Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH SMARTPHONE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 31 trang )

Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
LỜI NÓI ĐẦU
Được thầy GS.TSKH. Hoàng Kiếm giảng dạy môn học về “Phương pháp
nghiên cứu khoa học và Luận sáng tạo” trong chương trình Cao học tại trường Đại
học Công nghệ Thông tin do là diễm phúc cho tôi. Qua môn học này, tôi đã có cái
nhìn rõ hơn về cách thức xác định và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và vận
dụng các nguyên lý sáng tạo để giải quyết các vấn đề khoa học là rất quan trọng.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi muốn chia sẽ những thông tin, hiểu biết
và đánh giá của bản thân tôi trong quá trình tiếp cận quá trình phát triển của dòng
điện thoại thông minh – smart phone. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến
quý báu từ thầy và các bạn để bổ sung thêm cho việc hoàn thiện bài tìm hiểu này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy vì đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý
báu, cũng như kinh nghiệm nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Với lượng kiến thức
cảm nhận được, hy vọng nó sẽ giúp em trong việc xác định và thực hiện định
hướng nghiên cứu riêng cho mình.
Trân trọng cảm ơn.
LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029
CAO HỌC KHÓA 7 – ĐH CNTT
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
MỤC LỤC
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I Sự phát triển của điện thoại di động thông minh
I.1 Sơ lược lịch sử phát triển của điện thoại di động
Lịch sử phát triển của chiếc điện thoại là một quá trình phát triển lâu dài với nhiều
cột mốc đáng ghi nhớ. Từ điện thoại cố định có dây cho đến điện thoại di động không
dây ghi dấu sự “lột xác” ngoạn mục, cùng với nó là nhiều ứng dụng tiện ích với người
dùng cùng những tính năng mới ngày càng hoàn thiện hơn. Sau 40 năm tồn tại và phát


triển, điện thoại di động đã trở nên phổ biến và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Theo
thống kê của Liên Hợp Quốc vào tháng 3/2013, hiện có khoảng 6 tỷ thuê bao di động trên
toàn cầu, và ngày càng nhiều người dùng chuyển từ các điện thoại cơ bản sang
smartphone. Ước tính hiện có khoảng 1 tỷ smartphone được sử dụng trên toàn thế giới.
Sau đây là một đôi nét về những sự thay đổi đáng kinh ngạc điện thoại di động nhân dịp
kỉ niệm 40 năm ngày đánh dấu sự xuất hiện điện thoại di động đầu tiên trên thế giới
(3/4/1973).
Lịch sử smartphone khởi nghiệp từ năm 1993, cùng với thời gian, nhiều thương
hiệu mới ra đời, các tên tuổi cũ chìm vào dĩ vãng. Và rồi, sự xuất hiện của iPhone năm
2007 đã đưa nền công nghiệp điện tử này bước sang một trang mới. Sau đó, công nghệ
được cải thiện với sự hiện diện của các thiết bị di động sử dụng tín hiệu vô tuyến không
dây, lướt web, giải trí….
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Hình 1: Lịch sử phát triển Smartphone
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I.1.1 Chiếc điện thoại đi động đầu tiên (1967)
Hình 2: Điện thoại Carry Phone
Chiếc điện thoại đầu tiên được cho là “di động” được quảng cáo vào năm 1967 với
tên gọi là “Carry phone” đánh dấu một bước tiến gần hơn đến mẫu điện thoại di động
nguyên bản. Mang danh là di động nhưng việc sử dụng nó thì vô cùng bất tiện khi người
ta cứ phải vác “kè kè” bên mình một chiếc hộp máy to sụ nặng tới 4,5 kg. Giá thành lại
rất cao nên nó hầu như không được phổ biến rộng rãi cho đến khi phiên bản nhỏ gọn của
nó được tung ra thị trường.
I.1.2 Điện thoại cầm tay Motorola Dyna Tac (1973)

Hình 3: Martin Cooper và chiếc điện thoại di động đầu tiên
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm

Vào ngày 3/4/1973, nhà phát minh Martin Cooper của hãng Motorola đã làm ra
mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên mang tên Motorola Dyna Tac đã làm công chúng kinh
ngạc và đầy sửng sốt. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn công
nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Hình
dáng ban đầu của chúng trông giống như một “cục gạch” nặng nề với hình dáng thô kệch
và vô cùng bất tiện khi mang theo mình.
I.2 Quá trình phát triển của điện thoại thông minh
I.2.1 Chiếc Smart Phone đầu tiên – IBM Simon (1993)
Ngày 26/11/1993, tại hội chợ COMDEX diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), smartphone đầu
tiên đã ra đời với tên gọi IBM Simon. Máy được trang bị vi xử lý tốc độ 16MHz, 1MB bộ
nhớ RAM cùng 1MB ổ cứng lưu trữ; có màn hình cảm ứng LCD rộng 4,5 inch, hỗ trợ
viết stylus với 2 màu trắng/đen, hoạt động trên hệ điều hành ROM-DOS (là một biến thể
của hệ điều hành DOS). Cấu hình này được trang bị cho một thiết bị “nhỏ gọn” như
Simon vào thời điểm bấy giờ đã được xem là “khủng” và đã rất thành công.
Về tính năng, Simon cũng có thể nhận hay thực hiện các cuộc gọi, gửi hay nhận
email và thậm chí là gửi hay nhận fax, một điều mà smartphone ngày nay chắc chắn
không thể làm được. Bên cạnh đó, Simon cũng được trang bị các ứng dụng như sổ địa
chỉ, lịch, máy tính, đồng hồ thế giới, nhận diện chữ viết tay lên màn hình cảm ứng…
Hình 4: IBM Simon mở ra khái niệm về smartphone
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Được trang bị những tính năng tiên tiến vào thời bấy giờ, tuy nhiên Simon không
phải là một sản phẩm thành công của IBM. Những nhược điểm như kích thước lớn và
nặng (tương đương máy tính bảng Nexus 7 ngày nay – 0.6kg), thời lượng pin yếu, giá
không hề rẻ kèm theo cách thức tiếp thị nửa vời của IBM và một loạt các vấn đề khác…
khiến Simon đã sớm bị khai tử vào tháng 2/1995.
Chỉ từ một thiết bị có thể xem là “thô sơ”, giờ đây người dùng đã có thể chạm tay
vào những chiếc smartphone chạy iOS hay Android, mà dường như vẫn chưa đủ để khiến
mọi người cảm thấy hài lòng.

Một số hình ảnh về sản phẩm IBM Simon:
Hình 5: Màn hình cảm ứng rộng 4,5-inch, hiển thị đơn sắc Hình 6: Giao diện Menu trên IBM Simon
Hình 7: Bàn phím ảo trên sản phẩm
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I.2.2 Palm Pilot – dữ liệu không dây kế nghiệp (1996)
Palm là một trong những tên tuổi khởi đầu khái niệm PDA và smartphone. Thiết bị
Pilot 1000/5000 đầu tiên ra mắt tháng 3/1996, ba năm sau khi Apple ra mắt chiếc Newton
MessagePad thu hút sự quan tâm, nhưng chưa thành công trên thị trường. Palm bắt đầu đi
vào thị trường PDA (Personal Digital Assistants - thiết bị trợ giúp cá nhân). Pilot 1000
với giá bán 299 USD có bộ nhớ 128 KB, Pilot 500 bộ nhớ 512 KB có giá 369 USD là hai
model đầu tiên, máy có thiết kế vỏ màu xám, thiết kế cơ bản giống các sản phẩm hiện
nay. Bộ đôi này đều có màn hình với độ phân giải 160 x 160 pixel, thiết bị sử dụng để
đồng bộ với Windows (phiên bản 3.1 hoặc 95) và hai pin AAA cho phép hoạt động từ
một tuần hoặc hơn. Tuy hiện nay nó không còn hiện diện trên thị trường và trở thành “cổ
vật” nhưng chú dế cổ này chính là “nhân vật” đã mở đường cho cuộc cách mạng tư duy
về các thiết bị di động.

