Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường tại công ty bột mỳ ninh sơn - ninh thuận và đề xuất biện pháp quản lý môi trường hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TINH BỘT MÌ NINH SƠN –
NINH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG HIỆU QUẢ



Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Giảng viên hướng dẫn : GS.TS HOÀNG HƯNG
Sinh viên thực hiện : LÊ QUANG TOÀN
MSSV : 1091081099
Lớp : 10HMT02


TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2012


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1.Sự cần thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
3. Phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu 3
3.3 Đối tượng nghiên cứu 4
3.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu 4
4 Bố cục đề tài 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÔNG TY TINH BỘT MÌ NINH SƠN – NINH
THUẬN 5
1.1 Các thông tin chung 5
1.2 Quá trình và hiện trạng hoạt động của công ty 6
1.2.1 Loại hình sản xuất 6
1.2.2 Công nghệ sản xuất 7
1.2.3 Tình trạng máy móc thiết bị 7
1.2.4 Nguyên, vật liệu sản xuất 8
1.2.5 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước 8

1.2.6 Điều kiện khí hậu 9
1.2.7 Diện tích nhà máy 9


ii
1.2.8 Cơ cấu tổ chức lao động 10
1.2.9 Điều kiện giao thông 12
1.2.10 Điều kiện cung cấp điện 12
1.2.11 Điều kiện thông tin liên lạc 13
1.3 Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải và chất thải rắn 13
1.3.1 Nước thải 13
1.3.2 Khí thải 13
1.3.3 Chất thải rắn 14
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TINH BỘT
MÌ NINH SƠN – NINH THUẬN 15
2.1Đối với nước thải 15
2.1.1 Nước mưa chảy tràn 15
2.1.2 Nước thải sinh hoạt 15
2.1.3 Nước thải sản xuất 17
2.2 Chất thải rắn 23
2.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt 24
2.2.2 Chất thải rắn sản xuất 24
2.2.3 Chất thải nguy hại 25
2.3 Đối với khí thải, bụi, tiếng ồn và độ rung 25
2.3.1 Tiếng ồn và độ rung 25
2.3.2 Khí thải và bụi 26
2.4.1Giám sát chất thải 29
CHƯƠNG III.TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ XUNG QUANH NHÀ MÁY 30
3.1Các tác động đến môi trường sản xuất 30

3.1.1 Các tác động đến môi trường nước 30
3.1.1.1 Nước ngầm 30


iii
3.1.1.2 Nước mặt 32
3.1.1.3 Nước thải sinh hoạt 34
3.1.1.4 Nước thải sản xuất 35
3.1.1.5Nước mưa chảy tràn 36
3.1.2 Tác động của hệ thống xử lý nước thải đến môi trường không khí 37
3.1.2.1 Chất lượng không khí bên trong và khu vực xung quanh công ty 37
3.1.2.2 Tác động của tiếng ồn, độ rung đến môi trường 40
3.1.2.3 Tác động của mùi hôi nước thải đến môi trường nhà máy 41
3.1.3 Tác động của hệ thống xử lý nước thải đến môi trường đất 41
3.2Các tác động của hệ thống xử lý nước thải của công ty đến khu dân cư . 42
3.2.1 Các chứng bệnh chính liên quan đến mùi hôi thối của nước thải 42
3.2.2 Đối với giá trị đất đai 43
CHƯƠNG IV.ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHO CÔNG TY TINH BỘT MÌ NINH SƠN – NINH THUẬN 45
4.1Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường đối với chất thải rắn . 45
4.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt 45
4.1.2Chất thải rắn công nghiệp 46
4.1.3 Chất thải nguy hại 47
4.2.Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bụi 49
4.2.1 Đối với ô nhiễm bụi tại công đoạn đóng bao thành phẩm 49
4.2.2 Đối với ô nhiễm bụi do hoạt động giao thông và khu vực thu mua nguyên
vật liệu 49
4.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm khí thải 49
4.2.4 Giảm thiểu ô nhiễm mùi từ bãi chứa chất thải rắn và nước thải 49
4.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường đối với nước thải 50

