Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn vật lý liệu học với sự hỗ trỡ của công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.68 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC HUYỀN NGÂN



XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VẬT LIỆU HỌC
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM VIỆT ĐỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT
MÃ SỐ: 601410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHƯƠNG PHÁP




Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2012

2

PHẦN DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài


Trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội hiện đại,
tư duy và tầm nhìn chiến lược không chỉ đối với từng quốc gia, dân tộc mà
ngay cả đối với từng tổ chức, từng cá nhân. Với 4 trụ cột lớn của nền GD
hiện đại:“học để hiểu biết và sáng tạo, học để làm, học để chung sống và
học để làm người “(Unesco).
Trong quá trình phát triển từ nền giáo dục truyền thống sang nền
giáo dục hiện đại. Xu hướng của các nước phát triển trên thế giới về đánh
giá trong GD tiến tới chuẩn hóa, đánh giá thực tiễn và đánh giá sáng tạo.
Các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chỉ thị số
58/TW-BCT của Bộ Chính trị đã ban hành về việc đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
đều phải ứng dụng CNTT để phát triển. Cụ thể trong Nghị quyết số
14/2005/ NQ-CP ngày 02/11/2005: “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo
dục đại học việt nam giai đoạn 2006 – 2020” có đề cập đến vấn đề đổi mới
nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo. Trong đó nêu rõ:“Triển khai
đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy
tính chủ động của người học; sử dụng CNTT và truyền thông trong hoạt
động dạy và học”.
Thực hiện theo quan điểm chỉ đạo, ngành giáo dục cả nước không
ngừng mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Khi thay
đổi một hệ thống chương trình và phương pháp đào tạo mà không thay đổi
hệ thống KTĐG thì cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. Theo
Giáo sư Lâm Quang Thiệp “Giáo dục theo nghĩa nôm na là việc dạy và

3

học. Một khâu quan trọng kết nối việc dạy và học là đánh giá. Để biết việc
dạy và học diễn ra như thế nào, đạt hiệu quả ra sao. Muốn đánh giá đúng
đắn phải đo lường chính xác”.

Việc KTĐG kiến thức và kĩ năng của người học là một bộ phận
hợp thành quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học; là khâu
mang tính chất quyết định trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh;
đồng thời giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học.
Đối với xã hội, KTĐG không dừng lại ở mức độ là nói lên kết quả
của quá trình dạy học, mang đến thông tin cho người dạy và người học, nó
còn mang ý nghĩa là xác định năng lực cuối cùng của một cá nhân trên một
phương diện nào đó. Việc xây dựng ra một công cụ hay một cân đo với độ
chính xác cao; có tính ổn định đánh giá được chính xác năng lực của người
học về kiến thức, kỹ năng là điều rất cần thiết. Kết quả điều đó sẽ dẫn đến
việc nhà trường, cơ quan giáo dục cấp văn bằng chứng chỉ cho người học
được chính xác, xã hội trả lương cho người lao động đúng với thực lực,
giúp xã hội phát triển, công bằng và ổn định. Ngược lại, nếu KTĐG sai,
cho điểm sai, văn bằng chứng chỉ sai, không chính xác sẽ đưa đến việc trả
lương không đúng với thực lực, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội
và tính công bằng trong xã hội.
Nhìn nhận vấn đề này, với mong muốn xuất phát từ Bộ môn Cơ khí
thuộc Trung tâm Việt Đức và bản thân khao khát ứng dụng TNKQ một lĩnh
vực khoa học có giá trị để chế tạo một bộ công cụ KTĐG môn học Vật liệu
học. Người nghiên cứu đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Xây dựng ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Vật liệu học với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin tại Trung tâm Việt - Đức Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh”.

4

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ môn Vật liệu học tại Trung tâm Việt-
Đức trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhằm nâng cao chất lượng
việc KTĐG kết quả học tập của HS.

- Thiết kế phần mềm dùng cho việc quản lý ngân hàng câu hỏi TNKQ và
thi trắc nghiệm trên máy tính.
Người nghiên cứu đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng ngân hàng CHTNKQ môn Vật liệu học.
Nhiệm vụ 3: Thiết kế phần mềm trắc nghiệm dùng trong KTĐG.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng CHTNKQ và phần mềm dùng trong
KTĐG môn Vật liệu học. Khách thể nghiên cứu: (xem trang 4)
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu sử dụng phần mềm “TracnghiemVLH” đã được nhập ngân hàng câu
hỏi TNKQ môn Vật liệu học mà người nghiên cứu xây dựng thì việc thực
hiện KTĐG môn học được chính xác, khách quan, thuận lợi và nhanh
chóng khi thu thập kết quả học tập học sinh.
5. Giới hạn vấn đề nghiên cứu (xem trang 4)
6. Phương pháp nghiên cứu
Người nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp khảo sát.

