Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật ở vùng hồ quan sơn, huyện mỹ đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 145 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này, trước tiên, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Huấn – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp
đỡ và chỉ dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học,
đặc biệt là các thầy cô giáo trong Phòng Thí nghiệm Sinh Thái học và Sinh học môi
trường, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như đã có những nhận xét và chỉ dẫn quý báu, cung cấp những tài liệu
cần thiết giúp em hoàn thành nghiên cứu này.
Trong suốt quá trình thực địa tại khu vực hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà
Nội, em đã được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân các xã Hợp Tiến,
Hồng Sơn, Tuy Lai, Thượng Lâm; nhân dân địa phương và đặc biệt là các cán bộ,
công nhân thuộc Công ty cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn. Nhân dịp này, em
xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với những sự giúp đỡ quý báu ấy.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình và bạn bè,
những người đã luôn ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên


Mạc Thị Phƣơng Thảo
ii

Mục lục


LỜI CẢM ƠN i
MỞ ĐẦU 1
1. Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU 3
1.1 Đa dạng sinh học 3
1.1.1 Định nghĩa và vai trò của đa dạng sinh học 3
1.1.2 Đa dạng sinh học và sự biến động đa dạng sinh học ở Việt Nam 5
1.2 Tài nguyên sinh vật 8
1.2.1 Định nghĩa tài nguyên sinh vật 8
1.2.2 Sự suy giảm tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam 8
1.2.3 Những yếu tố tác động đến tài nguyên sinh vật 9
1.3 Phát triển bền vững 14
1.3.1 Quan điểm về phát triển bền vững 14
1.3.2 Căn cứ và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển bền vững 16
1.4 Khái quát về vùng hồ Quan Sơn và tình hình nghiên cứu trong vùng 19
2. Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 23
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.1.1 Địa điểm 23
2.1.2 Thời gian 23
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 23
2.2.1 Phƣơng pháp kế thừa, hồi cứu 23
2.2.2 Phƣơng pháp thu mẫu, khảo sát thực địa 24
2.2.3 Phƣơng pháp điều tra xã hội học 25
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu 26

iii

3. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học vùng hồ Quan Sơn 27
3.1.1 Hiện trạng và biến động thành phần loài 27

3.1.2 Hiện trạng và biến động da dạng hệ sinh thái 56
3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật 64
3.2.1 Các nguồn lợi từ đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật 64
3.2.2 Tình trạng quản lý sử dụng và các yếu tố tác động tới các nguồn lợi 70
3.2.3 Các yếu tố tác động tới đa đạng sinh học vùng Hồ Quan Sơn 73
3.2.4 Nhận thức của ngƣời dân về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. 77
3.2.5 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
vùng hồ Quan Sơn 81
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
Tài liệu tham khảo 94





iv

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
UBND
Ủy ban nhân dân

v

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Thống kê số lƣợng họ, loài và tỷ lệ phần trăm theo số loài cá xác
định đƣợc ở vùng hồ Quan Sơn

29
Bảng 3.2. Độ phong phú các loài cá ở vùng hồ Quan Sơn
29
Bảng 3.3. Thành phần và độ phong phú các loài lƣỡng cƣ ở vùng hồ Quan
Sơn
39
Bảng 3.4. Thành phần và độ phong phú các loài bò sát ở vùng hồ Quan Sơn
40
Bảng 3.5. Độ phong phú các loài chim ở vùng hồ Quan Sơn
43
Bảng 3.6. Thống kê số lƣợng họ, loài trong các bộ và tỷ lệ phần trăm trên
tổng số loài trong các bộ thú
51
Bảng 3.7. Độ phong phú các loài thú ở vùng hồ Quan Sơn
51
Bảng 3.8. Diện tích và dân số của 4 xã thuộc địa bàn vùng hồ Quan Sơn
63
Bảng 3.9. Danh sách các loài cá kinh tế vùng hồ Quan Sơn
64
Bảng 3.10. Độ phong phú các loài thủy sản thuộc động vật không xƣơng sống
ở khu vực hồ Quan Sơn
67
Bảng 3.11. Doanh thu từ nuôi trồng thủy sản của Công ty Thủy sản và Du
lịch Quan Sơn
71
Bảng 3.12. Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm ĐDSH và bảo tồn ĐDSH
77
Bảng 3.13. Số liệu tổng hợp về nhận thức của ngƣời dân đối với vai trò của
ĐDSH và bảo tồn ĐDSH
78

Bảng 3.14. Kết quả điều tra nhận thức của ngƣời dân về nguyên nhân ảnh
hƣởng tiêu cực đến ĐDSH và bảo tồn ĐDSH
79
Bảng 3.15. Kết quả điều tra nhận thức của cộng đồng đối với các giải pháp
nâng cao năng lực bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học
80
Bảng 3.16. Thống kê các phƣơng tiện cung cấp thông tin và các vấn đề liên
quan đến đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học
80
vi

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Vị trí vùng hồ Quan Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
20
Hình 2.1. Mẫu bò sát bắt tại hiện trƣờng
24
Hình 2.2. Phỏng vấn chủ thầu hồ nuôi vịt
25
Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm phân bố theo sinh cảnh của các loài chim
48
Hình 3.2. Tỷ lệ phần trăm các loài theo khả năng phân bố ở 1, 2 hay 3 sinh
cảnh
48
Hình 3.3. Số lƣợng các loài cây phân theo chủng loại và giá trị kinh tế
55
Hình 3.4. Số loài trong Sách Đỏ và tổng số loài theo từng lớp động vật có
xƣơng
55

Hình 3.5. Hồ Quan Sơn mùa nƣớc
57
Hình 3.6. Sen phủ kín mặt hồ
58
Hình 3.7. Hồ Quan Sơn vào mùa khô
59
Hình 3.8. Núi đá vôi bao quanh hồ
60
Hình 3.9. Ruộng lúa
61
Hình 3.10. Dê đƣợc nuôi thả ở khu vực chân núi và trên núi
62
Hình 3.11. Lò gạch rải rác dọc theo hồ
64
Hình 3.12. Điểm tập trung thu mua ốc ven hồ
69
Hình 3.13. Hoạt động khai thác đá vôi
73
Hình 3.14. Hoạt động của các lò gạch
74
Hình 3.15. Hoạt động trồng cấy trong các thung
75
Hình 3.16. Hoạt động nuôi thủy sản
75
Hình 3.17. Sơ đồ các điểm, tuyến du lịch khu vực hồ Quan Sơn
89

