Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.85 KB, 103 trang )

Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1.1. Phân tích kinh tế trong hoạt động kinh doanh:
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:
Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá,
kinh tế, quân sự...Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò
quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân
biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo
tính chất mục đích của hoạt động đó.
Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản
phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện
hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt
được kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy
đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt
động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân
tích.
Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng
đó. Trong lĩnh vực tự nhiên, việc chia nhỏ này được tiến hành với những vật
thể bằng các phương tiện cụ thể. Ví dụ: phân tích các chất hoá học bằng
những phản ứng hoá học, phân tích các loại vi sinh vật bằng kính hiển vi...
Trái lại,trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn
tại bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó, việc phân tích phải thực hiện
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 1
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
bằng những phương pháp trừu tượng. Các Mác đã chỉ ra rằng "Khi phân tích
các hình thái kinh tế - xã hội thì không thể sử dụng hoặc kính hiển vi, hoặc


những phản ứng hoá học. Lực lượng của trừu tượng phải thay thế bằng cái
này hoặc cái kia"
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các
quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu
thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và
tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển củacác hiện
tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi
hoạt động kinh doanh của của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và
có ý thức cao của con người. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh với quy
mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau.
Phân tích hoạt động kinh doanh có đồng thời với các hoạt động kinh
doanh của con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn
giản và được tiến hành ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh
doanh phát triển, yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì
phân tích hoạt động kinh doanh cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu
cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là phân tích lỗ lãi của từng thương vụ, sau phát
triển phân tích các yếu tố hoạt động kinh doanh và lỗ lãi của từng đơn vị, bộ
phận hoạt động kinh doanh, đến nay việc phân tích hoạt động kinh doanh
còn được thực hiện không chỉ phạm vi doanh nghiệp, mà đã mở rộng đến
vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế..
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một hoạt
động độc lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành một môn khoa học
độc lập. Hoạt động kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục
rất phong phú và phức tạp. Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 2
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
của các hiện tượng, quá trình kinh doanh, từ đó thấy được thực chất hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối
quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp khoa học.
Đó là những phương pháp nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng,

các quá trình trong mối liên hệ trực tiếp với nhận thức và sự tiếp nhận chủ
động của con người, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,
tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu quả
mọi năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quả lý kinh tế có hiệu
quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên
hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh
có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vừa có
điều kiện tích luỹ và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống
cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được
điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính
xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt
yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm
mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết sức quan trọng.
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét
việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại,
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 3
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận
dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt
động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch
định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp

trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích
từng hiện tượng, tứng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân
tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia
cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Phân tích cũng là công
cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động
chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ
kinh doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh
doanh. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết
định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến
việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý cũng như
khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt
động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của các nhà đầu tư.
Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có
vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh
doanh, loà cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng
phát triển của các doanh nghiệp.
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 4
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh:
Để trở thành một công cụ của công tác quản lý hoạt động kinh doanh,
là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động
kinh doanh có những nhiệm vụ sau:
a. Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế:
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết
quả kinh doanh đạt được so với mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức. . . đã
đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu đã xây dựng trên
một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh .Ngoài quá trình
đánh giá trên, phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy

định, thể lệ thanh toán, trên cơ sở pháp lý,luật pháp trong nước và quốc tế.
Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, ta có được cơ sở định hướng để
nghiên cứu sâu hơn ởcác bước tiếp theo, làm rõ các vấn đề cần quan tâm.
b. Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm các nguyên
nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó:
Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố
tác động tới chỉ tiêu gây nên. Cho nên phải xác định, lượng hoá được mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu và những nguyên nhân tác động
vào nhân tố đó. Chẳng hạn khi nghiên cứu chỉ tiêu doanh thu kinh doanh,
các nhân tố làm cho doanh thu thay đổi như: sản lượng dịch vụ, chính sách
giá thay đổi. Vậy các nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng dịch vụ có thể
là nhu cầu của khách hàng tăng, có thể là do số lượng dịch vụ tăng lên, có
thể là việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng do công nghệ phát triển,
có thể do daonh nghiệp đầu tư thêm trang thiết bị để mở rộng sản xuất... Còn
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 5
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
nhân tố giá thay đổi, có thể là do chính sách của nhà nước, sự lựa chọn mức
cước phí của ngành trong khung nhà nước quy định thay đổi...
c. Đề xuất giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục
những tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả không chỉ
dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân mà trên
cơ sở đó phát hiện ra các tiềm năng cần phải khai thác và những khâu còn
yếu kém tồn tại, nhằm đề ra các giải pháp, biện pháp phát huy hết thế mạnh,
khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp.
d. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định:
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giúp
doanh nghiệp biết được tiến độ thực hiện, những nguyên nhân sai lệch xảy
ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy
ra tiếp theo. Nếu kiểm tra và đánh giá đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp

điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và đề ra các giải pháp tiến hành trong
tương lai.
Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá hoạt động
kinh doanh trên tất cả các góc độ, đồng thời căn cứ vào điều kiện tác động
của môi trường bên ngoài hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường để định hướng, để xây dựng chiến lược kinh doanh
phù hợp. Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét,dự báo, dự đoán sự phát
triển của doanh nghiệp trong tương lai, hoạch định các mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là một phạm trù rất rộng có liên quan đến mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hoạt động này của các doanh nghiệp nước ta
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 6
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
hiện nay thực hiện theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Đây là một phạm trù
kinh tế khách quan, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức
kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như giữa các bộ phận trong
tổ chức kinh tế. Do vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có mối
quan hệ với các tổ chức kinh tế khác nhau và với toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, nó được tiến hành trong sự độc lập tương đối và sự ràng buộc phụ thuộc
hữu với môi trường xung quanh. Mặt khác, hạch toán kinh doanh là một
phương pháp quản lý kinh tế mà yêu cầu cơ bản là các doanh nghiệp được
quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự trang trải chi phí và đảm bảo có
lợi nhuận. Để thực hiện được điều này, phân tích hoạt động kinh doanh phải
thường xuyên kiểm tra đánh giá mọi diễn biễn và kết quả quá trình hoạt
động kinh doanh, tìm giả pháp khai thác tiềm năng của doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Như vậy nội dung chủ yếu của
phân tích hoạt động kinh doanh là các hiện tượng, các quá trình kinh doanh
đã hoặc sẽ xẩy ra trong các đơn vị, bộ phận và doanh nghiệp dưới sự tác
động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các hiện tượng, các quá trình

kinh doanh được thể hiện bằng một kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể
được biểu hiện bằng các chỉ tiêu.
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng
biệt, cũng có thể là kết quả tổng hợp của quá trình hoạt động kinh doanh.
Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phải hướng vào kết quả thực
hiện các định hướng, mục tiêu và phương án đặt ra.
Trong phân tích, kết quả hoạt động kinh doanh được biểu hiện bằng hệ
thống chỉ tiêu hiện vật, hiện vật quy ước và chỉ tiêu giá trị. Đó là sự xác
định về nội dung và phạm vi của kết quả hoạt động kinh doanh. Nội dung
chủ yếu của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích sản lượng,
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 7
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
doanh thu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc phân tích này phải luôn
luôn đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của quá trình hoạt động kinh
doanh như lao động, vật tư, tiến vốn...
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiếu kết quả, mà còn phải đi sâu
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Thông
qua việc phân tích đánh giá được kết quả đạt được, điều kiện hoạt động kinh
doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và
từng bộ phận, từng khía cạnh, từng đơn vị nói riêng.
Để thực hiện được các nội dung trên, phân tích hoạt động kinh doanh
cần phải xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá
trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, mối quan hệ, tỷ lệ...) nhằm xác định xu
hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến
sự biến động của quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của
mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện (yếu tố) kinh doanh.
1.2. Các phương pháp phân tích:
1.2.1.Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích

kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các
chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung,
một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các
chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra
được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở
đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả
hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 8
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ
bản sau đây:
* Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh,
được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ
gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
o Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá
xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
o Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm
đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.
o Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu
cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của các
doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ
tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.
* Ðiều kiện so sánh:
Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là
các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế,
chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều
kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời

gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
o Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
o Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.
o Phải cùng một đơn vị đo lường.
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 9
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích
cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự
như nhau.
* Kỹ thuật so sánh:
Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ
thuật so sánh sau:
So sánh bằng số tuyệt đối:
o Số tuyệt đối là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu
kinh tế nào đó, ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính
toán các loại số liệu khác.
o So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh
tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối
lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung
là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc
đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng
quyết định quy mô chung.
+ Công thức: Mức biến động tương đối = chỉ tiêu kỳ phân tích - chỉ
tiêu kỳ gốc * hệ số điều chỉnh.
So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu
cầu phân tích mà sử dụng cho phù hợp.
o Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ: là kết quả của
phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