Hình 8: Palm Pilot
I.2.3 Nokia 9110 Communicator (1998)
Nokia 9110 Communicator đích thực là thiết bị làm nền móng cho smartphone với
thiết kế bàn phím QWERTY gập cùng nhiều trò chơi mới được cập nhật, do đó đã tạo
thói quen giải trí trên chiếc điện thoại cá nhân cho người dùng. Bên cạnh đó, bộ xử lý
Intel 32 bit 24MHz và trọng lượng chỉ 317 gram.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm

I.2.4 Ericsson R380 - điện thoại thông minh đầu tiên chính thức trình làng (1999)

Người sử dụng R380 không cần phải mang theo nhiều thiết bị di động, bởi vì tất cả
các thiết bị này đều được gói gọn trong chiếc điện thoại di động nhỏ bé này. Được kết nối
quốc tế trên hơn 120 nước tại 5 châu lục thông qua dịch vụ WAP cung cấp thông tin
Internet. Bằng chiếc điện thoại di động này bạn có thể liên lạc và điều hành công việc ở
bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào. Với một màn hình cảm ứng và đồ hoạ phong phú,
cung cấp nhiều kỹ năng tổ chức cá nhân và liên lạc, cùng dịch vụ WAP trên R380 giúp
người sử dụng nhận hoặc gửi thư điện tử, hay truy cập vào những trang Web mình yêu
thích để biết những thông tin về dự báo thơì tiết, thông tin về những chuyến bay hay cập
nhật thông tin về cuộc sống như bản tin thể thao, tin giao thông R380 sử dụng hệ điều
hành Symbian, một hệ điều hành được thiết kế riêng cho các thiết bị thông tin không dây.

Hình 9: Ericsson R380
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I.2.5 BlackBerry 5810 - Email & tính năng lướt web (2002)
BlackBerry 5810 là smartphone có thể gửi email và cho phép người dùng lướt
Internet. Trước khi RIM trình làng dòng điện thoại mới chạy hệ điều hành BlackBerry
10, chuyên gia về thiết bị di động Sascha Segan đã điểm lại những mẫu máy mang tính
bước ngoặt của hãng này, đánh dấu một số thay đổi nào đó về tính năng và thiết kế chứ
không nhất thiết là các sản phẩm thành công nhất, giống như Z10 là điện thoại
BlackBerry 10 đầu tiên nhưng chưa chắc là thiết bị chạy hệ điều hành này được ưa
chuộng nhất để người dùng dễ so sánh BlackBerry 2013 sẽ có những khác biệt gì so với
trước đây.
Hình 10: Chiếc điện thoại Blackberry 5810 đầu tiên
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I.2.6 Bước ngoặc IPhone – Điện thoại thông minh đúng nghĩa (2007)
Hình 11: IPhone 2007


Chiếc điện thoại Iphone của Apple thực sự là một sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng
với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ
dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Nó tạo nên cơn sốt chưa từng có khi xuất
hiện vào năm 2007 và khởi đầu cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng trong
phân khúc dòng điện thoại smartphone.
Nhưng thực ra những đóng góp của Apple với công nghệ màn hình cảm ứng phải
được ghi nhận từ năm 1983 với mẫu điện thoại để bàn cảm ứng Ciara, tiền đề cho một
bước tiến lớn trong ngành công nghệ thông tin.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I.2.7 Android chiếm lĩnh thị trường điện thoại thông minh (2008 – 2012)
Từ năm 2007 đến năm 2008,
các hệ điều hành được sử dụng nhiều
nhất cho điện thoại thông minh là
Symbian, Blackberry nhưng cùng
thời điểm này Google cũng đã giới
thiệu Android, một hệ điều hành mã
nguồn mở điện thoại thông minh
chiếm lĩnh toàn bộ thị trường điện
thoại di động cho đến nay, không chỉ
điện thoại di động mà còn rất nhiều sản phẩm khác. Android không ngừng mở rộng, nền
tảng này được nhiều nhà sản xuất ủng hộ với nhiều sản phẩm di động mới trên các phiên
bản khác nhau.
Theo một thông tin được cung cấp bởi Google vào ngày 22/9/2012 thì có hơn 500
triệu thiết bị chạy Android và mỗi ngày thêm 1 triệu thiết bị được cập nhật.
I.2.8 Điện thoại Windows Phone 8 (2013)
Windows Phone 8, điện thoại di động tích hợp công nghệ điện toán đám mây lưu
trữ từ xa kết hợp với các dịch vụ tiết kiệm “hóa đơn tổng thể” của bạn. Mục đích là để

giữ cho dữ liệu của bạn được đồng bộ hóa giữa điện thoại di động Windows Phone
8, điện toán đám mây và máy tính / máy chủ. Theo dự đoán của các chuyên gia công
nghệ thì có lẽ năm 2013 là năm trào lưu của điện thoại Windows Phone 8.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Hình 12: Màn hình Windows Phone 8
Tương lai của điện thoại thông minh là một chủ đề có thể được thảo luận chi tiết.
Hiện tại, nó được hứa hẹn cung cấp các điện thoại thông minh đáp ứng được mọi nhu cầu
của người dùng trong từng giai đoạn tiếp theo.
I.3 Các mẫu thiết kế điện thoại thông minh tương lai

HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Hình 13: Điện thoại di động tương lai
Chúng ta không thể dự đoán được chiếc điện thoại đi động trong tương lai sẽ còn
thay đổi như thế nào khi mà những tiến bộ khoa học kĩ thuật không ngừng được đổi mới
và phát triển. Chúng có thể mỏng dẹt hay trong suốt hoặc có khi được chế tạo dưới hình
dạng chiếc răng và cấy trực tiếp vào cơ thể chúng ta.
I.4 Tiềm năng của điện thoại di động tương lai
I.4.1 Vấn đề nằm ở con người chứ không phải công nghệ
Giá trị cốt lõi của một chiếc điện thoại không nằm ở việc nó được chế tạo bằng
nguyên liệu ra sao mà nằm ở việc nó giải quyết được vấn đề gì của người dùng. Kinh
nghiệm của những nhà phát triển điện thoại trong nhiều năm chính là bạn cần phải hiểu
được người dùng trước khi tìm hiểu sâu thêm về công nghệ. Bạn vẫn có thể đi theo
hướng ngược lại nhưng sẽ không thể tiến xa. Vào thời điểm hiện tại, khi di động đang
thay đổi rất nhiều thứ trong cuộc sống của con người, đến một ngày, nó cũng sẽ phát triển
thành một thứ rất khác bây giờ. Năm 2006, khi lần đầu giới thiệu iPhone trước báo giới,
Steve Jobs đã nói: “Đây không phải là một chiếc điện thoại”.

HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Hình 14: Các mạng xã hội cho Mobile
I.4.2 Điện thoại thông minh quan trọng hơn tablet
Những tính năng kì diệu của chiếc máy tính bảng khiến cho thị trường tablet đang
ngày một sôi động những năm gần đây. Thế nhưng, tablet không thể có ảnh hưởng sâu
đến cuộc sống của mỗi người như điện thoại di động. Điện thoại còn được sử dụng làm
đồng hồ báo thức, phương tiện thanh toán thay cho thẻ tín dụng, sự nhỏ gọn của nó khiến
mọi người có thể đem tới bất cứ đâu trên thế giới. Sự phát triển của những ứng dụng cho
điện thoại trong những năm gần đây là một trong những nhân tố chính thúc đẩy điều này.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
I.4.3 Giao tiếp trực diện – Face to Face
Sự phát triển của đường truyền mạng trong những năm gần đây đã khiến những
cuộc điện thoại video (video call) trở nên ngày một phổ biến hơn. Voice message không
còn được ưa chuộng như trước nữa bởi mọi người muốn được nhìn thấy mặt nhau khi nói
chuyện. Sự thành công của FaceTime trên iPhone là một trong những minh chứng điển
hình của việc đi trước đón đầu xu hướng này. Các nhà phân tích dự đoán rằng chỉ trong 4
– 5 năm nữa thôi, các cuộc gọi giao tiếp trực diện sẽ ngày một phổ biến hơn.
I.4.4 Xu hướng phát triển của màn hình
Trong thời gian sắp tới, điện thoại thông minh có nhiều loại màn hình phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau. Một số xu hướng phát triển màn hình cho tương tai:
1. Màn hình cục: Màn hình sẽ tròn như hòn bi hoặc to như viên gạch, viên đá. Khi
gặp trộm cướp, chỉ ném điện thoại này trúng đầu là lũ lưu manh toi mạng.
2. Màn hình lỏng: Pha điện thoại này vào cà phê hoặc nước uống, dốc vào mồm. Pin
nạp từ thức ăn. Khi có ai gọi tới, bụng sôi lên sùng sục. Loại điện thoại này rất có
lợi cho những người đau dạ dày hay tiêu hóa kém.
3. Màn hình dây: Con gái có thể dùng điện thoại cột tóc. Con trai có thể buộc giày.

