Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HOẰNG LƯU – HOẰNG HOÁ - THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.81 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
DẠY VÀ HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS
HOẰNG LƯU – HOẰNG HOÁ - THANH HÓA
TIỂU LUẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC
LỚP CBQL GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS K23

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà
Người hướng dẫn: Thạc sĩ - Hứa Thị Thủy
THANH HOÁ - 2009
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
DẠY VÀ HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS
HOẰNG LƯU – HOẰNG HOÁ - THANH HÓA
TIỂU LUẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC
LỚP CBQL GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS K23

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà
Người hướng dẫn: Thạc sĩ - Hứa Thị Thủy
THANH HOÁ - 2009
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2
Dạy học là hoạt động quan trọng có tính chất quyết định sự phát triển
của nhà trường nói chung, của trường THCS nói riêng.
Hiện nay các trường THCS đã và đang trú trọng tới vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh, đổi mới


công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, tăng cường nề nếp kỷ cương nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, góp phần vào công cuộc đổi mới
đất nước - đổi mới về yêu cầu con người trong giai đoạn hiện nay đó là việc
hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” kiên quyết ngăn chặn, khắc phục
các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và tình trạng chạy theo thành tích.
Vì vậy, để đáp ứng được mục đích chung của giáo dục, để dạy học có
chất lượng tốt không thể không đổi mới công tác quản lý trường học.
Quản lý chỉ đạo dạy học ở trường THCS chính là việc quản lý việc
dạy của thầy, việc học của trò. Nếu người quản lý xác định được vai trò trách
nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mình đối với sự nghiệp giáo dục, từ đó,
luôn tìm tòi sáng tạo, lựa chọn các phương pháp phù hợp để quản lý quá
trình dạy học thì sẽ đạt kết quả cao.
Quản lý như thế nào để thực hiện được các yêu cầu đặt ra, đó là một
vấn đề đã làm cho nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà quản lý trường học quan
tâm nghiên cứu nhưng chưa đưa ra một giải pháp quản lý nào có tính khuôn
mẫu, chuẩn mực cho các cấp học, ngành học để cho các đơn vị trường THCS
thực hiện. Các nhà quản lý chỉ dựa vào mục tiêu của từng cấp học để hoạch
định kế hoạch.
Là người trực tiếp quản lý tại trường THCS ở vùng đồng bằng nông
thôn – khu vực vùng xa của huyện Hoằng Hoá, đời sống nhân dân khó khăn,
kinh tế còn nghèo, gần như 100% dân số làm nghề nông nghiệp với kĩ thuật
và công nghệ còn lạc hậu, tiềm năng thiên nhiên không có, là xã thuộc địa
bàn khó khăn trong Huyện Hoằng Hoá, vì vậy bản thân tôi xác định:
Mặc dù, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nền giáo dục
cả nước nói chung và giáo dục xã Hoằng Lưu nói riêng đã và đang từng
3
bước thay đổi căn bản về chất nhưng so với yêu cầu chung của đất nước thì
chất lượng dạy học ở cấp THCS, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là mối băn khoăn, lo lắng
nhiều cho các nhà giáo dục.

Chất lượng thấp và vẫn còn có nơi chưa được thực tế như vậy là do
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía người dạy và người học,
mà người chịu trách nhiệm chính về chất lượng này trước xã hội lại là các
Nhà quản lý trường học đặc biệt trách nhiệm có liên quan trực tiếp nhất đó
chính là Hiệu trưởng các nhà trường.
Làm thế nào để tháo gỡ những vướng mắc trong các khâu quản lý và
khắc phục các hạn chế, yếu kém trên là vấn đề đặt ra cho các đồng chí cán bộ
quản lý cấp cơ sở nói chung và bản thân tôi nói riêng ?
Xuất phát từ những lý do trên và những vấn đề bức xúc của ngành đã
và đang được xã hội quan tâm, được Đảng và Nhà nước giao cho quản lý
trường THCS Hoằng Lưu của Huyện Hoằng Hoá, tôi mạnh dạn nghiên cứu
đề tài:
“Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của Hiệu
trưởng Trường THCS Hoằng Lưu - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh
Hóa".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh tại đơn vị.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học
góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học của
hiệu trưởng nhà trường hiện nay để từ đó đúc rút kinh nghiệm quản lí trong
nhà trường THCS. Đồng thời thông qua đề tài này tôi mong muốn đồng
nghiệp tham khảo, góp ý để tìm ra các mặt ưu điểm đã đạt được cũng như
4
những hạn chế cần rút kinh nghiệm để đi đến một kinh nghiệm quản lí việc
dạy và học trong nhà trường THCS được tốt hơn, có hiệu quả hơn.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này nhằm nghiên cứu về công tác quản lí việc dạy và học ở trường
THCS Hoằng Lưu.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu về thực trạng của công việc quản lí dạy và học trong nhà trường
THCS Hoằng Lưu.
Tìm hiểu thực tế về hồ sơ sổ sách của nhà trường từ đó rút ra bàn học kinh
nghiệm về công tác quản lí trong việc dạy và học.
Tìm hiểu thực tế về công tác dạy của giáo viên, học của học sinh trên lớp
thông qua việc dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, tham khảo tìm
hiểu các đồng chí, đồng nghiệp, thông qua ý kiến của các bậc phụ huynh học
sinh.
Phương pháp thống kê hồ sơ sổ sách, tổng hợpc các số liệu.
VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu việc dạy và học trong ba năm gần đây.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HOẰNG
LƯU - HUYỆN HOẰNG HOÁ - TỈNH THANH HÓA".
I. LỊCH SỬ CỦA ĐỀ TÀI:
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: (GIÁO TRÌNH TẬP 3).
1.1 Quản lý: Là quá trình dựa vào quy luật khách quan vốn có của hệ
thống để tác động đến hệ thống, nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái
mới.
5
Quản lý còn có thể hiểu là điều khiển, là quy trình công nghệ chỉ huy,
điều hành, hướng dẫn để bắt đối tượng quản lý phải thực hiện, phải phục
tùng người quản lý.
1.2. Quản lý trường học:
Là quản lý hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục
khác theo mục tiêu chương trình giáo dục.
Quản lý cán bộ, quản lý giáo viên, công nhân viên, tuyển sinh và quản