1

MỞ ĐẦU

Sự tồn tại và phát triển của con ngƣời phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên đa
dạng sinh học và các chức năng của hệ sinh thái. Trong những năm gần đây, nền
kinh tế trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng đòi
hỏi một lƣợng lớn nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học lại
ngày càng suy kiệt do tốc độ sử dụng các nguồn tài nguyên nhanh hơn tốc độ tái tạo
chúng, đồng thời việc hỗ trợ tái tạo cũng nhƣ việc bảo tồn các nguồn tài nguyên đó
chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ nghiên cứu thỏa đáng. Bên cạnh đó, những cố gắng để
bảo tồn đa dạng sinh học đôi khi lại mâu thuẫn với nhu cần cần thiết cho cuộc sống
của con ngƣời. Vì vậy, nhiều nhà sinh học bảo tồn nhận ra sự cần thiết và đƣa ra
khái niệm phát triển bền vững, nghĩa là phát triển kinh tế thỏa mãn nhu cầu hiện tại
và tƣơng lai của con ngƣời đối với nguồn tài nguyên, nhân lực và hạn chế tối thiểu
tác động của nó đến đa dạng sinh học [18, 34, 36, 37]. Phát triển bền vững đƣợc
xem nhƣ một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng thời của 4 lĩnh vực: kinh tế, nhân
văn, môi trƣờng, kỹ thuật [19]. Tuy nhiên, theo UNEP, khái niệm này còn mới mẻ,
những chính sách để thực hiện còn đang hình thành và chƣa có một quốc gia nào
thực sự đang theo đuổi một chính sách phát triển bền vững [29].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học vào
bậc nhất, với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi rừng vàng, biển bạc. Tuy nhiên, với việc
tăng nhanh về dân số và tốc độ đô thị hóa đã làm mất đi rất nhiều tài nguyên sinh
vật, đồng thời với đó là sự khai thác bừa bãi thiếu quản lý và quy hoạch cụ thể.
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã gia tăng các nghiên cứu khoa
học cũng nhƣ có những thay đổi về chế tài quản lý, khai thác nguồn tài nguyên hợp
lý hơn. Các Vƣờn Quốc gia, Khu Bảo tồn đƣợc đầu tƣ, phát triển mạnh. Điều này đã
đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ và khôi phục các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở
Việt Nam.
Khu vực Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội
khoảng 50km về phía Tây Nam, nằm trên địa bàn 4 xã (Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy
Lai, Thƣợng Lâm) với tổng diện tích mặt nƣớc là 883 hecta, có địa hình phức tạp
2


gồm nhiều thung, đồi núi bao quanh hồ. Vì vậy, tài nguyên thiên nhiên ở khu vực
này tƣơng đối giàu và khá đa dạng gồm tài nguyên thủy sinh vật và hệ động, thực
vật trên cạn. Mặc dù vậy, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên ở khu vực này
còn nhiều bất cập nhƣ hiện tƣợng khai thác rừng bừa bãi, săn bắn, đánh bắt không
quy hoạch, điều này đã đặt tài nguyên sinh vật ở vùng hồ Quan Sơn vào nguy cơ
suy kiệt cao. Trong suốt hơn mƣời năm từ năm 2001 đã có những nghiên cứu bƣớc
đầu về nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học trong khu vực tuy nhiên các
nghiên cứu này mang tính đơn lẻ, tại từng thời điểm, chƣa có các nguyên cứu tổng
hợp phân tích trong thời gian dài.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp phân tích các thông
tin liên quan đến hiện trạng, sự biến động thành phần, độ phong phú, mức độ đa
dạng cũng nhƣ những tác động đe dọa tới tài nguyên sinh vật tại khu vực hồ Quan
Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng phù hợp và bền vững tài nguyên
sinh vật nơi đây là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, luận văn đã chọn đề tài “Hiện trạng,
biến động đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên
sinh vật ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”.
Mục tiêu cơ bản của đề tài là tiến hành tổng hợp, đánh giá hiện trạng, biến
động đa dạng sinh học, đồng thời nghiên cứu hiện trạng sử dụng khai thác và các
yếu tố tác động tới đa dạng sinh học trong khu vực, từ đó đƣa ra các biện pháp sử
dụng phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong vùng. Nội dung luận văn chủ yếu
tập trung vào các nội dung sau:
1. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại vùng hồ Quan Sơn ở hai mức độ:
đa dạng loài ở các nhóm sinh vật chính và đa dạng hệ sinh thái.
2. Tổng hợp số liệu nghiên cứu trong 10 năm từ năm 2001 tới năm 2010 để
phân tích, đánh giá sự biến động tài nguyên sinh vật trong khu vực.
3. Đánh giá nguồn lợi từ tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học, hiện trạng
khai thác sử dụng và các yếu tố tác động để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và
phát triền bền vững.
3


1. Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU
1.1 Đa dạng sinh học
1.1.1 Định nghĩa và vai trò của đa dạng sinh học
1.1.1.1 . Định nghĩa
Đa dạng sinh học (biodiversity) là một thuật ngữ phổ biến trong Sinh thái
học và Sinh học bảo tồn. Thuật ngữ này đƣợc cho là ra đời lần đầu tiên do Norse và
McManus (1980) [18], bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di
truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lƣợng
các loài trong một quần xã sinh vật). Hiện nay, có ít nhất 25 định nghĩa cho thuật
ngữ này. Dƣới đây là một số định nghĩa về Đa dạng sinh học:
- “Đa dạng sinh học” có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả
mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dƣơng và các hệ sinh thái
thủy vực khác, cũng nhƣ các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần…;
thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ
sinh thái. – Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học 1992 [2]
- “Đa dang sinh học” là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu
loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng – Theo WWF
1989
- Là tính đa dạng của sự sống dƣới mọi hình thức, mức độ, mọi tổ hợp bao
gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái – Theo FAO
- Là sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh
thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lƣợng xác
định các đối tƣợng khác nhau và tần số xuất hiện tƣơng đối của chúng. Đối với đa
dạng sinh học, những đối tƣợng này đƣợc tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái
phức tạp đến các cấu trúc hóa học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do đó,
thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và sự phong
phú tƣơng đối của chúng – Theo OTA 1987
4


- Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các
hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia. Đây là khái niệm bao
trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lƣợng và tần số xuất hiện
của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định – Theo
McNeely và cộng sự 1990
- Là tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong
cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, chi, họ và thậm chí ở các mức phân loại
cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các
sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó – Theo Wilson
1992
Tựu chung lại, khái niệm Đa dạng sinh học phải đƣợc tính trên ba mức độ:
đa dạng loài, đa dạng di truyền và đa dạng quần xã hệ sinh thái. Đa dạng sinh học ở
cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài
động thực vật và nấm. Đa dạng di truyền là đa dạng nguồn gen giữa các loài, đa
dạng gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng nhƣ khác biệt giữa các
cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng quần xã hệ sinh thái là sự khác
biệt giữa các quần xã mà trong đó các loại sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các
loài cũng nhƣ quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tƣơng tác giữa
chúng với nhau. Cả ba mức độ này đều có sự ảnh hƣởng tƣơng tác lẫn nhau, nên khi
đáng giá về mức độ đa dạng sinh học ở từng khu vực nghiên cứu cần phải đánh giá
trên cả ba cấp độ.
1.1.1.2 . Vai trò của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là yếu tố cần thiết cho sự hình thành, phát triển và tồn tại
của thế giới, điều này liên quan mật thiết tới sự phát triển và tồn tại của chính con
ngƣời. Các mức độ của đa dạng sinh học đều có những đóng góp khác nhau.
Sự đa dạng các loài sinh vật thể hiện tính thích ứng về phƣơng diện tiến hóa
và phƣơng diện sinh thái học của một loài nào đó đối với một môi trƣờng sống nhất
định cũng nhƣ các biến đổi diễn ra trong môi trƣờng đó. Sự đa dạng loài cung cấp
cho con ngƣời nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để tồn tại. Con ngƣời sử
5


dụng thực vật, động vật làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh, làm vật dụng để xây
dựng nhà cửa, làm công cụ sản xuất trong thời gian đầu của quá trình tiến hóa và
phát triển. Đây chính là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lƣợng cho tất cả sự
sống sự phát triển của con ngƣời trên Trái đất.
Sự đa dạng về gen mang lại khả năng đề kháng với dịch bệnh, khả năng thích
nghi với sự thay đổi của điều kiện sống và quan trọng hơn cả là duy trì khả năng
sinh sản của loài. Độ đang dạng về nguồn gen càng lớn thì khả năng thích nghi khi
có biến động của môi trƣờng càng cao.
Sự đa dạng quần xã hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả trái đất
và con ngƣời. Các hệ sinh thái đảm bảo cho các vòng tuần hoàn chu chuyển vật chất
trên toàn hành tinh từ đó duy trì tính ổn định và sự màu mỡ cho trái đất. Độ đa dạng
của hệ sinh thái tỷ lệ với tính ổn định và độ mềm dẻo của hệ sinh thái. Khi hệ sinh
thái bị suy thoái tính mềm dẻo thích nghi của hệ sinh thái sẽ giảm sút dẫn tới nếu có
sự thay đổi xấu của môi trƣờng sống, hệ sinh thái sẽ thích nghi chậm với sự thay đổi
hoặc sẽ không thích nghi đƣợc mà mất đi.
Có thể nói ba mức độ đa dạng sinh học có những vai trò khác nhau nhƣng
đồng thời chúng cũng liên hệ với nhau trong một tổng thể hài hòa.
1.1.2 Đa dạng sinh học và sự biến động đa dạng sinh học ở Việt Nam
1.1.2.1 . Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam đƣợc xem là một trong những quốc gia có độ đa dạng sinh học
cao. Nguyên nhân là do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng xích đạo tới giáp vùng
cận nhiệt đới cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo lên sự đa đạng về thiên nhiên
và sinh vật.
Về đa dạng sinh thái, Việt Nam có nhiều kiểu rừng khác nhau, từ kiểu rừng
rậm thƣờng xanh đến rừng rụng lá ở các độ cao khác nhau, các kiểu rừng núi đất,
rừng núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng tre nứa… Việt Nam cũng có đất
ngập nƣớc khá rộng trải dài khắp đất nƣớc nhƣng chủ yếu tập trung ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng. Đây không chỉ là hai vùng sản
6


xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam mà còn là nơi sinh sống của 39 loài
động vật đƣợc coi là những loài có nguy cơ bị tiêu diệt ở vùng Đông Nam Á thuộc
các nhóm thú, chim và bò sát (theo AWB, 1989) [18]. Ngoài ra, Việt Nam còn có
phần biển rộng tới 226,000 km
2
với hàng ngàn các hòn đảo lớn nhỏ và đặc biệt là
các rạn san hô. Các rạn san hô ở Việt Nam trải dài từ bắc vào nam tuy nhiên với lợi
thế về khí hậu, san hô phát triển mạnh từ vùng biển Đà Nẵng trở vào tới Bình
Thuận; vùng xung quanh các đảo ở vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam. Các đảo và bãi
ngầm ở quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa có các bãi san hô rộng lớn và đa dạng nhất.
Tại đây, các rạn san hô có thể đạt tới độ sâu nhất là 40 m và có đỉnh cao từ 5 - 15 m.
Cũng nhƣ các rừng nhiệt đới, các rạn san hô là nơi có tính đa dạng sinh học cao,
chứa đựng nhiều loại tài nguyên quý giá và có nhiều tiềm năng cho sự phát triển
khoa học và kinh tế trong tƣơng lai [18].
Về đa dạng loài, mặc dù có sự tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong
một thời kỳ kéo dài nhƣng hệ thực vật rừng ở Việt Nam vẫn còn rất phong phú về
chủng loại. Cho đến nay đã thống kê đƣợc 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch,
khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm trong đó có khoảng 2.300 loài đã đƣợc nhân
dân sử dụng làm nguồn lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia
súc, lấy gỗ tinh dầu và làm nhiều nguyên vật liệu khác. Bên cạnh đó, còn rất nhiều
loài chƣa đƣợc nghiên cứu và khám phá hết, hứa hẹn một tiềm năng lớn đặc biệt về
dƣợc liệu. Hơn nữa, hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Số loài đặc hữu
chiếm tới 33% số loài thực vật ở miền Bắc (theo Pocs Tamas, 1965) [18] tập trung
chủ yếu ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn. Nhiều loài đặc hữu địa phƣơng chỉ gặp
trong một vùng rất hẹp với số cá thể thấp, các loài này thƣờng rất hiếm vì các khu
rừng ở đây thƣờng bị chia cắt nhỏ hoặc bị khai thác mạnh mẽ. Hệ động vật ở nƣớc
ta cũng rất phong phú. Thống kê đƣợc khoảng 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài
bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nƣớc ngọt, khoảng 2000 loài cá biển và them
vào đó hàng chục ngàn loài động vật không xƣơng sống ở cạn và ở nƣớc (theo Đào

