Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Học tiếng Anh cần biết ( phần 1 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.18 KB, 38 trang )

TIẾNG ANH KHÔNG KHÓ
Đây là tài liệu mình tổng hợp, sưu tầm lại, mong sẽ có ích với các bạn trong quá
trình học tập.
Phân biệt các cặp từ:
1. Phân biệt "Say, Speak, Tell, Talk"
2. Phân biệt "Learn and Study"
3. Phân biệt "Also, Too, Either"
4. Phân biệt "Among and Between"
5. Phân biệt "See, Look, Watch"
6. Phân biệt "Person, Persons, People, Peoples"

1. Phân biệt "Say, Speak, Tell, Talk"
+ SAY: nói ra, nói rằng. Là động từ có tân ngữ, chú trọng nội dung được nói ra.
Ex: Please say it again in English.
Ex:They say that he is very ill.
+ SPEAK: nói ra lời, phát biểu. Thường dùng làm động từ không có tân ngữ.
Khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ sự thật "truth".
Ex: He is going to speak at the meeting.
Ex: I speak Chinese. I don’t speak Japanese.
Notes: Khi muốn "nói với ai" thì dùng speak to sb hay speak with sb.
Ex: She is speaking to our teacher.
+ TELL: cho biết, chú trọng, sự trình bày. Thường gặp trong các cấu trúc: tell sb
sth (nói với ai điều gì ), tell sb to do sth (bảo ai làm gì ), tell sb about sth (cho ai
biết về điều gì ).
Ex: The teacher is telling the class an interesting story.
Ex: Please tell him to come to the blackboard.
Ex: We tell him about the bad new.
+ TALK: trao đổi, chuyện trò. Có nghĩa gần như speak, chú trọng động tác 'nói'.
Thuờng gặp trong các cấu trúc : talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth
(nói về điều gì), talk with sb (chuyện trò với ai).
Ex: What are they talking about?


Ex: He and his classmates often talk to each other in English.

2. Phân biệt "Learn and Study"
- I go to school to learn English. (Tôi đến trường để học Anh Văn)
- She is studying at Lycee Gia Long. (Cô ấy đang học ở trường Gia Long.)
Nhận xét: Hai động từ trên đều có nghĩa là học; nhưng to learn (learnt, learnt) =
học một môn gì đó; to study = học (nói chung).
Vậy, đừng viết: She is learning at Lycee Gia Long.
Phụ chú: to study cũng áp dụng cho việc học một môn nào, nhưng với nghĩa
mạnh hơn: (to try to learn).
Ví dụ: He is studying algebra in his room. (Nó đang miệt mài học đại số trong
phòng.)

3. Phân biệt "Also, Too, Either"
a) Dịch câu: Tôi cũng thích âm nhạc
I like music either (sai)
I also like music (đúng )
I like music,too.(đúng )
b)Dịch câu:anh ấy cũng không yêu tôi
He doesn't love me ,too(sai)
He also doesn't love mem (sai)
He doesn't love me either (đúng )
Phân biệt :
Also và too dùng cho câu khẳng định
Either dùng cho câu phủ định

4. Phân biệt "Among and Between"
AMONG - BETWEEN (giữa ,trong số )
a) Dịch câu : Bà ta cái bánh cho hai đứa trẻ
She divided the cake among the two children.(sai)

She divided the cake between the two children.(đúng)
b) Dịch câu : Bà ta cái bánh cho ba đứa trẻ
She divided the cake between the three children.(sai)
She divided the cake among the three children. (đúng )
- Dùng between cho 2 thứ /người .
- Dùng among cho 3 thứ /người trở lên
C) Dịch câu : Việt Nam nằm giữa Lào ,Campuchia và Thái Bình Dương
Vietnam lies among Laos ,Cambodia and Pacific Ocean.(sai)
Vietnam lies between Laos ,Cambodia and Pacific Ocean.(đúng)
-Dùng between cho giữa các vị trí chính xác rõ ràng

5. Phân biệt "See, Look, Watch"
- See : xem trong có chủ ý, hình ảnh tự lọt vào mắt mình, bạn không mốn thấy
nhưng vẫn thấy
- Look : nhìn có chủ ý, ngắm nhìn, bạn muốn nhìn
- Watch : nhìn có chủ ý 1 thứ gì đó, và thứ đó thường đang chuyển động
Ex:
- I opened the curtains and saw some birds outside. (Tôi mở tấm màn và thấy 1
vài chú chim bên ngoài)
live">Tôi mở tấm màn và thấy, tôi không định nhìn chúng, chúng chỉ tự dưng
như thế.
- I looked at the man. (Tôi nhìn vào người đàn ông)
live">Tôi có chủ ý nhìn vào ông ta.
- I watched the bus go through the traffic lights. (Tôi nhìn chiếc xe buýt đi qua
cột đèn giao thông)
live">Tôi có chủ ý nhìn chiếc xe buýt, và nó đang chuyển động.

