Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO QUA LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO
QUA LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Sinh viên thực hiện : Hoàng Linh
MSHV : CH1201041
Lớp : CH07
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013
Mục lục
Lời mở đầu 2
I. Quá trình tiến hoá của chiếc điện thoại: 1
1. Những chiếc điện thoại đầu tiên ra đời: 1
2. Sự bùng nổ của điện thoại di động: 3
3. Sự xuất hiện của điện thoại thông minh – smartphone: 13
II. Những mẫu thiết kế điện thoại di động sáng tạo cho tương lai 18
1. Điện thoại đeo tay: 18
2. Điện thoại dẻo: 19
3. Các thiết kế khác: 20
III. Kết luận 22
Tài liệu tham khảo: 1
Lời mở đầu
Trong cuộc đời con người phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải giải quyết và phải đưa
ra quyết định. Chúng ta phải suy nghĩ xem phải làm gì để giải quyết và làm như thế nào.
Khi đó con người dần dần tích lũy được vốn kiến thức cho bản thân, hay còn gọi là kinh
nghiệm. Từ đó, người ta tổng hợp, rút ra những “bí quyết”, “mẹo” giúp giải quyết các vấn đề
trong lĩnh vực đó nhanh hơn, hiệu quả hơn so với phương pháp trước. Những kinh nghiệm,
“bí quyết”, “mẹo” đó được gọi là các thủ thuật (thủ pháp) sáng tạo. Các phương pháp sáng
tạo ngày càng được chuẩn hóa và áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực phát triển của con
người.


Trong khoảng thời gian vài năm gần đây, công nghệ trên điện thoại di động đã phát triển
với tốc độ chóng mặt, cung cấp cho người dùng nhiều khả năng mà cách đây hai, ba chục
năm chỉ có trên phim khoa học viễn tưởng. Biên giới giữa chiếc điện thoại nhỏ bé và chiếc
PC cồng kềnh đang ngày càng bị xóa nhòa, quả thật khó có thể tưởng tượng trong tương lai
tới điện thoại di động sẽ ra sao? Tuy nhiên, nhìn lại quá khứ, ít ai còn nhớ tới cái thời điện
thoại di động giống y như những "cục gạch" thô kệch, nhưng lại khiến nhiều người mê mẩn,
với giá lên tới vài ngàn USD.
Bài tiểu luận này điểm lại những ý tưởng, những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử hơn 40
năm qua của điện thoại di động, cùng với việc phân tích các nguyên tắc sáng tạo khoa học để
từ đó có cái nhìn kỹ hơn về sự "tiến hóa" thú vị này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy GS.TSKH Hoàng Kiếm, người đã tận
tình truyền đạt kiến thức, giúp cho em hoàn thành tiểu luận này. Thầy đã tạo cơ sở tiền đề
cho em nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn
Trong quá trình tìm hiểu cũng như kiến thức và tài liệu còn nhiều hạn chế nên bài viết
còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài viết được hoàn chỉnh
hơn.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I. Quá trình tiến hoá của chiếc điện thoại:
Lịch sử của chiếc điện thoại là một quá trình phát triển lâu dài với nhiều cột
mốc đáng ghi nhớ ghi dấu sự “lột xác” ngoạn mục của thứ vật dụng thiết yếu này
với những tính năng mới ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong quá trình tiến hóa này, rất nhiều những phương pháp, phát minh, sáng
tạo khoa học đã sinh sôi nảy nở về mặt thiết kế, chức năng và rất rất nhiều những
ứng dụng khác để tạo nên chiếc điện thoại thông minh ngày nay.
1. Những chiếc điện thoại đầu tiên ra đời:
Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell
và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại
ngắn ngủi : “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh
dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc.
Vào thời bấy giờ, nó thực sự là một bước tiến công nghệ đột phá, là kết quả