4.3.1 Phân luồng dòng thải 51
4.3.2 Các biện pháp áp dụng để xử lý nước thải 51


iv
4.4 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại
công ty 55
4.4.1Giải pháp QLMT theo ISO 14001 55
4.4.2Giải pháp nâng cao năng lực QLMT 57
4.4.3Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường 58
4.4.4Giải pháp về sản xuất sạch hơn 59
4.5.5 Quản lý nội vi 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
Kết luận 65
Kiến nghị 65



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh.
UBND Ủy Ban Nhân Dân.
QCVN Quy chuẩn Việt Nam.
TCXD Tiêu chuẩn xây dựng.
QLMT Quản lý môi trường
SXSH sản xuất sạch hơn
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1 Máy móc thiết bị của công ty 7

Bảng 1.2 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng của Công ty 8
Bảng 1.3 Nhu cầu lao động của Công ty hiện nay. 10
Bảng 2.1 Đặc trưng nước thải sản xuất tinh bột sắn 17
Bảng 2.2 Nồng độ các chất có trong nước thải tinh bột mì (nước thải chưa
qua xử lý). (Tháng 9/2010) 18

Bảng 2.3 Nồng độ các chất có trong nước thải công ty tinh bột mì ninh sơn-
ninh thuận (nước đã qua xử lý). (tháng 9/2010). 22

Bảng 2.4 Chi tiết, hiện trạng các hạng mục xây dựng 23
Bảng 2.5 Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn 26
Bảng 2.6 Kết quả chất lượng không khí bên trong và khu vực xung quanh
Công ty 27

Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm tại công ty 30
Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại công ty 32
Bảng 3.3 Kết quả chất lượng không khí bên trong và khu vực xung quanh
công ty 37

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 42
Bảng 3.5 Chênh lệch giá đất ở 2 khu vực năm 2012 43



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1 Công ty tinh bột mì Ninh Sơn – Ninh Thuận 5

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột mì. 7
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức công ty 11
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ bể tự hoại 16
Hình 2.2 Sơ đồ xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột mì ninh sơn – ninh
thuận. 20

Hình 2.3 Hố thu 21
Hình 2.4 Bể biogas 21
Hình 2.5 Bể sinh học kiếu khí cấp 5 22
Hình 2.6 Sơ đồ quản lý chất thải rắn tại công ty 23
Hình 2.7 Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại tại công ty 25

Hình 3.1: Biểu đồ biễu diễn kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 31
Hình 3.2: Biểu đồ biễu diễn kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại công ty 34

Hình 3.2 Biểu đồ biễu diễn kết quả phân tích chất lượng nước thải tại công ty
tinh bột mi Ninh Sơn – Ninh Thuận 36
Hình 3.3 Biểu đồ biễu diễn kết quả phân tích chất lượng không khí tại cổng bảo
vệ công ty 38

Hình 3.4 Biểu đồ biễu diễn kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực
xưởng sản xuất 39


Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ các bệnh liên quan đến mùi hôi nước thải. 43
Hình 3.3 Biểu đồ nguồn nước sử dụng các hộ điều tra năm 2012 44

Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 46
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý Chất thải rắn công nghiệp 47
Hình 4.3 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải nguy hại 48
Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 54
Hình 4.3. Sự tương tác giữa ba lợi ích 63




viii

ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Các hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô
nhiễm. Các loại rác thải, chất thải rắn, nước thải, v.v từ các xí nghiệp, nhà máy, các cơ
sở sản xuất kinh doanh thải ra môi trường ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường, sức khoẻ dân cư, v.v.
Cùng với nước thải của các hoạt động sản xuất khác, nước thải tinh bột mì là một
loại nước thải đặc biệt có độc tố cao. Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Văn Khoa: “để sản xuất 1 tấn
tinh bột khoai mì, cần dùng 16 - 20m
3