Đã có trường hợp cháy nhà, chủ nhân thoát chết nhờ bám vào điện thoại leo xuống
từ cửa sổ.
4. Điện thoại keo dán: Có lưng máy bôi chất kết dính, đi đâu thì dán vào cơ thể. Nếu
có nốt ruồi hay sẹo xấu, có thể dùng điện thoại dán vào đó nằm che xuất.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
5. Màn hình gia vị: Là loại điện thoại bên trong có sẵn hạt tiêu, ớt xay hoặc bột ngọt.
Khi đi ăn uống, món nào không vừa miệng thì rút điện thoại, bấm cho gia vị rơi ra.
6. Điện thoại có màn hình căm thù: Ghét ai, ta cứ việc nạp hình kẻ đó vào máy. Cứ
năm phút điện thoại lại gửi tới kẻ đó một tin nhắn đe dọa. Có hai trăm mẫu đe dọa
khác nhau để chủ nhân lựa chọn.
7. Màn hình mèo: Điện thoại giống hệt như chú mèo con, có thể dắt đi, cho ăn và lúc
cần thì đánh đập. Các cô gái rất thích loại điện thoại này. Điều bất lợi là điện thoại
này hay bị chuột gặm.
8. Điện thoại sữa chua: Cứ mua bất kỳ loại sữa nào, rồi cắm điện thoại vào đó, nửa
tiếng sau là thành sữa chua. Các bà nội trợ đặc biệt thích loại điện thoại này.
Nhưng lưu ý, đang làm sữa mà điện thoại đổ chuông sữa sẽ thiu.
9. Điện thoại cạo râu: Chỉ cần bấm một cái nút sẽ có lưỡi dao thò ra, cạo râu và cạo
mặt đều tốt cả. Rất nguy hiểm khi đang cạo mà điện thoại đổ chuông. Chủ nhân sẽ
bị giật mình, làm đứt da mặt.
10. Điện thoại sửa xe: Đang phóng xe trên đường mà bị hư, chỉ cần ngồi xuống, sai
điện thoại sửa, mình chả cần làm gì. Nếu không sửa được, điện thoại sẽ mắc cỡ, tự
vỡ làm đôi.
11. Điện thoại dò tiền: Khi ta ngồi trước ai đó, điện thoại sẽ tự động tìm hiểu và nổi
lên màn hình dòng chữ về tài sản của đối phương rất trung thực. Từ khi cái điện
thoại này ra đời, nhiều gã đại gia rởm lộ mặt, khiến các thiếu nữ rất khó lấy chồng.
12. Điện thoại chúc tụng: Chỉ cần cài đặt sẵn, cứ tới sinh nhật của sếp hay của người
thân là điện thoại gửi tin nhắn chúc tụng. Điều thú vị là phí tổn do bên nhận chịu.
Từ ngày điện thoại này ra đời, ai cũng giấu kỹ ngày tháng năm sinh.

13. Điện thoại ướp lạnh: Ngồi trước một ly trà đá, một ly nước ngọt hay một ly bia,
cho điện thoại vào bấm nút là ly đó trở nên mát lạnh. Tuy nhiên, nếu điện thoại
không rửa sẽ bị đau bụng.
14. Điện thoại giặt đồ: Đây là một mẫu điện thoại vô cùng tối tân mà gần như ai cũng
cần. Chỉ thay quần áo ra, gói điện thoại vô, sau một tiếng mở ra là quần áo sạch.
Dùng được cho cả áo khoác, may ô và quần đùi. Không cần nước, không cần xà
bông. Nếu bỏ điện thoại trong túi quần đi chơi thì quần luôn luôn thơm và sạch.
Mỗi gia đình chỉ được mua một cái.
15. Điện thoại bảo hiểm: Đội điện thoại lên đầu thì khỏi đội mũ. Nếu bị đụng xe, điện
thoại vỡ còn đầu giữ nguyên. Nhưng nếu đang đi mà điện thoại hết pin, đầu sẽ bị
nhức như búa bổ.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
16. Điện thoại chùi mồm: Có màn hình mềm và mỏng như vải lau, ăn xong có thể
chùi mồm. Có hai chế độ: ướt và khô. Khi ướt, nếu chùi quá lâu chủ nhân sẽ bị
điện giật.
17. Điện thoại xốt cà: Mua cá về, rửa sạch cho vào nồi, bỏ điện thoại vô bấm nút
thành cá xốt cà. Nếu bấm lâu quá thành cá kho. Nếu bấm cực lâu thành cá khô.
Điều bất tiện là khi dùng điện thoại đó gọi cho ai, kẻ ấy ngửi thấy toàn mùi cá.
18. Điện thoại xà bông: Khi tắm, dùng điện thoại này xát lên người, toàn thân sẽ thơm
phức như bôi sữa tắm. Nếu tắm nhiều quá, điện thoại sẽ hết pin.
II Một số điểm nổi bật trong điện thoại di động thông minh
II.1 Công nghệ màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng là loại màn hình có thể đáp ứng lại sự điều khiển của người
dùng thông qua thao tác tiếp xúc của ngón tay hay những chiếc bút cảm ứng trong các
điện thoại trước đây. Lợi thế của màn hình cảm ứng là khả năng tùy chỉnh giúp cho các
nhà sản xuất có được nhiều cách thiết kế về mặt giao diện cũng như tính năng cho một
chiếc smartphone. Bên cạnh đó, với việc bỏ đi các hệ thông phím bấm vật lý truyền thống
trước đây, người dùng có thể được trải nghiệm những màn hình có kích thướt lớn hơn,