+ Công thức: Số tương đối hoàn thành kế hoạch = chỉ tiêu kỳ phân
tích / chỉ tiêu kỳ gốc * 100%
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 10
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
o Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện
chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân
tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của
chỉ tiêu.
o Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ
tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so
sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định
hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh
sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. nếu kỳ gốc liên
hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau.
1.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn
Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có thể xác định được
ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các
nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện
phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc:
o Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ẩnh hưởng với
chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân
tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì
nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.
o Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến
nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được
thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực
tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính
được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 11
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh

của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với
kỳ gốc).
o Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối
tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).
Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước:
o Bước 1 : Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa
chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
Nếu Gọi A
1
là chỉ tiêu kỳ phân tích và A
0
là chỉ tiêu kỳ gốc thì
đối tượng phân tích được xác định là: A
1
– A
0
= ΔA
o Bước 2 : Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ
tiêu phân tích.
Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ
tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất
theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau:
A = a.b.c
Kỳ phân tích: A
1
= a
1
.b
1
.c

1
và Kỳ gốc là: A
0
= a
0
.b
0
.c
0
o Bước 3 : Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc
theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
 Thế lần 1: a
1
. b
0
. c
0
 Thế lần 2: a
1
. b
1
. c
0
 Thế lần 3: a
1
. b
1
. c
1
 Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay

thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì
có bấy nhiêu lần thay thế.
o Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối
tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 12
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần
thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:
 Ảnh hưởng của nhân tố a:
• Ảnh hưởng tuyệt đối: a
1
. b
0
. c
0
- a
0
.b
0
.c
0
= ΔA
a
• Ảnh hưởng tương đối:
∆A
a
δA
a
= x 100%
A

0

 Ảnh hưởng của nhân tố b:
• Ảnh hưởng tuyệt đối: a
1
. b
1
. c
0
- a
1
. b
0
. c
0
= ΔA
b
• Ảnh hưởng tương đối:
∆A
b
δA
b
= x 100%
A
0
 Ảnh hưởng của nhân tố c:
• Ảnh hưởng tuyệt đối: a
1
. b
1

. c
1
- a
1
. b
1
. c
0
=
ΔA
c
Ảnh hưởng tương đối:
∆A
c
δA
c
= x 100%
A
0
o Bước 5 : Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố:
• Ảnh hưởng tuyệt đối: ΔA = ΔA
a
+ ΔA
b
+ ΔA
c

SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 13
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
Ảnh hưởng tương đối: δA = δA

a
+ δA
b
+ δA
c

1.2.3.Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt của phương pháp
thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp
thay thế liên hoàn.
* Phương trình kinh tế: A = a.b.c
- Trị số các nhân tố kỳ gốc: a
0
, b
0
, c
0
- Trị số nhân tố kỳ nghiên cứu: a
1
, b
1
, c
1
* Đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích
so với chỉ tiêu kỳ gốc.
• Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆A = A
1
– A
0

= ( a
1
. b
1
. c
1
) – (a
0
. b
0
. c
0
)
• Ảnh hưởng tương đối:
∆A
δA = x 100%
A
0
* Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến A: Phương pháp số
chênh lệch khác với phương pháp thay thế liên hoàn ở chỗ sử dụng chênh
lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng
của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích:
 Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a
1
-a
0
) .b
0
.c
0

 Ảnh hưởng của nhân tố b: = a
1
.(b
1
–b
0
) .c
0
 Ảnh hưởng của nhân tố c: = a
1
.b
1
.(c
1
-c
0
)
1.2.4.Phương pháp cân đối
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 14
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
Dùng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên
cứu khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu nghiên cứu là tổng đại số.
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của mỗi nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu
chính bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của nhân tố
đó.
* Phương trình kinh tế: A = a+b+c
- Trị số các nhân tố kỳ gốc: a
0
, b
0