5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA PHẦN MỀM DÙNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẮC NGHIỆM
1.1.1. KHÁI NIỆM TRẮC NGHIỆM
Trắc nghiệm: Trắc nghiệm hay Test theo tiếng Anh. Theo nghĩa
chữ Hán, “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” là “suy xét, chứng thực”.
 Trắc nghiệm chuẩn mực.
 Trắc nghiệm tiêu chí.
 Trắc nghiệm dùng ở lớp học.
Thuật ngữ “trắc nghiệm” được dùng trong đề tài này là loại TNKQ dùng ở
lớp học.
Ngân hàng câu hỏi TNKQ môn học: là tập hợp một số lượng
tương đối lớn các câu hỏi TNKQ và đáp án. Trong đó, mỗi câu hỏi đã được
định cỡ, tức là được gắn với các thành phần nội dung và các tham số xác
định như độ khó, độ phân cách theo lý thuyết trắc nghiệm. (xem trang 6,7)
1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (xem trang 7-9)
1.1.3. LỊCH SỬ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN (xem trang 9-15)
1.1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, trắc nghiệm xuất hiện từ những năm 1860, nó được
khai sinh ra tại Pháp, nhưng được phát triển mạnh ở Mỹ hơn 100 năm qua.
Đến năm 1961, đã có hơn 2126 mẫu trắc nghiệm tiêu chuẩn.

6

Những năm gần đây, nhiều nước đã sử dụng ngày càng phổ biến và
sâu rộng trong quá trình giảng dạy ở phổ thông cũng như việc thi tuyển đại
học như ở Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.
1.1.3.2. Tại Việt Nam
Trắc nghiệm được biết đến từ những năm 1950, có rất nhiều công

trình nghiên cứu về nó. Riêng tại Khoa Sư phạm kỹ thuật Trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM đã có nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về
vấn đề sử dụng TNKQ trong KTĐG kết quả học tập học sinh, như:
 Tác giả Nguyễn Trọng Thắng (1996) với đề tài: “Phân tích câu
trắc nghiệm môn học Máy điện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh”.
 Tác giả Đỗ Thị Phương Khanh (2003) với đề tài: “Xây dựng bộ đề
thi môn học Công nghệ chế tạo máy theo phương pháp trắc nghiệm khách
quan cho hệ Trung học kỹ thuật”.
 Tác giả Đặng Thị Diệu Hiền (2007) với đề tài: “Thiết kế bộ trắc
nghiệm môn phương pháp giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”.
Các đề tài trên đều là những công trình khoa học có giá trị, mang
tính thực tiễn rất cao và phù hợp với xu thế của sự đổi mới trong việc cải
tiến phương pháp KTĐG kết quả học tập của học sinh. Thông qua việc
tham khảo các đề tài trên, bản thân người nghiên cứu rút ra được một số cơ
sở lý luận cho đề tài của mình và áp dụng vào việc xây dựng ngân hàng câu
hỏi TNKQ, lưu trữ vào phần mềm có tính năng tạo lập đề trắc nghiệm và
thi trên máy tính. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức
thực hiện, cung cấp số liệu chính xác, ổn định cho các đánh giá so sánh về
kết quả học tập học sinh.

7

1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRẮC NGHIỆM KQ
(xem trang 15-17)
1.1.4.1. Tính tin cậy
1.1.4.2. Tính giá trị
1.1.5. CÁC HÌNH THỨC CÂU TRẮC NGHIỆM KQ
(xem trang 17-21)

1.1.5.1. Trắc nghiệm Đúng Sai
1.1.5.2. Trắc nghiệm lựa chọn
1.1.5.3. Trắc nghiệm ghép hợp
1.1.5.4. Trắc nghiệm điền khuyết
1.1.6. PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM KQ
(xem trang 21-27)
1.1.6.1. Độ khó của câu trắc nghiệm khách quan
a) Khái niệm về độ khó của câu trắc nghiệm
b) Cách tính độ khó của câu trắc nghiệm
c) Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm
1.1.6.2. Độ phân cách của câu trắc nghiệm khách quan
a) Khái niệm về độ phân cách của câu trắc nghiệm
b) Cách tính độ phân cách của câu trắc nghiệm
c) Ý nghĩa của độ phân cách
1.1.6.3. Phân tích các mồi nhử của câu TNKQ
1.1.7. ĐÁNH GIÁ BÀI TRẮC NGHIỆM KQ
(xem trang 27-29)
1.1.7.1 Điểm trung bình của bài trắc nghiệm khách quan
1.1.7.2 Điểm trung bình lý thuyết (TBLT) của bài TNKQ
1.1.7.3 Độ lệch tiêu chuẩn

