Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Kiểm kê, đánh giá các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở hai huyện mê linh, sóc sơn (hà nội) và đề xuất biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 82 trang )


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Hiện trạng và công tác quản lý các loài cá ngoại lai trên thế giới 4
1.1.1. Hiện trạng các loài cá ngoại lai trên thế giới 4
1.1.2. Công tác quản lý các loài cá ngoại lai trên thế giới 6
1.2. Hiện trạng và công tác quản lý các loài cá ngoại lai ở Việt Nam 10
1.2.1. Hiện trạng các loài cá ngoại lai ở Việt Nam 10
1.2.2. Công tác quản lý các loài cá ngoại lai tại Việt Nam 12
Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Địa điểm nghiên cứu 14
2.2. Thời gian nghiên cứu 14
2.3. Đối tượng nghiên cứu 14
2.4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 14
2.4.1. Phương pháp tiếp cận 14
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 15
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn 18
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 18
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 31
3.2 Các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại đã gặp và đặc điểm phân
bố của chúng ở hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn (Hà Nội) 35
3.3 Thông tin chi tiết về đặc điểm sinh học và nguồn gốc của các loài cá ngoại lai
xâm hại và có nguy cơ xâm hại tại hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn 44
3.3.1 Cá rô phi đen 44
3.3.2 Cá tỳ bà lớn 46
3.3.3 Cá tỳ bà 48
3.3.4 Cá trê phi 50
3.3.6 Cá trôi Nam Mỹ 53


3.3.7 Cá chim trắng toàn thân 55
3.4 Hiện trạng công tác quản lý và đề xuất biện pháp quản lý các loài cá ngoại lai
xâm hại và có nguy cơ xâm hại. 57
3.4.1 Hiện trạng công tác quản lý của hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn 57
3.4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ
xâm hại ở hai huyên Mê Linh và Sóc Sơn 58
KẾT LUẬN 61
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 1 Phân bố các loài cá ngoại lai xâm hại và có ngoại lai xâm hại
có mặt theo thông tư 22/2011/Bộ Tài nguyên – Môi trường ở
huyện Mê Linh
37
Bảng 2 Phân bố các loài cá ngoại lai xâm hại và có ngoại lai xâm hại
có mặt theo thông tư 22/2011/Bộ Tài nguyên – Môi trường ở
huyện Sóc Sơn
41

DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 1 Bản đồ huyện Mê Linh 18
Hình 2 Bản đồ huyện Sóc Sơn 20
Hình 3 Bản đồ phân bố các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm
hại có mặt tại huyện Mê Linh
38

Hình 4 Bản đồ phân bố các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm
hại có mặt tại huyện Sóc Sơn
42
Hình 5 Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus Peters, 1852 45
Hình 6 Cá tỳ bà lớn Pterygoplichthys pardalis Castelnau, 1855 47
Hình 7 Cá tỳ bà bé Hypostomus punctatus Valenciennes, 1840 49
Hình 8 Cá trê phi Clarias gariepinus Burchell, 1822
chụp tại huyện Mê Linh
51
Hình 9 Cá trôi Nam Mỹ Prochilodus lineatus Spix & Agassi, 1829 54
Hình 10 Cá chim trắng bụng đỏ Piaractus brachypomus Cuvier, 1818
chụp tại xã Liên Mạc huyện Mê Linh
55


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi phỏng vấn về từng loài cá ngoại lai
Phụ lục 2: Phiếu điều tra các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại
Phụ lục 3: Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT
Phụ lục 4: Ảnh thực địa tại huyện Mê Linh
Phụ lục 5: Ảnh thực địa tại huyện Sóc Sơn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SVNLXH : Sinh vật ngoại lai xâm hại
TSVNL : Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại
HST : Hệ sinh thái
ĐDSH : Đa dạng sinh học
GTSX : Giá trị sản xuất (tính bằng tiền)

VHTT : Văn hóa thông tin

1
MỞ ĐẦU
Theo Công ước Đa dạng sinh học, sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai
chính là một trong những nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng
tới sự phát triển của các ngành kinh tế quan trọng như nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản và tới sức khỏe con người.
Việt Nam được biết là một quốc gia phong phú, đa dạng về nguồn gen, thành
phần loài và các hệ sinh thái nhưng kém bền vững trước sự thay đổi, tác động của
các yếu tố môi trường. Và một trong những nguyên nhân đó là sự du nhập của các
loài SVNLXH, đặc biệt là các loài TSVNL.
Hiện nay, các loài TSVNL vẫn tiếp tục được nhập vào nước ta qua nhiều con
đường khác nhau nhưng không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Điều này dẫn đến
nguy cơ làm mất cân bằng các HST và ĐDSH, đồng thời làm suy giảm nguồn lợi
thuỷ sản tự nhiên. Chính vì vậy, việc đánh giá tác động của TSVNL tới HST,
ĐDSH và nguồn lợi thủy sản là một yêu cầu cấp thiết. Để từ đó, những đánh giá này
sẽ là những cơ sở tiền đề cho những biện pháp bảo vệ, quản lý bền vững nguồn lợi
thủy sản.
Theo Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: Trong 50 năm
qua, Việt Nam đã nhập 41 loài thủy sinh ngoại lai, trong đó hầu hết là cá. Các
nghiên cứu cho thấy: Các loài cá ngoại lai có mặt ở Việt Nam đều là những loài
nằm trong danh sách “100 SVNLXH xâm lấn nguy hiểm nhất thế giới”. Do những
yếu tố địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, cùng với quá trình hội nhập quốc tế đã tạo
nên nguy cơ xâm nhập của các loài cá ngoại lai vào nước ta là rất cao, gây ra các tác
hại cho các hệ thống thủy lợi, nông nghiệp, đa dạng sinh học…và gây ra những thiệt
hại nặng nề cho nền kinh tế [7,9]
Thủ đô Hà Nội nằm “chếch’’ về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng trù phú, nơi đây là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc Sông Hồng là con sông chính của thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Hà

Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, và còn nhiều sông khác

2
như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ Đây là điều kiện hết sức thuận
lợi cho việc phát triển thủy sản.
Hai huyện Mê Linh, Sóc Sơn là hai huyện ngoại thành nằm phía Bắc thủ đô
Hà Nội. Với hệ thống sông, hồ và đầm khá phong phú, 2 huyện có nhiều điều kiện
thuận lợi cho các loài thủy sinh vật phát triển mạnh mẽ. Cùng nằm trong tình trạng
chung của cả nước về việc phải đối mặt với vấn nạn SVNLXH, hai huyện Mê Linh
và Sóc Sơn chứa đựng các mối đe dọa, rủi ro từ TSVNL nói chung và các loài cá
ngoại lai nói riêng ở các sông, đầm, hồ. Song cho đến nay, tại hai huyện Mê Linh và
Sóc Sơn chưa có nghiên cứu nào để kiểm kê, đánh giá các tác động của các loài cá
ngoại lai trên địa bàn hai huyện, cũng như chưa có các biện pháp quản lý các loài cá
ngoại lai phù hợp.
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “ Kiểm kê, đánh giá các loài cá ngoại lai
xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở hai huyện Mê Linh, Sóc Sơn (Hà Nội) và đề
xuất biện pháp quản lý” là thực sự cần thiết. Qua đề tài tôi mong muốn góp phần
nào đó trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu, tiến đến là loại bỏ và kiểm soát chặt chẽ
các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở 2 huyện Mê Linh và Sóc Sơn.
Đề tài có các mục tiêu và nội dung nghiên cứu như sau:
 Mục tiêu:
 Xác định được các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại (theo
thông tư 22 Bộ Tài nguyên và môi trường) ở địa bàn hai huyện Mê Linh và Sóc
Sơn, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý chúng.
 Cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập danh sách và xây dựng cơ sở dữ
liệu các loài cá ngoại lai của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
 Nội dung:
 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội ở 2 huyện Mê
Linh và Sóc Sơn, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.
 Khảo sát hiện trạng các hệ sinh thái thủy vực chính của hai huyện.

 Kiểm kê, xác định các loài cá ngoại lai và sự phân bố của chúng trong các
thủy vực ở 2 huyện Mê Linh và Sóc Sơn.

3
 Mô tả các đặc điểm hình thái, sinh học để nhận biết các loài cá ngoại lai
có mặt ở 2 huyện.
 Phân tích hiện trạng quản lý các loài cá ngoại lai của 2 huyện Mê Linh và
Sóc Sơn.
 Đề xuất biện pháp quản lý.

4
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
Tình hình SVNLXH diễn ra ở các nước trên thế giới trong thời gian gần đây
làm cho các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH đi đến kết luận:
“ Sự lan rộng của SVNLXH đang tạo những thách thức to lớn lâu dài và
phức tạp đe dọa đến ĐDSH tự nhiên của Trái Đất và sự thịnh vượng chung của loài
người” [17].
1.1. Hiện trạng và công tác quản lý các loài cá ngoại lai trên thế giới
1.1.1. Hiện trạng các loài cá ngoại lai trên thế giới
Từ lâu công tác nhập nội các loài cá ngoại lai đã được thực hiện.Từ thời La
mã, cá chép trên sông Danube đã được nhập vào nuôi ở Ý và Hy lạp. Sau một thời
gian sinh sống, loài cá này đã trở thành đối tượng nuôi chính. Tuy nhiên phải đến
gần đây (từ thế kỉ XX đến nay) công tác nhập nội loài cá ngoại lai vào nuôi mới trở
nên phổ biến [9]. Tính đến nay trên thế giới đã có hơn 610 loài cá được di nhập và
riêng các nước ASEAN là 79 loài [43].
Hiện nay, các loài cá ngoại lai được nhập nội theo 2 xu hướng là: các nước
đang phát triển nhập các loài cá ngoại lai làm thực phẩm hàng hóa, còn các nước
phát triển thường nhập với mục đích làm cảnh, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa
học hoặc với mục đích khác:
 Sản xuất lương thực- thực phẩm:

Nhiều quốc gia có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản đã di nhập các giống loài
cá để phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân và phục vụ sự phát triển kinh tế
của đất nước. Đã có rất nhiều loài trở thành loài được người dân nuôi như loài bản
địa và được được phát tán ngoài thủy vực tự nhiên, và việc di nhập các đối tượng
thủy sản cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống cho dân nghèo.
Ví dụ nhập cá rô phi từ Phi Châu vào các nước Đông Nam Á, Nam và Trung
Mỹ. Cá chép nhập vào nuôi ở Madagasca [18].
Những loài cá đó đến nay đã trở thành các loài cá sống tự nhiên ở đây vì chúng
thích nghi nhanh với điều kiện nơi ở mới, sinh sản được ở thuỷ vực tự nhiên [9].

