TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NỘI
ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
GVHD : Th.S Ngô Thị Hải Xuân
LỚP : NT02
TÊN NHÓM : Nhóm số 18
THÀNH VIÊN PHẠM THU TRANG
PHAN THỊ NGỌC THANH
ĐOÀN VÕ ANH THƯ
ĐẶNG THANH TIÊN
LÊ THỊ TÚ QUYÊN
Năm 2010
1
MỤC LỤC
Phần 1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nam Việt ................................................................................
Phần 2 Vài nét về xuất khẩu thủy sản Việt Nam .............................................................................. 7
Phần 3 Phân tích tình hình hoạt động thương mại nội địa của công ty cổ phần Nam Việt .............9
3.1. Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng nội địa ..............................................9
3.2. Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo cơ cấu mặt hàng .....................11
3.3. Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo địa bàn kinh doanh ................13
3.4. Phân tích tình hình bán hàng theo phương thức KD. ....................................................20
Phần 4: Đánh giá chung tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa.................................................24
Phần 5: Đề xuất giải pháp................................................................................................................27
...........................................................................................................................................
2
Phần 1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nam Việt
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Nam Việt
(Navico) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vồn
điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công
nghiệp. Đến năm 2000 nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của cá tra, cá ba sa tại
An Giang, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế
biến thuỷ sản, khởi đầu là việc xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản Nam Việt với tổng
vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá Tra, cá Ba sa đông lạnh. Đây là
một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng dây chuyền của nhà máy
chế biến thuỷ sản Nam Việt để nâng công suất lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày đến năm
2004 xây dựng mới nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh Thái Bình Dương có công suất
200 tấn cá nguyên liệu/ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng tổng công
suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày.
Ra đời và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao hàng năm, để tiếp tục phát triển với
quy mô lớn hơn, nhanh hơn, năm 2006 nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ
Phần với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng. Ngày 18/04/2007, Nam Việt được phép phát
hành thêm cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng 6 triệu cổ phần ( tương đương với
60 tỷ đồng mệnh giá ) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 660 tỷ
đồng theo giấy CNĐKKD số 5203000050 của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp
ngày 18/08/2007.
Ngày 28/11/2007 Công ty đã đựơc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép
niêm yết số 160/QĐ – SGDHCM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ
Chí Minh.
3
• Định hướng phát triển:
• Giữ vững vị trí số 1 trong ngành thuỷ sản Việt Nam
• Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường
• Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp
• Thu hút nguồn nhân lực có tài, có tâm
2. Giới thiệu về Công ty
• Tên Công ty: Công ty Cổ phần Nam Việt.
• Tên tiếng Anh: Nam Viet Corporation.
• Vốn điều lệ: 660.000.000.000 đ (Sáu trăm sáu mươi tỷ đồng chẵn).
• Trụ sở chính: 19D Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Quý, Tp.Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
• Điện thoại: (84-76) 834 060
• Fax: (84-76) 834 054
• Website: www.navifishco.com
• Email:
• Giấy CNĐKKD: 5203000050 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang
cấp đăng ký lần đầu ngày 02/10/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày
18/08/2007.
• Ngành nghề kinh doanh của Công ty
• Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường,
cống...), thuỷ lợi
• Chăn nuôi thuỷ sản, sản xuất và chế biến và bảo quản thuỷ sản
• Kinh doanh thuỷ sản
• Sản xuất bao bì giấy và in ấn bao bì các loại
• Sản xuất dầu Bio-diesel
• Chế biến dầu cá và bột cá
4
• Sản xuất keo Genlatine và Gryxerin
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
• Trụ sở chính Công ty Cổ phần Nam Việt
• Địa chỉ: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
• Điện thoại: (84-76) 834 060 Fax: (84-76) 834 054
• Với tổng diện tích khoảng hơn 51.000m2, trụ sở chính của Công ty là nơi
đặt văn phòng làm việc của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty,
các Giám đốc của Công ty và các phòng nghiệp vụ của Công ty gồm:
Phòng Hành chính, Phòng Nhân sự, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kỹ
thuật, Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng Cơ điện - Cơ khí - Xây dựng,....
Các nhà máy sản xuất chính của Công ty: Nhà máy Nam Việt, Nhà máy
Thái Bình Dương, Nhà máy bao bì, Nhà máy PP, Nhà máy nước đá.