nước và 3,8 - 4 tấn củ tươi (chứa 25 - 30% độ
tinh bột). Nói cách khác, nếu nhà máy có công suất 200 tấn tinh bột/ngày sẽ phát sinh
lượng nước thải khoảng 2.000 - 3.000m
3
/ngày. Nước thải sản xuất của nhà máy chế
biến tinh bột khoai mì có tính axít, có hàm lượng ô nhiễm hữu cơ (BOD) và độc tính
(COD) cao. Trong thành phần nước thải còn chứa cyanure rất cao, từ 10 - 40 mg/lít tùy
theo loại củ mì. Mùi thối đặc trưng từ nước thải khoai mì giống như mùi phân mèo,
gây buồn nôn. Trong quá trình phân hủy, nước thải khoai mì còn có thể tạo môi trường
thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển”.
Trong quá trình sản xuất tinh bột mì có hai nguồn phát sinh nước thải: nước thải
rửa củ và nước thải chế biến. Hai nguồn nước thải trên hoàn toàn khác nhau về chất
lượng, đối với nước thải rửa củ thì thành phần ô nhiễm chính là: cát, đá, rể củ
mì,…đây là các chất ô nhiễm có thể loại bỏ bằng phương pháp lắng. Còn nước thải chế
biến thì thành phần ô nhiễm rất phức tạp và độc hại cho môi trường.
Đặc trưng của loại nước thải này là hàm lượng chất hữu cơ cao, đây là nguyên
nhân gây mùi thối khó chịu nếu không qua xử lý, có khả năng gây ô nhiễm môi trường
trên diện rộng. Theo các số liệu phân tích và đánh giá nước thải sinh ra từ các nhà máy
có dây chuyền công nghệ tương tự, nồng độ hai chỉ tiêu của loại chất thải loại này vào
khoảng BOD từ 6000 – 9000 mg/lít, COD từ 8000 – 13.000 mg/lít. Đây là một nguồn
ô nhiễm nước rất nghiêm trọng, có thể làm ô nhiễm trên diện rộng. Ngoài ra, hàm
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 2
lượng Xianua (CN-) cũng rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Xianua là
một kim loại độc có thể gây chết hàng loạt vi sinh vật sống trong môi truờng nước, ảnh
hưởng đến con người và hệ sinh thái xung quanh thông qua con đường vận chuyển
nước mặt và nước ngầm, đất và cây trồng.

Đặc biệt với loại nước thải này là trong khoai mì có chứa HCN là một axit có
tính chất độc hại. Đây chính là chất hoá học có trong khoai mì gây nên trạng thái say
khi người ta ăn phải quá nhiều. Khi ngâm khoai mì vào nước HCN sẽ tan vào trong
nước và theo nước thải đi ra ngoài. Như vậy, thành phần đầu ra ở nước thải sản xuất
bao gồm đất, cát, sạn, HCN, SO
4
2-
, BOD, COD. Ngoài ra trong công đoạn trích ly có
quá trình sục khí SO
2
vào trong nước. SO
2
khi gặp nước sẽ chuyển hoá thành H
2
SO
3
,
làm cho pH của nước thải giảm xuống rất nhiều.
Các chất gây ô nhiễm không khí ở nhà máy tinh bột mì chủ yếu khí SO2, NOx
và các khí độc hại có mùi hôi sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ, như khí H
2
S
và các khí CH
3
SH. Nếu hít thở các loại khí này thường xuyên, con người sẽ mất dần
khả năng nhận biết mùi, khó thở, từ đó suy giảm sức khỏe. Khi hít phải khí NOx sẽ
nhức đầu, ho dữ dội và rối loạn tiêu hóa, tiếp xúc lâu dài sẽ gây viêm phế quản thường
xuyên.
Quá trình phân huỷ tự nhiên gây mùi hôi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và cộng
đồng dân cư trong bán kính 2 - 3km.