Văn Tiến, 1985; Võ Quý, 1975 [14]; Đặng Huy Huỳnh, 1978). Hệ động vật không
chỉ giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, với nhiều loài đặc hữu nhƣ
7

hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú đặc hữu. Có nhiều loài có
giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có giá trị lớn về bảo tồn nhƣ voi, tê giác, bò rừng,
bò tót, nai, hổ, báo, cu ly, các loài thú linh trƣởng,…[18].
1.1.2.2 . Sự biến động đa dạng sinh học ở Việt Nam
Trong một thời gian ngắn, dân số Việt Nam đã tăng lên tới hơn 80 triệu dân,
đi kèm với nó là nhu cầu về đất đai, về tài nguyên phục vụ nhu cầu sống và phát
triển của con ngƣời. Chính vì vậy mà một lƣợng lớn rừng đã bị phá bỏ để lấy đất
trồng cấy, lấy gỗ làm nhà, các loài động vật trong tự nhiên cũng đƣợc khai thác cạn
kiệt. Diện tích rừng bị thu hẹp, đất đai bị xói mòn, diện tích đất trống đồi núi trọc
ngày càng tăng mạnh đã làm mất đi nơi cƣ trí của nhiều loài động thực vật dẫn tới
sự suy thoái nặng nề của các hệ sinh thái tự nhiên. Trƣớc kia, toàn bộ Việt Nam
đƣợc bao phủ bởi rừng, nhƣng chỉ qua mấy thập kỷ, rừng đã bị suy thoái nặng nề.
Diện tích rừng trên cả nƣớc đã giảm xuống từ 43% năm 1943 còn 28% năm 1991,
trong đó chỉ có khoảng 10% là rừng nguyên sinh. Miền Bắc có sự giảm sút lớn nhất
về độ che phủ, từ 95% đến 17% chỉ trong vòng 48 năm. Ở nhiều tỉnh, độ che phủ
còn lại rất thấp nhƣ Lai Châu chỉ còn 7.88%; Sơn La 11.95%, Lào Cai 5,38% [18].
Sự suy giảm này là do tăng dân số cao dẫn tới nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng
trọt. Kết quả dẫn tới việc biến nhiều rừng thành vùng đất cằn cỗi. Những khu rừng
còn lại cũng bị xuống cấp nghiêm trọng, trữ lƣợng gỗ giảm thấp và phân cách nhau
thành những mảng rừng nhỏ cách biệt. Việc suy giảm này không chỉ ảnh hƣởng tới
đa dạng hệ sinh thái mà còn làm mất đi nơi sinh sống của rất nhiều loài động thực
vật, dẫn tới giảm đa dạng sinh học ở mức độ loài. Bên cạnh đó, sự khai thác quá
mức đối với một số loài động vật đã dẫn tới mất toàn bộ sự hiện hữu của loài đó
trong khu vực. Nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề, chính phủ Việt Nam đã đƣa
ra chƣơng trình hành động với mục tiêu trồng mới và khôi phục lại rừng với diện
tích đạt 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên, tốc độ thực tế chỉ đạt khoảng 130.000 – 150.000

ha/ năm (Chƣơng trình Hành động về rừng nhiệt đới – Bộ Lâm nghiệp 1991).So với
tốc độ tàn phá trung bình 350.000 ha/ năm thì việc khôi phục là diện tích rừng là
không hề đơn giản, chƣa tính tới việc rừng trồng mới cần một khoảng thời gian diễn
8

thế rất dài mới có thể khôi phục hoàn toàn thành các khu rừng rậm nhiệt đới đặc
trƣng. Mặc dù vậy, đây cũng là những bƣớc tiến lớn đã đóng góp đáng kể trong việc
bảo tồn và khôi phục lại đa dạng sinh học ở Việt Nam.
1.2 Tài nguyên sinh vật
1.2.1 Định nghĩa tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài ngƣời, nền tảng của mọi
nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại [19]. Con ngƣời khai thác từ hệ
sinh thái mọi thứ để phục vụ các nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, còn những thứ
chƣa đƣợc hoặc không đƣợc con ngƣời khai thác. Những thứ này lại rất cần thiết
cho sự duy trì ổn định, cân bằng của hệ sinh thái và cũng chính là duy trì nguồn lợi
mà con ngƣời đang khai thác. Vì vậy, muốn duy trì nguồn lợi từ hệ sinh thái, con
ngƣời cần phải duy trì sự tồn tại của hệ sinh thái tức là duy trì đa dạng sinh học. Sự
giảm sút các quần thể hay sự mất đi của một loài chính là sự tổn hại hay suy giảm
không phục hồi đƣợc vốn gen.
1.2.2 Sự suy giảm tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam
Các hệ sinh thái đất ngập nƣớc bao gồm hệ sinh thái nƣớc ngọt và những
vùng nƣớc biển ven bờ đến độ sâu 6m. Chúng có những chức năng sinh thái quan
trọng trong việc nạp và tiết nƣớc ngầm; khống chế lũ lụt và ổn định đƣờng bờ;
thanh lọc cặn bẩn, nhƣng duy trì chất dinh dƣỡng; xuất khẩu sinh khối Bên cạnh
đó, chúng duy trì mức đa dạng sinh học cao, đồng thời còn là những cảnh quan văn
hóa độc đáo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, hoạt động sống của con
ngƣời đã gây ra những tổn thất lớn đối với các hệ sinh thái đất ngập nƣớc nhƣ làm ô
nhiễm, làm suy kiệt, hủy hoại hệ sinh thái. Theo FAO, trên thế giới hiện có khoảng
40 triệu ha (20% diện tích đất ngập nƣớc) đƣợc tƣới tiêu nhƣng do úng, phèn hóa,
mặn hóa nên phần lớn bị bỏ hoang hàng năm[19]. Ở nƣớc ta, hệ sinh thái đất ngập

nƣớc bị biến đổi rất mạnh, hàng loạt hồ chứa mới ra đời, nhiều dòng sông bị ngăn
chặn bởi đập, hàng trăm ngàn ha bãi triều đƣợc bao bởi đê để lấy đất nông nghiệp
và mở rộng các ao tôm, gần 40% diện tích rừng ngập mặn ven biển bị phá hủy [19].
9