thoáng hơn khiến cho một số chức năng như xem phim, lướt web, chơi game… trên điện
thoại trở nên phổ biến và khả thi hơn.
Có 3 loại công nghệ màn hình cảm ứng đang được sử dụng rộng rãi: điện trở, điện
thoại và hồng ngoại.
II.1.1 Cảm ứng điện trở
Trước năm 2007, thời điểm iPhone ra đời và thay đổi hoàn toàn làng smartphone
thế giới thì đây là công nghệ cảm ứng phổ biến nhất thế giới. Hầu hết các điện thoại cảm
ứng khi đó điều sử dụng công nghệ này. Nếu may mắn sở hữu một PDA hay các thiết bị
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
chạy Windows Mobile có màn hình cảm ứng, nhiều khả năng đây là màn hình cảm ứng
điện trở. Hiện nay, công nghệ này vẫn được sử dụng trên một thiết bị rẻ tiền.
Màn hình cảm ứng điện trở có 3 công nghệ chính: 4, 5 và 8 dây (4-wire, 5-wire and
8-wire), trong thực tế, loại 5 dây được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó, sau này, người ta
sử dụng màn hình cảm ứng điện trở 3 lớp nâng tuổi thọ cảm ứng lên rất cao (35 triệu lần
click so với 1 triệu) của công nghệ 2 lớp truyền thống.
Giải pháp của công nghệ cảm ứng điện trở rất đơn giản, chúng gồm 2 lớp mạch dẫn
diện và lớp mạch cảm ứng được phân cách bởi một lớp đệm (spacer dots). Khi hoạt động,
dòng điện sẽ truyền qua màn hình, các lớp mạch sẽ tương tác với nhau và xác định được
vị trí mà ta "chạm" vào. Vì vậy, màn hình này có thể dùng bất cứ thứ gì để "chạm" nhưng
chỉ nhận cảm ứng đơn điểm.
− Điểm mạnh: giá thành rẻ, dễ sản xuất, có thể dùng bất cứ thứ gì để "chạm" (bút stylus,
đầu ngón tay, chìa khóa ).
− Điểm yếu: dễ xước, khi xước chất lượng cảm ứng giảm. Độ bền thấp, chỉ có thể nhận
cảm ứng đơn điểm, cho độ sáng yếu hơn.
II.1.2 Cảm ứng điện dung
Đây là công nghệ được sử dụng trong hầu hết các các màn hình cảm ứng đặc biệt là
của smartphone. Nếu đang sở hữu một màn hình cảm ứng đa điểm như của iPhone,
Galaxy đấy là bạn đang sử dụng công nghệ điện dung. Apple và iPhone được coi là