Riêng với Ninh Thuận, một tỉnh chưa có hoạt động công nghiệp mạnh mẽ.
Nhưng với lượng nước thải 1.800m
3
/ngày, do Nhà máy Chế biến Tinh Bột mì Ninh
Sơn thải ra đã và đang tác động xấu đến cuộc sống của người dân trong khu vực.Trong
nhiều năm liền, người dân làng Tân Mỹ và đồng bào dân tộc Raglay thôn Lương
Giang hít thở những khí rất độc từ chất thải của Nhà máy chế biến tinh bột mì. Đáng
lưu ý là các hồ chứa nước thải này nằm cách dòng sông Tân Mỹ, nơi cung cấp nguồn
nước cho nhà máy nước ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, chừng 200m. Vì vậy, khả
năng gây ô nhiễm nguồn nước không thể loại trừ.
Trước thực trạng trên và để đảm bảo cho môi trường được trong sạch và phát
triển bền vững thì vấn đề xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì là hết sức cần thiết, đề
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 3
tài tiến hành “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường tại Công Ty Tinh Bột Mì
Ninh Sơn - Ninh Thuận và đề xuất biện pháp quản lý môi trường hiệu quả”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý môi trường Công Ty
Tinh Bột mì Ninh Sơn - Ninh Thuận nói riêng và công nghiệp Tỉnh Ninh Thuận.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình ô nhiễm trong khu vực.
- Đánh giá tổn hại nước thải tinh bột mì đối với sức khoẻ, đất đai, nguồn nước
sử dụng trong sinh hoạt của người dân khu vực lân cận.
- Đề xuất chính sách về nước thải đối với Nhà máy Chế biến Tinh Bột mì:
Thuế, lệ phí, quy định tiêu chuẩn, v.v.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Ai là người gánh chịu hậu quả trực tiếp do nước thải Nhà máy Chế biến Tinh
Bột mì gây ra?
- Những công cụ chính sách nào được chọn để làm giảm ô nhiễm?
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Ô nhiễm nước thải từ Nhà máy Chế biến Tinh Bột Mì dẫn đến rất nhiều tổn hại
như mất nguồn nước uống, khai thác và nuôi trồng thủy sản, cảnh quan, sức khỏe v.v.
Ở đây đề tài giới hạn chỉ tính ô nhiễm mùi hôi từ nước thải tinh bột mì làm ảnh hưởng
và gây tổn hại đối với sức khoẻ, giá trị đất đai và nguồn nước sử dụng của dân cư
xung quanh Nhà Máy.
3.2 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Ở đây địa
bàn được chọn huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận.
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 4
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là Nhà máy Chế biến Tinh Bột Mì thuộc huyện
Ninh Sơn. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu sẽ giúp cho công
tác điều tra, thu thập thông tin được tiến hành thuận lợi hơn.
3.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 21/5/2012 đến ngày 11/08/2013.
Phạm vi đề tài sử dụng số liệu thông tin có liên quan qua các năm 2010 – 2012.
4 Bố cục đề tài
Luận văn gồm có 4 chương:
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề
tài nghiên cứu.
Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương II: Thực trạng môi trường tại công ty tinh bột mì ninh sơn – ninh thuận
Chương III: Tác động của hệ thống xử lý nước thải đến môi trường bên trong và
xung quanh nhà máy.
Chương IV: Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường cho công ty tinh bột mì
ninh sơn – ninh thuận











ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÔNG TY TINH BỘT MÌ NINH SƠN – NINH THUẬN

1.1 Các thông tin chung
Tê n nhà máy: Nhà máy Chế biến Tinh Bột mì.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Chế biến Nông Sản Ninh Thuận.
Địa điểm nhà máy: Km28, Quốc lộ 27, Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận.
Khu vực hoạt động của công ty đặt tại khu đất lâm trường Ninh Sơn – Quảng
Sơn, huyện Ninh Sơn (phía tây bắc cầu Tân Mỹ, sông Cái). Ninh Sơn là một huyện

miền núi của tỉnh Ninh Thuận, có độ cao trung bình 10m, cao dần lên tới huyện Bác
Ái và cao nguyên Lâm Đồng.