6. Phân biệt "Person, Persons, People, Peoples"
- Persons : một dạng số nhiều khác của person, có nghĩa trang trọng và thường
được dùng trong văn bản luật, văn bản trịnh trọng, biển báo.

- People :
+ Nghĩa thường gặp là số nhiều của person
+ Còn nghĩa thứ 2 là dân tộc
- Peoples : số nhiều của people khi mang ý nghĩa dân tộc
Ex:
- The police keeps a list of missing persons.
- They are persons who are escaping the punishment.
- The English-speaking peoples share a common language.
- The ancient Egyptians were a fascinating people.
25 TỪ TIẾNG ANH HỮU ÍCH KHI Ở SÂN BAY
Khi đi du lịch nước ngoài, nhiều người bối rối vì vốn tiếng Anh ít ỏi. Tuy nhiên,
ít nhất họ có thể tự mình tìm đường trong sân bay quốc tế bằng 25 từ cơ bản sau
đây.
1. Airlines: Hãng hàng không hoặc nhà vận chuyển như Singapore Airlines,
British Airways
Ví dụ:
- I need to book a flight to Berlin next week. Which airline do you suggest I fly
with? (tôi cần mua vé đến Berlin tuần tới. Theo bạn tôi nên đi với hãng hàng
không nào?)
- The cheapest airline that flies to Germany is Lufthansa. It’s a German carrier.
(Hàng hàng không rẻ nhất bay đến Đức là Lufthansa. Đó là một hãng hàng
không Đức)
2. Arrival: Điểm đến
Ví dụ:
- Jane, I’ll meet you in the arrivals lounge. I’ll be holding a sign to tell you I’m
looking for you. (Jane, tôi sẽ gặp bạn ở sảnh đến. Tôi sẽ cầm một tấm bảng để
bạn biết ai là người đang tìm mình)
3. Board: Lên tàu bay
Ví dụ:
- All passengers on Belle Air flight 2216 must go to the gate. The plane will

begin boarding in 10 minutes. (Tất cả hành khách đi chuyến bay 2216 của hãng
hàng không Belle Air xin mời ra cổng. Máy bay sẽ bắt đầu mở cửa cho khách
lên trong 10 phút nữa)
4. Boarding pass: Thẻ lên tàu, được phát sau khi bạn check-in. Thẻ lên tàu ghi
số hiệu chuyến bay, giờ máy bay cất cánh và số ghế ngồi của bạn.
Ví dụ:
- Sir, this is your boarding pass. You will be boarding at gate 22 at 6.35. (Thưa
ông, đây là thẻ lên tàu. Ông sẽ lên máy bay lúc 6h35 tại cửa số 22)
5. Boarding time: Giờ lên tàu bay
Ví dụ:
- Boarding will begin in approximately 5 minutes. We ask all families with
young children to move to the front of the line (Giờ lên tàu sẽ bắt đầu trong 5
phút nữa. Xin mời các gia đình có con nhỏ di chuyển lên phía trước hàng).
san-bay-2213-1433027416.jpg
6. Book (a ticket): Đặt (vé)
Ví dụ:
- Hi, how can I help you? (Xin chào, tôi có thể giúp gì cho anh)
- I’d like to book a return ticket to Paris, please. (Tôi muốn đặt một vé khứ hồi
đến Paris)
7. Business class: Hạng thương gia, khu vực ghế ngồi phía trên của tàu bay, có
giá vé đắt đỏ hơn hạng thông thường
Ví dụ:
- We’d like to invite all our passengers flying in business class to start boarding
(Xin mời những hành khách ở hạng thương gia bắt đầu lên tàu bay)
8. Carry-on: Xách tay (hành lý). Bạn có thể mang theo một túi hành lý xách tay
nhỏ lên tàu bay, thường có trọng lượng dưới 8kg và kích cỡ theo quy định.
Ví dụ:
- I’m sorry, but your carry on is too heavy. We will have to put it under the plane
with the rest of the luggage. (Tôi xin lỗi, nhưng hành lý xách tay của bạn quá
nặng. Chúng tôi sẽ phải cho túi xuống cùng với những hành lý khác)