của một sự nỗ lực nghiên cứu tìm tòi ra một phương thức liên lạc mới thay thế
cho loại máy điện báo thô sơ thường được sử dụng trước đó. Ý tưởng về chiếc
máy điện thoại đã được đem ra tranh luận từ năm 1844 nhưng phải hơn 30 năm
sau, người ta mới biến được giấc mơ đó trở thành hiện thực.
Tổng đài điện thoại đầu tiên được đi vào hoạt động là tại New Haven, bang
Connecticut, Mỹ. Vào ngày 21/2/1878, cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên trên thế
giới được xuất bản bởi công ty điện thoại New Haven với 1 trang duy nhất liệt kê
tên của 50 người đã quyên góp cho công ty nhưng không hề
có một số điện thoại nào kèm theo. Nó chủ yếu được dùng để ghi nhận công lao
của những nhà tài trợ, hoàn toàn khác xa với mục đích tra cứu của những cuốn sổ
danh bạ mà ngày nay chúng ta vẫn dùng.
Cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Những chiếc điện thoại thời kỳ đầu chỉ để dành cho những người giàu có sử
dụng và hiếm thấy có những thiết kế đa dạng mà hầu hết đều rất kiểu cách và cầu
kì với nét đặc trưng là có 2 đầu: một ống nói và ống nghe.
Những chiếc điện thoại đầu tiên
Chiếc bốt điện thoại khi mới ra đời đã từng được xem là một xu hướng trong
tương lai khi mà chúng giúp bạn có thể gọi cho bất cứ ai khi đi trên
đường. Tuy nhiên, sự “lên ngôi” của nó thì rất mau chóng rồi lại vụt tắt
"bất thình lình" và ngày nay nó được dùng như một biểu tượng nhiều hơn là 1 vật
hữu dụng. Rất có thể các thế hệ tiếp theo của chúng ta sẽ chỉ còn được nhìn thấy
những chiếc bốt điện thoại trên tivi hay trong những bộ phim mà thôi.
Bốt điện thoại ngày trước
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Khi các mẫu điện thoại tiến gần hơn tới “mốc” di động, chúng đã dần trở nên
nhỏ gọn hơn để có thể gắn vào trong xe và thực sự trở nên tiện ích rất nhiều với
người sử dụng. Có thể là bây giờ, chúng ta nhìn lại thì điện thoại được “tích

hợp” trong xe chỉ là một thứ công nghệ thô sơ, lạc hậu vô cùng nhưng
vào thời kì đó, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ.
Điện thoại trong xe
* Nhận xét: Người ta đã vận dụng một số nguyên tắc sáng tạo trong thiết kế chiếc
điện thoại đầu tiên:
− Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng
dùng cho các hoạt động kế cận. Kết hợp ống nói và ống nghe vào trong cùng
một thiết bị để tạo nên chiếc điện thoại. Điện thoại được tích hợp vào ô tô để
có thể tiện liên lạc.
− Nguyên tắc chuyển sang chiều khác: Mỗi khi người ở bên đầu dây kia sử
dụng ống nói, bên này sẽ chuyển sang sử dụng ống nghe và ngược lại.
− Nguyên tắc chứa trong: Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và
bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba, Điện thoại được đặt trong bốt điện
thoại, trong xe.
2. Sự bùng nổ của điện thoại di động:
Chiếc điện thoại đầu tiên được cho là “di động” được quảng cáo vào năm
1967 với tên gọi là “Carry phone” đánh dấu một bước tiến gần hơn đến mẫu điện
thoại di động nguyên bản. Mang danh là di động nhưng việc sử dụng nó thì vô
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
cùng bất tiện khi người ta cứ phải vác “kè kè” bên mình một chiếc hộp máy to
sụ nặng tới 4,5 kg. Giá thành lại rất cao nên nó hầu như không được phổ biến
rộng rãi cho đến khi phiên bản nhỏ gọn của nó được tung ra thị trường.
Điện thoại di động sơ khai
Năm 1973 đánh dấu sự xuất hiện của chiếc điện thoại di động đầu tiên trên
thế giới. Ngày 3/4 cách đây 40 năm ghi dấu cuộc gọi đầu tiên được thực hiện từ
điện thoại di động, đánh dấu sự xuất hiện của một trong những thiết bị công nghệ
quan trọng và phổ biến nhất thế giới hiện nay. Cuộc gọi được thực hiện bởi
Martin Cooper, một nhà phát minh tiên phong làm việc cho Motorola, được thực
hiện từ New York. Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi đến cho một kỹ sư khác