, c
0
- Trị số nhân tố kỳ nghiên cứu: a
1
, b
1
, c
1
* Chênh lệch chỉ tiêu giữa hai kỳ:
∆A = A
1
– A
0
= ( a
1
+ b
1
+ c
1
) – (a
0
+ b
0
+ c
0
)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 1:
• Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆A
a

= a
1
- a
0

• Ảnh hưởng tương đối:
∆A
a
δA
a
= x 100%
A
0
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 2:
• Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆A
b
= b
1
- b
0

• Ảnh hưởng tương đối:
∆A
b
δA
b
= x 100%
A
0

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 3:
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 15
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
• Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆A
c
= c
1
- c
0

• Ảnh hưởng tương đối:
∆A
c
δA
c
= x 100%
A
0
* Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
• Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆A = ∆A
a
+ ∆A
b
+ ∆A
c

• Ảnh hưởng tương đối:
δA = δA

a
+ δA
b
+ δA
c
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 16
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
Chương 2:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
BIỂN SÀI GÒN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Tiền thân là Doanh Nghiệp Nhà Nước, được thành lập lần đầu theo
Quyết định số 189/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22
tháng 09 năm 1981 và được thành lập lại theo Quyết định số 175/QĐ-UB
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 17
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
ngày 05/12/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Sở Giao
thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Khởi đầu chỉ với một chiếc tàu 2500 tấn vào năm 1981, đội tàu của
SSC đã phát triển thêm 5 chiếc tàu từ 1800 đến 4500 tấn, tàu đông lạnh và
tàu chở xe hàng, sau đó phát triển vững chắc lên đến 14 chiếc tàu chỉ trong
vòng 2 năm. Đội ngũ giám đốc, trưởng phòng, nhân viên, sĩ quan và thuyền
viên của SSC không ngừng sáng tạo tìm tòi những giải pháp công nghệ tiên
tiến để phục vụ khách hàng trong và ngòai nước được hiệu quả hơn. Ngày
nay SSC là một trong những công ty hàng đầu của Việt nam về quản lý khai
thác tàu, đại lý tàu biển, giao nhận, kho bãi, vận tải đường bộ và các dịch vụ
cung ứng hậu cần.

Hiện nay , Công ty là thành viên Tổng Công ty Cơ khí Giao thông

Vận tải Sài Gòn (SAMCO) theo Quyết định số 172/2004/QĐ-UB ngày
15/07/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12/2004, Công ty Vận tải biển Sài Gòn được cổ phần hóa và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn theo Quyết định số
6205/QĐ-UB ngày 09/12/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc
chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải biển Sài Gòn thành Công
ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn.

01/05/2006, Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn chính thức đi vào
hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103004628 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 14 tháng 04 năm 2006.
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 18
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh

SSC có văn phòng chính ở TP Hồ Chí Minh và năm chi nhánh ở Hải
phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Vũng Tàu và CầnThơ.

SSC là thành viên chính thức của Hiệp hội Chủ tàu Việt nam, Hiệp
hội Đại lý và Môi Giới Tàu Biển, Hiệp hội Giao Nhận Việt Nam.
 Tên gọi và trụ sợ hiện nay:
• Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢU BIỂN SÀI GÒN
• Tên giao dịch: Saigon Shipping Joint Stock Co.,
• Tên viết tắt: SSCJSC
• Tên gọi tắt: SaigonShip
• Vốn điều lệ: 144,200,000,000 VNĐ
• Mã số thuế: 03000424088
• Trụ sở chính: Số 9 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
• Số điện thoại: (84-8) 3.8296316
• Số Fax: (84-8) 3.8225067