"công thần" giới thiệu công nghệ cảm ứng điện dung đa điểm với thế giới.
Màn hình cảm ứng điện dụng gồm hai phần chính: đơn điểm và đa điểm. Màn hình
cảm ứng điện dung chỉ có 1 lớp (lưới điện) được bảo bởi một lớp dẫn xuất (thường làm từ
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Indium tin oxide) và không có lớp đệm. 4 điện cực đặt ở 4 góc có nhiệm vụ xác định việc
"chạm" của người dùng.
Đặc điểm của màn hình điện dung là chỉ có thể tác động bằng các vật thể nhất định:
ví dụ như ngón tay người. Màn hình cảm ứng điện dung có khả năng cảm ứng đa điểm,
cho ánh sáng tốt hơn. Đặc biệt, tuổi thọ của màn hình điện dung rất cao (khoảng 225
triệu lần click).
− Điểm mạnh: cảm ứng đa điểm, độ bền, độ sáng và độ nhạy cao. Khó bị xước.
− Điểm yếu: giá thành cao, không phải thứ gì cũng có thể "chạm" được.
II.1.3 Cảm ứng hồng ngoại
Công nghệ cảm ứng này dựa trên cơ sở các tia hồng ngoại. Màn hình cảm ứng hồng
ngoại được chia làm hai loại: cảm ứng nhiệt và cảm ứng quang. Cảm ứng nhiệt hoạt động
dựa trên sự thay đổi nhiệt độ còn
cảm ứng quang dựa trên sự thay đổi
về ánh sáng (do tia hồng ngoại có
khả năng "cảm nhận" cả hai).
Công nghệ cảm ứng tia hồng
ngoại không được phổ biến so với
các loại khác, đây là loại hình cảm
ứng đắt nhất. Cảm ứng hồng ngoại
chỉ được sử dụng trong các công
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
việc yêu cầu độ chính xác cao và cực kỳ nhạy. Do đó các nhà sản xuất ít áp dụng cho

việc chế tạo hàng loạt.
Các cảm biến của công nghệ này được bố trí phía trên và xung quanh màn hình phát
ra các tia tạo thành lưới tia hồng ngoại. Khi chúng ta chạm vào lưới hồng ngoại sẽ bị
"đứt" nhờ đó xác định vị trí của điểm chạm. Vì vậy, chỉ cần chạm rất nhẹ màn hình cũng
có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, điểm yếu của màn hình này là hoạt động không chính
xác trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc nhiệt độ quá thấp.
− Ưu điểm: cảm ứng cực nhạy, có thể dùng bất cứ thứ gì để "chạm". Chống xước, bụi
− Nhược điểm: giá thành cao. Trong một số điều kiện như ánh sáng mạnh, chất lượng
cảm ứng bị giảm.
II.2 Các hệ điều hành của Smartphone
Để sở hữu một chiếc smartphone thì chúng ta có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn,
không chỉ về phần cứng, kiểu dáng thiết kế mà còn cả hệ điều hành của điện thoại. Dưới
đây là một sự so sánh nhỏ giữa các hệ điều hành khác nhau: iOS, Android, Windows
Phone, WebOS, và BlackBerry.
II.2.1 Màn hình chính
a Hệ điều hành iOS
Tính dễ sử dụng – bạn có thể sắp xếp các biểu tượng bằng cách giữ, kéo và thả đến
vị trí bạn muốn. iOS cũng hỗ trợ các thư mục, cho phép bạn nhóm các ứng dụng tương tự
nhau vào một thư mục. Điều đó có nghĩa là ngoài khả năng thay đổi hình nền, iOS không
cung cấp nhiều giao diện.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Hình 15: Màn hình chính của iOS và Android
a) Android
Cho phép nhiều giao diện hơn, không chỉ là người dùng mà còn cả nhà sản xuất và
nhà cung cấp thiết bị cầm tay. Đây là lí do tại sao bạn tìm thấy những trải nghiệm khác
nhau trên điện thoại Android, tùy thuộc vào bạn dùng một chiếc điện thoại HTC,
Samsung, hay LG….
b) Windows Phone