Biển và đại dƣơng với diện tích rộng lớn mang lại nguồn tài nguyên vô cùng
phong phú đa dạng và giàu có song hiện nay cũng không tránh đƣợc hiểm họa gây
ra bởi con ngƣời. Có 2 nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái là việc hủy hoại các hệ
sinh thái ven bờ (rừng ngập mặn, bãi cỏ ngầm, rạn san hô ) và việc khai thác vƣợt
quá mức chịu đựng của đại dƣơng. Theo WWF (1998) [38], sản lƣợng hải sản của
thế giới trong giai đoạn 1990 – 1995 trung bình đạt 84 triệu tấn một năm, gấp 2 lần
năm 1960, đấy là chƣa kể 27 triệu tấn bị loại bỏ (là những sản phẩm đánh bắt không
có giá trị kinh tế, không phù hợp với mong muốn của con ngƣời) trong khi sức chịu
đựng của đại dƣơng chỉ là 82 đến 100 triệu tấn một năm. Theo FAO [19], năm
1994, khoảng 60% nguồn lợi cá đại dƣơng đã đƣợc khai thác đến giới hạn cho phép
hoặc rơi vào tình trạng suy giảm. Ở nƣớc ta, trong gần nửa thế kỷ qua nghề cá chủ
yếu hoạt động ở vùng nƣớc nông (không quá 30m) do vậy đã rơi vào tình trạng suy
sụp với sản lƣợng khai thác trên đơn vị cƣờng lực (CPUE) giảm từ 1,15 (1982) đến
0,50 (1997) [19]. Do vậy, phát triển cá xa bờ là yêu cầu cấp thiết của nghề cá Việt
Nam.
1.2.3 Những yếu tố tác động đến tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật là đối tƣợng dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Mặc dù,
thiên nhiên luôn có khả năng tự phục hồi nguồn tài nguyên của mình nhƣng việc
phục hồi này cần nhiều thời gian và không hề đơn giản, trong một số trƣờng hợp khi
bị xâm hại quá lớn, thiên nhiên không còn khả năng phục hồi nguyên vẹn lại nguồn
tài nguyên ban đầu nữa. Chính vì vậy, cần có những biện pháp quản lý sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy thì cần phải xác định đƣợc một cách
rõ ràng những yếu tố tác động tới tài nguyên thiên nhiên. Những yếu tố tác động
này đƣợc chia làm 2 nhóm yếu tố tác động trực tiếp và nhóm yếu tố tác động gián
tiếp.

1.2.3.1 . Nhóm yếu tố tác động trực tiếp
1.2.3.1.1 Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
Các cộng đồng dân cƣ nói chung đều có truyền thống lâu đời về sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các cộng đồng dân cƣ nằm trong, gần các khu vực có
10

nguồn lợi tài nguyên lớn. Đời sống của họ phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng và
tài nguyên biển, hồ nhƣ săn bắn thú, đánh bắt cá làm thức ăn, khai thác gỗ làm nhà
làm chất đốt Tuy nhiên các cộng đồng truyền thống thƣờng có những biện pháp
sử dụng và tái tạo hợp lý tài nguyên, họ không phải là nguyên nhân chính gây ra sự
suy giảm tài nguyên. Mà nguyên nhân chính là do có sự thay đổi nhanh về phát
triển kinh tế, xã hội và tăng trƣởng dân số; hiện tƣợng đô thị hóa, công nghiệp hóa;
mạng lƣới giao thông thuận lợi làm cho các vùng tài nguyên trở nên dễ tiếp cận hơn
với thị trƣờng bên ngoài; áp lực tài nguyên gia tăng; hiện tƣợng khai thác tài nguyên
vƣợt mức chịu đựng và khả năng khôi phục của thiên nhiên. Tất cả đã dẫn tới sự
suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên.
Khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Hầu hết các loài thực vật có giá
trị kinh tế, trong đó, có nhiều loài đƣợc dùng làm thức ăn, làm chất đốt, thuốc chữa
bệnh, vật liệu xây dựng hay nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ đều bị khai thác
ồ ạt. Nhằm hạn chế sự suy giảm diện tích rừng, chính phủ đã đƣa ra hàng loạt quy
định và áp dụng nhiều biện pháp quản lý nhƣng hoạt động khai thác gỗ lậu vẫn điễn
ra ngày càng trầm trọng. Hầu hết các cây gỗ lớn, gỗ quý đã không còn tồn tại. Diện
tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại với tỷ lệ rất nhỏ và nằm trong khu vực bảo vệ
nghiêm ngặt, còn lại là rừng thứ sinh và rừng trồng tuy nhiên sự đa dạng kém rất
nhiều.
Săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Các hoạt động săn bắt
diễn ra do nhiều yếu tố quan hệ mắt xích với nhau, gồm cả các nhu cầu sống và giải
trí. Về bản chất, nhu cầu tiêu thụ của các thị trƣờng buôn bán động vật hoang dã
quốc tế và nội địa lại là nguyên nhân chủ yếu của nạn săn bắt này. Các loài động vật
hoang dã bị buôn bán phổ biến là những loài đƣợc dùng để bào chế các loại thuốc

đông y cổ truyền nhƣ gấu, khỉ, cầy cáo, rùa, kỳ đà và trăn, rắn; nhiều loài chim cũng
bị bắt để bán làm chim cảnh.
Đánh bắt thủy hải vượt sản lượng cho phép. Sự phát triển của khoa học công
nghệ với những trang thiết bị hiện đại, con ngƣời có thể dễ dàng khai thác đánh bắt
thủy hải sản với tốc độ và số lƣợng lớn hơn rất nhiều. Trong khi đó, tốc độ phục hồi
11

của thiên nhiên là không thay đổi vì vậy rất nhiều quần thể bị suy giảm, nhiều loài
không còn có thể cho khai thác đƣợc nữa. Bên cạnh đó, việc sử dụng mắt lƣới đánh
bắt ngày càng nhỏ hơn khiến cho tuổi các loài đƣợc khai thác nhỏ lại làm thay đổi
lớn cấu trúc tuổi của quần thể. Hơn nữa, do các loài kinh tế giảm về số lƣợng nên
ngày càng đánh bắt đƣợc nhiều hơn các loài không mong muốn khác.
Mặc dù Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để tăng cƣờng
kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã tới năm 2010 với mục tiêu chung là
tăng cƣờng kiểm soát nạn buôn bán trái phép, nhƣng năng lực của các cơ quan thực
thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã còn rất thấp.
1.2.3.1.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu cơ sở khoa học
Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nƣớc thành đất canh tác nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; sự mở rộng đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng cũng
dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên.
Sự chuyển đổi đất lâm nghiệp thành đất nông nghiệp. Đây là một hiện tƣợng
phổ biến. Hiện tƣợng này tận dụng đƣợc nguồn đất và thu đƣợc giá trị kinh tế tƣơng
đối lớn nhƣng song song cùng với đó là sự thu hẹp sinh cảnh sống của các loài sinh
vật đồng thời các khu rừng cũng bị chia cắt. Nhiều vùng bị chia cắt quá bé đến mức
các khu rừng không có khả năng hỗ trợ cho nhau và không đủ sức chống lại sự thay
đổi của thiên nhiên hoặc các tác động khác.
Biến hồ tự nhiên thành hồ nuôi trồng thủy sản. Việc này làm thay đổi cấu
trúc thủy sản trong hồ khi chỉ còn lại hầu hết là các loài đƣợc nuôi thả. Hơn nữa,
việc thức ăn cho cá bị dƣ thừa cũng làm thay đổi môi trƣờng nƣớc hồ tự nhiên dẫn
tới ảnh hƣởng đến đời sống của nhiều loài thủy sinh khác.