9. Check in: Làm thủ tục lên tàu bay. Khi check-in, bạn báo với hãng hàng
không rằng mình đã đến sân bay. Hãng sẽ nhận hành lý và đưa cho bạn thẻ lên
tàu. Khu vực bạn check-in được gọi là quầy check-in.
Ví dụ:
- How many passengers are checking in with you? (Có bao nhiêu hành khách
làm thủ tục cùng bạn?
- It’s a large school group. We have 45 people in our party. (Đây là một nhóm
học sinh lớn, chúng tôi có 45 người).
10. Conveyor belt/carousel/baggage claim: Băng chuyền hành lý/Băng
chuyền/Nơi lấy hành lý. Sau khi chuyến bay của bạn đến nơi, va li và hành lý
ký gửi của bạn sẽ di chuyển trên bằng chuyền hành lý được gọi là "conveyor
belt". Có nơi dùng từ "carousel" hay "baggage claim".
Ví dụ:
- All passengers arriving from New York can pick up their luggage from
carousel 4. (Tất cả hành khách đến từ New York có thể lấy hành lý ở băng
chuyền số 4)
- Customs: Hải quan. Trước khi được cấp phép vào một đất nước, bạn phải đi
qua khu vực hải quan, gặp nhân viên hải quan. Tại đây, họ sẽ xem bạn có mang
thứ gì trái phép vào đất nước của họ hay không, hoặc hỏi những câu như "have
anything to declare (có gì cần khai báo không). Nếu bạn không mang gì trái
phép, chỉ cần trả lời "No".
11. Delayed: bị trễ, bị hoãn chuyến
Ví dụ:
- Ladies and gentlemen, this is an announcement that flight NZ245 has been
delayed. Your new departure time is 2.25. (Thưa quý ông quý bà, đây là thông
báo cho chuyến bay NZ245 đã bị hoãn. Giờ khởi hành mới của các bạn là 2:25).
12. Departures: Ga đi. Khi bạn chuẩn bị lên máy bay, bạn cần đến sảnh đi nơi
bạn sẽ ngồi chờ giờ lên chuyến bay của mình.
Ví dụ:
- All passengers flying to Istanbul are kindly requested to go to the departures

lounge. (Tất cả hành khách đi Istanbul xin mời đến sảnh đi).
13. Economy class: Hạng thường
Ví dụ:
- I’d like to book an economy class ticket to Rome next Friday (Tôi muốn đặt vé
hạng thường đến Roma thứ sáu tới).
14. First class: Khoang hạng nhất. Đây là khu vực đắt nhất trên máy bay, nơi có
chỗ ngồi rộng và dịch vụ tốt nhất.
15. Fragile: Dễ vỡ
Nếu trong hành lý ký gửi của bạn có những thứ đồ có thể vỡ, gãy nếu mạnh tay
trong quá trình vận chuyển, bạn có thể dán nhãn ghi chữ "Fragile" lên trên hành
lý để nhân viên bốc xếp cẩn thận hơn.
16. Gate: Cổng
Tại khu vực sảnh đi, có nhiều cổng khác nhau dẫn đến các chuyến bay khác
nhau.
Ví dụ:
- Can you tell me where flight AZ672 to New York departs from, please? (Bạn
có thể cho tôi biết chuyến bay AZ672 đi New York khởi hành từ đâu không)
- Yes, it leaves from gate A27 (Được, nó đi từ cổng A27)
san-bay-1.jpg
17. Identification (ID): Giấy tờ cá nhân, là thứ để định dạng cá nhân mà nhân
viên ở sân bay muốn xem để chắc chắn người lên chuyến bay là bạn chứ không
phải ai khác. Ở sân bay quốc tế, giấy tờ cá nhân cần mang là hộ chiếu.
18. Liquids: chất lỏng, là mọi thứ ở dạng lỏng như nước, nước hóa, kem nền.
Tất cả các sân bay không cho phép khách hàng mang quá 100 ml chất lỏng lên
máy bay. Tất cả chất lỏng cần được để trong hành lý ký gửi.
19. Long-haul flight: Chuyến bay dài, chỉ những chuyến bay đi khoảng cách xa,
ví dụ bay từ New York đến Sydney.
20. On time: Đúng giờ
Khi đi máy bay, nếu muốn kiểm tra tình trạng chuyến bay bạn có thể nhìn vào
bảng thông báo ở sảnh. Trên bảng, có thông tin về chuyến bay như đúng giờ (on

