Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ ba tại EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.96 KB, 13 trang )

Trường đại học Luật Hà Nội - Khoa pháp luật Quốc tế - Lớp QT33C - Nhóm QT33C 2-2.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2
NỘI DUNG.....................................................................................................................2
I. Giới thiệu chung về
EU................................................................................................2
II. Những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân
nước thứ ba tại EU..................................................................................................................3
1.Những chính sách của EU............................................................................................3
1.1.Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư...........................................................3
1.2.Các nguyên tắc về vấn đề nhập cư............................................................................3
2.Quy định pháp luật của EU..........................................................................................4
2.1.Cư trú dài hạn............................................................................................................4
2.2.Nhập cư theo diện đoàn tụ gia đình...........................................................................5
2.3. Chính sách nhập cư theo diện du học sinh...............................................................6
2.4.Chính sách nhập cư kinh tế.......................................................................................7
3. Quyền của công dân nước thứ ba tại EU.....................................................................8
III.Đánh
giá......................................................................................................................9
1.Tác động của việc nhập cư đến EU..............................................................................9
2. Thực tiễn liên quan đến vấn đề nhập cư ở một số quốc gia thành viên EU..............10
3.Quan hệ Việt Nam – EU trong vấn đề nhập cư..........................................................11
KẾT LUẬN...................................................................................................................11
DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................12
Bài tập nhóm tháng 2 - Môn Pháp luật Liên minh châu Âu. Trang 1
Trường đại học Luật Hà Nội - Khoa pháp luật Quốc tế - Lớp QT33C - Nhóm QT33C 2-2.
MỞ ĐẦU
Vài thập niên trở lại đây, cùng với sự dịch chuyển của các dòng tư bản, đầu tư nước
ngoài và sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, chúng ta chứng kiến những
làn sóng di cư, hay là sự dịch chuyển nguồn nhân lực mạnh mẽ trên khắp thế giới. Châu Âu
và cụ thể hơn là EU đã và đang là một trong những điểm đến tiềm năng của những người di


cư. Tuy nhiên, một loạt các vấn đề về tự do hóa lao động, đi lại trong khu vực và đặc biệt là
vấn đề nhập cư trái phép khiến cho EU phải đối mặt với một số vấn đề bất lợi, gây ra nguy
cơ bất đồng, chia rẽ nội bộ. Chính vì vậy, những chính sách và quy định pháp luật về vấn
đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ ba tại EU luôn luôn được quan tâm chú ý. Và
đây cũng chính là đề tài mà nhóm em lựa chọn.
***
NỘI DUNG
I.Giới thiệu chung về EU.
Mô hình liên kết của Liên minh Châu Âu được xây dựng trên cơ sở ba trụ cột:
Theo Hiệp ước Masstricht (Treaty on European Union, được ký ngày 7/2/1992 ở
Maastricht – Hà Lan), Liên minh Châu Âu có ba trụ cột chính:
+)Cộng đồng kinh tế Châu Âu (trụ cột cộng đồng), gồm:
- Liên minh thuế quan;
- Thị trường nội địa;
- Liên minh kinh tế và tiền tệ;
Theo Hiệp ước, không thay thế ba cộng đồng trước đây (Cộng đồng than thép Châu
Âu - ECSC; Cộng đồng năng lượng và nguyên tử Châu Âu - EURATOM; Cộng đồng kinh
tế Châu Âu - EEC) mà tổng hợp ba cộng đồng này, nhất thể hóa tất cả các vấn đề hợp tác,
hay nói cách khác các quốc gia thành viên hoàn toàn trao chủ quyền của mình cho Cộng
đồng kinh tế Châu Âu.
+)Chính sách đối ngoại và an ninh chung (trụ cột liên chính phủ), gồm:
- Hợp tác trong chính sách đối ngoại;
- Phối hợp hành động để giữ gìn hòa bình;
- Chính sách an ninh của Châu Âu;
+) Hợp tác về tư pháp và nội vụ (trụ cột liên chính phủ), gồm:
- Chính sách nhập cư;
- Đấu tranh chống tội phạm;
- Hợp tác về cảnh sát và tư pháp;
Các quốc gia thành viên không chuyển giao chủ quyền, trong hai trụ cột (Chính sách
đối ngoại và anh ninh chung; Hợp tác về tư pháp và nội vụ) các vấn đề luôn luôn được