5
Ở Philippines, cá rô phi đen đóng một vai trò quan trọng trong khai thác thủy
sản nội địa. Theo Baluyut, đất nước Philippines có khoảng 230.000 ha ao và hồ
chứa, đặc biệt cá rô phi đen được tìm thấy trong hầu như tất cả trong số ao hồ này.
Theo thống kê vào cuối năm 1990, cá rô phi chiếm khoảng 25 phần trăm tổng sản
lượng cá của vùng [27]. Hiện nay, cá rô phi đen là loài được nuôi làm thực phẩm
chính ở Philippines và chiếm khoảng 31 000 tấn [FAO FishStat].
Ở Thái Lan, tổ chức FAO đã thống kê và xác định có 17 loài cá ngoại lai
xâm hại, trong đó có 5 loài đã thành lập đực quần thể ngoài tự nhiên. Theo Chavalit
Vidthayanon, người dân Thái Lan tiêu thụ 28, 8 kg cá bình quân đầu người, trong
đó 41, 6% là các loài ngoại lai [28].
Campuchia là đất nước có nguồn lợi thủy sản năng suất nhất thế giới. Theo
Rainboth (1996) ước tính có khoảng 500 loài cá nước ngọt chiếm các hệ sinh thái
khác nhau [32]. Năm 1997, chương trình Thủy sản của Ủy hội sông Mekong (MRC)
đã đánh giá kiến thức địa phương trong lưu vực sông Mekong đã thống kê và cho
biết, có 15 loài cái ngoại lai đã xuất hiện phổ biến trên lưu vực sông Mekong chảy
qua Campuchia. Trong 15 loài cá ngoại lai, cá chép Ấn Độ và cá rô phi đen xuất
hiện rất nhiều, trở thành 1 trong những thực phẩm hàng ngày của người dân [33].
 Vui chơi giải trí và làm cảnh
Đời sống kinh tế được nâng cao đồng thời nhu cầu vui chơi giải trí cũng

được cải thiện đáng kể, trong đó có nhu cầu nuôi các loài thủy sinh làm cảnh và
phục vụ các trung tâm giải trí. Việc di nhập các loài cá để nuôi làm cảnh đã trở nên
rất phổ biến trên toàn thế giới. Ngày càng nhiều các loài cá nói riệng và các loài
thủy sinh nói chung được nuôi thuần hóa và lai tạo với nhiều kiểu dáng và màu sắc
hấp dẫn. VD: cá hoàng đế, cá cọ bể… [18].
 Kiểm soát sinh học:
Ngoài các mục đích trên, nhập nội các cá ngoại lai còn để kiểm soát sinh
học, ví dụ nhập cá ăn bọ gậy (Gambusia affinis) để khống chế bệnh sốt rét. Nhập cá
trắm cỏ để trừ các loài rong, cỏ nước vì thức ăn của nó là cỏ. Nhập một số loài để

6
chúng ăn trai ốc ở đáy sông vì trai ốc mang ký sinh trùng sán lá nên có thể là tác
nhân gây bệnh cho loài mới nhập và các đối tượng khác [18].
Năm 1967, ba loài mới của loài cá chép Trung Quốc đã được đưa vào đất
nước Myanmar với mục tiêu khác nhau, ví dụ như để diệt trừ cỏ dại thủy sản và để
ngăn chặn sự nở sinh vật phù du trong ao cá. Vai trò của các loài cá này là để duy trì
môi trường ao nuôi, giá trị thị trường của cá là khá thấp do hương vị kém hơn so với
người tiêu dùng [36].
Ở các loài cá việc tạo con lai có khả năng sinh sản cao hơn các loài động vật
có vú và các loài chim. Điều này làm cho nguy cơ gây tạp giao, mất ĐDSH do cá
nhập nội xảy ra rất cao [9]. Hiện tượng tạp giao khá phổ biến ở các loài cá đặc biệt
là nhóm cá rô phi ở Châu Phi và Nam Mỹ. Chúng tạo ra các con lai có khả năng
sinh sản, do vậy hình thành các kiểu di truyền mới. Các loài có quan hệ gần gũi thì
khả năng gây lai tạp càng cao. Theo Welcome (1984) cho biết, ở hồ Itasy thuộc
Madagascar, hai quần thể đàn cá rô phi Oreochromis niloticus và Oreochromis
macrochir chúng đã lai tạp với nhau. Kết quả là loài Oreochromis macrochir bị
mất, chỉ còn lại loài Oreochromis niloticus và con lai [37].
1.1.2. Công tác quản lý các loài cá ngoại lai trên thế giới
Sự phát tán sinh vật ngoại lai xâm lấn đang tạo nên sự phức tạp và thách thức
lớn là đe dọa đến ĐDSH và đời sống con người. Do vậy, nhiều tổ chức quốc tế đã