time) hay hoãn (delayed).
21. One-way: một chiều (vé)
Nếu bạn mua vé một chiều, bạn không quay lại điểm đến nữa. Ngược lại với vé
một chiều là "return ticket" - vé khứ hồi.
22. Oversized baggage/Overweight baggage: Hành lý quá cước, quá cỡ
Mỗi hành khách chỉ được phép mang theo hành lý ký gửi nặng 20 kg trở xuống.
Nếu hành lý nặng hơn hoặc có kích thước lớn hơn quy định, bạn sẽ phải trả
thêm tiền.
Ví dụ:
- I’m sorry madam, but your bag is overweight (Xin lỗi bà, nhưng túi của bà quá
cân).
- By how many kilos? (Quá bao nhiêu kilogam)
- Two (Hai).
- One minute, let me just take a few things out (Xin chờ một phút, để tôi lấy ra
vài thứ).
23. Stopover (layover): Điểm dừng
Nếu đi chuyến bay dài, bạn có thể chọn dừng ở một nước nào đó. Điểm dừng
này gọi là "stopover" hoặc "layover".
24. Travel agent: Đại lý du lịch. Đây là người hoặc công ty giúp bạn lên kế
hoạch chuyến đi và đặt vé máy bay.
Ví dụ:
- I tried looking for a flight online, but I couldn’t book it with my credit card
(Tôi cố đặt vé máy bay online nhưng không thể đặt với thẻ tín dụng của mình).
- You should visit the travel agent in the mall, she is very good and they have
great offers (Bạn nên đến gặp nhân viên đại lý du lịch ở trong khu thương mại.
Cô ấy rất giỏi và có nhiều lựa chọn hấp dẫn.
25. Visa: là loại giấy tờ đặc biệt cấp quyền cho bạn vào một nước nào đó.
Ví dụ:
- Could you tell me if a person from Albania needs a visa to travel to Italy (Một
người từ Albania có cần xin Visa đến Italy không?)

- How long are you going for (Bạn đi bao lâu?)
- 3 weeks (3 tuần).
- No, you don’t require (need) a visa. Albanian citizens can travel up to 3
months without a visa to any EU country (Không, bạn không cần Visa. Công
dân Albania được đi đến bất cứ quốc gia châu Âu nào dưới 3 tháng mà không
cần Visa).
10 CẶP TỪ DỄ GÂY NHẦM LẪN TRONG TIẾNG ANH
1. Bring / Take
Để phân biệt sự khác nhau giữa bring và take thì bạn nên dựa vào hành động
được thực hiện so với vị trí của người nói.
· Bring nghĩa là “to carry to a nearer place from a more distant one.” (mang một
vật, người từ một khoảng cách xa đến gần người nói hơn)
· Take thì trái lại “to carry to a more distant place from a nearer one.” (mang
một vật, người từ vị trí gần người nói ra xa phía người nói.)
Mời các bạn phân biệt qua những ví dụ dưới đây:
· Incorrect: Bring this package to the post office.
· Correct: Take this package to the post office. (Đem gói hàng này đến bưu điện
nhé!)
· Incorrect: I am still waiting for you. Don’t forget to take my book.
· Correct: I am still waiting for you. Don’t forget to bring my book. (Mình vẫn
đang đợi cậu đấy.Đừng quên mang sách đến cho mình nhé!)
2. As / Like
Khi mang nghĩa là giống như, như, like và as gây không ít bối rối cho người
học.
Quy tắc dễ nhớ nhất là chúng ta hay dùng like như là một giới từ chứ không
phải là liên từ. Khi like được dùng như giới từ, thì không có động từ đi sau
like.Nếu có động từ thì chúng ta phải dùng as if.Liên từ as nên dùng để giới
thiệu một mệnh đề.
Hãy xem những ví dụ dưới đây:
· Incorrect: It sounds like he is speaking Spanish.

· Correct: It sounds as if he is speaking Spanish. (Nghe có vẻ như anh ta đang
nói tiếng Tây Ban Nha.)
· Incorrect: John looks as his father.
· Correct: John looks like his father. (Anh ta giống bố anh ta lắm)
· Incorrect: You play the game like you practice.
· Correct: You play the game as you practice. (Cậu chơi trận này hệt như cậu
thực hành nó vậy)
3. Among / Between
Chúng ta dùng between để nói ai đó hoặc vật gì ở giữa 2 người, vật, và among
trong trường ở giữa hơn 2 người, vật.
· Incorrect: The money will be divided between Sam, Bill, and Ted.
· Correct: The money will be divided among Sam, Bill, and Ted. (Tiền sẽ được
chia cho Sam, Bill và Ted.)
4. Farther / Further
Chúng ta dùng farther khi nói đến khoảng cách có thể đo đạc được về mặt địa
lý, trong khi đó further dùng trong những tình huống không thể đo đạc được.
Ví dụ:
It is farther when I go this road. (Mình đi đường này thì sẽ xa hơn.)
I don’t want to discuss it any further. (Mình không muốn bàn về nó sâu hơn.)
You read further in the book for more details. (Để biết thêm chi tiết thì các em
đọc thêm trong sách.)
5. Lay / lie
- Lay có nhiều nghĩa nhưng nghĩa phổ biến là tương đương với cụm từ: put
something down (đặt, để cái gì xuống).
Ví dụ:
Lay your book on the table. Wash the dishes. Come on! (Hãy đặt sách lên trên
bàn.Đi rửa bát.Mau lên nào!)
- Nghĩa khác của Lay là “produce eggs”: đẻ trứng
Ví dụ:
Thousands of turtles drag themselves onto the beach and lay their eggs in the