Bài tập nhóm tháng 2 - Môn Pháp luật Liên minh châu Âu. Trang 2
Trường đại học Luật Hà Nội - Khoa pháp luật Quốc tế - Lớp QT33C - Nhóm QT33C 2-2.
quyết định theo nguyên tắc đồng thuận hay nói cách khác phương thức liên kết trong hai trụ
cột này chính là phương thức liên chính phủ. Các quốc gia hợp tác với nhau trên cơ sở
những thỏa thuận có tính Điều ước trong từng lĩnh vực cụ thể. Sự chuyển dịch các nội dung
giữa các trụ cột căn cứ vào:
 Hiệp ước Amsterdam 1997: quy định những vấn đề liên quan đến nhập cư và tị nạn,
kiểm soát biên giới, hợp tác tư pháp được chuyển tự trụ cột tư pháp và nội vụ sang trụ cột
cộng đồng
 Hiệp ước Lisbon 2009: Hiệp ước này chuyển các nội dung còn lại của tư pháp và
nội vụ sang trụ cột cộng đồng và xóa bỏ ba cơ chế trụ cột của Liên minh Châu Âu.
II. Những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công
dân nước thứ ba tại EU.
1.Những chính sách của EU.
1.1.Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư.
Năm 1999, Hội nghị nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước EU tại Tampere
(Phần Lan) đã thống nhất yêu cầu phải thiết lập Chính sách di cư chung và Cơ chế cư trú
chính trị chung châu Âu. Từ đó, vấn đề di cư và cư trú chính trị được đặt dưới sự quản lý
của EU. Trong Chương trình Hague 2004-2009, Cộng đồng chung châu Âu kêu gọi phát
triển sâu rộng hơn nữa Chính sách di cư và cư trú chính trị của EU. Tiếp đến, tháng
10/2008, Hiệp ước châu Âu về di cư và cư trú chính trị được Ủy ban châu Âu thông qua.
Bằng Hiệp ước này, quan điểm của EU là hướng tới một nhận thức chung cho chính sách
quản lý di cư hiệu quả của các nước thành viên EU. Đồng thời khẳng định vị thế và vai trò
của người di cư với tư cách là nhân tố phát triển và đối tác.
Hiệp ước khuyến nghị, công dân các nước thứ 3 cần được trang bị những thông tin cần
thiết để nắm được yêu cầu, thủ tục về nhập cảnh và cư trú hợp pháp tại các nước EU. Mặc
dù cho phép các nước thành viên có thẩm quyền quyết định về phương thức lựa chọn quốc
tịch, quyết định số lượng người được phép di cư… nhưng Hiệp ước nhấn mạnh, công dân
các nước thứ 3 cư trú hợp pháp trên lãnh thổ các nước thành viên sẽ được đảm bảo đối xử
công bằng, có tư cách pháp nhân tương tự như công dân quốc tịch EU. Ngoài ra, tháng

5/2009, Hội đồng châu Âu đã thông qua Chỉ thị “Thẻ xanh EU”. Chỉ thị ưu tiên cấp giấy
phép cư trú và làm việc đặc biệt theo thủ tục nhanh gọn cho các lao động trình độ cao từ
các nước thứ 3 làm việc tại các nước thành viên EU.
Như vậy, EU đã cam kết sẽ xây dựng một chính sách nhập cư chung của Cộng đồng,
theo Điều 79 TFEU (Điều 63 TEC). Về cơ bản, có thể thấy chính sách nhập cư của EU là
hướng tới bảo vệ người di cư hợp pháp, chống nhập cư bất hợp pháp và chống buôn bán
người. Yếu tố then chốt trong chính sách nhập cư toàn diện của EU là giúp người nhập cư
hợp pháp hội nhập sâu rộng để phát huy tiềm năng của mình.
1.2.Các nguyên tắc về vấn đề nhập cư.
Bài tập nhóm tháng 2 - Môn Pháp luật Liên minh châu Âu. Trang 3
Trường đại học Luật Hà Nội - Khoa pháp luật Quốc tế - Lớp QT33C - Nhóm QT33C 2-2.
Trong Công văn của Ủy ban châu Âu gửi Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và Ủy
ban kinh tế - xã hội châu Âu và Ủy ban các khu vực ngày 17/06/2008 về một chính sách
nhập cư chung cho châu Âu - Nguyên tắc, hoạt động và các công cụ [COM (2008) 359].
Công văn này đã thiết lập 10 nguyên tắc chung với các mục tiêu hành động cụ thể, trên cơ
sở đó để hình thành một chính sách nhập cư chung cho châu Âu, và được chia thành 3
nhóm chính như trong cơ cấu của các chính sách của EU: thịnh vượng, đoàn kết, an ninh.
*Thịnh vượng và nhập cư: gồm ba nguyên tắc:
- Các chính sách nhập cư chung cầm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và công bằng,
với mục tiêu hướng tới việc thúc đẩy người nhập cư hợp pháp.
- Đảm bảo tính tương xứng giữa kĩ năng của người lao động và nhu cầu của nền kinh
tế trong Liên minh.
- Hòa hợp giữa người nhập cư và dân bản địa là chìa khóa để nhập cư thành công,
trong đó bao gồm cả việc xem xét lại về quyền đoàn tụ gia đình.
*Đoàn kết và nhập cư: gồm 3 nguyên tắc:
- Chính sách nhập cư chung phải dựa trên cơ sở là tình đoàn kết, sự tin cậy lẫn nhau,
tính minh bạch, trách nhiệm và nỗ lực chung giữa Liên minh và các nước thành viên.
- Phối hợp chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các thể chế sẵn có của Liên minh và của các
quốc gia thành viên.
- Quan hệ đối tác với các nước thứ ba, đưa nhập cư trở thành một phần trở thành chính