8

1.1.7.4 Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm khách quan
1.1.7.5 Sai số tiêu chuẩn của đo lường
1.1.8. QUY ĐỔI ĐIỂM TRẮC NGHIỆM RA ĐIỂM LỚP
(xem trang 29-30)
Tóm lại: Mục đích của việc phân tích câu trắc nghiệm là để chọn ra
các câu trắc nghiệm có giá trị và đủ độ tin cậy để tích lũy vào ngân hàng
câu hỏi TNKQ môn học. Câu trắc nghiệm được coi là tốt khi có độ phân

cách D ≥ 0.40. Độ khó câu hỏi tương đương với độ khó vừa phải (độ khó
vừa phải câu trắc nghiệm đúng sai là 0.75%, của câu trắc nghiệm 4 lựa
chọn là 62% ). Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích các thông số trên
cũng giúp giáo viên phát hiện ra mức độ nhận thức của học sinh như thế
nào để kịp thời điều chỉnh những sai xót trong quá trình giảng dạy, trong
chương trình môn học.
1.2 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM HỖ TRỢ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
1.2.1. VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC (xem trang 30-32)
 Máy tính là công cụ trình diễn nội dung thông tin
 Máy tính hướng dẫn/thực hành thí nghiệm
 Máy tính là công cụ kiểm tra đánh giá
 Máy tính là nguồn tư liệu để khám phá, dạy học từ xa
 Máy tính là công cụ quản lý dạy học
 Máy tính tạo ra môi trường trao đổi thông tin
Tóm lại: Ứng dụng CNTT hỗ trợ rất nhiều mảng trong dạy học. Đối
với đề tài này, người nghiên cứu chọn lĩnh vực ứng dụng CNTT trong việc
thiết kế phần mềm dùng trong kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính nhằm tạo

9

điều kiện thuận lợi trong việc quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tổ
chức kiểm tra và có thể cung cấp số liệu chính xác, ổn định cho các đánh
giá so sánh về kết quả học tập học sinh.
1.2.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM DÙNG TRONG KTĐG
(xem trang 32)
1.2.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ PHẦN MỀM DÙNG TRONG KTĐG
(xem trang 32-35)


1.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM
DÙNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
(xem trang 35-42)
Bước 2: Thiết kế cơ sở dữ liệu, cấu trúc
ph

n m

m

Bước 3: Thiết kế kịch bản phần mềm
Bước 4: Hiện thực hóa phần mềm
Bước 1: Chọn ngôn ngữ lập trình
Chọn công cụ lập trình
Chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Bước 5: Khảo sát và đánh giá phần mềm

10


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quá trình phân tích và tổng hợp tài liệu lý thuyết về TNKQ, người
nghiên cứu đã hệ thống được những nội dung làm cơ sở lí luận hỗ trợ cho
việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ tập trung vào các công việc cụ thể
như sau:
- Giải thích các thuật ngữ chính của đề tài: trắc nghiệm, trắc nghiệm
dùng ở lớp học, trắc nghiệm khách quan nhằm làm sáng tỏ nội hàm của
chúng để phục vụ việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ môn học.

- Tìm hiểu về: lịch sử sự phát triển của trắc nghiệm trên thế giới và ở
Việt Nam; đặc điểm và hình thức câu TNKQ; quy trình trình xây dựng
ngân hàng câu hỏi TNKQ gồm 9 bước; quy trình thiết kế phần mềm dùng
trong KTĐG gồm 5 bước trên cơ sở tham khảo một số phần mềm có sẵn và
đi đến thiết kế phần mềm “TracnghiemVLH”; hệ thống các phương pháp
phân tích, đánh giá câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm để nâng cao tính giá
trị, tính tin cậy của chúng. Từ đó, phát huy được tối đa ưu điểm của câu
TNKQ.
Từ những cơ sở lý luận khoa học vững chắc trên, người nghiên cứu
đã vận dụng vào việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ và thiết kế phần
mềm dùng trong KTĐG môn Vật liệu học.








