Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nội dung pháp lý về phát triển con người trong Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.06 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
Để xây dựng thành công một “ Cộng đồng ASEAN”, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đã từng bước vạch ra
các nội dung hợp tác cụ thể và lộ trình thực hiện các nội dung đó. Với Cộng đồng văn hóa – xã hội (ASCC), dựa
trên các mục tiêu được xác định rõ ràng trong Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được ASEAN thông qua năm
2009 thì ASCC sẽ tập trung vào 6 nội dung chủ chốt bao gồm: phát triển con người; bảo trợ và phúc lợi xã hội;
các quyền và công bằng xã hội; đảm bảo môi trường bền vững; tạo dựng bản sắc ASEAN; thu hẹp khoảng cách
phát triển. Trong phạm vi bài viết này, em chỉ đi vào tìm hiểu những nội dung pháp lý cũng như thực tiễn thực
hiện của một trong sáu nội dung này đó là việc Phát triển con người trong ASCC.
NỘI DUNG
1.Nội dung pháp lý về phát triển con người trong Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN
ASCC được hình thành chính là sự hiện thực hóa sự hình dung về “một cộng đồng các xã hội đùm bọc
nhau” được nêu trong Tầm nhìn ASEAN. Theo đó, về nội dung xây dựng ASCC, ASEAN đang phát huy đặc
trưng quan trọng là tính giá trị của văn hóa và chức năng điều chỉnh xã hội của văn hóa để tạo ra một hệ giá trị
mới phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra
hết sức mạnh mẽ. Nó góp phần giải quyết những mặt trái của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đang diễn ra ngay trong lòng các quốc gia thành viên ASEAN để tạo ra một xã hội phát triển hài hòa, đời
sống tinh thần lành mạnh vì con người và cho con người.
Nội dung của ASCC nói chung cũng như vấn đề phát triển con người nói riêng được đề cập đến trong các
văn kiện như tại khoản 10 điều 1 Hiến chương đã nêu rõ : Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ
hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho
người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN ; ngoài ra trong các văn kiện khác như: Tuyên bố hòa hợp
ASEAN II (2003), Chương trình hành động Viên – chăn (2004), Kế hoạch xây dựng ASCC, Kế hoạch tổng thể
xây dựng ASCC thông qua năm 2009 nội dung của ASCC nói chung và vấn đề về phát triển con người trong
Cộng đồng Văn hóa – xã hội nói riêng cũng được đề cập tới. Chương trình hành động Viên chăn (VAP) và Kế
hoạch hành động về ASCC đã xác định 4 lĩnh vực hợp tác (thành tố) chính là : (i) Tạo dựng cộng đồng các xã
hội đùm bọc; (ii) Giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; (iii) Phát triển môi trường bền vững;
(iv) Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN. Hàng loạt biện pháp cụ thể đã được đề ra trong từng lĩnh vực hợp
tác này. Theo đó, hợp tác ASEAN đã và đang được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như : văn hóa, giáo
dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em,
HIV/AIDS, bệnh dịch, … Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về ASCC là thiếu nguồn
lực. Đây là vấn đề ASEAN đang phải tập trung xử lý trong thời gian tới. Quá trình xây dựng Kế hoạch tổng thể