sand. (Hàng ngàn con rùa kéo nhau lên bãi biển và đẻ trứng trên cát.)
- Lie: nghĩa là “nằm”
Ví dụ:
lie in bed (nằm trên giường)
lay down on the couch. (Nằm trên ghế dài)
lie on a beach (Nằm trên bãi biển)
- Lie còn có nghĩa là speak falsely: nói dối
Ví dụ:
I suspect he lies about his age. (Tôi nghi ngờ là anh ta nói dối về tuổi của anh
ta.)
Lí do mà người học tiếng Anh hay nhầm lẫn giữa lay và lie là bởi dạng quá khứ
và quá khứ phân từ của chúng khá giống nhau.
6. fun/ funny
Cả 2 tính từ trên đều là tính từ mang tính tích cực
- fun: ám chỉ đến điều gì đó thú vị, làm cho người khác thích thú
Ví dụ:
Going to the park with friends is fun. (Đi chơi công viên với bạn bè thật thích
thú.)
- funny: tính từ này dùng để nói điều mà làm chúng ta cười
Ví dụ:
The comedy I saw last night was really funny. I laughed and laughed. (Vở hài
kịch mình xem tối qua thật sự là hài hước. Mình cười và cứ cười thôi.)
7. lose / loose
2 từ này thường gây nhầm lẫn trong ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, chúng mang ý
nghĩa hòan tòan khác nhau.
* “Lose” là động từ thì hiện tại, dạng quá khứ và quá khứ phân từ đều là lost.
Lose có hai nghĩa:
Lose: mất cái gì đó
Ví dụ:
Try not to lose this key, it’s the only one we have. (Cố gắng đừng để mất cái

chìa khóa này, đó là cái duy nhất chúng ta có.)
Lose: thua, bị đánh bại (thường trong thể thao, trận đấu.)
Ví dụ:
I always lose when I play tennis against my sister. She’s too good. (Tôi luôn bị
đánh bại khi chơi tennis với chị gái tôi. Chị ấy quá cừ.)
* “Loose”: là tính từ mang nghĩa “lỏng, rộng, không vừa”, trái nghĩa với “tight”
(chặt)
Ví dụ:
His shirt is too loose because he is so thin. (Áo sơ mi này rộng quá bởi vì anh ta
quá gầy.)
8. advise / advice
Cả hai từ trên nghĩa giống nhau, chỉ khác về mặt từ vựng. Advice là danh từ: lời
khuyên. Advise là động từ: khuyên bảo.
Ví dụ:
She never listens to my advice. (Cô ta không bao giờ nghe lời khuyên của tôi
cả.)
I advise you to spend more time planning projects in the future. (Mình khuyên
cậu nên dành nhiều thời gian để phác thảo dự án cho tương lai.)
9. embarrassed / ashamed
Sự khác biệt giữa hai tính từ trên là ở chỗ tính từ ashamed có tính chất mạnh
hơn, thường dùng trong những tình huống nghiêm trọng.
- Embarrassed: cảm thấy ngượng, bối rối vì hành động mình đã làm hoặc người
khác làm.
Ví dụ:
I felt embarrassed when I fell over in the street. Lots of people saw me fall. My
face turned red. (Mình cảm thấy ngượng khi ngã xuống đường. Rất nhiều người
nhìn mình. Mặt mình cứ đỏ lên.)
- Ashamed: cảm thấy hổ thẹn hoặc là rất xấu hổ về hành động của mình.
Ví dụ:
I am ashamed to tell you that I was arrested by the police for drink-driving.