11

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VẬT LIỆU HỌC

Căn cứ vào quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ môn học
đã trình bày ở phần cơ sở lý luận và giới hạn vấn đề nghiên cứu. Người
nghiên cứu đã tiến hành xây dựng ngân câu hỏi TNKQ môn Vật liệu học
theo những công đoạn sau:
2.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mục tiêu dạy học của môn Vật liệu học đã được liệt kê cho từng bài

trong giáo trình môn học. Tuy nhiên có một vài mục tiêu được viết dưới
mức độ tổng quát gây một số khó khăn trong việc đánh giá. Do đó, người
nghiên cứu đã diễn đạt lại mục tiêu môn học Vật liệu học sao cho rõ ràng
và cụ thể hơn, sau đó gửi cho các Thầy/Cô giảng dạy môn này đóng góp ý
kiến, tiếp nhận ý kiến bổ sung và chỉnh sửa để hoàn thiện hệ thống mục tiêu
của môn học nhằm phục vụ việc soạn thảo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
được cụ thể và chính xác hơn.
(xem trang 43,44)
2.2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG MÔN HỌC
(xem trang 45, phụ lục 2 trang 4-5pl)
2.3. LẬP DÀN BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN HỌC
(xem trang 46-49, phụ lục 3 trang 6-13pl)
2.4. LỰA CHỌN HÌNH THỨC VÀ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CH
(xem trang 50)
Ngân hàng câu hỏi TNKQ được xây dựng trước hết để phục vụ cho
việc KTĐG theo bài. Sau đó, tiến tới áp dụng cho việc TNKQ toàn bộ
chương trình môn Vật liệu học nên số lượng câu hỏi cần xây dựng trong

12

ngân hàng câu hỏi tối thiểu theo quy định 45 tiết x 10 câu hỏi = 450 câu hỏi
(10 câu hỏi/tiết).
Dựa vào dàn bài trắc nghiệm môn học, người nghiên cứu biên soạn
các câu hỏi trắc nghiệm theo các hình thức sau: Trắc nghiệm đúng sai; Trắc
nghiệm 4 lựa chọn; Trắc nghiệm ghép hợp; Trắc nghiệm điền khuyết.
Trong đó, loại trắc nghiệm 4 lựa chọn được ưu tiên soạn nhiều vì nó có
nhiều ưu điểm riêng, phục vụ hiệu quả cho việc KTĐG. Minh họa tỷ lệ các
loại câu TN trong ngân hàng bằng biểu đồ sau:







2.5. SOẠN THẢO VÀ ĐIỀU CHỈNH CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Nội dung ngân hàng câu hỏi TNKQ được trình bày trong Phụ lục 4 (xem
trang 14-52pl); có 535 nội dung cần khảo sát ở 3 mức độ biết, hiểu, vận
dụng người nghiên cứu biên soạn được 579 câu trắc nghiệm ở 4 hình thức
câu: trắc nghiệm đúng sai (100 câu), trắc nghiệm lựa chọn (396 câu), trắc
nghiệm ghép hợp (32 câu), trắc nghiệm điền khuyết (51 câu).
Trước khi tiến hành thử nghiệm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, người
nghiên cứu đã in ra 579 câu hỏi soạn được kèm đáp án cùng phiếu xin ý
kiến góp ý các Thầy/Cô giáo có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Vật
liệu học (phiếu xin ý kiến được trình bày trong Phụ lục 5 - xem trang 53-
55pl)); nhằm phát hiện ra những câu chưa đảm bảo yêu cầu về mặt kiến
thức, xem xét lại sự chính xác của các thuật ngữ, các mệnh đề, các câu và

13

thống nhất đáp án. Điều này giúp người nghiên cứu có điều kiện sửa chữa
các câu trắc nghiệm chưa rõ ràng, câu nhiễu chưa hợp lí và thống nhất đáp
án ngân hàng câu hỏi.
Kết quả tổng hợp ý kiến của các Thầy/ Cô giáo về cơ bản thống nhất với
nội dung và đáp án của từng câu hỏi; có nhiều nhận xét tích cực về việc sử
dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong KTĐG kết quả học tập.
Sau đó người nghiên cứu đã điều chỉnh về nội dung 65 câu hỏi, loại bỏ
37 câu có nội dung không phù hợp và chọn ra 350 câu (gồm 40 câu đúng
sai, 250 câu lựa chọn, 30 câu ghép hợp, 30 câu điền khuyết) chia thành 5 đề
A, B, C, D, TH; số lượng câu hỏi được lấy theo tỉ lệ của dàn bài trắc
nghiệm và đưa vào thử nghiệm.

