Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.21 KB, 79 trang )

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VĂN LỚP 9
Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn: 9
Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011
Câu hỏi số 001,Tuần 1, độ khó: trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
Ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong văn bản
"Phong cách Hồ Chí Minh":
Các đáp án:
A. Biết kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
B. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phú
C. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa
D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới.
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 002. Tuần 1, độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì?
Các đáp án
A,Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
B,Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
C,Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tich Hồ Chí Minh.
D,Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Đáp án đúng :B
Câu hỏi số 003.Tuần 1, độ khó :Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
Ai là người được nhắc đến trong phần cuối văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" khi tác giả
liên tưởng cách sống của Bác với các nhà hiền triết xưa?
Các đáp án:
A. Nguyễn Trãi
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Nguyễn Dữ.


D,Chọn A,B
Đáp án đúng:D
Câu hỏi số 004, Tuần 1, độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Từ nào sau đây trái nghĩa với từ“truân chuyên”
Các đáp án:
A,Nhọc nhằn.
B,Vất vả
C,Nhàn nhã.
D,Gian nan
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 005, Tuần 1, độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Thành ngữ nào sau đây có liên quan tới phương châm về chất.
Các đáp án:
A, Cãi chày cãi cối
B,Ông nói gà bà nói vịt
C,Dây cà ra dây muống
D,Lúng búng như ngậm hột thị.
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 006, Tuần 1, độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại.
Các đáp án
A,Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng
xác thực.
B,Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.
C,Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
D, Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu
của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 007, Tuần 1,độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách
của Hồ Chí Minh
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn
không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đây là lối sống
thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng
đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
Các đáp án:
A, Sử dụng phép nói giảm nói tránh.
B, Sử dụng phép nói quá.
C,Sử dụng phép đối lập
D,Sử dụng phép tăng tiến
Đáp án đúng:C
Câu hỏi số 008, Tuần 1, độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Câu văn sau mắc lỗi gì?
Các đáp án: “Anh ấy đã cứu sống ba em nhỏ thoát chết”
A,Dùng từ không đúng nghĩa.
B,Thừa từ
C, Lẫn lộn nghĩa của từ
D,Không mắc lỗi gì
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 009, Tuần 1, độ khó:Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
" Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là cái kim khâu, bằng kim loại, bề ngang
độ nửa mi-li-mét, bề dài khoảng hai, ba xăng-ti-mét, một đầu nhọn, một đầu tù, có lỗ trôn để
xâu chỉ." Đoạn văn thuyết minh trên sử dụng nghệ thuật gì?
Các đáp án:

A. Đối thoại theo lối ẩn dụ
B. Sự vật tự thuật về mình
C. Nói quá và hoán dụ
D,Nói quá và ẩn dụ.
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 010, Tuần 1, độ khó: Giỏi.
Phần nội dung câu hỏi:
Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bảy.
Các đáp án:
A,Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng.
B, Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng.
C,Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn.
D, Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện.
Đáp án đúng: C
PHIẾU NHẬP CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn: 9
Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011
Câu hỏi số 011,Tuần 2,độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
"Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của G.G. Mác-két là văn bản:
Các đáp án:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 012, Tuần 2,độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:

Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình":
A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất
B. Kêu gọi nhân loại hành động ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
C. Cần kích thích khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua
vũ trang.
D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 013, Tuần 2, độ khó:Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
G.G. Mác-két là nhà văn nước nào?
Các đáp án:
A. Cô lôm bi a
B. Đức
C. Mỹ
D. Tây Ban Nha
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 004, Tuần 2,độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" gồm:
Các đáp án:
A. Hai luận cứ
B. Ba luận cứ
C. Bốn luận cứ
D. Năm luận cứ
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 015, Tuần 2, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Chủ đích lớn nhất mà tác giả muốn gửi tới mọi người trong văn bản: "Đấu tranh cho một
thế giới hoà bình” là:
Các đáp án:

A. Thông báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân
B. Chỉ rõ: Chiến tranh hạt nhân làm con người mất đi khả năng được sống tốt đẹp.
C. Chỉ rõ: Chiến tranh hạt nhân phản lại sự tiến hoá của tự nhiên
D. Nhấn mạnh: Ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách
của loài người.
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 016, Tuần 2, độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
Thành ngữ: “Dây cà ra dây muống" dùng để chỉ cách nói:
Các đáp án:
A. Dài dòng rườm rà
B. Ngắn gọn, rành mạch
C. Ấp úng, không thành lời
D. Đúng vào vấn đề
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 017, Tuần 2, độ khó : Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Vì sao văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két được coi là một văn
bản nhật dụng?
Các đáp án:
A,Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả.
B, Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.
C, Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời
C, Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 018, Tuần 2, độ khó : Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Câu ca dao: "Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
nhắc chúng ta phải thực hiện phương châm hội thoại nào?