• Các chi nhánh: có tổng cộng 5 chi nhánh như sau
Tên Địa chỉ
Chi nhánh Hải Phòng Số 57, Đinh Tiên Hoàng, TP. Hải Phòng.
Chi nhánh Vũng Tàu Số 187, Võ Thị Sáu, TP. Vũng Tàu.
Chi nhánh Cần Thơ Số 512/35, CMT8, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Chi nhánh Đà Nẵng Số 2A, Cao Xuân Dục, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng.
Chi nhánh Qui Nhơn Số 45, Tôn Đức Thắng, TP. Qui Nhơn.
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 19
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
2.2. Cơ sở vật chất và lực lượng lao động:
2.2.1. Lực lượng lao động:
Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12
năm 2010 là 301 lao động, trong đó có 154 nữ.
• Công ty: có 152 người, trong đó có 25 nữ, được phân bổ như sau:
 Khối bờ: 80 người
 Thuyền viên: 72 người
• Kho CFS1 và CFS2: 149 người, trong đó có 30 nữ.
Đối với lao động ở tại Công ty có:
• Trình độ chuyên môn:
 Trên đại học: 11 người chiếm 7.2%
 Đại hoc: 52 người chiếm 34.2 %
 Cao đẳng: 58 người chiếm 38.2%
 Trung cấp: 31 người chiếm 20.4%
• Về hợp đồng lao động:
 Không xác định thời hạn: 101 người chiếm 66.4%
 Xác định thời hạn: 27 người chiếm 17.8%
 Thời vụ dưới 12 thàng: 24 người chiếm 15.8%
2.2.2. Cơ sở vật chất:
2.2.2.1. Bất động sản và kho bãi:
Công ty có một số tài sản bất động sản như sau:

SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 20
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
• Tòa nhà văn phòng tại số 09 Nguyễn Công Trứ, Q.1, TP. Hồ Chí
Minh với diện tích sử dụng là 530 m2 gồm 1 trệt, 1 lững và 1 lầu.
• Trung tâm kho vận tại số 2B, Trường Sơn, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức
với diện tích khá rộng là 85,000 m2 và đã được đưa vào sử dụng
42,000 m2 trong tổng số đó, gồm:
 13,700 m2 được sử dụng làm nhà văn phòng và Bãi trung
chuyển container.
 14,000 m2 sử dụng cho khuôn viên kho chứa hàng CFS1
 14,000 m2 sử dụng cho khuôn viên kho chứa hàng CFS2
• Kho vật tư tại số 3, Tôn Thất Thuyết rộng 634 m2.
2.2.2.2 Đội tàu:
a. Đội tàu sông:
Đội tàu sông của Công ty gồm 2 tàu là Long Phú 1 va Long Phú 2
được thiết kế giống nhau với tổng trọng tải là 1960 tấn. Mỗi tàu có các thông
số kỹ thuật như sau:
Nơi đóng: Xí Nghiệp Đóng Tàu 76
Loại Tàu: Bách Hóa (gạo, cám, đậu nành, v.v..., và Container)
Trọng Tải: 1000 DWT
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 21
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
BẢNG TỔNG HỢP CÁC THÔNG SỐ KỸ THUÂT
CỦA TÀU LONG PHÚ
THÔNG SỐ CHUNG NHỮNG THÔNG SỐ CHÍNH
Tốc độ khai thác 9 Hải Lý/giờ Chiều dài 54,89m
Thuyền bộ 5 người Chiều dài thiết kế 50,90m
Chiều cao từ đuờng mớn
nước không tải
6,0m Chiều rộng 9,90m

Dung tích hầm hàng
L x B x H (m)
37,00 x 7,70 x
4,44
Chiều cao cabin 4,00m
Neo 02 cái Mớn nước 3,13m
Kiểu neo Matrsov Trọng tải 980 Ts
Neo trái
75m x
202,5kg
Dung tích toàn phần 1265m
3
Neo phải
100m x
202,5kg
Máy lái thủy lực
KOBEL -
T 7093
Máy chính: Cummin 6 02 bộ Moment M
2
: 1,6Tm
Vòng tua khai thác
1850
vòng/phút
Góc Lái phải, trái tối đa 35
0

b. Đội tàu biển:
Đội tàu biển của Công ty gồm 2 tàu với tổng trọng tải là 13,300 DWT
gồm: tàu Saigon Queen là 6,500 DWT và Saigon Princess là 6,800 DWT.