của hãng công nghệ đối thủ, với mục đích để khoe về thành tích mà mình và
Motorola vừa đạt được, vì Motorola đã giành chiến thắng trong việc xây dựng
thành công chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới.
Martin Cooper và chiếc điện thoại di động đầu tiên
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Trên thực tế, nhiều người, ngay cả các nhân viên làm việc tại Motorola cũng
không tin rằng điện thoại di động có thể trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ
biến. Tuy nhiên Cooper và các đồng sự trong nhóm phát triển của mình không tin
như vậy, và ông đã đúng. 10 năm sau cuộc gọi lịch sử đầu tiên, chiếc điện thoại di
động của Motorola đã xuất hiện trên thị trường với giá bán lẻ lên đến gần 4.000
USD.
* Nhận xét: Qua việc chiếc điện thoại di động đầu tiên, người ta đã vận dụng một số
nguyên tắc sáng tạo:
− Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng
dùng cho các hoạt động kế cận. Kết hợp ống nói, ống nghe, các thiết bị truyền
vào trong cùng một thiết bị để tạo nên chiếc điện thoại có thể mang đi được.
− Nguyên tắc chứa trong: Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và
bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba, Ống nghe, ống nói, nút bấm và ăng
ten thu sóng được chứa trong 1 chiếc hộp nhỏ.
− Nguyên tắc tự phục vụ: Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các
thao tác phụ trợ, sửa chữa. Chiếc điện thoại di động sử dụng pin để tự cung
cấp nguồn năng lượng cho nó.
Năm 1995 điện thoại di động vẫn còn kích thước lớn và ăng ten khá dài. Nó
trông có vẻ lạc hậu nhưng tại thời điểm đó, nó thực sự đã tạo ra cơn sốt.
Điện thoại năm 1995
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Năm 1996, điện thoại di động được thiết kế nhỏ hơn và dễ nhìn hơn trước.
Ăng ten ngắn hơn và thiết kế được nâng cấp. Hình dưới là mẫu điện thoại Nokia

9000 rất nổi tiếng tại thời điểm đó.
Nokia 9000
Năm 1997 ăng ten đã hoàn toàn biến mất khỏi điện thoại, đem đến một cái
nhìn được cải thiện hơn trước. Cải tiến này cũng làm tiết kiệm không gian và
đánh dấu bước đầu điện thoại di động sử dụng ăng ten lắp bên trong máy.
.
Mẫu điện thoại năm 1997 của telco AT&T
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Chiếc điện thoại di động được trang bị máy ảnh đầu tiên được tạo ra bởi
Phillippe Kahn, một nhà sáng chế người Pháp. Kahn đã chụp bức ảnh đầu tiên từ
điện thoại di động vào ngày 11/6/1997, về bé gái mới sinh của mình có tên
Sophie.
* Nhận xét: Từ mẫu điện thoại năm 1995 sang mẫu điện thoại năm 1997, người ta
đã vận dụng một số nguyên tắc sáng tạo sau:
− Nguyên tắc chứa trong: Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và
bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba, Chiếc ăng ten cồng kềnh đã được
đưa vào bên trong thân máy điện thoại, làm máy trông gọn gàng hơn.
− Nguyên tắc đồng nhất: Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước,
phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với
vật liệu chế tạo đối tượng cho trước .
− Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng
dùng cho các hoạt động kế cận. Tích hợp máy ảnh vào điện thoại.
Mặc dù ăng ten đã được loại bỏ khỏi điện thoại di động, đâu đó vẫn còn một
vài mẫu điện thoại dữ lại chúng và thay đổi màu sắc từ màu đen sang những màu
sắc sặc sỡ hơn. Hình dưới là dòng điện thoại Nokia 5110 được tung ra vào năm
1998 và có sẵn nhiều màu sắc sặc sỡ để có thể lựa chọn.
Điện thoại Nokia 5110 năm 1998
Năm 1999, điện thoại di động được thiết kế gọn nhẹ hơn. Hình dưới là điện
thoại Nokia 3210, có màu sắc nổi bật, ăng ten trong và giao diện tốt hơn trong