Hình 1.1 Công ty tinh bột mì Ninh Sơn – Ninh Thuận.
- Phía bắc giáp huyện Bác Ái
- Phía nam giáp Ninh Phước
- Phía tây giáp huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng
- Phía đông giáp huyện Ninh Hải và thị xã Phan Rang Tháp Chàm.
Hiện trạng khu đất đang trồng khoai mì, cà phê và một ít cây ăn quả, có vài hộ
dân cư sinh sống.


ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 6
1.2 Quá trình và hiện trạng hoạt động của công ty
1.2.1 Loại hình sản xuất
Vốn đầu tư: 9.856.000.000 VNĐ.
Vốn cố định: 8.356.000.000 VNĐ, trong đó:
Thiết bị trong dây chuyền sản xuất chính trị giá: 5.790.000.000 VNĐ.
Vốn xây dựng và các thiết bị phụ trợ khác trị giá: 2.566.000.000 VNĐ.
Vốn lưu động: 1.500.000.000 VNĐ.
Năm đơn vị đi vào hoạt động: 2003
Sản phẩm chính của nhà máy tinh bột mì, một loại nông sản chế biến không chỉ
là lương thực nuôi sống con người mà còn được sử dụng trong rất nhiều ngành công
nghiệp khác nhau như sản xuất đường glucoza, bánh kẹo, keo dán gỗ, hồ dệt vải và
phụ gia cho ngành dược, công nghệ vật liệu cao với vai trò là chất liên kết đặc biệt.
Sản phẩm phụ là bã mì sẽ được tận dụng và khai thác triệt để dùng làm thức ăn gia súc

với quy mô khép kín nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận.
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất tinh bột mì với công suất là 100 tấn sản
phẩm/ngày.
Nhà máy hoạt động từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (mỗi năm hoạt động 6
tháng vào mùa vụ mì). Mỗi ngày nhà máy sản xuất 300 – 400 tấn củ mì cần
2000m
3
/ngày và thải ra 1800m
3
nước thải/ngày.
Sản lượng: 20.000 – 24.000 tấn/năm.
Thị trường tiêu thụ: nội địa 20%, xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Đài
Loan, Philippines và EU 80%.






ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 7
1.2.2 Công nghệ sản xuất
Vỏ, đất
Nguyên liệu
Ngâm
Sản phẩm
Tách dịch bào

lần 1
Xử lý
Nước
Rữa
Nước
Nước thải
Cắt khúc
Nghiền
Nước
Nước
Dịch bào
Tách bãDung dịch
2
SO

Tách dịch bào
lần 2
Dịch bào
Nước
Rữa bột
Nước
Nước rữa
Tách tinh bột
Nước thải
Sấy
Đóng bao

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột mì.
1.2.3 Tình trạng máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị của công ty được tóm tắt và trình bày như bảng sau:

Bảng 1. 1 Máy móc thiết bị của công ty
STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng ng
I. Máy móc sản xuất
1 Thiết bị rửa cũ Cái 01 Cũ
2 Thiết bị tách võ Cái 01 Cũ
3 Thiết bị cắt khúc Cái 01 Cũ
4 Máy nghiền Cái 01 Cũ
5 Xiclon Cái 09 Cũ
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 8
6 Thiết bị bao gói Cái 01 Cũ
7 Máy thổi khí Cái 02 Cũ
8 Bơm Cái 02 Cũ
9 Máy phát điện 100KVA Cái 01 Cũ
II. Thiết bị văn phòng
1 Máy tính Cái 07 Mới
2 Máy photo Cái 01 Mới
3 Máy fax Cái 01 Mới
4 Máy in Cái 01 Mới