Thiết kế của từng tàu như sau:
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 22
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
• Tàu Saigon Queen:
 Năm đóng: 2005
 Loại tàu: Bách hóa.
 Trọng tải: 6,500 DWT
 Trọng tải đăng kiểm: 4,140T
 Chiều dài toàn bộ: L
max
= 98,13m
 Chiều dài giữa hai đường vuông góc: L
P.P
= 91.6m
 Chiều rộng: B=15,50m
 Chiều cao: D=8,60m
 Chiều chìm: d=7,0m
 Vận tốc tối đa: 14 hải lý/giờ.
 Tốc độ khai thác ở trạng thái bình thường: 12,5 hải lý/giờ.
 Mức tiêu hao nhiên liệu máy chính: 10,5 tấn/ngày.
• Tàu Saigon Princess:
 Năm đóng: 2009
 Loại tàu: Bách hóa.
 Trọng tải: 6,800 DWT
 Trọng tải đăng kiểm: 4,332T
 Chiều dài toàn bộ: L
max
= 103,067m
 Chiều dài giữa hai đường vuông góc: L
P.P

= 94,50m
 Chiều rộng: B=17,00m
 Chiều cao: D=9,10m
 Chiều chìm: d=7,20m
 Vận tốc tối đa: 14 hải lý/giờ.
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 23
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
 Tốc độ khai thác ở trạng thái bình thường: 12,5 hải lý/giờ.
 Mức tiêu hao nhiên liệu máy chính: 10,5 tấn/ngày.
2.3.Bộ máy tổ chức và lực lượng lao động của công ty:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẬN VẬN TẢI
BIỂN SÀI GÒN
Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn hoạt động theo điều lệ của công
ty do Đại hội đồng cổ đông thông qua, căn cứ theo các qui định của luật
doanh nghiệp dưới sự quản trị, kiểm soát và điều hành của hội đồng quản trị,
ban kiểm soát và ban giám đốc. Mô hình tổ chức của công ty vận tải biển Sài
Gòn sau khi cổ phần hóa cụ thể là:
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 24
Phòng
Hành
Chính
Quản
Trị
Các công ty liên doanh
APM-SSC
Korex Saigon Logistics
GN Kho vận Bình Minh
CP DVTM Quãng Trường
Quốc Tế
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Ban kiểm soát
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN TỔNGGIÁM
ĐỐC
Khối chi nhánh
Phòng
Kế
toán
tài
chính
Phòng

hoạch
đầu tử
tiếp thị
Phòng
Tàu
biẻn
Khối nghiệp vụ Khối kinh doanh Khối vận tải
Phòng
Đại

Giao
nhận
Phòng
Vận
Tải
Nội
Địa

Trung
Tâm
Kho
vận
Tàu biển
Saigon Queen (6500
DWT)
SG Princess (6800 DWT)
Tàu sông
Long Phú 1(980T)
Long Phú 2(980T)
Hải phòng
Đà Nẵng
Quy Nhơn
Vũng tàu
Cần Thơ
Báo cáo luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Hinh
• Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên.
• Ban kiểm soát: gồm 8 thành viên.
• Ban Tổng Giám đốc: gồm 3 thành viên: 1 Tổng Giám đốc và 2 Phó
Tổng Giám đốc.
Phòng ban Chi nhánh và văn
phòng đại diện
Đơn vị liên doanh
-Phòng hành chính quản
trị
-Phòng kế toán tài
chính
-Phòng kế hoạch đầu tư
tiếp thị

-Phòng tàu biển
-Phòng đại lý giao nhận
-Phòng vận tải nội địa
-Trung tâm kho vận
- Đội tàu
-Chi nhánh Hải Phòng
-Chi nhánh Đà Nẵng
-Chi nhánh Quy Nhơn
-Chi nhánh Vũng Tàu
-Chi nhánh Cần Thơ
-APM-SSC
- Công Ty TNHH vận
tải containerKorex-
Saigon
-Công Ty TNHH Liên
Doanh Giao Nhận Kho
Vận Bình Minh
2.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh lãnh đạo Công ty:
Các chức danh lãnh đạo Công ty bao gồm: các thành viên HĐQT và
thành viên ban Tổng Giám đốc.
2.3.1.1. Các thành viên HĐQT: do ĐHĐCĐ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ
sung, trả lương và chế độ theo quy định Điều lệ Công ty, Chủ tịch, Phó Chủ
tịch HĐQT, do HĐQT bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm. Chủ tịch và các thành
viên HĐQT khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại
SVTH: Huỳnh Thanh Trúc – KT07B Trang 25

×