một khối nhỏ hơn so với những điện thoại trước.
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Nokia 3210 năm 1999
* Nhận xét: Thiết kế điện thoại năm 1998 và 1999 đã vận dụng một số nguyên tắc
sáng tạo sau:
− Nguyên tắc đảo ngược: Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động
ngược lại. Chiếc ăng ten thay vì giấu bên trong lại được đưa ra ngoài.
− Nguyên tắc biến hại thành lợi: Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ : tác
động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. Chiếc ăng ten đặt
bên ngoài gây cồng kềnh, nhưng đã được thu gọn để tạo nên một thiết kế lạ
mắt, thu hút người dùng.
− Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng
dùng cho các hoạt động kế cận. Tích hợp máy ảnh vào điện thoại.
− Nguyên tắc thay đổi màu sắc: Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi
trường bên ngoài. Điện thoại có nhiều màu sắc để có thể thay đổi tùy theo thị
hiếu người dùng.
Năm 2000, chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng đầu tiên trên thế giới xuất
hiện. Mặc dù nó không được trang bị công nghệ màn hình cảm ứng tiên tiến như
ngày nay, nhưng tại thời điểm đó, nó thực sự đã tạo nên một cơn sốt và đưa ra
một công nghệ đầy hứa hẹn. Hình dưới là chiếc điện thoại Motorola với màn hình
cảm ứng đen trắng đơn giản, cho phép tiếp cận các chức năng mới dễ dàng hơn
trước.
Chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên trên thế giới
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Năm 2001 cho ra đời chiếc điện thoại hiển thị đơn sắc đầu tiên trên thế giới,
và với điều này, chúng ta đã nói lời tạm biệt tới màn hình chỉ một màu đen nhàm
chán cũ kỹ. Hình ảnh dưới là chiếc điện thoại Nokia 8250, với một màu hiển thị,
màn hình nền không còn là nền xám như trước nữa, nó có hình nền với các màu

sắc khác nhau như màu xanh, với thiết kế gọn nhẹ làm cho chiếc điện thoại trở
thành sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi người.
Điện thoại Nokia 8250
Năm 2002, công nghệ đã tạo nên một sự thay đổi lớn khác trong lịch sử phát
triển điện thoại di động, điện thoại hiển thị đầy đủ màu sắc và được trang bị
camera, tạo ra điện thoại có camera đầu tiên trên thế giới. Chiếc Nokia 7650 đưa
ra ở đây ở dạng nắp trượt, hiển thị nhiều màu sắc và trang bị camera 0.3MP cho
phép chụp hình khi đang chuyển động.
Điện thoại Nokia 7650
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Năm 3003, điện thoại vỏ sò giống như chiếc Samsung S300 được giới thiệu.
Điện thoại không còn bị giới hạn trong một màn hình đơn. Mẫu điện thoại này có
một màn hình nhỏ ở bên ngoài để thông báo cuộc gọi và tin nhắn mới tới, và một
màn hình lớn ở bên trong để người dùng soạn tin nhắn, và hiển thị các chức năng
của điện thoại.
Samsung S300
* Nhận xét: Các mẫu điện thoại năm 2000 đên 2003 đã vận dụng một số nguyên tắc
sáng tạo sau:
− Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ
trường trong tương tác với đối tượng. Chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên do
Motorola đã sử dụng sơ đồ cơ học khác biệt để có thể tương tác bằng cảm
ứng.
− Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng
dùng cho các hoạt động kế cận. Nokia đã tích hợp camera vào điện thoại của
mình để có thêm chức năng chụp ảnh
− Nguyên tắc thay đổi màu sắc: Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi
trường bên ngoài. Điện thoại có nhiều màu sắc để có thể thay đổi tùy theo thị
hiếu người dùng.
Năm 2004 đánh dấu một bước tiến mới bằng chiếc điện thoại mỏng nhất mọi