( Nguồn: Công ty tinh bột mì ninh sơn – ninh thuận, 2011.)
1.2.4 Nguyên, vật liệu sản xuất
Nhu cầu nguyên liệu của Công ty tinh bột mì ninh sơn – ninh thuận sử dụng trung
bình trong 1 năm được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng của Công ty
STT Tên nguyên liệu Đơn vị Mức sử dụng
1 Khoai mì tươi Tấn 63.200

2 Bao bì đóng gói Kg 14.000
4
Hóa chất các loại
Kg
7.800
5 Điện Kw 3.000.000
(Nguồn: Công ty tinh bột mì Ninh Sơn – Ninh Thuận, 2011.)
1.2.5 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước
Nhu cầu nước:
Nước được sử dụng để phục vụ cho mục đích sinh hoạt và cung cấp để sản
xuất bột mì. Tổng nhu cầu sử dụng nước của công ty là 2000 m
3
/ngày. Trong đó:
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG 9
+ Lượng nước dùng cho sinh hoạt của 82 công nhân, cán bộ nhân viên của
Công ty là 246 m
3
/tháng (tương đương 8,2 m
3
/ngày). Định mức tiêu thụ của mỗi công
nhân, cán bộ nhân viên hoạt động trong công ty là 100 lít/người/ngày.
Lượng nước dùng trong sinh hoạt = 82 người * 100 lít/người/ngày = 8,2 m
3
/ngày
+ Nguồn cấp nước:
Nguồn nước cấp cho các hoạt động của công ty được cung cấp từ nguồn

giếng khoan của công ty.
1.2.6 Điều kiện khí hậu
Vị trí xây dựng nhà máy chế biến tinh bột mì, thuộc xã Quảng Sơn, huyện Ninh
Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nằm tiếp giáp với cao nguyên Lâm Đồng thuộc vùng không khí
mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – 4. Như vậy các điều kiện về khí hậu của công ty có
thể tham khảo cùng với một số thông số khí hậu tại các trạm khí tượng thủy văn Phan
Rang và trạm Tân Sơn – Ninh Thuận.
· Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C.
· Lượng mưa trung bình 1000 – 1200 mm.
· Độ ẩm không khí 75 – 78%.
· Lượng bốc hơi 1200 – 1350 mm.
· Số giờ nắng 2500 – 2700 giờ.
· Hướng gió chủ đạo: từ tháng 11 – 4 năm sau, gió mùa đông hướng Đông Bắc
là chủ đạo, với đặc điểm lạnh và khô. Từ tháng 5 – 10 là gió mùa hè, hướng gió chính
là Tây Nam, mang nhiều hơi ẩm dễ gây mưa.
Từ các yếu tố khí hậu trên cho ta thấy, Ninh Thuận là khu vực có lượng mưa ít,
đất đai khô cằn, rất thiếu nước vào mùa khô.
1.2.7 Diện tích nhà máy
Diện tích nhà máy: 85.000 m2 ( theo công văn chấp thuận địa điểm xây dựng
số 577/KT ngày 25/3/2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG
10

1.2.8 Cơ cấu tổ chức lao động
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, lao động trong công ty sử dụng là 82

người trong đó: Bộ phận lãnh đạo (5 người), bộ phận hành chánh văn phòng, nhân
viên (20 người), công nhân lao động phổ thông (57 người).
Bảng 1.3 Nhu cầu lao động của Công ty hiện nay.
STT Loại lao động Cộng
Người nước
ngoài
Người Việt
Nam
2 Cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng 25 1 24
3 Công nhân 57 0 57
Tổng cộng 82 1 81
( Nguồn: Công ty tinh bột mì Ninh Sơn – Ninh Thuận, 2011.)
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG
11


Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức công ty
+ Ban giám đốc:
Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc nhaø maùy về kết quả điều
hành sản xuất kinh doanh, phụ trách chung, phụ trách công tác kế toán, kế hoạch tổ
chức và lao động tiền lương.
Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc nhaø maùy, phụ trách
công tác sản xuất, kỷ thuật, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động…
+ Bộ phận tổng hợp: Có trách nhiệm tuyển dụng lao động, theo dõi ngày công,
chế độ bảo hiểm, nghỉ phép, tai nạn lao động, theo dõi hồ sơ cán bộ công nhân viên,
công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động trong nhaø maùy. Tham mưu cùng

N TT NGIP



TRANG
12

Ban giỏm c xem xột, iu chuyn bt cỏn b. Ngoi ra cũn chu trỏch nhim bo
v ton b ti sn ca nhaứ maựy 24/24 gi thụng qua i bo v.
+ B phn k toỏn Ti v:
K toỏn trng
K toỏn tng hp
K toỏn thanh toỏn, thng kờ tin lng, ti sn c nh v giao dch Ngõn
hng.
K toỏn vt t: Qun lý v theo dừi vt t v hp ủng kinh t.
+ B phn k thut cung ng vt t: Thng xuyờn bỏm sỏt hin trng,
kim tra giỏm sỏt vic chp hnh ni qui an ton trong vn hnh mỏy, thit b, sa
cha.
Lp k hoch bo dng nh k trung tu, i tu mỏy moực thit b, bo m
hot ng t nng sut, xõy dng v thc hin phng ỏn ci tin k thut.
1.2.9 iu kin giao thụng
Nh mỏy ch bin tinh bt khoai mỡ t ti Km 28, quc l 27, Qung Sn,
Ninh Sn, Ninh Thun l mt v trớ thun li cho vic vn chuyn nguyờn vt liu
cng nh sn phm. Nm trong mt vựng nguyờn liu tng i di do,nm gn sụng
Cỏi l tuyn ng huyt mch ca khu vc. Quc l 27 l tuyn ng rt quan trng
xuyờn sut t Phan Rang Thỏp Chm i lờn cỏc tnh Tõy Nguyờn, õy l iu kin rt
thun li tip xỳc vi ngun nguyờn liu di do t cao nguyờn Lõm ng.
1.2.10 iu kin cung cp in
Khu vc t cụng ty ó cú li in quc gia dc theo quc l 27 cú th m
bo cung cp in y cho nhu cu dựng in ca nh mỏy vi mt mỏy bin ỏp

riờng cụng sut khong 1000 KVA.
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG
13

1.2.11 Điều kiện thông tin liên lạc
Nhà máy nằm không xa trục lộ chính và thế việc thông tin liên lạc rất thuận
tiện.
1.3 Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải và chất thải rắn
1.3.1 Nước thải
- Sinh hoạt: nước thải sinh hoạt phát sinh tại công ty chủ yếu là nước thải sinh
hoạt từ hoạt động vệ sinh của công nhân và nhà ăn cho nhân viên văn phòng. Nước
thải từ nhà ăn sẽ được cho vào hầm tự thấm trong khuôn viên công ty. Nước thải từ
nhà vệ sinh được thu gom, xử lý qua bể tự hoại sau đó tự thấm. Nước thải đạt Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.
- Sản xuất: quá trình sản xuất tinh bột sắn là một quy trình công nghệ có nhu
cầu sử dụng nước khá lớn khoảng 16 - 20 m
3
/tấn sản phẩm. Lượng nước thải từ quá
trình này chiếm 80 – 90% tổng lượng nước sử dụng. Nước thải từ công đoạn rửa củ và
tinh chế bột là hai nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghệ chế biến tinh bột sắn.
Công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải đang trong giai đoạn vận hành
nhằm mục đích nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A trước khi thải ra ngoài môi trường.
1.3.2 Khí thải
Khí thải phát sinh do hoạt động của công ty tinh bột mì Ninh Sơn – Ninh Thuận
sẽ được xử lý đạt những tiêu chuẩn như sau:

QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ.
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG
14

1.3.3 Chất thải rắn
- Sinh hoạt: chất thải rắn của Công ty tinh bột mì Ninh Sơn – Ninh Thuận được
quản lý theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên Môi trường, QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại và Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Nguy hại: quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các chất
thải rắn phải được thu gom, quản lý vả xử lý theo đúng quy định của Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

















ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG
15

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TINH BỘT MÌ NINH
SƠN – NINH THUẬN

2.1 Đối với nước thải
2.1.1 Nước mưa chảy tràn
Hiện tại nhà máy chưa có hệ thống cống thu nước mưa riêng nên nước mưa
chảy tràn trên bề mặt diện tích khuôn viên xí nghiệp sau đó được thu vào hệ thống
thoát nước và cho thải ra ngoài cùng với nước thải sau xử lý.
Để giảm bớt lượng cặn khi nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà xưởng, công
ty đã bê tông hóa đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu; thường xuyên cử
người quét dọn sạch sẽ, thu gom nguyên liệu rơi vãi trên bề mặt kho bãi, để khi mưa
xuống ít làm ô nhiễm lây lan nguồn nước khác.
2.1.2 Nước thải sinh hoạt

Nguồn nước cấp cho các hoạt động của công ty được cung cấp từ nguồn
giếng khoan của công ty.
Lượng nước dùng cho sinh hoạt của 82 công nhân, cán bộ nhân viên của công
ty là 246 m
3
/tháng (tương đương 8,2 m
3
/ngày). Định mức tiêu thụ của mỗi công nhân,
cán bộ nhân viên hoạt động trong công ty là 100 lít/người/ngày.
Lượng nước dùng trong sinh hoạt = 82 người * 100 lít/người/ngày = 8,2 m
3
/ngày
Vì vậy lượng nước cấp ước tính là 8,2 m
3
/ngày và lượng nước thải phát sinh
tương ứng khoảng 5,74 m
3
/ngày.
- Hệ thống xử lý và nguồn tiếp nhận nước thải:
Hiện tại, nước thải sinh hoạt của công ty từ các nhà vệ sinh được xử lý bằng
hầm tự hoại theo phương thức tự thấm. Ngoài ra, một lượng nước thải từ việc rữa tay
của công nhân làm việc và lượng nước từ nhà ăn của công ty được dẫn theo một kênh
dẫn và được đưa vào một hố tự thấm có bề ngang khoảng 3m và độ sâu 3m.
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP



TRANG
16


Nước thải sinh hoạt được thu gom riêng biệt với nước thải sản xuất và nước
mưa chảy tràn đưa về bể tự hoại. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể tự hoại được thể
hiện trong hình 2.1
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:
Đầu tiên, nước thải và cặn qua ngăn đầu tiên. Ngăn này có chức năng tách cặn
ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể trong thời gian lưu lại trong bể bị phân hủy
yếm khí.
Nước thải và cặn lơ lửng còn lại theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này,
cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất
hữu cơ trong nước và chảy sang ngăn thứ ba. Ngăn thứ 3 có bố trí vật liệu lọc gồm đá
1x2, sỏi, cát nhằm tách phần cặn còn lại theo dòng nước thoát ra khỏi ngăn thứ 2.
Nước thải sau khi qua bể tự hoại vẫn chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuất Quốc Gia về nước
thải công nghiệp QCVN QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A.

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ bể tự hoại
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn, các nhà vệ sinh trong xí nghiệp, từ các
bồn rửa tay của công nhân viên. Lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 246m
3
/tháng.
Nước thải từ các nhà vệ sinh trong xí nghiệp sẽ được thu gom tập trung lại và
xử lý cục bộ bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2
Lớp vật
liệ l
Ống dẫn
ớ à


Ống dẫn nước ra

Ngăn lắng




Ngăn lắng
Ngăn lọc

×