Các vùng cửa sông, vùng cát được ngăn thành hồ nuôi tôm Hoạt động này
đƣợc diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây ở Việt Nam do khả năng mang
lại nguồn lợi kinh tế cao, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân. Tuy nhiên, bên
cạnh lợi ích kinh tế thì những vấn đề lâu dài liên quan chƣa đƣợc xem xét một cách
12

kỹ lƣỡng và toàn diện nhƣ việc làm giảm diện tích rừng phòng hộ; xâm nhiễm mặn
do dẫn muối vào sâu đất liền; việc ô nhiễm môi trƣờng do chất thải nuôi trồng
1.2.3.1.3 Sự du nhập các giống mới và các loài ngoại lai
Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học đƣợc thông qua tại Hội nghị thƣợng đỉnh
Trái Đất năm 1992 tại Rio de Janeiro thì sinh vật ngoại lại đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Sinh vật ngoại lai (Alien species) là một loài, phân loài hoặc taxon phân loại thấp
hơn, kể cả một bộ phận cơ thể bất kỳ (giao tử, trứng, chồi mầm) có khả năng xuất
hiện, sống sót và sinh sản, bên ngoài vùng phân bố tự nhiên (trƣớc đây hoặc hiện
nay) và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng. Sinh vật ngoại lai xâm lấn (Invasive
Alien species) là một loài sinh vật lạ đã thích nghi, phát triển, tăng nhanh số lƣợng
cá thể trong hệ sinh thái hoặc nơi sống mới và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về
cấu trúc quần xã, đe dọa đến đa dạng sinh học bản địa [16].
Đến cuối năm 2008, thuật ngữ sinh vật ngoại lai xâm hại mới đƣợc cụ thể
hóa trong văn bản luật của nƣớc ta. Luật Đa dạng sinh học đã đƣợc Quốc hội thông
qua tại kỳ họp thứ tƣ Quốc hội Khóa XII và chính thức có hiệu lực kể từ
01/07/2009. Theo đó tại khoản 19, điều 3, chƣơng 1 định nghĩa: Loài ngoại lai xâm
hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật
bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật
ngoại lai xâm hại có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn
thức ăn; ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa do khả
năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc; cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy
thoái hoặc thay đổi, tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa.
Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bao gồm các loài sinh vật ở tất cả các nhóm
phân loại chính, nhƣ vi rút, nấm, tảo, rêu, dƣơng xỉ, thực vật bậc cao, động vật

không xƣơng sống, cá, lƣỡng cƣ, bò sát, chim và động vật có vú. Ở Việt Nam, có rất
nhiều trƣờng hợp sinh vật ngoại lai gây nên những tác hại to lớn cho môi trƣờng, đa
dạng sinh học Việt Nam nhƣ ốc bƣơu vàng, cây mai dƣơng, bèo Nhật Bản và gần
đây nhất là rùa tai đỏ
13

1.2.3.2 . Nhóm yếu tố tác động gián tiếp
1.2.3.2.1 Hiện tượng công nghiệp hóa và đô thị hóa
Hầu hết các ngành công nghiệp đều có tác động mạnh mẽ đến tài nguyên
sinh vật, và sự phát triển của công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm mất đa dạng
sinh học. Các ngành công nghiệp tác động tới đa dạng sinh học thông qua: sự lấn
chiếm sinh cảnh sống (để mở rộng các nhà máy rất nhiều nơi đã chặt bỏ hàng trăm
hecta rừng, xóa sạch các đồng cỏ tự nhiên); sự ô nhiễm môi trƣờng (ô nhiễm nƣớc
thải công nghiệp, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí); và sự khai thác tài nguyên
làm nguyên liệu mà không chú trọng tới tái tạo.
Hiện tƣợng đô thị hóa nhanh chóng cũng đang làm mất đi phần lớn diện tích
rừng tự nhiên. Bên cạnh đó là sự tăng lên chóng mặt của dân số thế giới. Theo nhƣ
nhiều nhà khoa học dự đoán, với tốc độ tăng lên nhƣ hiện nay, Trái Đất sẽ nhanh
chóng không còn đủ chỗ cho loài ngƣời sinh sống.
Việc tăng nhanh công nghiệp hóa và đô thị hóa không chỉ tác động tới nguồn
tài nguyên sinh vật thông qua việc lấn chiếm diện tích sống mà đi kèm với sự phát
triển đó là những hậu quả kéo theo nhƣ tốc độ sử dụng tài nguyên, vấn đề rác thải,
vấn đề môi trƣờng
1.2.3.2.2 Ô nhiễm môi trường
Nằm trong tình trạng chung với toàn thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động
mạnh mẽ của ô nhiễm môi trƣờng. Sự tăng nhanh dân số, công nghiệp hóa, đô thị
hóa đồng thời cũng làm tăng nhanh lƣợng chất thải ra ngoài môi trƣờng. Trong khi
đó, việc xử lý chất thải cũng nhƣ việc quan tâm nghiên cứu sản xuất và sử dụng các
sản phẩm có khả năng tự phân hủy chƣa đƣợc chú trọng. Các loại nƣớc thải sinh
hoạt giờ đây có chứa lƣợng lớn xà phòng, nƣớc thải công nghiệp không đƣợc xử lý

đã đƣa vào môi trƣờng lƣợng lớn hóa chất độc hại làm chết các loài thủy sinh vật,
gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng, thủy triều đỏ Ngoài ra, hiện tƣợng ô nhiễm không
khí (khói, bụi) và ô nhiễm tiếng ồn cũng tăng nhanh. Chúng tiêu diệt các loài sinh
vật từ đó gây ra sự mất cân bằng sinh thái.
14