thời đại, được tạo ra bởi Motorola. Hình dưới là chiếc điện thoại Motorola V3,
trong lớp vỏ bọc kính của nó tạo nên một vẻ đẹp bắt mắt, một kiểu dảng mỏng,
màn hình kép, camera VGA và rất nhiều tính năng thú vị khác. Điện thoại di động
đã đi một quãng đường dài từ kiểu dáng thô kệch như “viên gạch” tới kiểu dáng
bóng bẩy, mỏng nhẹ để có thể vừa với túi áo sơ mi. Chắc chắn rằng chúng ta đã
đạt dược một đỉnh cao trong quá trình tiến hóa của điện thoại.
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Motorola V3
Năm 2005, Sony công bố chiếc điện thoại Walkman đầu tiên, và W800i đã
thực sự là chiếc điện thoại tuyệt vời cuối cùng của dòng này. Chiếc Sony W800i
được thiết kế tập trung cho việc tận hưởng âm nhạc tuyệt vời với những nút bấm
chuyên dụng cho để nghe nhạc, hỗ trợ thẻ nhớ, tiện ích tuyệt vời cho việc thưởng
thức âm nhạc ở bất cứ khi nào ở nơi đâu. Và tất nhiên nó có đầy đủ các chức năng
của một chiếc điện thoại di động.
Sony W800i
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Năm 2006, điện thoại di động được chuyển sang thành một tiện ích mang
phong cách. Nó bắt đầu vai trò mới của mình là một phụ kiện tạo nên cá tính của
chủ sở hữu, là đại diện cho những gì xác định những sở thích của chủ sở hữu,
thích hay không thích. Chiếc LG Chocolate là một ví dụ điển hình của việc làm
thế nào các nhà thiết kê đưa phong cách vào mặt trước của thiết kế điện thoại di
động.
LG Chocolate
* Nhận xét: Các mẫu điện thoại năm 2004 đên 2006 sử dụng các nguyên tắc sáng
tạo sau:
− Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Chuyển các trường đứng yên sang chuyển
động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất
sang có cấu trúc nhất định. Điện thoại của Motorola và LG đã thay đổi các

kết cấu để có thể gập đôi hoặc trượt lên xuống.
− Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng
dùng cho các hoạt động kế cận. Sony đã thành công trong việc kết hợp điện
thoại với chiếc máy nghe nhạc đỉnh.
− Nguyên tắc thay đổi màu sắc: Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi
trường bên ngoài. LG đã sử dụng thiết kế mới với màu sắc bóng bẩy để làm
điện thoại mang phong cách riêng.
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
3. Sự xuất hiện của điện thoại thông minh – smartphone:
Năm 1999: Ericsson R380 - điện thoại thông minh đầu tiên chính thức trình
làng. Người sử dụng R380 không cần phải mang theo nhiều thiết bị di động, bởi
vì tất cả các thiết bị này đều được gói gọn trong chiếc điện thoại di động nhỏ bé
này. Được kết nối quốc tế trên hơn 120 nước tại 5 châu lục thông qua dịch vụ
WAP cung cấp thông tin Internet. Bằng chiếc điện thoại di động này bạn có thể
liên lạc và điều hành công việc ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào. Với một
màn hình cảm ứng và đồ họa phong phú, cung cấp nhiều kỹ năng tổ chức cá nhân
và liên lạc, cùng dịch vụ WAP trên R380 giúp người sử dụng nhận hoặc gửi thư
điện tử, hay truy cập vào những trang Web mình yêu thích để biết những thông
tin về dự báo thời tiết, thông tin về những chuyến bay hay cập nhật thông tin về
cuộc sống như bản tin thể thao, tin giao thông R380 sử dụng hệ điều hành
Symbian, một hệ điều hành được thiết kế riêng cho các thiết bị thông tin không
dây.
R380 - điện thoại thông minh đầu tiên
Năm 2002: Giới thiệu BlackBerry 5810 - Email & tính năng lướt web.
BlackBerry vào thị trường không dây (smartphone) với thiết bị 5810 có thể gửi
email và cho phép người dùng lướt Internet. Trước khi RIM trình làng dòng điện
thoại mới chạy hệ điều hành BlackBerry 10, chuyên gia về thiết bị di động Sascha
Segan đã điểm lại những mẫu máy mang tính bước ngoặt của hãng này, đánh dấu
một số thay đổi nào đó về tính năng và thiết kế chứ không nhất thiết là các sản