về ASCC cũng phải tính đến việc huy động nguồn lực. Chính vì vây,với phương châm coi con người là trung
tâm của xã hội, con người sẽ được chăm lo phát triển thông qua việc thúc đẩy hợp tác và tạo cơ hội đồng đều
cho người dân phát triển về mọi mặt. Để làm được điều đó thì ASCC đã đề ra mục tiêu chiến lược và các biện
pháp thực hiện sau đây:
1.1.Mục tiêu chiến lược.
ASEAN sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo cách tiếp cận đồng đều đối
với các cơ hội phát triển con người, thúc đẩy và đầu tư giáo dục và học tập suốt đời, đào tạo nguồn nhân lực và
nâng cao năng lực, khuyến khích đổi mới và tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy sử dụng công nghệ thông tin và
khoa học công nghệ ứng dụng trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội.
1.2. Biện pháp thực hiện.
Để đạt được mục tiêu trên, ASCC đã đưa ra 7 nội dung nhỏ hơn với các biện pháp cụ thể để thực hiện nội dung
này một cách đúng đắn:
- Thúc đẩy và ưu tiên phát triển giáo dục: Bảo đảm lồng ghép các ưu tiên giáo dục vào chương trình nghị sự phát
triển của ASEAN và xây dựng một xã hội dựa trên tri thức; đạt được tiếp cận giáo dục tiểu học phổ cập; thúc
đẩy phát triển và chăm sóc trẻ thơ; và nâng cao nhận thức về ASEAN của thanh niên thông qua giáo dục
1
và các hoạt động nhằm xây dựng bản sắc ASEAN.
- Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao và cải thiện năng lực của nguồn nhân lực ASEAN thông qua các chương
trình chiến lược và phát triển một lực lượng lao động chất lượng, có năng lực và được chuẩn bị kỹ càng. Lực
lượng lao động này sẽ hưởng lợi cũng như sẽ đối phó với thách thức nảy sinh trong hội nhập khu vực.
- Tăng cường việc làm tốt cho người lao động: Đưa các nguyên tắc việc làm bền vững vào văn hóa làm việc của
ASEAN, an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và bảo đảm rằng việc thúc đẩy kỹ năng kinh doanh trở thành một
phần không tách rời của chính sách việc làm của ASEAN nhằm thực hiện chiến lược việc làm tiên tiến.
- Thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông ( ICT): thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ
việc thực hiện các sáng kiến công nghệ thông tin và truyền thông khu vực.
- Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận khoa học và công nghệ ứng dụng ( S&T): phát triển các chính sách và cơ
chế hỗ trợ hợp tác tích cực về nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao và thương mại hóa
công nghệ và thiết lập mạng lưới vững chắc giữa các cơ sở khoa học và công nghệ với sự tham gia tích cực của
khu vực tư nhân và các tổ chức có liên quan khác.
- Xây dựng năng lực tham gia kinh doanh cho phụ nữ, thanh niên, người già và người tàn tật: Tăng cường sự

tham gia của phụ nữ, thanh niên, người già, người khuyết tật, nhóm người bị tổn thương và bị gạt ra bên lề xã
hội vào lực lượng lao động có hiệu quả thông qua nâng cao kỹ năng kinh doanh cho họ, đặc biệt nâng cao đời
sống xã hội của họ và góp phần vào phát triển đất nước và hội nhập kinh tế khu vực.
- Xây dựng năng lực công vụ: Xây dựng hệ thống công chức có năng lực, hiệu quả, minh bạch, có trách nhiệm
và phản ứng nhanh thông qua tăng cường xây dựng năng lực, nâng cao năng lực của nguồn nhân lực trong khu
vực công ASEAN, và tăng cường hợp tác về công vụ giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
2. Thực tiễn thực hiện
2.1.Về giáo dục:
- Thiết chế: Ở Đông Nam Á có hai tổ chức hợp tác giáo dục cùng hoạt động là tổ chức các Bộ trưởng Giáo dục
Đông Nam Á ( SEAMEO) và tiểu ban Giáo dục ASEAN( ASCOE). SEAMEO hoạt động với tôn chỉ là: tăng
cường sự hiểu biết, hợp tác và hòa hợp về mục đích giữa các nước thành viên để đạt được cuộc sống có chất
lượng hơn; cung cấp một diễn đàn trí tuệ cho các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách; phát triển các trung
tâm khu vực chất lượng cao; góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bền vững. Còn ASCOE được cơ cấu
trong ủy ban phát triển xã hội của ASEAN, phụ trách các hoạt động hợp tác về giáo dục đào tạo. Với uy tín và vị
thế của mình, SEAMEO cũng như ASCOE đã tạo điều kiện giúp tăng cường sự hợp tác giữa các nước ASEAN
với các quốc gia và tổ chức khu vực khác.
- Một số hoạt động cụ thể: Rất nhiều các dự án khác nhau về xây dựng cộng đồng đối với cấp tiểu học và trung
học cơ sở đã được khởi xướng trong những năm vừa qua, hướng tới sự phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển
một khung chương trình giảng dạy chung trong ASEAN để các giáo viên có thể tham khảo. Bên cạnh đó, nhiều
diễn đàn khu cấp đại học cũng đã được nhóm họp nhằm thực hiện Hiến chương AUN. Điều đáng ghi nhận là
việc nhà lãnh đạo ASEAN thông quan “ Tuyên bố Cha- Am Hua Hin về tăng cường công tác trong giáo dục
nhằm tiến tới một Cộng đồng ASEAN quan tâm và chia sẻ”. Bên cạnh đó nhiều cuộc thi dành cho sinh viên
cũng được tổ chức như: Cuộc thi Olympic Toán và khoa học; Cuộc thi Diễn thuyết trẻ,…Nhiều hoạt động dành
cho thanh niên cũng được quan tâm và rất phong phú như Ngày thanh niên ASEAN; Hội trại Thanh niên…
- Sự tham gia của Việt Nam: tháng 2/1990, Bộ GDĐT Việt Nam chính thức gia nhập SEAMEO và khi là thành
viên chính thức của ASEAN thì Việt Nam cũng là thành viên của ASCOE, nhiều chương trình hợp tác song
phương cũng như giao lưu giữa Việt Nam với các nước thành viên đã được diễn ra. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất
của ta là vấn đề tài chính, ta không thể chủ động tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học kỹ
thuật…,bên cạnh đó sự thiếu kinh nghiệm và vốn tiếng Anh của đội ngũ cán bộ, giáo viên còn yếu dẫn đến tình
trạng khó khăn, lúng túng khi trao đổi.