đưa ra các công ước, các nghị định, các công rình nghiên cứu về các SVNLXH
Công ước ĐDSH là một hiệp ước khung được thông qua tại Hội Nghị thượng
đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin), có
hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Tính đến tháng 5 năm 2009 đã có 191 quốc gia là
thành viên của Công ước này. Trong điều 8 của công ước ĐDSH có nêu rõ “Ngăn
ngừa việc đưa vào lưu hành, kiểm soát hoặc tiêu diệt các loài lạ đe dọa tới các hệ
sinh thái, môi trường sống tự nhiên hoặc các loài” [23, 42]. Theo khuyến cáo của
Công ước đa dạng sinh học, các nước nhập nội các loài mới từ nước ngoài vào
(thậm chí từ vùng này sang vùng khác ở một nước) cần phải đánh giá được tác động
lên ĐDSH và nghề nuôi cá truyền thống của địa phương để có các biện pháp phát

7
triển bền vững, đồng thời để quản lý phòng ngừa nhằm hạn chế thiệt hại, có giải
pháp tổ chức và thực hiện việc loại trừ loài xâm hại theo một quy trình quản lý
mang tính chiến lược thích hợp… [23, 42].
FAO- Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc cũng có chương
trình kiểm kê đánh giá hậu quả môi trường đối với các loài thủy sinh vật nhập nội
trong sự phát triển nuôi trồng thủy sản [43].
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra danh sách 100 loài
sinh vật ngoại lai xâm lấn gây hại cho các loài bản địa, ảnh hưởng xấu đến môi
trường và làm thiệt hại đến nền kinh tế [25]. Do vậy IUCN đã đưa ra khuyến cáo
các nước cần ngăn cấm hoặc có các hình thức bảo vệ. Trong số 100 loài này có
nhiều loài đang sinh sống ở Việt Nam [7].
Các nước khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau về mức độ tác động đến
kinh tế và môi trường tùy theo số lượng SVNLXH đã xác lập được quần thể ngoài
tự nhiên. Các nước có ĐDSH ở mức cao đều đã điều tra, đánh giá tác động của các
loài cá nhập nội ảnh hưởng đến ĐDSH và nghề nuôi truyền thống một cách đầy đủ
và toàn diện, đồng thời có sự cập nhật thường xuyên các số liệu.
Khu vực Châu Úc – Thái Bình Dương: Do sinh vật ngoại lai xâm lấn đã làm
tuyệt chủng một số loài sinh vật bản địa, do đó khu vực này đã đề xuất các giải pháp

khẩn cấp bao gồm việc loại bỏ và kiểm soát các loài ngoại lai nhằm chống sự tuyệt
chủng của các loài bản địa. Biện pháp tổng hợp bao gồm việc ngăn chặn, phát hiện
sớm, phản hồi nhanh, loại bỏ, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại và phục hồi môi
trường. Biện pháp ngăn chặn là ưu tiên đầu tiên. Ngoài ra các quốc gia còn ưu tiên
thực hiện chiến lược quốc gia về sinh vật ngoại lai như thành lập Uỷ ban quốc gia
về sinh vật ngoại lai, thực hiện các kế hoạch truyền thông, giáo dục để nâng cao
hiểu biết của người dân… Hiện nay, khu vực này có hai hiệp ước đặc biệt để quản
lý sinh vật ngoại lai, đó là: “Công ước về Bảo tồn thiên nhiên ở Nam Thái Bình
Dương” [20]. và “Nghị định thư về bảo tồn và quản lý các khu vực ven bờ và bảo
vệ thủy sinh của khu vực Đông Nam Thái Bình Dương” [22, 47].

8
Khu vực châu Mỹ: Các nước châu Mỹ đã thực hiện kế hoạch hợp tác về quản
lý sinh vật ngoại lai, trong đó công việc ưu tiên hàng đầu là tăng cường năng lực về
quản lý sinh vật ngoại lai cho các cấp chính quyền và cộng đồng. Nước Mỹ đã
thành lập Hội đồng quốc gia về sinh vật ngoại lai xâm lấn và ban hành các luật diệt
trừ các loài ngoại lai xâm lấn.
Khu vực châu Âu: Để ngăn ngừa sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai, các
nước châu Âu đã nỗ lực xây dựng chiến lược quản lý SVNLXH dựa theo nội dung
công ước Bern (Công ước bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và động vật, thực vật
hoang dã châu Âu) [39]. Với chiến lược quản lý SVNLXH thường ưu tiên ngăn
chặn là chính. Tháng 12/2003, Uỷ ban thường trực Công ước Bern đề nghị các nước
xây dựng chiến lược quốc gia về quản lý các loài ngoại lai xâm hại phải tiến hành
song song với chiến lược toàn châu Âu với nội dung chính là: hỗ trợ nâng cao nhận
thức về SVNLXH, quản lý, thu thập và chia sẻ thông tin; thể chế, chính sách, luật
pháp cần phải chặt chẽ đối với SVNLXH, nhằm giảm thiểu các tác hại của chúng,
khôi phục lại ĐDSH bản địa [38, 39].
Khu vực châu Phi: Các nước trong khu vực này cũng đã quan tâm đến SVNLXH.
Trong đó ưu tiên lập ủy ban quốc gia hoặc cơ quan đầu mối quốc gia về SVNLXH, đồng
thời đẩy mạnh trao đổi thông tin, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực ở tầm quốc

