Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phương pháp SCAMPER và những ứng dụng sáng tạo trong sản phẩm máy Scan Kodak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 40 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, mỗi ngày lại có rất nhiều sản phẩm mới ra đời. Người phát
minh ra những sản phẩm ấy nhất định phải có tư duy sáng tạo rất cao. Vậy tư duy sáng
tạo là gì?
Những hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạo. Đặc điểm lớn nhất của
tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là tính khác lạ, mới mẻ. Độc lập suy nghĩ, dám tìm
cái mới, đó là những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tư duy sáng
tạo.
Bài học về sự phát triển kinh tế thế giới ghi lại 4 cách dẫn đến thành công: Cách thứ
nhất, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cách thứ hai, có vốn sắn, tiềm lực dồi dào.
Cách thứ ba có nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến. Cách thứ tư có năng lực hoạt
động sáng tạo. Nếu hội tụ đủ bốn yếu tố thì sẽ đạt được thành công. Nhưng cách thứ tư
đóng vai trò quyết định. Lao động sáng tạo làm cho các tài nguyên khác hoạt động có
hiệu quả hơn.
Bộ Lao động Mỹ cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của tư duy sáng tạo. Theo
nghiên cứu họ cho rằng, người lao động của thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng để làm việc
trong đó tư duy sáng tạo là kỹ năng quan trọng nhất. Vậy vấn đề được đặt ra là: “Làm
thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo?”.
Để trở thành người có kỹ năng tư duy sáng tạo, trước nhất ta cần lao động chuyên
cần. Bởi Sáng tạo không phải là kết quả của cảm hứng. Phát minh không phải là nhờ dịp
may. Rêpin nói: “ Cảm hứng là phần thưởng cho lao động gian khổ”. Còn Pasteur thì
viết: “ Dịp may chỉ mách bảo cho một trí tuệ chuyên cần”. Thứ đến, ta cần có lòng say
mê và nhiệt thành, có lòng tin vào chính bản thân mình, kiên nhẫn không chán nản từ bỏ.
Tuy nhiên để tư duy sáng tạo cách hiệu nhất, chúng ta cần tư duy sáng tạo có phương
pháp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo khác nhau, trong phạm vi bài
viết này, tôi xin được giới thiệu về “Phương pháp SCAMPER và những ứng dụng sáng
tạo trong sản phẩm máy Scan Kodak”.
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 1


Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
hương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư
Michael Mikalko phát triển, SCAMPER là ghép các
chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế),
Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu
chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse
(đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội,
dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử
dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.
P
Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER.
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 2
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
I. PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
1. Phép thay thế - Substitute
*Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
- Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên
chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên
vật liệu nào khác?
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
- Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
- Qui tắc nào có thể được thay đổi?
- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
- Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác?
- Có thể thay tên khác?

- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
* Ví dụ:
- Trong lĩnh vực trang trí nội thất, những chiếc cầu thang được xây bằng
ximăng dần được thay thế bằng cầu thang gỗ, cầu thang ốp đá hoa cương,
cầu thang bằng kiếng chịu lực, cầu thang cuốn, và cầu thang máy. Điều
này làm cho chúng ta có thêm nhiều lựa chọn trong việc thiết kế nhà cửa.

HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 3
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
- Cỏ tự nhiên được trồng tại sân bóng đá, sân gôn tốn nhiều chi phí trong việc chăm sóc
bảo dưỡng nên dần được thay thế bằng cỏ nhân tạo
Cỏ tự nhiên
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 4
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
Cỏ nhân tạo
2. Phép kết hợp – Combine
*Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
- Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm
được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
- Ý tưởng / thành phần nào có thể kết hợp được?
- Tôi có thể kết hợp / tái kết hợp mục đích của các đối tượng?
- Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?
- Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
- Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
* Ví dụ:

Kết hợp cầu thang với kệ sách vừa thẩm mỹ vừa tiết kiệm diện tích
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 5
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
- Kết hợp cầu thang và cầu trượt, bạn có thể sử dụng để giải trí và trong
trường hợp cần thiết.
- Kết hợp bè nuôi cá và kinh doanh ăn uống tại chỗ, vừa thoáng mát, đồ ăn tươi sống.
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 6
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
Bè cá – Nhà hàng ăn uống Đực Nhỏ (Long Sơn – BRVT)
3. Phép thích ứng – Adapt
*Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Một số câu hỏi gợi mở phép thích ứng:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình
huống khác?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
- Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
- Tôi có thể tương tác với ai?
- Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 7
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
*Ví dụ:

Nhà bè chống lũ.
Ngôi nhà nổi được các kỹ sư Nhật Bản thiết kế chống động đất và sóng thần
4. Phép điều chỉnh – Modify
*Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính,
Một vài câu hỏi gợi mở phép điều chỉnh:
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 8
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 9
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
*Ví dụ:
Các Hãng sản xuất se hơi đều thiết kế ghế ngồi cùa tài xế có thể điều chỉnh
được.
Ghế dành cho nhân viên văn phòng cũng có thể điều chỉnh để tạo tư thế ngồi
thoải mái nhất
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 10
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
5. Phép thêm vào – Put

*Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
- Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
- Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào
có thể tiêu thụ hàng của tôi?
*Ví dụ:
Đồng hồ được tích hợp thêm camera theo dõi.
Máy đa năng in, scan, fax, photo
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 11
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
6. Phép loại bỏ - Eliminate
*Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu
bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội(probortunity ), nghĩ xem
bạn sẽ làm gì với tình huống này?
Một vài câu hỏi gợi mở phép hạn chế / loại bỏ:
- Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
*Ví dụ:
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 12
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm


Chuột bi trên máy tính xách tay củ đã bị loại bỏ và được thay thế bằng chuột cảm ứng.

Máy chụp hình phim cũng bị thay thế bằng máychụp hình kỹ thuật số.
7. Phép đảo ngược – Reverse
*Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi
góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề.
Một vài câu hỏi gợi mở:
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
- Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
- Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?
- Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 13
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
*Ví dụ:
Phép đảo ngược thường được sử dụng trong thiết kế xây dựng. Như ngôi nhà
đảo ngược tại Áo
Hay quán café thư viện đảo ngược tại Madison, New York
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 14
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
Trên đây là sở lý thuyết giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Phương pháp
SCAMPER. Có thể nói, bảy phép trong Phương pháp SCAMPER như bảy phép
màu kỳ diệu giúp chúng ta biến cuộc sống trở nên đầy sáng tạo và thú vị.

HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 15
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
CHƯƠNG II. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
TRONG SẢN PHẨM MÁY SCAN KODAK
I. Lịch sử máy Scan
Một chiếc máy quét sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo quản những tài
liệu quý giá dưới dạng dữ liệu số bởi cấu thành từ nguyên liệu tự nhiên nên tài
liệu giấy không thể tồn tại nguyên vẹn với thời gian.
Căn phòng trung tâm SEAC - nơi chế tạo ra chiếc máy quét ảnh đầu tiên.
Ảnh: sciencecodex
Scan là 1 tiến trình chuyển đổi các dữ liệu từ “bản cứng” (tài liệu dạng giấy,
film) thành dạng số và lưu trữ dưới dạng “bản mềm” trong máy tính hoặc thiết bị
lưu trữ nào đó. Từ đó, dữ liệu có thể bảo quản lâu dài hoặc vận chuyển đi xa mà
không sợ gặp phải những sự cố không mong muốn.
1.1 Quá trình hình thành
Giấy được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên nên việc lưu trữ tài liệu trên
giấy trong thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà việc phát minh
ra máy scan là một công trình quan trọng của thế kỷ 20 góp phần “bảo quản” các
loại tài liệu quý giá.
Không sớm sủa như fax hay những chiếc máy chiếu, chiếc máy quét đầu tiên
ra đời năm 1957 bởi nhà sản xuất Russel Kirsch. Bức ảnh đầu tiên được quét có
diện tích 5 cm2 chính là bức ảnh con trai 3 tháng tuổi của Russel Kirsch.
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 16
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
Hình ảnh con trai của nhà phát minh Kirsch được scan năm 1957.
Ảnh: sciencecodex