2.6. TỔ CHỨC KIỂM TRA THỬ NGHIỆM
(xem trang 52-53)
2.7. XỬ LÝ KẾT QUẢ VÀ ĐIỀU CHỈNH CÂU HỎI TN
(xem trang 53-72)
Kết quả tính độ khó của các câu trắc nghiệm đề A, B, C, D, TH được
trình bày trong Phụ lục 7. Theo lý thuyết về tiêu chí phân loại độ khó của
câu trắc nghiệm, người nghiên cứu đưa ra bảng phân loại câu trắc nghiệm
theo độ khó như sau:
Kho
ảng độ khó

S
ố câu

T
ỷ lệ

Mean 0,19
18 câu tr
ắc nghiệm quá khó

5%

0,2 Mean 0,5
134 câu tr
ắc nghiệm khó

38%

0,51 Mean 0,7

107 câu trắc nghiệm độ khó trung bình

30%

0,71 Mean 0,9
54 câu tr
ắc nghiệm dễ

16%

Mean 0,9
37 câu tr
ắc nghiệm quá dễ

11%


Nhận xét:

14

Kết quả này cho thấy các câu trắc nghiệm tập trung chủ yếu vào mức độ
trung bình và khó. Số câu quá khó chiếm tỷ lệ không đáng kể. Số câu quá
khó, trung bình và quá dễ phân bố khá đồng đều trong các đề.
Qua sự phân bố mã câu trong các đề với mục tiêu cần khảo sát, người
nghiên cứu nhận thấy:
- Có 18 câu ở mức độ quá khó chiếm tỉ lệ 5%. Một số câu trong các câu ở
mức độ quá khó này khảo sát các mục tiêu yêu cầu học sinh phải áp
dụng, phân biệt, phân tích hoặc suy luận. Bên cạnh đó có một số câu
diễn đạt ý không rõ ràng. Tất cả những câu quá khó này cần phải được

xem xét lại.
- Những câu ở mức độ khó chiếm tỷ lệ 38% trong tổng số các câu hỏi
được đem thử nghiệm. Những câu này tập trung chủ yếu khảo sát các
mục tiêu yêu cầu học sinh phải áp dụng, so sánh, đối chiếu hoặc phải
diễn đạt lại bằng từ ngữ khác. Cần xem xét thêm độ phân cách của
những câu này để tìm ra điểm sửa chữa hợp lý.
- Những câu ở mức độ trung bình hay vừa sức chiếm tỷ lệ 30% trong tổng
số các câu hỏi được đem thử nghiệm, đây là những câu hỏi tốt khi xây
dựng ngân hàng câu TNKQ. Những câu này chủ yếu khảo sát các mục
tiêu biết và hiểu, yêu cầu HS nêu, trình bày và giải thích được nội dung.
Những câu hỏi này có lối diễn đạt giống hoặc gần giống như trong giáo
trình.
- Những câu hỏi ở mức độ dễ chiếm khoảng 16% , chủ yếu khảo sát ở
mức độ biết, yêu cầu HS nêu ra được những nội dung bài học.
- Câu ở mức độ quá dễ là 37 câu chiếm tỷ lệ 11%, những câu này cần
được xem xét lại cách đặt vấn đề, đáp án lựa chọn hoặc sẽ loại bỏ đi.

15

Kết quả tính độ khó của các câu trắc nghiệm đề A, B, C, D, TH được trình
bày trong Phụ lục 8. Theo lý thuyết về tiêu chí phân loại độ phân cách của
câu trắc nghiệm, người nghiên cứu đưa ra bảng phân loại câu trắc nghiệm
theo độ phân cách như sau:
Kho
ảng