1.2.3.2.3 Biến đổi khí hậu toàn cầu
Ô nhiễm môi trƣờng đồng thời đi kèm với biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt
Nam là nƣớc đặc biệt nhạy cảm với các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và là
1 trong 10 nƣớc chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng và đầu tiên của biến đổi khí hậu [18].
Hơn nữa các khu rừng bị chia cắt dẫn tới khả năng phản ứng kém với những sự thay
đổi của khí hậu và có thể sẽ không tránh khỏi sự mất mát các loài sinh vật với tốc
độ rất cao. Ngoài ra, nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu
trúc quần thể sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Các nhà khoa học đã chứng minh đƣợc
sự di cƣ của một số loài do sự ấm lên của trái đất, nhiều loài cây đang phải chuyển
dịch lên cao hơn để tồn tại. Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, điều
này vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lƣợng phát thải khí nhà kính
làm gia tăng biến đổi khí hậu. Mặc dù không có những biểu hiện nhanh chóng
nhƣng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân tác động lớn tới tài nguyên
sinh vật.
1.3 Phát triển bền vững
1.3.1 Quan điểm về phát triển bền vững
Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành đƣợc xây dựng nhằm hạn chế các
mối đe dọa đối với đa dạng sinh học [18]. Sinh học bảo tồn có hai mục tiêu: một là
tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con ngƣời gây ra đối với các
loài, quần xã và các hệ sinh thái; hai là xây dựng các phƣơng pháp tiếp cận để hạn
chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể cứu đƣợc các loài đang bị đe dọa bằng
cách đƣa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp đối với chúng.
Sinh học bảo tồn thƣờng cho các yếu tố kinh tế ở vị trí thứ yếu và ít hoặc
không quan tâm tới, dẫn đến những cố gắng để bảo tồn đa dạng sinh học đôi khi lại

mâu thuẫn với nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con ngƣời. Vì vậy, nhiều nhà
sinh học bảo tồn nhận ra sự cần thiết và đƣa ra khái niệm phát triển bền vững - phát
triển kinh tế thỏa mãn nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của con ngƣời đối với nguồn tài
nguyên, nhân lực và hạn chế tối thiểu tác động của nó đến đa dạng sinh học [18, 34,
36, 37]. Khái niệm phát triển bền vững đƣợc dùng rất rộng rãi. Nhƣ một nhà kinh tế
15

môi trƣờng định nghĩa, phát triển là nói đến các cải tiến trong cơ cấu tổ chức mà
không tăng việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên điều này khác hẳn với tăng trƣởng,
có nghĩa là lƣợng các nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng tăng lên [18].
 Cơ sở của phát triển bền vững bao gồm:
- Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên (dạng tái tạo và không tái
tạo) để đảm bảo cho sự khai thác lâu dài, tƣơng tự nhƣ mối quan hệ vật dữ - con
mồi.
- Bảo tồn đa dạng sinh học trong mọi khía cạnh, mọi mức độ trên cơ sở quản
lý và sử dụng hợp lý; duy trì các hệ sinh thái thiết yếu và các hệ hỗ trợ đảm bảo cho
cuộc sống lâu dài của cộng đồng.
- Bảo vệ sự trong sạch và ổn định của môi trƣờng.
 Các chỉ tiêu của phát triển bền vững được thể hiện ở 2 nhóm mang tính định
hướng sau [19]:
- Chất lượng cuộc sống hay chỉ tiêu phát triển của con người:
+ Thu thập quốc dân tính theo đầu ngƣời (GDP);
+ Tuổi thọ trung bình của con ngƣời;
+ Trình độ học vấn;
+ Tự do của con ngƣời trong hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị;
+ Chất lƣợng môi trƣờng.
- Sự bền vững sinh thái:
+ Bảo tồn đƣợc các hệ sinh thái (thiết yếu và hỗ trợ) và đa dạng sinh học;
+ Sử dụng tài nguyên tái tạo bền vững và giảm tới mức tối thiểu sự suy thoái
của tài nguyên không phục hồi;

+ Nằm trong sức chịu đựng của các hệ sinh thái hỗ trợ.
 Tiếp cận đối với sự phát triển bền vững bao hàm trong 3 khía cạnh về đạo
đức, kinh tế và sinh thái:
Về khía cạnh đạo đức: là sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa con ngƣời với
nhau và với muôn vật. Điều đó đƣợc hiểu là cuộc sống của cộng đồng không làm
tổn hại tới cuộc sống của cá nhân, của quốc gia này không tổn hại tới quốc gia khác,
16

của thế hệ này không ảnh hƣởng tới thế hệ khác; lợi ích trƣớc mắt phải gắn với lợi
ích lâu dài; thiên nhiên và văn hóa nhân loại là tài sản chung, mọi ngƣời đều có
quyền hƣởng song cũng phải có trách nhiệm bảo tồn và tôn tạo.
Về khía cạnh kinh tế, theo Young (1990) [19] có 4 lĩnh vực:
+Tăng trƣởng kinh tế bền vững đƣợc xác định bằng lƣợng hàng hóa cực đại có
thể thu đƣợc mà không làm giảm giá trị của nguồn vốn.
+ Sử dụng tài nguyên tái tạo theo phƣơng thức sao cho chất lƣợng cuộc sống là
hàm số đồng biến với chất lƣợng môi trƣờng, nghĩa là cuộc sống càng sung túc thì
chất lƣợng môi trƣờng không những không bị suy giảm mà còn đƣợc cải thiện ngày
một tốt hơn.
+ Sử dụng tài nguyên không tái tạo sao cho giá trị thực của tổng lƣợng của
chúng không bị suy giảm theo thời gian (sử dụng, tái sử dụng, tiết kiệm )
+ Đảm bảo trạng thái bền vững kinh tế, nghĩa là sự phát triển của nó ở trạng
thái cân bằng.
Về khía cạnh sinh thái trong phát triển bền vững đòi hỏi khi tác động và tài
nguyên tái tạo cần duy trì:
+ Khả năng phục hồi của chúng
+ Sức sản xuất sinh học và năng suất sinh học
+ Tính bền vững của hệ sinh thái
Ở Việt Nam, quan niệm về phát triển bền vững đƣợc ghi nhận đầu tiên trong
bản “Kế hoạch Quốc gia về môi trƣờng và phát triển bền vững” do Hội đồng Bộ
trƣởng ban hành ngày 12/6/1991.

1.3.2 Căn cứ và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển bền vững
Việt Nam nói chung cũng nhƣ khu vực hồ Quan Sơn nói riêng đƣợc thiên
nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú với thảm thực vật và khu
hệ động vật giàu có, không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất lớn.
Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác tài nguyên còn nhiều bất cập, cùng với đó là tác
động của các ngành công nghiệp, hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu
17