Khi đó máy scan hoạt động dựa trên kỹ thuật chụp ảnh (gần giống như máy
photocopy) có cấu tạo từ những chiếc trống quay gồm những "tuyp" nhân
quang điện được gắn thiết bị dò tìm điểm ảnh của các văn bản, tài liệu.
Những chiếc trống của máy scan hồi đó được sản xuất theo tiêu chuẩn công
nghệ của Mỹ, tốc độ quay từ 60 cho đến 120 vòng mỗi phút. Sau này tốc độ quay
của trống đã cao hơn, lên đến 240 vòng mỗi phút.
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 17
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
Máy quét thời kỳ đầu. Ảnh: sciencecodex
Ngày nay những chiếc máy scan hiện đại không sử dụng những chiếc trống
quay để thu nhận hình ảnh nữa mà sử dụng thiết bị cảm ứng quang học. Tuy
nhiên máy quét sử dụng trống quay vẫn được sản xuất để dùng trong 1 số lĩnh
vực như quét film bởi chất lượng hình ảnh thu được khá tốt, độ phân giả cao. Giá
bán những chiếc máy chiếu "siêu nét" này lên tới hàng chục ngàn USD.
Máy scan có cấu tạo trống quay quang học năm 1996.
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 18
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
1.2 Nguyên lý hoạt động
Có hai loại máy quét là máy quét hình ảnh được sử dụng rộng rãi cho gia đình
và văn phòng. Bên cạnh đó, máy quét mã vạch chỉ được sử dụng trong một số
môi trường đặc biệt như siêu thị, nhà máy sản xuất
Máy quét hình tương tự như máy sao chụp (Photocopy), sử dụng một thiết bị
tích điện kép (Charge Couple Device - CCD) sẽ thu nhận hình ảnh điện tử từ trên
trang giấy bằng cách sử dụng luồng sáng có khả năng nhận biết độ đậm nhạt của
hình ảnh rồi biến chúng thành thông tin số.
Sau đó có thể lưu dưới dạng hình ảnh hoặc dùng phần mềm nhận dạng ký tự

bằng quang học (optical character recognition OCR) để chuyển chúng thành dạng
văn bản có thể chỉnh sửa.

Nguyên lý hoạt động CCD của máy scan. Ảnh: photoepson
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 19
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
Máy quét hình gồm 3 bộ phận chính: thấu kính nhạy quang, cơ cấu đẩy giấy
cho phép bạn có thể tiến hành quét ở một vùng xác định trên trang và mạch logic
điện tử dùng để biến đổi ánh sáng phản xạ thành hình ảnh điện tử.
Những trang giấy được đặt lên một mặt kính bên dưới có thiết bị cảm biến
quang học, ánh sáng sẽ quét qua dưới mặt giấy rồi chuyển thành tín hiệu số để lưu
trữ.
Công nghệ cảm biến quang học hiện đại có thể nhận biết được mức độ đậm
nhạt của hình ảnh để biến thành những tín hiệu số phù hợp cho cả những trang
đen trắng lẫn trang màu. Tuy nhiên để quét ảnh màu thì cần có thêm bộ lọc màu
đặc biệt hoặc lăng kính 3 màu có thiết kế đặc biệt.
1.3 Công nghệ
Có hai công nghệ thường được dùng trong máy quét: thiết bị tích điện kép
CCD (charge couple device) và bộ cảm biến hình ảnh tiếp xúc CIS (contact image
sensor).
Công nghệ CCD ra đời trước công nghệ CIS. Máy quét sử dụng công nghệ
này thường dùng để quét cả văn bản cho đến phim chụp vì cho ảnh đẹp và mức
độ chuyển màu cũng mịn hơn so với sử dụng công nghệ CIS.
Công nghệ CCD cho hình ảnh mịn hơn công nghệ CIS.
Ảnh:graphtecthai
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 20
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng

Kiếm
Ra đời sau nên tốc độ quét của máy quét sử dụng công nghệ CIS nhanh hơn
và ít hao năng lượng hơn so với máy quét công nghệ CCD. Máy quét CIS có thể
sử dụng nguồn điện cấp qua cổng USB.
1.4 Các loại máy quét
Máy quét cầm tay (handheld scanner) là thiết bị nhỏ gọn, đơn giản và rẻ, xuất
hiện trên thị trường vào những năm 1990 nhưng thực chất đã được phát minh vào
năm 1977 bởi Akashi Hikomata của tập đoàn Sony.
Máy quét handheld có hình dạng như một chiếc bút.
Ảnh: c-device-europe
Bạn cầm chắc thiết bị và di chuyển chúng ngang theo mặt tài liệu để bộ phận
cảm quang thu nhận toàn bộ các điểm sáng tối và hình ảnh thu được dưới dạng
một bức ảnh. Thiết bị này tiện lợi cho việc di chuyển tuy nhiên chất lượng hình
ảnh không được tốt và kích thước hình ảnh cũng bị hạn chế so với các loại máy
quét khác.
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 21
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
- Máy quét phẳng (flatbed scanner) đen trắng xuất hiện vào thập kỷ 1980 với
nhiều tính năng và cơ chế phức tạp hơn. Lúc đó Hp cùng với Acer và Microtek
cùng nhau mở ra một thị trường mới cho máy quét phẳng, độ phân giải cao
600dpi thậm chí còn hơn nữa. Còn máy quét màu chỉ bắt đầu phổ biến
vào khoảng 10 năm sau đó (cuối những năm 90) bởi chất lượng hình ảnh và giá
thành đều khá tốt với người tiêu dùng.
Máy quét phẳng thông dụng cho văn phòng và gia đỉnh.
Ảnh: plustek
Thiết bị sử dụng công nghệ CCD, cảm biến quang học, tài liệu được đặt úp
xuống tấm kính bên dưới có bộ phận cảm biến quang học, bộ phận này sẽ rà quét
toàn bộ bề mặt kính và ảnh thu được sẽ chuyến thành tín hiệu số.

Độ màu và độ phân giái của máy quét phẳng này khá tốt bởi chúng được thiết
kế cho các ứng dụng cao cấp. Hình ảnh màu thu được nhở cơ chết quét ba lần để
ghi lại các sắc màu bằng cách rọi lần lượt các nguồn sáng đỏ, lục và lam vào tài
liệu. Tuy nhiên cũng có thể quét 1 lần được 3 dải màu RGB đó nhưng thiết bị
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 22
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
phải sử dụng thêm bộ lọc đặc biệt trong CCD hoặc nhờ các lăng kính ba màu đặc
biệt.
Ngày nay hầu hết các máy quét phẳng đều tích hợp thêm phần mềm nhận diện
ký tự quang học (OCR - được phát triển từ thập kỷ 1920) để biến đổi những tín
hiệu số thu được thành dạng văn bản có thể chỉnh sửa được.
- Máy quét nạp giấy (Sheetfed scanner): xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985
bởi tập đoàn Microtek với hình dáng, kích thước nhỏ, độ phân giải thấp khoảng
300dpi. Với thiết bị này bạn phải đút tài liệu vào khe máy (không đặt lên bề mặt
có bộ phận cảm quang), khi đó các con lăn cơ học sẽ tiếp nhận và tự động chuyển
nó đi ngang qua bộ phận cảm biến quang học, hình ảnh sẽ được thu nhận.
II. Máy Scan Kodak
2.1 Các vấn đề cần giải quyết trong bài toán số hóa dữ liệu hiện nay.
Các vấn đề đối với các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước
 Quá nhều tài liệu nhưng lại quá ít nhân lực để lưu giữ
 Quy trình xử lý phức tạp
 Không hiệu quả trong việc truy cập và chia sẻ thông tin
 Chi phí cao cho các phòng lưu trữ tài liệu
 Mất thông tin do hỏa hoạn, trộm cắp, môi trường…
Để hội nhập trên thế giới, các doanh nghiệp cần phải tự động xử lý các tài liệu
của mình để tạo ra các dữ liệu luôn sẵn sàng để chia sẻ cho hàng trăm người sử
dụng
 Giảm thiểu tối đa hồ sơ giấy

 Tài liệu chứa trong kho phải được số hóa
* Tồn tại một thử thách lớn là làm thế nào để bắt đầu cho sự thay đổi hình
thức của tài liệu và sự tích hợp xử lý.
 Có quá nhiều phần mềm và phần cứng để chọn lựa
 Giá trị đích thực của việc quét tài liệu là gì?
 Cần một giải pháp tích hợp tất cả các công cụ và ‘Dễ dàng sử dụng’
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 23
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
Văn phòng của bạn làm gì để chia sẻ thông tin ra bên ngoài?
- Sử dụng Fax.
- Sử dụng Copy + Fax
- Sử dụng Scan + Fax/Email
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 24
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng
Kiếm
HVTH: Nguyễn Hoàng Phong – CH1201056
Trang 25

×