• Công ty TNHH Ấn Độ Dương
• Địa chỉ: Trung tâm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp xã Thới Thuận,
huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ.
• Navico hiện đang tiến hành xây dựng nhà máy thủy sản đông lạnh ấn Độ
Dương với công suất 700 tấn cá nguyên liệu/ngày. Chủ dự án đầu tư là
Công ty TNHH Ấn Độ Dương là công ty con của Công ty Nam Việt (nắm
giữ 100% vốn chủ sở hữu). Dự án này đang trong giai đoạn san lấp mặt
bằng, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, kho bãi, hệ thống xử lý
nước thải.... Vì vậy, hiện nay Công ty TNHH Ấn Độ Dương đã đăng ký và
nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động.
4. Hoạt động kinh doanh
5
Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty cổ phần Nam Việt hiện nay là
chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa (thịt cá tra, cá basa phi lê; da cá, đầu
xương cá, bao tử cá, bột cá, dầu mỡ thành phẩm cá tra, basa...) cùng một số sản phẩm từ
các loại thuỷ sản khác. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phân loại theo nhiều tiêu
chuẩn khác nhau.
Ngoài ra, Nam Việt còn có một nhà máy in và sản xuất bao bì riêng cho sản phẩm
của chính Công ty. Mẫu mã bao bì của sản phẩm do Nam Việt sản xuất được đánh giá có
chất lượng đảm bảo đúng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6
Phần 2 Vài nét về thị trường mua bán thủy sản nội địa ở Việt Nam
Những năm qua thế mạnh của thị trường nội địa chưa được khai thác, bởi hoạt động
xúc tiến thương mại thị trường nội địa còn một số mặt bất cập.
Với trên 80 triệu dân, trong đó 90% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam có thị
trường nội địa rộng lớn.Trong nhóm các nước đang phát triển, Việt Nam hiện được coi là
một điểm đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực bán lẻ. Mức lưu chuyển hàng hóa của thị trường
trong nước liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Và có thể nói đây là thế mạnh của
Việt Nam, trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm hạn chế tác hại từ
cơn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay!
Tuy nhiên trên thực tế, những năm qua thế mạnh trên chưa được khai thác là bao,
bởi hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa còn một số mặt bất cập. Cơ sở vật
chất cho hoạt động xúc tiến thương mại quy mô toàn quốc còn hạn chế, ở các địa phương
còn nhiều thiếu thốn. Tổ chức hội chợ, hay triển lãm nhiều địa phương phải tiến hành tại
nhà bảo tàng, trung tâm văn hóa, sân vận động... Tại một số hội chợ triển lãm, hàng hóa
trưng bày không nổi trội, trùng lặp; doanh nghiệp tham gia, chỉ nhằm bán hàng, không lo
thăm dò thị trường để có đối sách với từng mặt hàng và mở rộng thị trường về lâu dài.
Bên cạnh đó, thông tin thu thập chưa thật phong phú, chuyển tải chưa nhanh, khả năng
phân tích, dự báo, năng lực vận dụng hạn chế, đề ra đối sách chưa nhạy bén với những
diễn biến thất thường của cung cầu, giá cả thị trường...
Những yếu kém đó còn có nguyên nhân do xúc tiến thương mại là hoạt động mới,
trong bối cảnh đang hoàn thiện cơ chế vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn tài chính ở nơi này nơi khác còn eo hẹp, công tác xúc
tiến thương mại lại chưa được quan tâm đúng mức, nên có nơi ngân sách mới chỉ để duy
trì bộ máy hành chính của tổ chức xúc tiến thương mại, chưa thể triển khai nhiều hoạt
động khác. Tình hình đó đã làm cho nhịp độ lưu chuyển hàng hóa trong nước chưa đạt
kết quả như mong muốn.
7
Hơn nữa, hiện nay cần phải hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài
chính toàn cầu và từ ngày 1/1/2009, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam mở cửa thị
trường bán lẻ hoàn toàn cho các nhà phân phối nước ngoài. Vì thế, việc tiếp tục phát triển
thị trường trong nước vừa cấp thiết, vừa là vấn đề chiến lược, nhằm ngăn chặn suy giảm
kinh tế, gián tiếp giảm nhập siêu, nhất là dòng hàng từ các nền kinh tế ngoài nước tràn
vào.