cơ sở khoa học của con ngƣời, sự gia tăng nghiêm trọng hiện tƣợng ô nhiễm môi
trƣờng và biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh mẽ tới nguồn tài nguyên sinh
vật.
Trƣớc tình hình đó, các cơ quan ban ngành ở Việt Nam đã xây dựng những
bộ luật, nghị định, quy định nghiêm cấm các hành vi khai thác lâm sản, thủy hải sản
trái phép, các hành vi buôn bán tàng trữ sử dụng động vật hoang dã; các hành vi phá
hoại môi trƣờng; các hành vi xâm hại thiên nhiên, phá hủy đa dạng sinh học. Nhƣng
những bộ luật, quy định, biện pháp quản lý còn lỏng lẻo; các khung hình phạt chƣa
đủ sức mạnh răn đe; cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức kinh nghiệm; đầu tƣ cho các
Khu Bảo tồn, Vƣờn Quốc gia chƣa thỏa đáng Tất cả đã dẫn tới hiện tƣợng khai
thác, buôn lậu tài nguyên tiếp tục diễn ra và ngày càng có xu hƣớng mạnh mẽ hơn.
Khu vực hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cũng không tránh khỏi xu hƣớng
chung này. Nguyên nhân là do các biện pháp đƣợc áp dụng mới chú trọng tới bảo
vệ, ngăn chặn, chƣa chú trọng tới nhu cầu đời sống cộng đồng và phát triển bền
vững. Điều đó đã dẫn tới việc xảy ra những trƣờng hợp mẫu thuẫn giữa bảo vệ tài
nguyên và lợi ích kinh tế của cộng đồng. Chính vì vậy, để bảo vệ quản lý phát triển
nguồn tài nguyên sinh vật một cách hiệu quả cần tìm ra một phƣơng phức tiếp cận
quản lý phù hợp, không chỉ mang tính trƣớc mắt mà còn mang tính lâu dài. Đó
chính là bảo vệ tài nguyên sinh vật gắn liền với phát triển bền vững trên cơ sở quản
lý bằng phƣơng pháp tiếp cận hệ sinh thái.
Khái niệm Quản lý hệ sinh thái (Ecosystem management) đƣợc đề cập trong
Công ƣớc Đa dạng sinh học gồm 12 nguyên tắc (Phụ lục 1). Các nguyên tắc này

nhằm xây dựng một chiến lƣợc bảo tồn phối hợp các nguồn tài nguyên và khuyến
khích việc bảo tồn với sử dụng bền vững [8]. Mục tiêu quản lý hệ sinh thái là tìm
cách tổ chức việc sử dụng hệ sinh thái của con ngƣời, nhằm đạt đƣợc sự hài hòa
giữa lợi ích thu đƣợc từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của các thành phần
và quá trình của hệ sinh thái mà vẫn duy trì đƣợc khả năng của hệ sinh thái để cung
cấp đƣợc những lợi ích đó ở mức độ bền vững. Nói cách khác, mục tiêu của quản lý
hệ sinh thái là sử dụng mà không làm mất hệ sinh thái. Mục tiêu này hoàn toàn phù
18

hợp với mục tiêu phát triển bền vững cũng nhƣ bối cảnh của khu vực hồ Quan Sơn -
nơi tập chung đông dân cƣ và ngƣời dân địa phƣơng có đời sống phụ thuộc tƣơng
đối lớn vào tài nguyên sinh vật (đặc biệt là những ngƣời sinh sống bằng nghề đánh
bắt và nuôi thủy sản).
Việc xây dựng các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên tại khu vực hồ
Quan Sơn bằng phƣơng thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái cũng đi kèm với đó là sự
phát triển bền vững. Nghĩa là, các biện pháp đƣa ra đƣợc cân nhắc tới cả 3 khía
cạnh đạo đức, kinh tế, và hệ sinh thái. Từ đó đảm bảo bình đẳng giữa con ngƣời với
nhau và con ngƣời với sinh vật khác; bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái cân đối với
lợi ích kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng. Đây cũng là vấn đề mấu chốt trong xây
dựng các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên.
Từ những đặc trƣng về kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng tài nguyên sinh
vật, các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật tại khu vực đƣợc đƣa ra
dựa trên các nguyên tắc sau:
- Bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhằm duy trì hoạt động của
hệ sinh thái phải là mục tiêu trọng tâm của các giải pháp. Sự phá vỡ cấu trúc, chức
năng của hệ sinh thái nhƣ việc phá rừng trong các thung để chuyển sang canh tác
nông nghiệp hay việc chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng cây ăn quả nhân tạo sẽ
làm giảm đa dạng sinh học gây mất cân bằng hệ sinh thái.
- Quản lý, sử dụng bền vững là việc kiểm soát một cách khéo léo các quần
thể động thực vật hoang dã, các sinh cảnh, hệ sinh thái và giám sát những tác động

của con ngƣời nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Trong nguyên tắc này
cần chú ý việc “giám sát” những tác động của con ngƣời chứ không phải là ngăn
cấm hoàn toàn các tác động của con ngƣời.
- Quản lý cần có sự vận dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật của các nghiên
cứu sinh thái, sinh học bảo tồn đã đƣợc kiểm nghiệm. Đối với khu vực hồ Quan
Sơn, mặc dù đã có sự quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên sinh vật tuy nhiên chƣa
có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về khu vực nói chung và về bảo vệ tài nguyên
19

nói riêng, vì vậy, cần nghiên cứu, cân nhắc các phƣơng pháp trên cơ sở các phƣơng
pháp bảo tồn, các nghiên cứu sinh thái đã đƣợc kiểm nghiệm tại các khu vực có
điều kiện tƣơng tự.
- Các biện pháp quản lý cần có sự tham gia phối hợp của các ban ngành chức
năng, các nhà khoa học chuyên môn và cộng đồng địa phƣơng. Nói cách khác, các
biện pháp quản lý cần xem xét, cân đối, áp dụng trên cơ sở phù hợp giữa các
nguyên lý bảo vệ tài nguyên; lợi ích kinh tế của cộng đồng và các chính sách của
địa phƣơng.
- Công tác quản lý bảo tồn cần sự phối hợp thực hiện đồng bộ trên địa bàn 4
xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thƣợng Lâm, đồng thời phối kết hợp với các địa
phƣơng xung quanh. Với địa bàn trải rộng trên 4 xã khác nhau, nếu các biện pháp
không đƣợc áp dụng đồng bộ thì các khu vực ở các xã khác nhau khó có thể hỗ trợ
lẫn nhau và phát huy đƣợc hiệu quả tối ƣu.
1.4 Khái quát về vùng hồ Quan Sơn và tình hình nghiên cứu trong vùng
Khu vực hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội
khoảng 50km về phía Tây Nam, nằm trên địa bàn 4 xã (Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy
Lai, Thƣợng Lâm) với tổng diện tích mặt nƣớc là 883 hecta, có địa hình phức tạp
gồm nhiều thung, đồi núi bao quanh hồ. Hệ thống hồ Quan Sơn bao gồm các hồ: hồ
Giang Nội (hay còn gọi là hồ Quan Sơn), hồ Sông, hồ Dƣới Đăng (hồ Ngoài) thuộc
địa phận xã Hợp Tiến; hồ Ngái thuộc xã Hồng Sơn; hồ Tuy Lai 1, Tuy Lai 2, Tuy
Lai 3 thuộc hai xã Tuy Lai và Thƣợng Lâm (Hình 1.1).

×