chỉ đạt 21.800 tỉ đồng. Số tiền còn lại gần 2.000
tỉ đồng chưa được nộp. Việc chậm nộp này trái với quy định và khoản
nợ, thanh tra cho rằng phải tính lãi theo quy định. Số lãi này, TTCP tạm
tính là 185 tỉ đồng.
Kết thúc cuộc thanh tra, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao
cho các bộ ngành liên quan thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà
PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có kế
hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời yêu cầu
PVN xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng. Trong đó, thu
hồi về quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp khoản tiền gần 2.000 tỉ đồng

từ cổ phần hóa chưa nộp và các khoản lãi. Ngoài ra, PVN phải chỉ đạo
PVEP thu hồi khoản tiền 29 triệu USD chuyển nhượng tàu Bình Minh
02; khoản 111 tỉ đồng chưa được thanh toán khi bán khách sạn Thái
Bình.
c. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Dầu khí Việt Nam đang trở thành môt trong những lĩnh vực dầutư
nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn Dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu
tư và mở rộng tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được
tập đoàn Dầu khí Việt Nam( Petrovietnam) kí với cac nhà thầu từ đầu
năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam
là PB và Conocophillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt
động.
PB muốn tiếp tục chặt chẽ với Chính Phủ Việt Nam để có thể triển
khai cụ thể một số dự án mới và mở rộng các dự án hiện hữu trong 10
năm tới. PB đầu tư khoảng 1 tỷ đôla Mỹ vào việc nâng công suất khai
thác mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây( lô 6.1), phát triển them mỏ khí Hải
Thạch và Mộc Tinh(lô 5.2 và 5.3) và xây dựng một nhà máy điện tiêu
thụ tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Lai. PB đang có kế hoạnh đầu tư mở rộng
giàn khoan để nâng công suất của lô 6.1 thêm 50% so với thiết kế ban
đầu vào giữa năm nhằm tang sản lượng cung cấp khí thiên nhiên cho các

×