phân cách
T
ần số câu


T
ỷ lệ

D 0,40
126 câu tr
ắc nghiệm có độ phân cách rất tốt

36%

0,30 D 0,39
56 câu
tr
ắc nghiệm có độ phân cách khá tốt

16%

0,20 D 0,29
65 câu tr
ắc nghiệm có độ phân cách tạm đ
ư
ợc

19%

D 0,19
103 câu tr
ắc nghiệm có độ phân cách kém

29%


Nhận xét: Kết quả trên cho thấy những câu hỏi có độ phân cách rất tốt
chiếm tỷ lệ khá cao 36%. Những câu trắc nghiệm này sẽ được ưu tiên chọn
đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm vì nó có thể phân biệt được tốt trình
độ HS giỏi và HS kém. Những câu có độ phân cách khá tốt và tạm được
chiếm khoảng 1/3 trên tổng số 350 câu hỏi được đem thử nghiệm, những
câu này cũng tạm chấp nhận để đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
dùng cho việc KTĐG kết quả học tập học sinh. Như vậy, có được tổng
cộng 247 câu trắc nghiệm (chiếm 71% số câu đem thử nghiệm) có thể đưa
vào đưa vào sử dụng.
Ngoài những câu có độ phân cách ở mức trung bình trở lên thì có 103
câu có độ phân cách kém, những câu này cần được điều chỉnh nhiều và thử
nghiệm lại. Do thời gian có hạn, đề tài chỉ dừng lại ở việc sửa chữa những
câu trắc nghiệm này và đưa vào ngân hàng câu hỏi cho HS ôn tập hoặc
kiểm tra nhanh tại lớp. Có 42 câu có độ phân cách ≤ 0 chiếm tỷ lệ 12%
trong tổng số các câu trắc nghiệm. Việc sửa chữa những câu trắc nghiệm
này đòi hỏi phải tìm các đáp án mồi nhử khác, diễn đạt cách hỏi khác tốn

16

khá nhiều thời gian nên người nghiên cứu tạm lưu trữ những câu này lại mà
không đem ra sửa chữa để đưa vào ngân hàng câu hỏi.
2.7.3. Phân tích mồi nhử các câu trắc nghiệm
Đề A có tổng số 70 câu trắc nghiệm gồm có 8 câu đúng sai, 50 câu 4 lựa
chọn, 6 câu ghép hợp 3/6, 6 câu điền khuyết.
 Điểm trung bình lý thuyết của bài trắc nghiệm đề A:
70 16,55
43,28
2 2
A
K T

TBLT
 
  
Trong đó: K là số câu hỏi có trong bài trắc nghiệm (K = 70)
T là tổng điểm may rủi của bài trắc nghiệm
T= 8 x 1/2 + 50 x 1/4 + 6 x 1/120 + 6 x 0 = 16.55
 Điểm trung bình của bài trắc nghiệm đề A:
1419
40,54
35
A
fX
X
N
  


Trong đó: X: là điểm trắc nghiệm của một học sinh
f: là tần số của mỗi điểm trắc nghiệm
N: là tổng số học sinh làm bài trắc nghiệm
Nhận xét:
A A
TBLT X
  Bài trắc nghiệm khó đối với học sinh
 Độ lệch tiêu chuẩn:
2 2
2
( )
35.62147 1419
11,65

( 1) 35(35 1)
A
N fX fX
N N



  
 
 

Nhận xét: Độ lệch tiêu chuẩn cao  Trình độ học sinh có sự khác biệt
 Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm đề A:
Áp dụng công thức Kuder – Richardson số 20:

17

2 2
70 1 14,827
(1 ) (1 ) 0,90
1 70 11,65
A
pq
K
r
K


    




Trong đó: K: là số câu trắc nghiệm
p: là tỷ lệ các câu trả lời đúng cho một câu hỏi
q: là tỷ lệ các câu trả lời sai cho một câu hỏi
σ: là độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm
Nhận xét:
A
r
= 0.90, người nghiên cứu nhận thấy hệ số tin cậy này cao – rất
tốt, do đó bài trắc nghiệm A là đáng tin cậy, bài trắc nghiệm này đã tập
trung vào mục tiêu khảo sát, các câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt và
trình độ học sinh khá chênh lệch.
 Sai số đo lường tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm đề A:
. 1 11,65. 1 0,90 3,68
mA
SE r

    
Nhận xét chung về kết quả thử nghiệm các bài trắc nghiệm
Các thông số của 5 bộ đề thử nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau:













18



















Nhận xét: Qua kết quả thử nghiệm của các đề trắc nghiệm A, B, C, D, TH
cho thấy rằng:
- Điểm trung bình lý thuyết (TBLT) của các đề tương đương nhau.
Điểm trung bình (ĐTB) của các đề A, C, D tương đương nhau và khó so
với trình độ học sinh. Đề B, TH dễ hơn, vừa sức với trình độ học sinh.
- Độ lệch tiêu chuẩn (ĐLTC) của 5 đề có khoảng cách khá xa, trình
độ lớp học sinh làm đề B có sự chênh lệch cao nhất so với các đề còn lại.