gia và khu vực về SVNLXH.
Khu vực châu Á: Các nước trong khu vực châu Á đang đẩy mạnh công tác
quản lý SVNLXH. Các quốc gia tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý ngay từ
khâu nhập khẩu, chú trọng việc ngăn chặn, đồng thời phối hợp với các quốc gia
khác trao đổi, chia sẻ thông tin.
Ở Nhật Bản việc quản lý các loài nhập nội do Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhật Bản quản lý. Hàng năm, Bộ đều cấp kinh phí cho các trường Đại học có
nghiên cứu quản lý các đối tượng thuỷ sinh vật nhập nội nói chung, các loài cá nhập
nội nói riêng từ đó cập nhật danh sách các loài nhập nội mới và đưa ra các hình thức
quản lý phù hợp [9].

9
Chính phủ Indonesia đã công bố danh sách các loài sinh vật ngoại lai có tác
động tiêu cực tới kinh tế và môi trường gồm 11 loài thực vật, 2 loài côn trùng, 1 loài
động vật không xương sống và 9 loài cá, đồng thời vẫn cho phép các công ty nhập
khẩu thuỷ sinh vật với mục đích khác nhau nhưng phải được kiểm tra, giám sát chặt
chẽ của các cơ quan chức năng. Ngoài ra Chính phủ còn thành lập nhóm công tác về
Môi trường do Bộ Môi trường điều phối cùng Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ
Thuỷ sản để thảo ra một văn bản điều chỉnh các vấn đề về sinh vật lạ. Họ đã xây
dựng chiến lược với mục tiêu: ngăn chặn các sinh vật ngoại lai có biểu hiện xâm lấn
các loài bản địa; có sự đánh giá rủi ro về môi trường; kiểm soát hoặc giảm thiểu loài
ngoại lai xâm nhập; xây dựng cơ sở dữ liệu về các sinh vật ngoại lai xâm nhập;
đồng thời yêu cầu các vấn đề kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm nhập phải được xây
dựng trên cơ sở pháp lý phân tích rủi ro và hệ thống chứng nhận [9].
Chính phủ Philippin đã đưa ra được danh sách các loài sinh vật nhập nội ảnh
hưởng tiêu cực tới các hệ sinh thái, bao gồm 10 loài thực vật trên cạn, 9 loài động
vật không xương sống ở cạn, 2 loài thực vật thủy sinh và 9 loài động vật thủy sinh.
Họ đã thành lập được mạng lưới quản lý các sinh vật ngoại lai của Chính phủ bao
gồm các cơ quan: Cục Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên, Cục Nông nghiệp,
Cục Du lịch, Cục Thương mại & Công nghiệp, Cục Ngoại giao [35].

Myanmar là đất nước có nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú. Theo điều
35- luật thủy sản Myanmar, các loài thủy sản được nuôi trồng và xuất nhập khẩu
phải nằm trong danh sách đã được Sở thủy sản Myanmar chấp thuận từ trước [36].
Thái Lan thành lập nhóm công tác về sinh vật ngoại lai do Uỷ ban Quốc gia
về môi trường chỉ định để giải quyết các vấn đề liên quan tới các loài nhập nội có
ích hoặc xâm hại trên phạm vi quốc gia. Việc nhập khẩu các loài thủy sản cũng
được kiểm soát bởi Bộ Thương mại. Trong Kế hoạch hành động và Chiến lược quốc
gia về ĐDSH 1996 - 2001 và 2002 - 2006, Thái Lan cũng đưa vấn đề quản lý và
phòng ngừa xâm nhập của sinh vật ngoại lai như một chương trình ưu tiên. Hiện
nay Thái Lan cũng đang tiến hành các điều tra nghiên cứu về nhóm sinh vật nhập

10
nội có tác động tiêu cực tới ĐDSH và nguồn lợi thuỷ sản, áp dụng các biện pháp
quản lý và phòng ngừa [27].
Ở Trung Quốc, việc quảng bá về các giống cá ngoại lai bắt đầu từ năm 1964
và càng được chính phủ ủng hộ và tăng cường đẩy mạnh khoảng từ năm 1991. Đầu
tiên người nông dân được khuyến khích nhâp nội nhiều loài cá có giá trị kinh tế,
khoa học. Sau một thời gian, họ đã nhận ra rằng, việc nhập nội giống loài cá ồ ạt,
kiểm soát không chặt chẽ đã dẫn đến nhiều loài lấn át các loài bản địa, phá huỷ hệ
sinh thái và tác động xấu đến nghề nuôi truyền thống. Cho đến nay đã có khoảng 50
loài cá nước ngọt và hơn 100 loài cá cảnh ngoại lai có mặt trên đất nước Trung
Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã có Luật về nhập khẩu sinh vật ngoại lai. Cả nước
chỉ có một cơ quan duy nhất là Bộ Nông nghiệp được phép nhập nội các loài cá và
cũng chỉ có 03 cơ sở được phép khảo nghiệm loài mới nhập nội [34].
Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ, song lại là địa điểm trung chuyển,
cho sinh sản cá cảnh để xuất khẩu với số luợng lớn. Là một trong bảy trung tâm
xuất khẩu cá cảnh lớn nhất thế giới, họ đã khoanh vùng cho sản xuất giống cá ngoại
lai ra nơi riêng biệt với sự kiểm soát chặt chẽ và đã đưa vào Luật cấm phóng sinh
các loài cá ngoại lai vào khu bảo tồn. Hình phạt vi phạm hành chính cụ thể là: nếu
thả 01 loài cá ngoại lai vào khu bảo tồn bị phạt 500.000 đô la Singapore, còn thả từ