Giao diện của Windows Phone 8 tươi màu, tuyệt đẹp và nhiều chức năng. Màn hình
khởi động với tính năng “live tiles” đưa thông tin cập nhật thời gian thực từ web như tin
tức, các cuộc hẹn, bản đồ hay tình trạng bạn bè cho người dùng một cách dễ dàng.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Hình 16: Màn hình chính của Windows Phone và WebOS
c) WebOS
Màn hình chính hiển thị đơn giản hơn. Trừ khi bạn mở một ứng dụng, còn không
thì màn hình chỉ là một thanh khởi động nhỏ ở phía dưới và một thanh tìm kiếm ở
trên.Mặc định thì thanh khởi động có các phím tắt để cho phép bạn chọn quay số, danh
bạ, tin nhắn và lịch nhưng bạn có thể thay thế và thêm các ứng dụng bằng cách giữ, kéo
và thả.
d) BlackBerry
RIM "đại tu" hệ điều hành BlackBerry của mình một năm về trước. Hiện tại,
BlackBerry OS 6 là phiên bản mới nhất, nó mang lại một sự thay đổi lớn cho nền tảng
này, trong khi vẫn giữ một số tính năng quen thuộc cho người sử dụng BlackBerry lâu
năm.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Hình 17: Màn hình chính của BlackBerry
Trên màn hình chủ, có một thanh điều hướng ở phía dưới, nơi bạn có thể kéo từ trái
sang phải và ngược lại để truy cập các ứng dụng và nôi dung dựa trên 5 hạng mục: All,
Favorites, Media, Downloads, và Frequency. Khi kéo sang một bên, bạn có thể mở nó và
xem đầy đủ các ứng dụng bên trong liên quan. Mặc dù hệ điều hành 6 được thiết kế cho
giao diện cảm ứng nhưng nó vẫn hoạt động tốt trên các thiết bị không cảm ứng như
BlackBerry Style.
II.2.2 Xử lí đa nhiệm
Smartphone có thể làm được nhiều điều, vì vậy bạn sẽ muốn sử dụng nhiều chức

năng khác nhau, đó là lí do tại sao đa nhiệm là một chức năng quan trọng. Tuy nhiên mỗi
hệ điều hành lại xử lý các quá trình theo các cách khác nhau.
a iOS
Bằng cách nhấn nút home hai lần cho phép bạn chuyển đổi giữa các ứng dụng đang
chạy. Chỉ có ứng dụng đang mở là thực sự chạy, còn các ứng dụng khác sẽ treo ở chế độ
background. Tuy nhiên, Apple sẽ vẫn cho phép một ứng dụng chạy nếu ứng dụng đó sử
dụng cho âm thanh, các cuộc gọi VolP hay là các điểm dịch vụ, còn lại chúng sẽ bị treo
như trên.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Hình 18: Màn hình nền iOS và Android
e) Android
Google cung cấp cho bạn một ứng dụng tương tự như một bộ chuyển đổi bằng cách
giữ nút “Home” trong khi đang ở trong một ứng dụng khác. Nhưng chức năng đa nhiệm
trên Android có chút khác biệt đó là các ứng dụng khác vẫn chạy ở chế độ background,
và nếu bạn đang tải một trang web thì nó vẫn sẽ tiếp tục mà không dừng lại. Tuy nhiên
nếu điện thoại của bạn chạy ở chế độ bộ nhớ thấp thì hệ thống sẽ tự động “kill” các ứng
dụng không sử dụng gần đây nhưng ngay cả như vậy thì nó vẫn nhớ trạng thái cuối cùng
của nó, nên nếu bạn quyết định khởi chạy lại nó thì ứng dụng vẫn tiếp tục thực hiện công
việc mà bạn đang bỏ dở.
f) WebOS
Một trong những lí do chính mà WebOS nhận được nhiều lời khen ngợi là khả năng
đa nhiệm của nó. Mỗi ứng dụng bạn mở, thậm chí mỗi trang web bạn mở, đều chuyển
sang một thẻ mới giống như trên máy tính, khi đó các ứng dụng chạy trong chế độ
background. Một thử nghiệm nhỏ là người ta đã cho mở cả chục ứng dụng trên Palm Pre
2 và HP Veer 4G mà chúng vẫn chạy rất tốt.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11
Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm

Hình 19: Màn hình giao diện Web OS
g) Windows Phone
Để chuyển đổi các nhiệm vụ, chỉ cần nhấn và giữ nút “back”. Chương trình sẽ giảm
nhỏ kích cỡ các ứng dụng xuống và bạn có thể kéo qua bên này hoặc bên kia để mở một
ứng dụng mà bạn muốn. Các ứng dụng khác không được chọn sẽ bị treo nhưng vẫn được
duy trì trong bộ nhớ của nó, vì vậy bạn có thể lấy lại được tình trạng lúc bạn rời đi khi
bạn quay trở lại ứng dụng đó.
HỌC VIÊN: LƯƠNG TRẦN HY HIẾN – CH1201029 – CAO HỌC
KHÓA 7 Trang 11

×