(Mình thật xấu hổ khi nói với bạn rằng mình bị cảnh sát đuổi vì tội lái xe trong
lúc say rượu.)
10. lend/ borrow
Động từ lend và borrow mặc dù dùng trong tình huống giống nhau, nhưng
chúng lại mang nghĩa ngược nhau.
Lend: đưa cho ai đó mượn cái gì và họ sẽ trả lại cho bạn khi họ dùng xong.
Ví dụ:
I will lend you my car while I am away on holiday. (Mình sẽ cho cậu mượn xe
khi mình đi nghỉ.)
Borrow: mượn cái gì của ai với ý định sẽ trả lại trong thời gian ngắn.
Ví dụ:
Can I borrow your pen, please? (Mình có thể mượn cậu cái bút được không?)
100 CỤM ĐỘNG TỪ QUAN TRỌNG
Trong bài này đã chắt lọc lại 100 phrasal verb cơ bản nhất, quan trọng nhất,
thường gặp nhất cho các bạn dễ học.
Lưu ý: s.o viết tắt cho someone (người nào đó); s.th: viết tắt cho something (cái
gì đó).
Beat one’s self up: tự trách mình (khi dùng, thay one's self bằng mysel, yourself,
himself, herself )
Break down: bị hư
Break in: đột nhập vào nhà
Break up with s.o: chia tay người yêu, cắt đứt quan hệ tình cảm với ai đó
Bring s.th up: đề cập chuyện gì đó
Bring s.o up: nuôi nấng (con cái)
Brush up on s.th: ôn lại
Call for sth: cần cái gì đó; Call for s.o : kêu người nào đó, cho gọi ai đó, yêu cầu
gặp ai đó
Carry out: thực hiện (kế hoạch)
Catch up with s.o: theo kịp ai đó
Check in: làm thủ tục vào khách sạn

Check out: làm thủ tục ra khách sạn
Check sth out: tìm hiểu, khám phá cái gì đó
Clean s.th up: lau chùi
Come across as: có vẻ (chủ ngữ là người)
Come off: tróc ra, sút ra
Come up against s.th: đối mặt với cái gì đó
Come up with: nghĩ ra
Cook up a story: bịa đặt ra 1 câu chuyện
Cool down: làm mát đi, bớt nóng, bình tĩnh lại (chủ ngữ có thể là người hoặc
vật)
Count on s.o: tin cậy vào người nào đó
Cut down on s.th: cắt giảm cái gì đó
Cut off: cắt lìa, cắt trợ giúp tài chính
Do away with s.th: bỏ cái gì đó đi không sử dụng cái gì đó
Do without s.th: chấp nhận không có cái gì đó
Dress up: ăn mặc đẹp
Drop by: ghé qua
Drop s.o off: thả ai xuống xe
End up: có kết cục = wind up
Figure out: suy ra
Find out: tìm ra
Get along/get along with s.o: hợp nhau/hợp với ai
Get in: đi vào
Get off: xuống xe
Get on with s.o: hòa hợp, thuận với ai đó
Get out: cút ra ngoài
Get rid of s.th: bỏ cái gì đó
Get up: thức dậy
Give up s.th: từ bỏ cái gì đó
Go around: đi vòng vòng

Go down: giảm, đi xuống
Go off: reo, nổ (chủ ngữ thường là chuông, bom)
Go on: tiếp tục
Go out: đi ra ngoài, đi chơi
Go up: tăng, đi lên
Grow up: lớn lên
Help s.o out: giúp đỡ ai đó
Hold on: đợi tí
Keep on doing s.th: tiếp tục làm gì đó
Keep up sth: hãy tiếp tục phát huy
Let s.o down: làm ai đó thất vọng
Look after s.o: chăm sóc ai đó
Look around: nhìn xung quanh
Look at sth: nhìn cái gì đó
Look down on s.o: khinh thường ai đó
Look for s.o/s.th: tìm kiếm ai đó/ cái gì đó
Look forward to something/Look forward to doing something: mong mỏi tới sự
kiện nào đó
Look into sth: nghiên cứu cái gì đó, xem xét cái gì đó
Look sth up: tra nghĩa của cái từ gì đó
Look up to s.o: kính trọng, ngưỡng mộ ai đó
Make s.th up: chế ra, bịa đặt ra cái gì đó
Make up one’s mind: quyết định
Move on to s.th: chuyển tiếp sang cái gì đó
Pick s.o up: đón ai đó
Pick s.th up: lượm cái gì đó lên
Put s.o down: hạ thấp ai đó
Put s.o off: làm ai đó mất hứng, không vui
Put s.th off: trì hoãn việc gì đó
Put s.th on: mặc cái gì đó vào