lý người học. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị và tài chính theo quy định
của pháp luật.
1.3. Quản lý dạy học:
+ Quản lý hoạt động dạy:
Là quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học chương
trình dạy học quy định nội dung, phương pháp và cách thức dạy học các
môn, thời gian tiến hành dạy các môn để thực hiện mục tiêu cấp học.
Thực hiện chương trình đào tạo là thực hiện pháp lệnh của Nhà nước
do Bộ Giáo dục ban hành.
Chương trình phải được thực hiện nghiêm túc, không được thay đổi,
thêm bớt hoặc làm sai lệch.
Yêu cầu của người quản lý là quản lý giáo viên dạy đúng, đủ theo chương
trình.
Muốn quản lý được nội dung chương trình thì người quản lý cần nắm
vững nội dung chương trình của từng khối lớp, từng bộ môn, phổ biến cho tổ
chuyên môn, cho giáo viên nắm được chương trình và những thay đổi của
chương trình lập kế hoạch dạy cả năm học, từng kỳ, từng tháng, từng tuần
theo chương trình chung.
6
Lập thời khoá biểu, sử dụng thời khoá biểu theo chương trình kế
hoạch để quản lý giờ dạy trên lớp, quản lý việc soạn bài của giáo viên và
việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
Người quản lý thường xuyên kiểm tra kế hoạch chuyên môn, lịch báo
giảng, sổ đầu bài, sổ điểm và các loại hồ sơ khác theo quy định để phát hiện
những tồn tại yếu kém của giáo viên và yêu cầu bổ sung kịp thời những sai lệch
đó.
+ Quản lý hoạt động học :
Người quản lý trường học cần quan tâm hoạt động học của học sinh
thông qua hoạt động dạy của giáo viên.
Hoạt động đó được thể hiện qua việc xây dựng nội quy, quy chế cho

học sinh thực hiện. Quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh, động viên
khuyến khích kịp thời những học sinh có thành tích cao. Phối hợp với các
lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao
thành tích học tập của các em.
Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự
giác và tính độc lập sáng tạo của học sinh. Quan tâm đến việc hướng dẫn cho
học sinh cách tự học; tổ chức bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh trong nhà
trường.
Theo dõi, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của các em,
kịp thời phát huy những ưu điểm, điều chỉnh những nhược điểm.
+ Quản lý các điều kiện, vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học.
Muốn quản lý tốt hoạt động dạy và học trong nhà trường người Hiệu
trưởng không chỉ quan tâm đến việc dạy của thầy, việc học của trò mà cần
phải chú ý đến việc xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Vì vậy, người Hiệu trưởng cần có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo
xây dựng các phòng học, các phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị, tạo
7
điều kiện cho thầy, trò hoạt động trong môi trường cơ sở vật chất đầy đủ và
tốt nhất.
THỰC TRẠNG CHUNG CỦA VẤN ĐỀ (Cơ sở thực tiễn):
Chương II:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HOẰNG LƯU.
I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH
NHÀ TRƯỜNG:
8
1. Khái quát về tình hình địa phương:
Hoằng Lưu là một trong 11 xã vùng Đông nam của huyện Hoằng Hoá.
Phía Bắc giáp xã Hoằng Thắng, phía nam giáp xã Hoằng Phong, phía đông
giáp xã Hoằng Phụ, phía tây giáp xã Hoằng Thành. Xã có 12 thôn với tổng

số hộ thời điểm điều tra tháng 4 năm 2009 là 1352 hộ, với 5942 dân. Đa số là
người dân là nông nghiệp thuần tuý, kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí so
với khu vực còn thấp, số gia đình có học sinh học đang còn có tình trạng đi
làm ăn xa nhiều, không quan tâm, chăm lo sát sao được đến việc học của
cong cái. Nhiều phụ huynh còn không biết con mình học lớp nào, gần như tất
cả đều “trăm sự nhờ thầy”, ...
Tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định, các tệ nạn xã hội được
giải quyết kịp thời, triệt để.
Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND, các tổ chức xã hội, các đoàn thể
hoạt động rất có hiệt quả. Đặc biệt nhận thức của các cấp ngành và nhân dân
về công tác giáo dục gần đây đã có một bước chuyển biến rõ rệt, xây dựng
được hệ thống khuyến học từ xã đến các thôn.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THCS Hoằng Lưu được thành lập tháng 10 năm 1966 tính đến
nay đã được 43 năm. Những năm gần đây được các cấp uỷ Đảng và Chính
quyền và nhân dân quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị
đồ dùng dạy học; các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, các phòng học
cao tầng đã thay thế cho các phòng học cấp 4. Trang thiết bị phục vụ cho
công tác dạy và học hàng năm được cấp về tương đối đầy đủ. Bàn ghế giáo
viên và học sinh đầy đủ cho việc tổ chức học một ca/ 1 ngày. Hiện nay
trường có 10 phòng học cao tầng, bàn ghế giáo viên và học sinh đầy đủ cho
10 lớp học với 310 học sinh.
9

×