Nhiều doanh nghiệp thương mại đã củng cố và phát triển hệ thống phân phối, triển
khai các loại hình bán buôn, bán lẻ mới theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Mạng
lưới chợ và loại hình thương mại truyền thống tiếp tục được quan tâm phát triển. Thị
trường miền núi, hải đảo vẫn được bảo đảm cung cấp các mặt hàng chính sách như sách
vở, muối ăn, dầu hỏa,...
Với sự chủ động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của toàn
dân, thị trường hàng hoá trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, cân đối cung cầu các
mặt hàng trọng yếu được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân, không để xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá.
8
Phần 3 Phân tích tình hình hoạt động thương mại nội địa
3.1 Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng nội địa
Xử lý số liệu
ĐVT: triệu VNĐ
Năm Doanh thu (triệu VNĐ)
2007 1,053,722
2008 947,511
2009 438,634
Tương đối 2008/2007 -106,211
Tuyệt đối 2008/2007 90%
Tương đối 2009/2008 -508,878
Tuyệt đối 2009/2008 46%
Biểu đồ thể hiện doanh thu bán hàng nội địa của công ty cổ phần Nam Việt
9
2007 2008 2009
1,053,722
947,511
438,634
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1 2 3
2007 2008 2009
Doanh thu (triệu VNĐ)
Nhận xét
Nhìn chung tình hình doanh thu bán hàng nội địa của công ty thể hiện sự giảm sút
qua các năm, có thể nhận thấy doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến thị trường nội
địa.
Năm 2007 doanh thu nội địa của công ty đạt 1.053.722 triệu VNĐ
So sánh doanh thu bán hàng nội địa của năm 2008 so với 2007 ta có thể nhận thấy
năm 2008 doanh số bán hàng nội địa của Nam Việt chỉ đạt 90% so với năm 2007, doanh
thu đạt 947.511 triệu VNĐ, giảm 10% (106.211 triệu VNĐ) so với 2007.
Sang đến năm 2009 tình hình không có vẻ khả quan hơn và là năm có kết quả kinh
doanh thấp nhất trong 3 năm. Doanh thu bán hàng chỉ đạt 438.634 triệu VNĐ, giảm đến
508.878 triệu VNĐ (giảm 54% so với năm 2008). Như vậy kế tình hình bán hàng nội địa
của năm 2009 chỉ đạt chưa đến 50% doanh thu so với năm 2008.
Các nhân tố tác động chủ quan
• Tình trạng các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu ép giá trong
thu mua cá nguyên liệu, hoặc “bội ước” hợp đồng đã ký kết với nông dân
(trong đó Nam việt là một trong những công ty bị nông dân than phiền)
• Giá thành trong quá trình chăn nuôi gia tăng như: giá thức ăn, giá con
giống, chi phí vận chuyển, xăng dầu,…tăng mạnh làm cho giá nguyên liệu
đầu vào tăng theo.
• Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp thuỷ sản trong nước.
Các nhân tố tác động khách quan
• Do khủng hoảng tài chính làm giảm nhu cầu tiêu thụ thụ
10
• Do nguồn nguyên liệu trong nước sụt giảm mạnh.
• Sản lượng thuỷ sản nuôi như tôm và cá tra giảm do năm 2008 nông dân bị
thất thu nên giảm diện tích nuôi vào năm 2009, bên cạnh nguyên nhân chi
phí đầu vào tăng mạnh như thức ăn nuôi tăng.
• Sản lượng thuỷ sản khai thác cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của các cơn
bão lớn, chi phí xăng dầu tăng và sự kiện Trung Quốc cấm biển cũng ảnh
hưởng đáng kể.
• Tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi
3.2 Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo cơ cấu mặt hàng
Xử lý số liệu
ĐVT: tấn
Năm Sản phẩm đông lạnh Sản phẩm phụ phẩm
2007 12.846 40.856
2008 11.07 34.182
2009 6.387 17.291
Tương đối 2008/2007 -1.776 -6.674
Tuyệt đối 2008/2007 86% 84%
Tương đối 2009/2008 -4.683 -16.891
Tuyệt đối 2009/2008 58% 51%
11