Put sth away: cất cái gì đó đi
Put up with s.o/ s.th: chịu đựng ai đó/ cái gì đó
Run into s.th/ s.o: vô tình gặp được cái gì / ai đó
Run out of s.th: hết cái gì đó
Set s.o up: gài tội ai đó
Set up s.th: thiết lập, thành lập cái gì đó
Settle down: ổn định cuộc sống tại một chỗ nào đó
Show off: khoe khoang
Show up: xuất hiện
Slow down: chậm lại
Speed up: tăng tốc
Stand for: viết tắt cho chữ gì đó
Take away (take sth away from s.o): lấy đi cái gì đó của ai đó
Take off: cất cánh (chủ ngữ là máy bay), trở nên thịnh hành, được ưa chuộng
(chủ ngữ là ý tưởng, sản phẩm )
Take s.th off: cởi cái gì đó
Take up: bắt đầu làm một họat động mới (thể thao, sở thích,môn học)
Talk s.o in to s.th: dụ ai làm cái gì đó
Tell s.o off: la rầy ai đó
Turn around: quay đầu lại
Turn down: vặn nhỏ lại
Turn off: tắt
Turn on: mở
Turn sth/s.o down: từ chối cái gì/ai đó
Turn up: vặn lớn lên
Wake up: (tự) thức dậy Wake s.o up: đánh thức ai dậy
Warm up: khởi động
Wear out: mòn, làm mòn (chủ ngữ là người thì có nghĩa là làm mòn, chủ ngữ là
đồ vật thì có nghĩa là bị mòn)
Work out: tập thể dục, có kết quả tốt đẹp

Work s.th out: suy ra được cái gì đó
TỪ VỰNG VỀ QUẦN ÁO VÀ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
Quần áo:✐
anorak: áo khoác có mũ
apron: tạp dề
baseball cap: mũ lưỡi trai
belt : thắt lưng
blazer : áo khoác nam dạng vét
blouse : áo sơ mi nữ
boots: bốt
bow tie : nơ thắt cổ áo nam
boxer shorts : quần đùi
bra: quần lót nữ
cardigan : áo len cài đằng trước
coat: áo khoác
dinner jacket : com lê đi dự tiệc
dress: váy liền
dressing gown: áo choàng tắm
gloves: găng tay
hat : mũ
high heels (viết tắt của high-heeled shoes) : giày cao gót
jacket: áo khoác ngắn
jeans: quần bò
jumper: áo len
knickers : quần lót nữ
leather jacket : áo khoác da
miniskirt : váy ngắn
nightie (viết tắt của nightdress): váy ngủ
overalls : quần yếm
overcoat : áo măng tô

pullover : áo len chui đầu
pyjamas: bộ đồ ngủ
raincoat : áo mưa
sandals : dép xăng-đan
scarf : khăn
shirt: áo sơ mi
shoelace : dây giày
shoes: giày
pair of shoes: đôi giày
shorts: quần soóc
skirt: chân váy
slippers : dép đi trong nhà
socks: tất
stilettos : giày gót nhọn
stockings: tất dài
suit : bộ com lê nam hoặc bộ vét nữ
sweater : áo len
swimming costume: quần áo bơi
swimming trunks : quần bơi nam
thong : quần lót dây
tie: cà vạt
tights: quần tất
tracksuit : bộ đồ thể thao
trainers: giầy thể thao
trousers : quần dài
pair of trousers : chiếc quần dài
t-shirt: áo phông
underpants : quần lót nam
vest: áo lót ba lỗ
wellingtons: ủng cao su

Đồ dùng cá nhân✐
bracelet : vòng tay
cufflinks : khuy cài măng sét
comb : lược thẳng
earrings: khuyên tai
engagement ring: nhẫn đính hôn
glasses : kính
handbag: túi
handkerchief: khăn tay
hair tie hoặc hair band: dây buộc tóc
hairbrush : lược chùm
keys : chìa khóa
keyring: móc chìa khóa
lighter: bật lửa
lipstick : son môi
makeup: đồ trang điểm
mirror: gương
necklace: vòng cổ
piercing : khuyên
purse : ví nữ
ring : nhẫn
sunglasses: kính râm
umbrella : cái ô
walking stick : gậy đi bộ
wallet : ví nam
watch : đồng hồ
wedding ring: nhẫn cưới
Các từ liên quan khác✐
size: kích cỡ
loose: lỏng