2 loài trở lên sẽ bị phạt tù đến 6 tháng. Chính phủđã vận động người dân phóng sinh
những loài cá bản địa ra vực nước tự nhiên [9].
1.2. Hiện trạng và công tác quản lý các loài cá ngoại lai ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng các loài các loài cá ngoại lai ở Việt Nam
Việt Nam được biết là một quốc gia phong phú, đa dạng về nguồn gen, thành
phần loài và các hệ sinh thái nhưng kém bền vững trước sự thay đổi, tác động của
các yếu tố môi trường. Và một trong những nguyên nhân đó là sự du nhập của các
loài SVNLXH. SVNLXH có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường
như nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc
du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người.

11
Việt Nam đã nhập rất nhiều loài cá ngoại lai như cá trắm cỏ, cá rô phi đen, cá
tỳ bà, cá chép các dòng… để phục vụ cho công tác vui chơi giải trí, làm cảnh, sản
xuất lương thực thực phẩm… Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, một số loài đã thoát
khỏi ra môi trường tự nhiên và trở thành mối đe dọa có thể phá vỡ hệ sinh thái các
thủy vực bản địa.
Trong quá trình hội nhập, việc tìm kiếm giống loài cá có giá trị kinh tế, giải
trí và mục đích thương mại khác đã được các cơ quan nghiên cứu, các nhà doanh
nghiệp quan tâm, trong đó nhiều loài cá nhập nội đã có giá trị kinh tế và trở thành
đối tượng nuôi quan trọng như: cá trắm cỏ, cá mè hoa, cá rôhu, cá mrigan; nhưng
cũng có nhiều đối tượng nhập nội chưa được thống kê đánh giá tác động tới
ĐDSH và nguồn lợi thuỷ sản. Theo Lê Thanh Lựu và Nguyễn Văn Thanh, hiện
nay các loài cá ngoại lai chiếm ưu thế trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt,
chúng đã đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt
Nam [29].
Theo kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường - Bộ Tài nguyên và
Môi trường thì: trong hơn 50 năm qua, đã có 20 loài cá nước ngọt đã nhập vào Việt
Nam từ 12 nước trên thế giới và 12 loài cá nước lợ được nhập từ 7 nước trên thế
giới. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập nhiều loài cá cảnh với mục đích nghiên cứu hoặc

làm thức ăn cho tôm giống [7, 9, 10]. Đặc biệt, Cục còn liên kết với Trung tâm
nghiên cứu Tài nguyên Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội in ấn, phát hành các
tờ rơi giới thiệu về 6 loài sinh vật lạ xâm lấn nguy hại ở Việt Nam. Năm 2003, Cục
xuất bản cuốn sách dịch giới thiệu “Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm
nhất trên thế giới”, bao gồm 8 loài vi sinh vật, 4 loài thực vật thuỷ sinh, 31 loài thực
vật ở cạn, 8 loài động vật không xương sống ở nước, 18 loài động vật không xương
sống ở cạn, 3 loài lưỡng cư, 9 loài cá, 3 loài chim, 2 loài Bò sát và 14 loài thú có
mặt tại Việt Nam [7].
Gần đây, ở một số địa phương, có một số loài thủy sinh ngoại lai đã thoát ra
các thuỷ vực tự nhiên như: cá cọ bể (Hypostomus punctatus), cá chim trắng toàn
thân (Piaractus brachypomus) thoát ra các sông thuộc hệ thống sông ngòi các tỉnh

12
đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống sông thuộc Tây nguyên. Trên lưu vực sông
Hậu vào năm 2006- 2007, có bè nuôi cá tra, cá basa tại tỉnh An Giang đã thu hoạch
được trên dưới 1 tấn cá chim trắng toàn thân phát tán từ vùng nước tự nhiên vào
bènuôi cá tra. Cá hoàng đế (Cichla ocellaris) đã thoát ra các thủy vực thuộc lưu vực
sông Đồng Nai, đặc biệt đã phát tán với mật độ quần thể nhiều trên hồ Trị An tỉnh
Đồng Nai. Tại đây, vào tháng 5 năm 2009, đoàn khảo sát của Cục Khai thác và Bảo
vệ nguồn lợi thủy sản đã xác nhận cá hoàng đế được khai thác với sản lượng khá
lớn, đa số cá thể đạt từ 0, 3 đến 1, 1 kg được bày bán ở bến cá và chợ xung quanh
vùng hồ Trị An. Cá tiểu bạc (Neosalanx taihuensis) được di nhập vào Yên Bái năm
2002, sau mấy năm không gặp trong sản lượng khai thác thì từ giữa năm 2007, cá
đột nhiên xuất hiện. Từ các tháng 8, 9, 10 năm 2007 đến giữa năm 2009), hàng ngày
ngư dân đã thu hoạch được hàng tạ cá tiểu bạc Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có
đánh giá đầy đủ về các mặt tác động của các đối tượng trên đến nguồn lợi thuỷ sản
và ĐDSH ở nước và cũng chưa có mô hình quản lý hữu hiệu [19].
1.2.2. Công tác quản lý các loài cá ngoại lai tại Việt Nam
Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước ĐDSH vào ngày 16/11/1994,
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, giúp Chính phủ