sách đối ngoại của EU.
*An ninh và nhập cư: gồm 4 nguyên tắc:
- Một chính sách thị thực chung phục vụ lợi ích của châu Âu và các đối tác, tạo điều
kiện thông thoáng cho người nhập cư nhưng vẫn đảm bảo an ninh nội khối.
- Cải thiện hoạt động quản lý biên giới chung bên ngoài, bảo vệ tính toàn vẹn của khu
vực Schengen.
- Đẩy mạnh cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp, và không khoan dung cho hành vi
buôn bán con người.
- Đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của chính sách hồi hương người nhập cư bất hợp
pháp.
2.Quy định pháp luật của EU.
2.1.Cư trú dài hạn.
Biện pháp cơ bản được thông qua ở cấp EU để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa
nhập của những người đến từ các nước thứ ba vào xã hội của nước sở tại là Chỉ thị
2003/109/CE ngày 25/11/2003 (phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất ngày
23/01/2006) liên quan đến quy chế của các công dân nước thứ ba cư trú dài hạn.
+)Đối tượng được cư trú dài hạn.
Bài tập nhóm tháng 2 - Môn Pháp luật Liên minh châu Âu. Trang 4
Trường đại học Luật Hà Nội - Khoa pháp luật Quốc tế - Lớp QT33C - Nhóm QT33C 2-2.
Theo Điều 4 này, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu trong Chỉ thị sẽ có quyền di
chuyển và cư trú, tuân theo một số điều kiện, trên lãnh thổ của quốc gia thành viên thuận
lợi và dễ dàng hơn hẳn so với tình trạng trước đó của họ. Họ cũng sẽ nhận đối xử ngang
bằng với công dân của nước tiếp nhận trong một số lĩnh vực theo quy định của Điều 11,
như cơ hội tiếp cận việc làm, giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội và bảo hộ.
+)Điều kiện được cư trú dài hạn.
Nước thành viên yêu cầu quốc gia thứ ba cung cấp các tài tài liệu về bản thân và các
thành viên trong gia đình người đó để xem xét và đánh giá, bao gồm:
- Nguồn lực kinh tế ổn định và thường xuyên cho bản thân và gia đình;
- Bảo hiểm rủi ro cho công dân của nước đó với các nước thành viên có liên quan.
Các nước thành viên cũng có thể yêu cầu yêu cầu các nước thứ ba để thực hiện theo

các điều kiện hội nhập, phù hợp với luật pháp quốc gia.
+)Thủ tục và giấy phép cư trú dài hạn.
Để có tư cách cư trú dài hạn, quốc gia thứ ba phải nộp đơn đến cơ quan của quốc gia
mà người đó đang cư trú. Thủ tục cấp giấy cư trú dài hạn này được quy định tại Điều 7 Chỉ
thị này. Giấy phép cư trú có giá trị ít nhất 5 năm và trong trường hợp cần thiết sẽ tự động
được gia hạn thêm như thời hạn đã có.
+)Thu hồi hoặc mất tư cách cư trú dài hạn.
Người của nước thứ ba sẽ bị thu hồi giấy phép cư trú trong các trường hợp sau:
- Phát hiện gian lận trong việc mua lại tư cách cư trú dài hạn;
- Áp dụng biện pháp trục xuất theo các điều kiện quy định tại Điều 12;
- Vắng mặt tại quốc gia đó trong 12 tháng liên tiếp.
2.2.Nhập cư theo diện đoàn tụ gia đình.
Chỉ thị Hội đồng số 2003/86/EU trao cho công dân của một nước thứ ba đã cư trú
hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia thành viên khả năng được đoàn tụ với những thành
viên gia đình không có quốc tịch EU của mình. Các quốc gia thành viên được yêu cầu nội
luật hóa chỉ thị này vào ngày 3/10/2005; tuy nhiên Anh và Ireland không bị ràng buộc vì đã
thực hiện quyền tùy chọn “opt-out”.
+)Đối tượng áp dụng:
Quyền đoàn tụ gia đình chỉ phụ thuộc vào một điều kiện rất đơn giản: người bảo lãnh
có giấy phép cư trú do một nước thành viên cấp còn giá trị ít nhất một năm hoặc có khả
năng là sẽ được cấp giấy phép. Phạm vi của quyền này cũng chỉ áp dụng cho người đã kết
hôn với người bảo lãnh, con chưa thành niên của người bảo lãnh và con chưa thành niên
của người đã kết hôn với người bảo lãnh. Những thành viên khác của gia đình có được
hưởng sự mở rộng của đặc quyền này hay không phụ thuộc vào quy định của nước thành
viên. Quyền này không áp dụng đối với người cư trú theo diện tị nạn hoặc những người
Bài tập nhóm tháng 2 - Môn Pháp luật Liên minh châu Âu. Trang 5

×