2.2. Về phát triển nguồn nhân lực
2
- Thiết chế: Tăng cường hợp tác S&T. Quá trình hợp tác S&T được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau: Các Hội
nghị Bộ trưởng, Hội nghị quan chức cấp cao S&T họp mỗi năm một lần. Các khóa họp của Ủy ban khoa học và
công nghệ ASEAN và 9 tiểu ban trực thuộc tương đương với 9 lĩnh vực hợp tác chủ yếu (1): Lương thực, khí
tượng và địa vật lý, vi điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu, nghiên cứu năng lượng phi
truyền thống, khoa học công nghệ biển, phát triển cơ sở hạ tầng và tiềm lực khoa học công nghệ, công nghệ vũ
trụ và ứng dụng.
- Một số hoạt động cụ thể: Hợp tác S&T của các nước ASEAN hiện nay rất phong phú như : các công trình phối
hợp nghiên cứu, điều tra khảo sát, chuyển giao công nghệ, hội thảo, hội nghị khoa học…
- Sự tham gia của Việt Nam: Việt Nam bắt đầu hợp tác S&T với ASEAN từ năm 1995, ngay từ khi gia nhập và
cho đến nay Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào các hoạt động, chương trình khoa học, công nghệ quan trọng,
tham gia vào hàng trăm dự án của ASEAN trên 9 lĩnh vực khác nhau về S&T.
2.3.Thúc đẩy hợp tác về lao động và việc làm.
ASEAN đã thiết lập Mạng lưới về An toàn và Vệ sinh lao động ASEAN, tạo ra sự trao đổi thông tin rộng rãi giữa
các nước thành viên ASEAN cũng như việc hài hòa hóa các hướng dẫn và các tiêu chuẩn lao động trong khu
vực. Bên cạnh đó, ASEAN cũng tăng cường hợp tác với các bên Đối thoại của mình cũng như các tổ chức quốc
tế khác trên thế giới như tổ chức lao động quốc tế ILO và các tổ chức dân sự quốc tế. Quan hệ hợp tác ASEAN –
Trung Quốc được hiện thực hóa bằng một chuỗi các cuộc hội thảo chuyên đề với mục đích đưa ra những biện
pháp giải quyết những mối lo ngại của người lao động ASEAN và Trung Quốc về vấn đề an toàn xã hội. Hơn
nữa vừa qua, các Bộ trưởng Lao động ASEAN đã thông qua một văn kiện mang tính bước ngoặt mang tên:
chương trình Hành động của các Bộ trưởng Lao động ASEAN trong giai đoạn 2010-2015 với 4 ưu tiên chiến
lược: tạo ra nền tảng pháp lý cho quyền của người lao động; năng lực chủ thể; quan hệ đối tác xã hội; phát triển
thị trường và lực lượng lao động.
Một số thành tựu nêu trên của ASEAN trong lĩnh vực lao động phần nào đã phản ánh sự nỗ lực không ngừng của
các nhà lãnh đạo để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, từ đó tạo nên một thị trường lao động
ASEAN với những lao động lành nghề và được và được cung cấp những chế độ an sinh xã hội phù hợp.