Các đáp án:
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm lịch sự
D. Phương châm về chất.
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 019, Tuần 2, độ khó: Giỏi.
Phần nội dung câu hỏi
Từ nào thích hợp với dấu ba chấm?
" Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là "
Các đáp án:
A. Nói móc
B. Nói leo
C. Nói hớt
D. Nói mát
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 020, Tuần 2,độ khó: Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
Ý kiến nào đúng khi nói về văn thuyếtt minh?
A. Trong văn thuyết minh nếu kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả thì rất dễ bị lạc đề.
B. Bài văn thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để bài sinh động, hấp dẫn.
C. Bài văn thuyết minh nên viết như bài văn miêu tả để đối tượng được nổi bật.
D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính logic và màu sắc triết lí.
Đáp án đúng: B
PHIẾU NHẬP CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn: 9
Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011
Câu hỏi số 021,Tuần 3, độ khó: Trung bình.

Phần nội dung câu hỏi:
Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"
gồm bao nhiêu mục?
Các đáp án:
A. 16 mục
B. 17 mục
C. 18 mục
D. 27 mục
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 022,Tuần 3, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản :Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em?
A,Là một văn bản biểu cảm.
B,Là một văn bản tự sự
C, Là một văn bản nhật dụng
D,Là một văn bản thuyết minh.
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 023,Tuần 3, độ khó : Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
Ý nào giới thiệu gọn và đủ về xuất xứ phần văn bản được học?
Các đáp án:
A, Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thề giới về trẻ em họp ngày 30-9-1990 tại trụ sở liên
hiệp quốc
B,Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
C, Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Niu Ooc
D,Là tuyên bố của Liên hợp quốc về trẻ em
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 024,Tuần 3, độ khó :Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:

Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố, quả bóng văng vào
ngăn dưới của một kệ sách, cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố, ông bố đáp: Quả bóng nằm
ngay dưới cuốn "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao " kia kìa Câu trả lời của ông bố không
tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C,Phương châm cách thức
D, Phương châm lịch sự
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 025, Tuần 3, độ khó :Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"
đã nêu mỗi ngày có bao nhiêu trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật?
Các đáp án:
A. 35.000 trẻ em
B. 40.000 trẻ em
C. 45.000 trẻ em
D.30.000 trẻ cem
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số026,Tuần 3, độ khó :Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Các phương châm hội thoại là những qua định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
Đúng hay sai
Các đáp án:
A.Đúng
B, Sai
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 027, Tuần 3,độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"

là văn bản:
Các đáp án:
A. Thuyết minh kết hợp Nghị luận
B. Thuyết minh kết hợp Tự sự
C,Nghị luận kết hợp biểu cảm.
D,Nhật dụng, kết hợp nghị luận chính trị xã hội
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 028, Tuần 3,độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi.
Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương
châm hội thoại?
Các đáp án:
A,Người nói vô ý, vụng về , thiếu văn hóa.
B, Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan
trọng hơn.
C, Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
D,Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Đáp án đúng:D
Câu hỏi số 029,Tuần 3,độ khó: Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
Chế độ A. Pac Thai là chế độ:
Các đáp án:
A. Phân biệt người giàu, người nghèo
B. Quy định người da đen, da màu được chung sống với người da trắng.
C,Phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo
D,Người da đen nắm quyền thống trị.
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 030,Tuần 3, độ khó : Giỏi.
Phần nội dung câu hỏi
Khi ra đề văn thuyết minh (lớp 9): "Cây lúa Việt Nam" người ra đề có dụng ý yêu cầu học

sinh dùng phương thức biểu đạt nào trong bài viết của mình?
Các đáp án:
A. Miêu tả
B, Biểu cảm.
C,Thuyết minh.
D,Thuyết minh có yếu tố miêu tả.
Đáp án đúng: D
PHIẾU NHẬP CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn: 9
Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011
Câu hỏi số 031,Tuần 4,độ khó : Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi
Ý nào không phải là ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam
Xương":
Các đáp án:
A. Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn
B. Bổ sung hoàn chỉnh cho vẻ đẹp về phẩm chất của Vũ Nương
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời.
D.Phê phán chiến tranh phong kiến.
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 032,Tuần 4, độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi
Nội dung chính của tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”:
Các đáp án.
A. Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới xã
hội phong kiến và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ.
B. Lên án chế độ trọng nam khinh nữ
C. Lên án chế độ phong kiến

D. Ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ.
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 033,Tuần 4, độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi.
Chuyện “Người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào?
Các đáp án:
A,Thế kỉ XIV
B,Thế kỉ XV
C,Thế kỉ XVI
D,Thế kỉ XVII
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 034,Tuần 4, độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi.
Thế nào là cách dẫn trực tiếp
Các đáp án:
A,Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ
đó vào trong dấu ngoặc kép.
B,Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ
đó vào trong dấu ngoặc đơn.
C,Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ
đó vào giữa hai dấu gạch ngang.
D,Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt sau dấu hai chấm.
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 035, Tuần 4, độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
Hình ảnh cái bóng giữ vai trò quan trọng trong câu chuyện: “Chuyện người con gái Nam
Xương”. Dòng nào đúng với nhận xét trên.
Các đáp án:
A,Thắt nút, mở nút câu chuyện.
B, Làm câu chuyện hấp dẫn

C, Thể hiện tính cách nhân vật
D, Là yếu tố truyền kì
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 036, Tuần 4, độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
Lời dẫn trong câu văn sau được dùng theo cách nào?
“Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không
vướng, khi rửa cũng dễ sạch.”
Các đáp án:
A,Dẫn trực tiếp
B, Dẫn gián tiếp
C,Dẫn trực tiếp kết hợp với gián tiếp.
D, Không dùng lời dẫn.
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 037, Tuần 4, độ khó: Khá:
Phần nội dung câu hỏi:
"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là bi kịch của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến. Truyện dựa trên cơ sở của:
Các đáp án:
A. Truyện dã sử
B. Truyện của một gia đình nghèo
C. Một truyện cổ tích
D. Một chuyện có thật tác giả được chứng kiến
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 038, Tuần 4. Độ khó: Khá.
Phần nội dung câu hỏi:
Chi tiết kỳ ảo cuối cùng trong "Chuyện người con gái Nam Xương"(Vũ Nương hiện về lộng
lẫy, sang trọng trong thoáng chốc) có ý nghĩa:
Các đáp án:
A. Làm mất tính bi kịch của thiên truyện.

B. Tạo nên kết thúc có hậu, làm dịu nỗi đau ở người đọc.
C. Là sự trả thù đối với sự độc ác, ích kỷ của Trương Sinh
D. Khẳng định tài năng của Linh Phi.
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 039, Tuần 4, độ khó: Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
Trong các chi tiết sau, chi tiết nào thể hiện rõ tính chất truyền kỳ trong "Chuyện người con
gái Nam Xương"?
Các đáp án:
A. Vũ Nương trẫm mình
B. Lời nói của đứa trẻ
C. Phan Lang được Linh Phi cứu
D. Trương Sinh lập đàn giải oan
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 040, Tuần 4, độ khó: Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
Theo em, nỗi đau khổ nào là lớn nhất đối với Vũ Nương.
Các đáp án:
A, Bị chồng nghi oan.
B, Không hiểu nỗi oan ấy là ở đâu.
C, Bị chồng đối xử vũ phu
D, Danh dự bị bôi nhọ
Đáp án đúng: D

PHIẾU NHẬP CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn: 9
Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011
Câu hỏi số 041, Tuần 5, độ khó: Trung bình

Phần nội dung câu hỏi:
Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt.
Các đáp án:
A, Tạo từ ngữ mới
B, Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
C, Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và nghĩa của các từ cổ
D,Cả A và B đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 042, Tuần 5, độ khó: Trung bình:
Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
Các đáp án:
A,Tiếng Anh
B,Tiếng Pháp
C,Tiếng Hán
D,Tiếng La-tinh
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 043, Tuần 5, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
"Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm tác giả Ngô gia văn phái là:
Các đáp án:
A. Tiểu thuyết chương hồi
C. Truyện dài nhiều tập
B. Truyện truyền kỳ
D. Truyện dã sử
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 044, Tuần 5, độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Ý nào nói không đúng về hình tượng Nguyễn Huệ ở hồi thứ mười bốn trong " Hoàng Lê
nhất thống chí"
Các đáp án:

A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
C. Có tài dụng binh, oai phong, lẫm liệt
B.Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén
D. Sức khỏe phi thường.
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 045, độ khó: Trung bình.
Phần nội dung câu hỏi:
Từ vựng của một ngôn ngữ là không thể thay đổi .
Các đáp án:
A.Đúng
B. Sai.
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 046, Tuần 5, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Vì sao các tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay
về Quang Trung- “kẻ thù” của họ?
Các đáp án:
A, Vì họ tôn trọng lịch sử
B, Vì họ có ý thức dân tọc
C, Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh
D, Cả A và B đúng
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 047, Tuần 5, độ khó: Khá.
Phần nội dung cầu hỏi
Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng bản chất của vua Lê Chiêu Thống trong "Hoàng Lê
nhất thống chí"?
Các đáp án:
A. Coi trời bằng vung
B.Tham thì thâm
C. Rước voi về giày mả tổ

D. Lên voi xuống chó.
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 048, Tuần 5, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Nhận xét sau ứng với nhân vật nào trong hồi thứ mười bốn - "Hoàng Lê nhất thống chí":
" Một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao, lại còn kiêu
căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch"
Các đáp án:
A. Tôn Sỹ Nghị
B. Lê Chiêu Thống
C. Ngô Văn Sở
D, Sầm Nghi Đống
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 049, Tuần 5, độ khó: Giỏi:
Phần nội dung câu hỏi:
Đoạn thơ sau có mấy từ Hán Việt?
"Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân" ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Các đáp án:
A. Bảy từ
B. Tám từ
C. Chín từ
D. Mười từ
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 050, Tuần 5, độ khó: Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
Các đáp án:

A,Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
B,Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê
C, Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước
C, Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Đáp án đúng: C
PHIẾU NHẬP CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Đơn vị: Phòng GD&ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn: 9
Thời gian nhập: 1/9/2011- 20/10/2011
Câu hỏi số 051, Tuần 6, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong gia đình:
Các đáp án:
A. Quý tộc
B. Trung lưu
C. Nho giáo
D. Bình dân
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 052, Tuần 6 độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Trong câu thơ "Một hai nghiêng nước nghiêng thành " tác giả đã sử dụng
Các đáp án:
A. Phép so sánh
B. Điển cố, điển tích
C. Phép hoán dụ
D. Phép ẩn dụ
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 053, Tuần 6, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:

Cụm từ "nghề riêng" trong câu thơ "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"nói về tài năng
gì của Thuý Kiều?
Các đáp án:
A. Tài chơi cờ
B. Tài đánh đàn
C. Tài làm thơ
D. Tài vẽ
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 054, Tuần 6, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Thế nào là thuật ngữ?
A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động và
mang sắc thái biểu cảm
B. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong
đời sống hàng ngày
C. Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ , thường được dùng trong các
văn bản khoa học, công nghệ.
D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan Nhà nước
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 055, Tuần 6, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
Các đáp án:
A,Vẻ đẹp của đôi mắt
B,Vẻ đẹp của làn da
C,Vẻ đẹp của mái tóc
D, Vẻ đẹp của dáng đi.
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 056, Tuần 6, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:

Từ “trang trọng” trong câu “Vân xem trang trọng khác vời” nói lên nội dung gì?
Các đáp án:
A, Nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân
B, Nói lên sự giàu có của Thúy Vân
C, Nói lên vẻ tao nhã của Thúy Vân
D, Nói lên vẻ đẹp đài các sắc sảo của Thúy Vân
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 057, Tuần 6, độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), thì Nguyễn Du:
Các đáp án:
A, Về quê sống ẩn dật
B,Ra làm quan cho nhà Nguyễn
C. Về quê nội ở Hà Tĩnh
D. Về quê ngoại ở Bắc Ninh
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 058, Tuần 6, độ khó: khá
Câu thơ "Mai cốt cách tuyết tinh thần"nói lên nội dung gì?
Các đáp án:
A. Miêu tả cây hoa mai và tuyết trắng.
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 059, Tuần 6, độ khó: Giỏi:
Vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước, vẻ đẹp của Thuý Kiều sau?
A Vì Thuý Vân cũng là một nhân vật chính
B. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
C. Vì Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều
D. Nhấn mạnh vẻ đẹp đài các, sắc sảo của Thuý Vân

Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 060, Tuần 6, độ khó: Giỏi.
Nội dung câu hỏi:
Nội dung chính của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là gì?
Các đáp án:
A. Tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
B. Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân
C. Tả cảnh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân rực rỡ, trong sáng
D. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh
Đáp án đúng: C
PHIẾU NHẬP CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Đơn vị: Phòng GD&ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn: 9
Thời gian nhập: 1/9/2011- 20/10/2011
Câu hỏi số 061, Tuần 7, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Cụm từ " mây sớm đèn khuya" trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chủ yếu gợi tả
điều gì?
Các đáp án:
A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích
B. Sự cô đơn, chỉ biết bầu bạn cùng "mây sớm đèn khuya"
C. Thời gian tuần hoàn , khép kín.
D. Sự tàn tạ của cảnh vật
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 062, Tuần 7, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Cụm từ " tấm son" trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" (“Truyện Kiều”-
Nguyễn Du) sử dụng cách nói nào?
Các đáp án:

A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hoá
D. So sánh
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 063, Tuần 7, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Trong câu thơ "Xót người tựa cửa hôm mai" (Truyện Kiều) "người tựa cửa" là:
Các đáp án:
A. Từ Hải
B. Kim Trọng
C. Thuý Vân
D. Mẹ Thuý Kiều
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 064, Tuần 7, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Hai câu thơ cuối trong đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích": "Buồn trông gió cuốn mặt
duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" nói lên tâm trạng gì của Kiều?
A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương
C. Xót xa cho duyên phận lỡ làng
B. Buồn nhớ người yêu
D. Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số 065, Tuần 7, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Hai câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng - Tin sương luống những rày trông mai
chờ" nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?
Các đáp án:
A. Thúy Vân
B. Kim Trọng

C. Cha mẹ
D. Vương Quan.
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 066, Tuần 7, độ khó: Trung bình:
Phần nội dung câu hỏi:
Cụm từ “khóa xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” được hiểu là gì?
Các đáp án:
A.Mùa xuân đã hết
B.Khóa kín tuổi xuân.
C.Bỏ phí tuổi xuân
D.Tuổi xuân đã tàn phai.
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 067, Tuần 7, độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Tác dụng của việc nhắc lại 4 lần cụm từ “buồn trông” trong 8 câu thơ cuối của đoạn
trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Các đáp án:
A,Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều
B,Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ
C, Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều
D, Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật của thiên nhiên
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 068, Tuần 7, độ khó: Khá:
Phần nội dung câu hỏi:
Nói "Một từ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
Các đáp án:
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ
C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ
B. Hiện tượng đồng âm của từ
D. Hiện tượng trái nghĩa của từ

Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 069, Tuần 7, độ khó: Giỏi:
Phần nội dung câu hỏi:
Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật… trở nên sinh động
cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?
Các đáp án:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số 070, Tuần 7, độ khó: Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
Trong các câu sau, câu nào dùng từ sai?
Các đáp án:
A. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật
B.Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
C. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự
D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!
Đáp án đúng: C
PHIẾU NHẬP CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Đơn vị: Phòng GD&ĐT Việt Trì
Môn học: Ngữ văn 9
Thời gian nhập: 1/9/2011 - 20/10/2011
Câu hỏi số: 071, Tuần: 8, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Hành động Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga (trong đoạn trích “Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”) đã không thể hiện vẻ đẹp nào của Lục Vân Tiên?
Các đáp án:

A. Có tính cách anh hùng
B. Có tài năng
C. Có tấm lòng vị nghĩa
D. Thích thể hiện võ nghệ trước mọi người.
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số: 072, Tuần: 8, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Hai câu thơ "Vân Tiên tả đột hữu xông - Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang" sử
dụng phép tu từ gì?
Các đáp án:
A. Nhân hoá
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Nói quá
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số: 073, Tuần: 8 ,Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Lục Vân Tiên trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" khiến em liên tưởng
đến nhân vật trong truyện cổ tích nào?
Các đáp án:
A. Thạch Sanh trong truyện "Thạch Sanh"
B. Người em trong truyện "Cây khế"
C. Anh Khoai trong truyện "Cây tre trăm đốt"
D. Sọ Dừa trong truyện "Sọ Dừa"
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số: 074, Tuần: 8 ,Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Ý nào không đúng về bản chất con người của Lục Vân Tiên trong lời nói và thái độ của
chàng với Kiều Nguyệt Nga
Các đáp án:

A. Chính trực, hào hiệp
B. Trọng nghĩa khinh tài
C. Từ tâm, nhân hậu
D. Thích được người khác trả ơn
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số: 075, Tuần: 8, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Qua lời nói của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên , em thấy nàng là người như thế nào?
Các đáp án:
A. Là một người khách sáo, luôn giữ ý tứ của người con gái
B. Là người kênh kiệu vì cho rằng mình là tiểu thư khuê các
C. Là người con gái khuê các, thuỳ mị, nết na và có học thức
D. Là người con gái thụ động trước mọi hoàn cảnh
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số: 076, Tuần: 8 ,Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Theo Vân Tiên nói, thấy việc nghĩa mà không làm thì là người như thế nào?
Các đáp án:
A. Anh hùng
B. Phi anh hùng
C. Hảo hán
D. Đại hảo hán
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số 077, Tuần: 8, Độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi
Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã thể hiện khát vọng gì của tác giả
Các đáp án:
A. Trở nên giàu sang phú quý
B. Được cứu người, giúp đời
C. Có công danh hiển hách

D. Có tiếng tăm vang dội
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số: 078, Tuần: 8 Độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Điều nào không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm?
Các đáp án:
A. Suy nghĩ
B. Tình cảm
C. Ngôn ngữ
D. Tâm lý
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số: 079, Tuần: 8 Độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Điều nào không phải là đối tượng miêu tả bên ngoài?
Các đáp án:
A. Tâm trạng
B. Chân dung
C. Hình dáng
D. Màu sắc
Đáp án đúng: A
Câu hỏi số: 080, Tuần: 8 Độ khó: Giỏi
Phần nội dung câu hỏi:
Các câu thơ sau chủ yếu miêu tả điều gì?
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Các đáp án:

A. Cảnh trước lầu Ngưng Bích
B. Nét mặt của Thuý Kiều
C. Tâm trạng của Kim Trọng
D. Tâm trạng của Thuý Kiều
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số: 081, Tuần: 9 ,Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản
trắc?
Các đáp án:
A. Cháy nhà ra mặt chuột
B. Nuôi ong tay áo
C. Được voi đòi tiên
D. Ếch ngồi đáy giếng
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số: 082, Tuần: 9, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Nghĩa của thành ngữ "Kẻ cắp bà già gặp nhau":
Các đáp án:
A. Đã lấy không của người khác mà còn chê bai
B. Người làm việc xấu xa khiến mọi người chê bai
C. Kẻ tinh ranh, quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng
D. Sự hợp tác của những người không tốt trong xã hội
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số: 083, Tuần: 9, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
Các đáp án:
A. Cá không ăn muối cá ươn
B. Tham thì thâm

C. Uống nước nhớ nguồn
D. Nước mắt cá sấu
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số: 084, Tuần: 9, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Nhóm từ nào là từ láy trong các nhóm từ sau:
Các đáp án:
A. Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nho nhỏ, mong muốn, cây cỏ
B. Bâng khuâng, thanh thanh, xanh xanh, trăng trắng, tươi tốt
C. Nhấp nhô, lăn tăn, lênh khênh, lấp lánh, róc rách
D. Đưa đón, nhớ nhung, tướng tá, ầm ầm, rào rào
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số: 085, Tuần: 9, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
"Đánh trống bỏ dùi" có nghĩa là gì?
Các đáp án:
A. Không thích đánh trống bằng dùi
B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm
C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống
D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó
Đáp án đúng: B
Câu hỏi số: 086, Tuần : 9, Độ khó: Trung bình
Phần nội dung câu hỏi:
Từ "sườn" trong trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc
Các đáp án:
A. Nó hích vào sườn tôi
B. Con đèo chạy ngang sườn núi
C. Tôi đi qua phía sườn nhà
D. Anh ấy đã hoàn thành xong sườn của bản báo cáo
Đáp án đúng: A

Câu hỏi số: 087, Tuần: 9, Độ khó: Khá
Phần nội dung câu hỏi:
Trong những câu thơ sau, câu nào sử dụng thành ngữ?
Các đáp án:
A. Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
B. Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
C. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
D. Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
Đáp án đúng: D
Câu hỏi số: 088, Tuần: 9, Độ khó: khá
Phần nội dung câu hỏi:
Nghĩa của từ "vị tha" có nghĩa là gì?
Các đáp án:
A. Đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ
B. Có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà
hy sinh lợi ích của cá nhân mình

×