phẩm thành công nhất, giống như Z10 là điện thoại BlackBerry 10 đầu tiên nhưng
chưa chắc là thiết bị chạy hệ điều hành này được ưa chuộng nhất để người dùng
dễ so sánh BlackBerry 2013 sẽ có những khác biệt gì so với trước đây.
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
BlackBerry 5810
Năm 2007: iPhone của Apple với màn hình cảm ứng trở thành một
smartphone đích thực. Đó là một thiết bị giống như iPod ngoại trừ chức năng gọi
điện, chụp ảnh và duyệt Internet. Apple không hẳn là công ty smartphone đi tiên
phong cũng không phải là công ty duy nhất sở hữu thiết kế màn hình cảm ứng đa
điểm. Nhưng bằng cách kết hợp các tính năng, nhà táo đã tạo nên một smartphone
“đích thực” cung cấp nhiều cách thức giao tiếp hơn so với những điện thoại thông
thường.
Theo nghĩa đen cái tên iPhone có nghĩa là trung tâm truyền thông di động.
Các thế hệ sau của iPhone ngày càng hiện đại hơn, sự phô trương của sản phẩm
dường như tăng qua từng phiên bản. Gần đây nhất, thế hệ thứ 6 được trình làng
vào ngày 12 tháng 9 năm 2012 mang tên iPhone 5 vẫn giữ vị trí là một trong
những smartphone được săn đón nhất trên thế giới.
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Smartphone thực sự đầu tiên - iPhone
Năm 2008 - 2012: Android chiếm lĩnh thị trường điện thoại thông minh. Điện
thoại Android được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2008 và sau
đó nhanh chóng trở hành hệ điều hành di động thống trị thay thế Symbian. Năm
2010, số lượng các thiết bị Android bán ra đã lớn hơn số thiết bị của Apple và
Symbian cộng lại. Hiện nay, nền tảng Android quy tụ đến hơn 500.000 thiết bị
đang sử dụng trên toàn thế giới. Có thể Android sẽ còn phải gặp nhiều khó khăn
từ sau vụ kiện lịch sử giữa Apple và Samsung nhưng không thể phủ nhận rằng hệ
điều hành của Google vẫn tiếp tục là nền tảng được nhiều người dùng ưa chuộng
nhất.

SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Samsung Galaxy SII
Năm 2013: Trào lưu điện thoại Windows 8. Windows 8, điện thoại di động
tích hợp điện toán đám mây lưu trữ từ xa kết hợp với các dịch vụ tiết kiệm “hóa
đơn tổng thể” của bạn. Mục đích là để giữ cho dữ liệu của bạn được đồng bộ hóa
giữa điện thoại di động Windows 8, điện toán đám mây và máy tính / máy
chủ.Theo dự đoán của các chuyên gia công nghệ thì có lẽ năm 2013 là năm trào
lưu của điện thoại Windows 8.
Điện thoại Lumia với window phone 7
* Nhận xét: Điện thoại thông minh phát triển một cách nhảy vọt như ngày nay là
nhờ dựa vào các phương pháp sáng tạo sau:
− Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Điện thoại thông minh đã thay đổi sơ đồ
cơ học để có thể tương tác bằng cảm ứng, gia tốc, cảm ứng định vị,
− Nguyên tắc kết hợp: Smart phone là sự kết hợp của điện thoại, máy nghe
nhạc, máy quay phim, thiết bị giải trí, học tập, và nhiều công cụ khác.
− Nguyên tắc vạn năng: Được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm ứng,
camera, GPS, network, smartphone thực sự trở thành một công cụ đa năng
và nhiều tiện lợi cho người dùng. Nó sử dụng hệ điều hành và cung cấp các
công cụ phát triển nên các lập trình viên có thể tự do sáng tạo tạo ra những
ứng dụng với những tính năng phong phú.
− Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”: Google đã vận dụng thành công nguyên tắc
này để giúp cho những smartphone chạy android của mình trở nên phổ biến
rộng rãi và được nhiều người ưa chuộng. Đây là chiến lược chủ yếu giúp cho
android đã vượt qua nhiều đối thủ smartphone khác để trở thành hệ điều hành
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
di động phổ biến nhất.
− Nguyên tắc “vượt nhanh”: sự ra đời của smartphone thực sự là bước tiến rất
lớn trong ngành công nghiệp di động, nó làm thay đổi rất lớn thói quen của

người dùng từ việc liên lạc, giải trí, học tập,
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
II. Những mẫu thiết kế điện thoại di động sáng tạo cho tương lai
Dù mới chỉ là ý tưởng của giới thiết kế, các thiết bị liên lạc trong suốt, đeo trên cổ
tay, uốn đẻo thành mọi hình dáng, mang vẻ đẹp của màn đêm mở ra một thế
giới số lạ lùng nhưng hấp dẫn. Áp dụng nhiều nguyên tắc sáng tạo như: Nguyên
tắc kết hợp, nguyên tắc cầu (tròn) hóa, nguyên tắc linh động, sử dụng vỏ dẻo và
màng mỏng, thay đổi kêt cấu cơ học, các hãng sản xuất di động nổi tiếng đã
đưa ra những mẫu thiết kế tương lại cực kỳ lạ mắt và hữu dụng.
1. Điện thoại đeo tay:
Chiếc điện thoại này được thiết kế như chiếc đồng hồ, có thể deo vào cổ tay.
Khi chiếc vòng kỹ thuật số này nhận được tin nhắn, nó sẽ rung lên để báo. Muốn
đọc tin, người dùng ấn nhẹ vào nút giống hình viên kim cương. Ngoài ra, người ta
có thể nghe nhạc bằng tính năng MP3 tích hợp trong thiết bị.
Điện thoại có thể đeo vào tay
Được thiết kế để đeo trên cổ tay, chiếc điện thoại kỳ lạ của BenQ có phím
Yes - No ngay mặt ngoài để người dùng giơ tay lên trò chuyện.
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
“Con rắn” của BenQ-Siemens
2. Điện thoại dẻo:
Được làm bằng vật liệu mềm, điện thoại này có thể đeo trên tay, dán vào đai
lưng hoặc uốn thành mọi hình dáng mà người dùng muốn.
Mẫu NEC Tag
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Mẫu điện thoại của Nokia CLIPit: Với thiết kế vật liệu đặc biệt có thể xếp lại
gọn gàng như một chiếc hộp nhỏ. Khi ở dạng hộp nhỏ, các phím bấm cảm ứng
xuất hiện ở mặ ngoài của chiếc hộp, cho phép gọi điện, nhắn tin, nghe nhạc như