tổ chức thực hiện Công ước này. Cục Bảo vệ môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã có nhiều đề tài cấp quốc gia về các vấn đề xung quanh sinh vật ngại lai
xâm hại, đồng thời phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Môi trường- Đại
học Quốc gia in ấn, phát hành tờ rơi giới thiệu về các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn
có mặt tại Việt Nam
Ngày 13/11/2008, Việt Nam ban hành Luật đa dạng sinh học, giao cho hai cơ
quan quản lý, kiểm tra, giám sát và tổ chức cô lập tiêu diệt các loài ngoại lai xâm
hại tại các địa phương trên cả nước là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn [16].
Cá ngoại lai được nhập nội với nhiều mục đích khác nhau. Theo luật Thủy
sản (2003), cho phép các cá nhân nhập các loài thủy sản mới về Việt Nam nhưng
phải qua kiểm tra, khảo nghiệm. Nghiêm cấm nhập những loài thuộc danh mục

13
không được phép nhập phát tán tại Việt Nam [15]. Những loài này thường nhập
theo đường chính ngạch có sự kiểm tra, cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Thành phố Hà Nội là địa phương có ĐDSH cao, có 15 hệ sinh thái với nhiều
loài động – thực vật bản địa và các loài có nguồn gốc ngoại lai phong phú, đa dạng.
Đặc biệt, có loài ngoại lai đã phát tán và hình thành được quần thể ngoài tự nhiên,
gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, kinh tế và nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Cơ
quan quản lý về các vấn đề xung quanh sinh vật ngoại lai là Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà
Nội. Hai đơn vị đã có nhiều đề tài cấp thành phố về sinh vật ngoại lai, đồng thời đã
tổ chức tuyên truyền văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý sinh vật ngoại lai
cho các quận, huyện.
Hiện nay, hai huyện Sóc Sơn và Mê Linh chưa được kiểm kê và đánh giá các
loài cá ngoại lai. Tuy nhiên, hiện nay, Cục Bảo vệ Môi trường - Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã và đang phối hợp với một số cơ quan liên quan tiến hành các hoạt
động nghiên cứu, điều tra, khảo sát ban đầu về sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai
và các tác động của chúng đối với môi trường đối với các huyện trên địa bàn thành

phố Hà Nội.

14
Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu điều tra tại các xã của hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn
(Thành phố Hà Nội). Đặc biệt là các xã có nhiều ao, hồ, có các con sông lớn chảy
qua như sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Cầu, sông Công.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 06/2013 – tháng 09/2014
Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành trong 3 đợt:
- Đợt 1: Tháng 7 - 2013
- Đợt 2: Tháng 5 - 2014
- Đợt 3: Tháng 8 - 2014
2.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các loài cá ngoại lai ở hai huyện Mê Linh và Sóc
Sơn thông qua việc thu thập tài liệu, khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân.
2.4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận của luận văn là quá trình điều tra, khảo sát có sự tham
gia của dân địa phương và cán bộ.
Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó, các chủ
thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều
quan trọng là người dân địa phương tham gia vào việc tư vấn cho hoạt động điều tra
khảo sát, có khả năng trao đổi các dự định của họ về các loài cá ngoại lai với các
nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và
đáp ứng các triển vọng được nêu ra. Điều này được thể hiện thông qua việc thiết kế
các bảng hỏi, nội dung phỏng vấn trực tiếp và họp nhóm nhằm thu được các thông
tin thực tiễn, nguồn kiến thức bản địa một cách cụ thể và nhanh chóng nhất.
Trong quá trình phỏng vấn, các câu hỏi được đưa ra từ đơn giản đến phức

tạp, từ thông tin tổng quát đến các loài cụ thể. Các câu trả lời định tính cho bản câu
hỏi của cuộc điều tra thường không đủ chất lượng cần thiết để đưa vào mô hình

15
thống kê. Mặt khác các câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ hiểu, người được phỏng
vấn không phải lúc nào cũng biết đưa câu trả lời cần thiết và tinh thần cuộc điều tra,
bản chất của việc đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng được lĩnh hội.
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được áp dụng,
tức là tham gia qua hình thức tư vấn, cung cấp thông tin trong đó người dân địa
phương tham gia ở 3 mức độ. Các phương pháp đánh giá nông thôn sẽ được sử
dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các phương pháp này giúp thu thập
được các thông tin và phân tích của chính người dân địa phương, nên thông tin có
thể được sử dụng cho nhiều nhu cầu của địa phương như phát triển các loài cá hay
cần có các giải pháp quản lí, bảo vệ và ngăn ngừa.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này có sự kết hợp các
phương pháp nghiên cứu trong ngư loại học, xã hội học, nuôi trồng thủy sản, kinh tế
học…
a) Phương pháp kế thừa
Tập hợp số liệu về thành phần loài được nghiên cứu từ các đề tài, dự án, từ
các chuyến điều tra thực hiện ở các vùng khác nhau của Việt Nam và các tài liệu,
báo cáo khoa học liên quan đến các loài cá ngoại lai nói riêng và các loài TSVNL
nói chung. Ngoài ra còn kế thừa số liệu báo cáo về kinh tế - xã hội địa phương. Bên
cạnh đó cần tham khảo các thông tin từ các website
b) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
 Phương pháp khảo sát phỏng vấn người dân
Khảo sát các cán bộ ở phòng kinh tế huyện và các cán bộ của các hợp tác xã
ở hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn, kết hợp với điều tra thu mẫu và phỏng vấn người
dân tại hai huyện trên.
Loài cá nhập nội được phỏng vấn chỉ tập trung vào các loài được phát tán