19

- Hệ số tin cậy (HSTC) của 4 đề A, B, C, D gần như tương đương
nhau và khá cao. Điều này cho thấy các đề trắc nghiệm tập trung vào mục
tiêu khảo sát, câu trắc nghiệm có độ phân cách khá tốt; ta có thể tin cậy khi
sử dụng các đề này. Riêng đề TH có hệ số tin cậy thấp hơn các đề còn lại.
- Sai số đo lường tiêu chuẩn (SSĐL) của 5 đề tương đương nhau, ta
có thể ước lượng mức độ sai lệch về điểm số đo được khi chấm bài làm của
học sinh không có gì khác biệt lắm giữa các đề.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tìm hiểu các cơ sở lý thuyết về quy trình xây dựng ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học và giới hạn vấn đề nghiên cứu.
Người nghiên cứu đã soạn thảo được 579 câu hỏi trắc nghiệm thô, chọn ra
350 câu hỏi đưa vào thử nghiệm (gồm 40 câu trắc nghiệm đúng sai, 250 câu
trắc nghiệm 4 lựa chọn, 30 câu trắc nghiệm ghép hợp, 30 câu trắc nghiệm
điền khuyết). Sau khi xử lý kết quả thử nghiệm và điều chỉnh; kết quả có
247 câu đạt các thông số yêu cầu về trắc nghiệm; cần tiến hành điều chỉnh
103 câu. Nội dung các câu hỏi đạt sẽ được vận dụng để tạo thành các bộ
câu hỏi kiểm tra lưu trữ - thi trên phần mềm mà người nghiên cứu thiết kế.
Ngoài ra, người nghiên cứu tính được các thông số về bài trắc
nghiệm: điểm trung bình lý thuyết, điểm trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, hệ
số tin cậy, sai số đo lường tiêu chuẩn nhằm đánh giá chất lượng của các bộ
đề thử nghiệm, kiến thức học sinh 03 lớp tham gia thử nghiệm.







20

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN MỀM DÙNG
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Để xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi TNKQ và thi TN
từ những bộ đề đã được soạn sẵn, người nghiên cứu tiến hành theo 5 bước:
3.1. GIỚI THIỆU
3.1.1. NGÔN NGỮ VÀ CÔNG CỤ LẬP TRÌNH
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình có thể được sử dụng để
thiết kế phần mềm cơ bản như : Visual Basic, C, C++, Pascal …
C# là một ngôn ngữ lập trình hiện đại trong kiến trúc .NET của
Microsoft. C# hỗ trợ rất đầy đủ cho người lập trình cả về giao diện, thao tác
với dữ liệu, chương trình viết bằng C# rất dễ hiểu và dễ bảo trì, nâng cấp
mở rộng. C# được hỗ trợ rất lớn từ bộ công cụ lập trình nổi tiếng của
Microsoft: Microsoft Visual Studio, một công cụ giúp việc thiết kế phần
mềm dễ dàng hơn bao giờ hết.
Microsoft Visual Studio không chỉ hỗ trợ cho C# mà còn hỗ trợ cho
rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác như: C++.NET, Visual Basic.NET, J#.
3.1.2. GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Việc lưu trữ dữ liệu ngày này vô cùng đa dạng, có thể dữ liệu là
những loại đơn giản file Text (.txt), XML, Excel… Hay là những loại vô
cùng lớn và phức tạp như Microsoft SQL Server, mySQL, Oracle …
Microsoft SQL Server Compact Edition được trang bị những tính
năng bảo mật cơ bản nhưng an toàn và yêu cầu về cấu hình máy rất thấp, cả
những máy có cấu hình yếu vẫn có thể sử dụng mượt mà, quy trình cài đặt
môi trường đơn giản.




21

3.1.3. QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Phần mềm làm nhiệm vụ lưu trữ, quản lý ngân hàng câu hỏi TNKQ
theo bài học, môn học/ mô-đun, cho học sinh thi trên máy tính, có thể in kết
quả làm bài… Người nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu theo hướng mở
để có thể áp dụng cho nhiều môn học/ mô-đun khác nhau (kể cả các môn
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các môn ngoại ngữ). Dưới đây mô tả
cơ sở dữ liệu của phần mềm:
a) Cơ sở dữ liệu ở mức quan niệm
Người nghiên cứu mô tả các bảng dữ liệu của chương trình, gồm 8 bảng
b) Cơ sở dữ liệu ở mức quan hệ giữa các bảng
Tất cả những dữ liệu cần thiết cho chương trình đều được thiết kế thành cơ
sở dữ liệu chứa trong 8 bảng trên.
Dưới đây là lược đồ quan hệ giữa các bảng:













BaiHoc
ID

TenBai
MonHoc
CauHoi
CauHoiID
NoiDung
BaiHoc
MucDo
DungSai
LoaiCH
TraLoi
DapAn
DapAnID
NoiDung
Dung
CauHoi
DeThi
DeThiID
TenDeThi
BoDe
DeThiCauHoi
DeThi
CauHoi
IDDTCH
MonHoc
MonHocID
TenMon
UserTable
UserID
UserName
Password

FullName
Lop
IsAdmin
BoDe
TenBoDe
BaiHoc
MonHoc
Kho
BoDeID
ThoiGian

22

3.2 THIẾT KẾ CẤU TRÚC PHẦN MỀM

23

Phần mềm trắc nghiệm được xây dựng có chức năng quản lý ngân hàng câu
hỏi TNKQ và thi TN từ những bộ câu hỏi đã được soạn sẵn. Các bộ câu hỏi
được lập ra từ những câu hỏi có trong ngân hàng theo 2 dạng là: bộ câu hỏi
kiểm tra theo từng bài và bộ câu hỏi kiểm tra toàn bộ chương trình môn
học. Một phần không thể thiếu của chương trình là tính năng truy xuất kết

24

quả làm bài của HS sau khi làm kiểm tra. Người nghiên cứu đã thiết kế
phần mềm dùng trong KTĐG theo cấu trúc sau:
3.3. THIẾT KẾ KỊCH BẢN PHẦN MỀM
Kịch bản của phần mềm dùng trong KTĐG gồm kịch bản nội dung
và kịch bản giao diện phần mềm.

3.3.1. Kịch bản nội dung
Phần mềm trắc nghiệm Môn học/ Mô-đun
“TracnghiemVLH”
“Tracnghiem …”
Tài khoản giáo viên Tài khoản học sinh
Đăng
nhập
Chọn
môn thi
Chọn bộ đề
và đề thi

Bắt đầu
làm bài
Kết thúc và
xem kết quả
Đăng
nhập
Quản lý
mật khẩu
Tạo bài học
Quản lý tài
khoản HS
Quản lý KQ
làm bài HS
Tạo bộ đề
Tạo tài
khoản
Xem
Tài

kho
ản

Sửa tài
khoản
Xem
kết quả
In
kết quả

Sửa bộ
đề
Tạo đề
thi
KT
kết
thúc

KT
theo
bài

Trộn
đề

Trộn
đề


25


Kịch bản này chủ yếu thể hiện các mục tiêu, ý tưởng thiết kế tính năng của
phần mềm, hoạt động của GV-HS khi thao tác chương trình và hoạt động
của chương trình đáp lại. Khi sử dụng chương trình này:
Giáo viên có thể:
- Quản lý, lưu trữ ngân hàng câu hỏi TNKQ một cách khoa học
thông qua các bộ đề (theo dạng kiểm tra theo bài hay kiểm tra theo môn)
được lưu trên phần mềm cho hầu hết các môn học/ mô-đun;
- Tổ chức cho học sinh thi trắc nghiệm với phần mềm trên máy tính;
- Soạn thảo ra nhiều đề thi “con” từ một trong những các đề thi
“gốc” với cùng nội dung câu hỏi cho một lớp HS thi;
- Soạn thảo và điều chỉnh, thay thế câu hỏi trên bộ đề khi câu hỏi cần
bổ sung hoặc thay đổi;
- Thay đổi nội dung, số lượng, hình thức câu hỏi, thời gian làm bài
một đề hoàn toàn tùy biến;
- Dễ dàng thu thập kết quả làm bài; tiết kiệm không gian, thời gian,
công sức trong việc quản lý, tổ chức thi, chấm thi, lưu trữ kết quả bài làm.
Bởi vì sau khi học sinh làm bài, phần mềm có tính năng xuất ra file kết quả
đầy đủ thông tin học sinh, thông tin đề thi, bài làm của HS;
- Quản lý tài khoản của chương trình bằng mật khẩu cá nhân và quản
lý các tài khoản dành cho HS làm bài trên các máy tính “con”.
Học sinh:
- Được tạo một tài khoản riêng trước khi làm trắc nghiệm;
- Có thể di chuyển tới, lui, trở về câu hỏi đầu tiên, câu hỏi cuối hoặc
câu bất kỳ trong quá trình làm bài;

×