điện thoại thông thường. Khi mở ra, nó có kích thước như một cái khăn tay, đó là
một màn hình cảm ứng lớn cho phép thực hiện nhiều thao tác như lướt web, xem
phim, soạn văn bản, tiện lợi và thoải mái
Nokia CLIPit
3. Các thiết kế khác:
Điện thoại thủy tinh trong suốt: giống như chiếc smartphone cảm ứng thông
thường, nhưng được làm bằng vật liệu trong suốt, cho phép nhìn xuyên qua điện
thoại. Hình ảnh và chữ hiển thị trên điện thoại nhờ chiếu lazer và các hiệu ứng
ánh sáng. Ngoài ra, chiếc điện thoại này còn tích hop chức năng nhận dạng tiếng
nói để đọc số liên lạc, cảm ứng hơi nước để chuyển các chế độ, đồng thời dự báo
thời tiết,
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm

Glass Window Phone
Điện thoại nổi cho người mù: Điện thoại được thiết kế dành riêng cho người
mù nên không cần màn hình, bàn phím to và các số được thay bằng các chấm nổi
để có thể sờ và cảm nhận được số bấm. Vỏ máy cũng được thiết kế bằng cao su,
nhựa cao cấp để có cảm giác hơn và tránh mồ hôi, máy có kiểu dáng trang nhã và
bắt mắt.
Điện thoại dành riêng cho người mù
SVTH: HOÀNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
III.Kết luận
Ngày nay, sau 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã trở nên phổ
biến và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc,
hiện có khoảng 6 tỷ thuê bao di động trên toàn cầu, và ngày càng nhiều người
dùng chuyển từ các điện thoại cơ bản sang smartphone. Ước tính hiện có khoảng
1 tỷ smartphone được sử dụng trên toàn thế giới. Có lẽ ngay cả Martin Cooper
cũng khó có thể tin rằng từ “cục gạch” đầu tiên mà mình sử dụng, điện thoại di

động đã có những sự thay đổi đáng kinh ngạc chỉ trong 40 năm qua.
Những con số thống kê thú vị về loại thiết bị thông minh này:
- Hiện nay, toàn thế giới có khoảng 4 tỉ người sử dụng điện thoại di động.
Trong đó có 1,08 tỉ người sử dụng smartphone, còn 3,05 tỉ người sử dụng các loại
điện thoại cơ bản (nghe, gọi và nhắn tin). Trong đó, có đến khoản 950 triệu người
sử dụng các loại điện thoại không có chức năng nhắn tin.
- Trung bình, mỗi ngày, một người Mỹ sử dụng 2,7 giờ đồng hồ để truy cập
các mạng xã hội thông qua điện thoại di động. Khoảng thời gian này nhiều gấp 2
lần số thời gian mỗi người Mỹ bỏ ra cho bữa ăn trong ngày, và dài bằng 1/3 độ
dài giấc ngủ trung bình mỗi đêm.
- Theo thống kê, 61% người sử dụng điện thoại di động để chơi game, 55%
để theo dõi tình hình thời tiết, 50% sử dụng để tìm kiếm và dò bản đồ, 49% sử
dụng để truy cập mạng xã hội, 42% dùng để nghe nhạc, 36% theo dõi tin tức,
33% dùng để xem phim…
- Hiện nay, có đến 91% lượng truy cập vào các mạng xã hội đến từ các thiết
bị di động, nhiều hơn so với 79% lượng truy cập đến từ máy tính cá nhân.
Việc phân tích, nghiên cứu quá trình phát triển của điện thoại giúp ta hiểu rõ
quá trình tiến hóa của nó, giúp ta có cái nhìn tổng quan về điện thoại, đưa ra
những nhận định cho tương lai và trên hết là những ý tưởng sáng tạo nhằm tận
dụng tối đa sức mạnh của chúng, giúp thiết bị này trở nên ngày càng hữu dụng và
đem lại những lợi ích to lớn cho con người.
SVTH: HOÀNG LINH

×