Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 258 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



PHẠM THỊ XUÂN RỚT







Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HAI





Thành phố Hồ Chí Minh – 2007



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy có những sự vật bản chất không
phải là A nhưng lại được mang tên gọi của A do giữa A và chúng có một nét nào
đó tương đồng nhau. Đặc điểm này của các sự vật đã kích thích vào khả năng
liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới khách quan đa dạng một cách
sinh động. Dựa vào thực tế cuộc sống, qua cảm nhận chủ quan và cảm n
hận của
thời đại, các tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của mình những kết quả
liên tưởng ấy. Nói cách khác, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy, các tác
giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu giao
tiếp của cộng đồng. Do đó, cách liên tưởng như vậy vừa có tính truyền thống,
tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chí
nh là ẩn dụ
- một phương thức chuyển nghĩa phổ biến.
Việc hiểu và nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ góp phần làm giàu
vốn ngôn ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa. Mặt khác,
nếu biết sử dụng tốt phương thức này thì cách diễn đạt của ta chắc chắn sẽ súc
tích, bóng bẩy, truyền cảm, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Hơn thế nữa, người thực hiện l
uận án này là một giáo viên phổ thông, trực
tiếp đứng lớp. Cho nên việc hiểu kỹ phương thức ẩn dụ lại càng cần thiết hơn,
bởi nó còn giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, khả năng phân tích tác
phẩm sâu sắc, gợi cảm. Nhờ vậy mới mong có được giờ giảng sinh động, có sức
truyền cảm mạnh, thu hút đư
ợc hứng thú của học sinh.
Với tất cả những lý do nêu trên chúng tôi quyết định đi vào đề tài: Tìm hiểu
phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua Ca dao trữ tình, Thơ tình
Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh ).

2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan
tâm. Năm 1940, tác phẩm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy
Khiêm [50]
giới thiệu một cách sơ lược về ẩn dụ trong văn chương. Trong các giáo trình về


từ vựng học tiếng Việt (cụ thể: Nguyễn Văn Tu [121], Đỗ Hữu Châu [13],
Nguyễn Thiện Giáp [33]) đều có đề mục viết về hiện tượng chuyển nghĩa nói
chung, phương thức ẩn dụ nói riêng.
Bên cạnh đó các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc [56];
Cù Đình Tú [122], Nguyễn Nguyên Trứ [120], Nguyễn Thái Hòa [43],… cho
rằng ẩn dụ là một biện pháp tu từ chỉ dùng để trang trí, góp phần l
àm giàu hình
tượng, cảm xúc cho tiếng Việt. Song ở mỗi tác giả, ở mỗi thời điểm lại có cách
gọi và phân loại khác nhau.
Đinh Trọng Lạc [56; tr.103-111] gọi ẩn dụ là một phương thức chuyển
nghĩa, có khả năng gợi hình, gợi cảm. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm
ba loại: từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến t
rừu tượng và từ trừu tượng đến cụ
thể. Cách phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ. Với
cách phân chia này, mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng
không được thể hiện rõ nét và cũng không thấy được tính đa dạng, phong phú
của ẩn dụ tu từ.
Cù Đình Tú [122; tr. 279] xem ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi
biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên
tưởng về nét tương đồng giữa hai
đối tượng. Dựa vào khả năng tương đồng giữa
hai đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu
sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động

và tương đồng về cơ cấu. Nhìn chung, cách phân loại này phù hợp với chức năng
biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Tuy nhiên, cách nhận định về ẩn dụ tu từ của Cù Đình
Tú m
ang nhiều tính truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu
từ.
Đinh Trọng Lạc, một lần nữa, khi nghiên cứu lại các giáo trình và tài liệu về
phong cách học của m
ình trước đây, đồng thời tiếp thu những thành tựu mới của
ngôn ngữ học hiện đại, đã khẳng định ẩn dụ là Sự định danh thứ hai mang ý
nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được
định danh với khách thể B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A [57; tr.52].


Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ, tác giả chia ẩn dụ ra làm 3 loại: ẩn
dụ định danh, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Trong ba loại này, ẩn dụ
định danh và ẩn dụ nhận thức thuộc ẩn dụ từ vựng, hiệu quả tu từ được tạo nên
không lớn lắm; còn ẩn dụ hình tượng mang lại hiệu quả tu từ cao, nó tác động
vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng sáng tạo.
Kể từ 1969 trên tạp chí ngôn ngữ, có nhiều bài viết về hiện tượng chuyển
nghĩa ẩn dụ như: Nguyễn Văn Mệnh [
73]; Nguyễn Thế Lịch [67], [68], …
Nguyễn Thế Lịch, trong [68], cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng chuyển
nghĩa được hình thành từ cấu trúc so sánh hoàn chỉnh sau khi đã lượt bớt các
yếu tố 3 (yếu tố thể hiện qua
n hệ so sánh) và yếu tố 1 (yếu tố bị/ được so sánh),
chỉ còn lại hoặc là yếu tố 2 (phương diện so sánh) hoặc là yếu tố 4 (yếu tố so
sánh) trong cấu trúc mà thôi. Ông còn cho rằng cùng một yếu tố chuẩn để so sánh
có thể có ba dạng thức song song tồn tại: so sánh, tổ hợp ẩn dụ và ẩn dụ. Không
phải ẩn dụ nào cũng tạo ra hiệu quả nghệ th
uật cao hơn so sánh. Trong ngôn ngữ