tight : chật
to wear: mặc/đeo
to put on: mặc vào
to take off : cởi ra
to get dressed: mặc đồ
to get undressed: cởi đồ
button : khuy
pocket : túi quần áo
zip: khóa kéo
to tie: thắt/buộc
to untie: tháo/cởi
to do up : kéo khóa/cài cúc
to undo : cởi khóa/cởi cúc
Tips làm bài True/False/Not Given (hoặc Yes/No/Not
Given)
1. Chia câu hỏi thành từng phần nhỏ như Subject/Verb/Object.
Vd: Chiles/come from/ South America.
Sở dĩ chia thành từng phần như vậy là vì dạng bài này chỉ đơn thuần là so sánh
câu hỏi và bài đọc với nhau:
Nếu câu hỏi và bài đọc khớp nhau 100% => True
Nếu câu hỏi và bài đọc có thông tin không khớp hoặc mâu thuẫn nhau => False
Nếu có thông tin nào trong câu hỏi mà bài đọc không đề cập đến => Not Given
Việc tách ra và so sánh từng thành phần trong câu sẽ giúp chúng ta không bỏ sót
bất kỳ thông tin nào dù là nhỏ nhất.
Nếu như chúng ta chỉ so sánh thông tin chính thì rất dễ trả lời sai.Cái bẫy thật sự
nằm ở những thông tin phụ như thời gian, nơi chốn, trạng từ, mà chúng ta
thường chẳng mấy khi để ý.
Vì vậy, hãy so sánh từng thành phần và tập trung chú ý vào những phần nghi
ngờ là có sự khác biệt. Thay vì thấy "hơi hơi giống" thì quất luôn TRUE/YES
nhé!

2. Khi nào trả lời Not Given?
Khi có 1 thông tin, dù là nhỏ nhất, trong câu hỏi có mà bài đọc không có thì ta
trả lời Not Given.
Vd:
Câu hỏi: The Indian revolution/ started from 1942 to 1947/, and India/ finally
got independence/ in 1947.
Bài đọc: The Indian revolution started in 1942, and India finally got
independence in 1947.
So sánh từng phần ta thấy thông tin gần như khớp nhau. Tuy nhiên, trong câu
hỏi là "started from 1942 to 1947", còn trong bài đọc là "started in 1942". Bởi vì
họ giành được độc lập vào 1947 thì có thể đoán là họ đã đấu tranh suốt từ 1942
đến 1947. Tuy nhiên, đây chỉ là SUY ĐOÁN của chúng ta, không được ghi
trong bài đọc. Vì vậy, câu trả lời phải là NOT GIVEN.
Một ví dụ khác:
Câu hỏi: There was/ a rapid increase/ in motorbike sales /over the period.
Bài đọc: Motorbike sales rose over the period.
So sánh từng phần ta thấy có khác biệt ở chữ rapid. Bài đọc không có thông tin
này => NOT GIVEN.
3. Không dựa vào suy đoán, kiến thức cá nhân để trả lời.
Ngay cả khi câu hỏi có vẻ rất hiển nhiên như "Mặt trời mọc đằng Đông." thì
chúng ta cũng không được trả lời TRUE khi chưa so sánh cẩn thận với bài đọc.
4. Khi bắt gặp những loại từ sau đây trong câu hỏi, bạn phải hết sức cẩn thận:
- Adverbs of Frequency (usually, often, sometimes,…)
- Adverbs of Possibility (probably, likely…)
- Quantifiers (some, many…)
- Modal Verbs (can, should, must…)
- Các từ quá rộng hoặc quá hẹp như Everybody/ Nobody/rarely/little/
Đây là 1 số tips mình học được từ các thầy cô và cũng thông qua kinh nghiệm
xương máu của bản thân. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho cả nhà. Dạng bài này
thật ra không khó chút nào hết nếu chúng ta biết cách làm khoa học.

Bí quyết đạt IELTS 8.0 của Minh Sơn
Bên dưới những chia sẻ rất hữu ích của Vũ Minh Sơn, người đã đạt IELTS
“overall” 8.0.
1. Xác định lại mục tiêu
Theo Sơn, trước khi ôn luyện, bạn cần hỏi mình xem có thực sự đang cần
IELTS hay một bằng cấp khác (chẳng hạn TOEIC). Ngoài ra, bạn cũng phải biết
mức điểm mà mình mong muốn nhận được. Để có được câu trả lời, bạn sẽ phải
nhìn nhận lại trình độ tiếng Anh của mình. Cá nhân Sơn đã chỉ được 2.5 – 3.0
khi kiểm tra như vậy, và bạn ấy đã đặt ra cho mình mục tiêu 7.0 để đi du học.
Đặc biệt, Sơn cũng đã xác định sẽ có thể thi đi thi lại 2-3 lần trong vòng một
năm để đạt được số điểm mong muốn.
2. Hiểu rõ về cấu trúc bài thi
Bạn không nên lao vào các sách luyện kỹ năng mà hãy đọc sách về lý thuyết
hoặc cấu trúc một bài thi IELTS. Cần hiểu cách sắp xếp các mô-đun trong từng
bài viết, làm quen với các dạng câu hỏi để “rào trước” những gì mình sẽ gặp
phải. Để làm điều này, bạn có thể tự “google” hoặc vào trang www.ielts.org
3. Sưu tập tài liệu

×