Như vậy, có thể thấy trong suốt thời gian qua, thực tiễn thực hiện mục tiêu phát triển con người trong
Cộng đồng Văn hóa- xã hội ASEAN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong các lĩnh vực như giáo dục,

đào tạo nguồn nhân lực, lao động và việc làm…Thực hiện tốt nội dung Phát triển con người, ASCC đã góp phần
thúc đẩy sự ổn định và phồn thịnh trong khu vực, đã thể hiện được bản chất là lấy con người làm trung tâm, thể
hiện được vai trò quan trọng trong việc xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế nói riêng và
Cộng đồng ASEAN nói chung. Bởi để xây dựng được một Cộng đồng ASEAN vững mạnh thì trước hết cần phải
quan tâm đến việc phát triển con người bằng việc khuyến khích sự phát triển, nâng cao nhận thức về ASEAN,
đào tạo nguồn nhân lực, cần phải lấy con người làm trung tâm cho mọi hoạt động. Thực hiện tốt mục tiêu Phát
triển con người là đã đóng góp một phần quan trọng để tạo nên sự thành công trong sự hợp tác của một Cộng
đồng, góp phần hoàn thành được cơ bản các nội dung và mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đã đặt ra.
Tuy nhiên, thực tiễn về phát triển con người trong Cộng đồng Văn hóa – xã hội, đã và đang đặt ra một số
vấn đề mà nó trở thành sự trở ngại, và tạo ra những thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát triển con người
nói riêng và các mục tiêu khác trong Cộng đồng văn hóa – xã hội nói chung ví dụ tiêu biểu là sự chênh lệch về
trình độ phát triển giữa các quốc gia. Rõ ràng với một nước mà nền kinh tế còn kém việc triển thì việc quan tâm
đến phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực hay việc làm… sẽ không được bằng các nước phát triển; không
những vậy, đội ngũ cán bộ có chuyên môn, trình độ vẫn còn thiếu…Bên cạnh đó, những chương trình, kế hoạch
của ASCC nói chung và vấn đề phát triển con người trong ASCC nói riêng vẫn còn mang tính hô hào, kêu gọi.
Mặc dù đã có được nhiều hoạt động cụ thể và hiệu quả, tuy nhiên nhiều kế hoạch vẫn chỉ là những thứ “trên
giấy” mà chưa được hiện thực hóa. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy được mối quan hệ tương hỗ giữa các nội
dung mà ASCC đặt ra, theo đó trong thực tiễn thực hiện nếu các vấn đề khác ví dụ bảo trợ và phúc lợi xã hội
3
được thực hiện một cách có hiệu quả thì cũng góp phần thực hiện tốt vấn đề phát triển con người và ngược lại.
Chính vì vậy, cần phải có những hoạt động mang tính chiến lược và toàn diện để không chỉ thực hiện tốt việc
phát triển con người mà còn thực hiện tốt các nội dung khác của ASCC.
KẾT LUẬN
ASCC có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với ASEAN. Có thể thấy với đặc trưng thống nhất trong đa dạng về
văn hóa vừa là nền tảng thuận lợi vừa tạo ra những trở ngại không nhỏ cho việc hình thành một cộng đồng văn
hóa – xã hội thực sự nhất là một cộng đồng với nhiều chương trình hợp tác đa dạng, phức tạp. Việc phát triển
con người nói riêng và các nội dung khác trong ASCC mà ASEAN hướng tới luôn đóng góp một vai trò quan
trọng trong việc tạo dựng nên sự thành công của AC nói chung và ASCC nói riêng.
***********************
Danh mục từ viết tắt:

AC: Cộng đồng ASEAN
ASCC: Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN
Khoa học công nghệ và ứng dụng: S&T
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
4
1. Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, Pháp Luật Cộng đồng ASEAN, 2011
2. Cộng đồng Văn hóa – xã hội Asean – từ tầm nhìn tới hành động: Khóa luận tốt nghiệp/
Nguyễn Thu Phương.
3. ASEAN và những nỗ lực hướng tới xây dựng thành công cộng đồng các quốc gia Đông
Nam Á/ TC Luật học số 9/2008
4. Mô hình hợp tác của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á dưới góc độ so sánh với Liên
minh châu Âu: Khóa luận tốt nghiệp: Đỗ Thị Huệ.
5. Tiến trình hình thành Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN/ TC luật học số 9/2008.
6.
7.
8. Báo cáo thường niên của ban thư kí ASEAN.
9. Hiến chương ASEAN.
5

×