phổ biến theo “Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT’’
Cuộc điều tra này đã sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng để
thu thập thông tin, trong đó các kỹ thuật PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia

16
của người dân) đã được áp dụng. Tuy nhiên, do phương pháp PRA có rất nhiều
công cụ thực hiện nên để phục vụ cho mục tiêu và nội dung nghiên cứu, chúng tôi
chỉ sử dụng hai công cụ sau:
 Lấy phiếu điều tra (phụ lục 1)
 Trực tiếp phỏng vấn bằng bảng hỏi (phụ lục 2), đối với các cán bộ của hợp
tác xã, cán bộ huyện và dân địa phương về từng loại cá ngoại lai được
xác định là có mặt theo phiếu điều tra.
 Phương pháp thu mẫu
 Địa điểm: Các sông, ao, hồ có trên địa bàn hai huyện điều tra
khảo sát (chọn điểm).
 Dụng cụ thu mẫu:
 Ngư cụ các loại (lưới, chài tiêu chuẩn; các loại cần, dây và lưỡi
câu, lờ, đó…)
 Thùng tôn đựng mẫu, xô, lọ nhựa
 Găng tay cao su, túi ni lông
 Máy ảnh
 formalin 8-10%, cồn etylic 76
o

 Lúp cầm tay
 Các ảnh cá ngoại lai và các tài liệu định loại cá quan trọng có
liên quan đến vùng nghiên cứu
 Phương pháp thu mẫu cá:
Để thu mẫu cá, tôi tiến hành đánh bắt cá ở sông, suối, ao, mương. Sau đó bảo
quản mẫu cá trong êtylic 76

o
hoặc formalin 8-10%.
Về phương pháp đánh bắt có hai nhóm chính
 Nhóm đánh bắt chủ động gồm:
Lưới động kéo bằng sức người, quăng chài với các kích cỡ khác nhau hoặc
dùng vợt.
 Nhóm đánh bắt thụ động gồm:
Thả lưới tĩnh, đặt bẫy (đó, lờ ), …

17
 Nguyên tắc thu mẫu:
Mẫu vật thu được phải nguyên vẹn. Ngoài việc trực tiếp đánh bắt, tiêu bản cá
còn được thu thập từ một số nguồn khác như thu thập tiêu bản từ các ngư dân, dân
địa phương, các chợ tại khu vực thu mẫu. Tuy nhiên, trong trường hợp này phải thu
thập đầy đủ các thông tin về tiêu bản như địa điểm bắt, môi trường sống…
 Xử lý và bảo quản mẫu:
Các mẫu được bảo quản trong formalin 8-10% hoặc cồn êtylic 76
o
[12].
c) Phương pháp chuyên gia
Lĩnh vực cá ngoại lai xâm hại là lĩnh vực mới nên để nhận biết và hiểu rõ các
loài, do vậy không thể không tham vấn các chuyên gia là các cán bộ khoa học về
phân loại học, sinh học, sinh thái học cá.

18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
 Huyện Mê Linh

Theo số liệu do UBND Huyện công bố năm 2013 (cổng thông tin điện tử Mê
Linh tháng 8/2013), huyện Mê Linh được thành lập ngày 05 - 07 - 1977. Từ 01 - 08
- 2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố
Hà Nội. Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn và 16 xã.
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội
khoảng 25km, có tọa độ địa lý như sau:
Từ 105
o
36’ đến 105
o
47’ Kinh độ Đông
Từ 21
o
07’ đến 21
o
14’ Vĩ độ Bắc
 Phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc
Yên của tỉnh Vĩnh Phúc
 Phía Nam giới hạn bởi sông Hồng, giáp huyện Đan Phượng
 Phía Tây giáp huyện Yên Lạc- tỉnh Vĩnh Phúc
 Phía Đông giáp các huyện Sóc Sơn, Đông Anh
Địa bàn huyện có tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23B chạy
qua, 8km đường sắt Hà Nội – Lào Cai với ga Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn
Quang Minh và được bao bọc bởi 2 con sông là sông Hồng và sông Cà Lồ, nằm kế
cận ngay sân bay quốc tế Nội Bài (Hình 1) [1, 40].

19

Chú thích: Tỉ lệ 1: 150 000
UBND huyện

Địa giới
Bệnh viện
Đường đê
Đường tỉnh lộ
Di tích lịch sử
Sông Đường quốc lộ Đường sắt
Bến cảng
: Nghĩa trang
Chùa

Hình 1: Bản đồ huyện Mê Linh

×