nghệ thuật, chính những so sánh và tổ hợp ẩn dụ tươi mới rất sinh động, gợi cảm,
còn ẩn dụ tạo ra từ so sánh và tổ hợp ẩn dụ ấy lại chịu thiệt thòi là đã quen thuộc,
không còn bất ngờ nữa.
Thêm vào đó, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ
(1981) có bài của
Hoàng Lai [58], Nguyễn Ngọc Trâm [116]. Còn trong Những
vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông (1986) có bài của Nguyễn
Thế Lịch [66]. Trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á (1888) có bài của
Hà Quang Năng [79].
Theo các tác giả này, có nhiều cách tạo ra hiện tượng chuyển nghĩa trong
tiếng Việt. Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng sự biến đổi các nét nghĩa trong từ đa
nghĩa chủ yếu là do hai hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa và phi đẳng cấu ngữ
nghĩa dẫn tới việc chuyển nghĩa. Còn H
oàng Văn Hành thì khẳng định hiện
tượng chuyển nghĩa là hiện tượng tạo ra các đơn vị từ vựng phát sinh theo bốn
phương thức chính: ghép, láy, phỏng và chuyển. Trong khi đó, tác giả Hoàng Lai
lại nhận thấy quá trình chuyển nghĩa xảy ra nhờ vào mối quan hệ liên tưởng về


ngữ nghĩa giữa hai thành tố vốn xa lạ với nhau. Sở dĩ ta liên tưởng được là nhờ
một nghĩa vị chung nào đó vốn có trong bản chất của hai thành tố hoặc được gán
ghép vào từ ngoài trong một tình huống nhất định.
Ở một góc nhìn khác, ít nhiều liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa của
từ, có một loạt bài [111], [112], [113] và công trình [114] của Nguyễn Đức Tồn.
Trong đó, công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của
ngôn ngữ và tư
duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) [114] đã đi sâu
nghiên cứu vấn đề chuyển nghĩa theo hướng lý thuyết tâm lý - ngôn ngữ học tộc
người. Khi so sánh với cách liên tưởng của người Nga, người Anh… đồng thời
thông qua việc tìm hiểu đặc điểm dân tộc của việc định danh động vật, định danh

thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt, thông qua những nội
dung về đặc điểm n
gữ nghĩa của trường tên gọi động vật, trường tên gọi thực vật,
ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người, ông đã chỉ ra đặc điểm tư duy liên
tưởng của người Việt.
Trong những năm gần đây, trên thế giới lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận
phát triển mạnh; đi theo hướng nghiên cứu này,
ở Việt Nam gần đây cũng có
không ít bài báo và công trình. Những khảo cứu theo hướng đi này đã gợi mở ít
nhiều cho việc nghiên cứu vấn đề liên tưởng, chuyển nghĩa. Năm 1994, Lý Toàn
Thắng trong [99] đã cho ta một cái nhìn khái quát phương hướng nghiên cứu
phạm trù không gian trong tiếng Việt như: định hướng không gian, bản đồ tri
nhận không gian. Qua đó,
mô hình không gian và cách tri nhận không gian của
người Việt Nam được trình bày rõ ràng. Năm 1998, Nguyễn Ngọc Thanh [98]
khẳng định rằng ẩn dụ là một cơ chế tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng. Cơ chế
tri nhận này giúp ta hiểu thêm được khái niệm trừu tượng thời gian bằng các hình
ảnh cụ thể trong thế giới khách quan. Năm 2001, cũng Lý Toàn Thắng [100] nêu
lên cái cách thức mà người Việt dùng các loại từ để mô
tả các thuộc tính không
gian của vật thể và từ đó xếp loại chúng. Căn cứ vào đó ta có thể suy đoán về
một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệm hóa phân loại và mô tả thế
giới khách quan. Đây là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của trào lưu ngôn ngữ


học tri nhận trên thế giới. Chắc rằng vấn đề này cũng liên quan không ít đến vấn
đề chuyển nghĩa nói chung, vấn đề liên tưởng ẩn dụ nói riêng.
Nhìn chung, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu không ít, nhưng chưa có công
trình nào khảo sát nó trong các tác phẩm văn học, xét trên trục thời gian, để phát
hiện những đặc điểm kế thừa, những đặc điểm sáng tạo của từng tác giả.

3. Phạm vi
vấn đề nghiên cứu và mục đích của luận văn
3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ nói chung cũng như phương thức ẩn dụ
nói riêng biểu hiện vô cùng sinh động, không dễ gì nắm bắt hết được. Thêm vào
đó, luận văn lại được định hướng là xem xét phương thức liên tưởng này trong sự
phát triển của việc sử dụng ngôn từ, cho nên vấn đề lại càng rộng. Để có thể thực
hiện được mục đích của m
ình trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ (cả về số lượng
trang, cả về thời lượng), trong những điều kiện hạn hẹp của bản thân học viên
(kiến thức về ngôn ngữ học, nhất là ngôn ngữ học hiện đại chưa rộng, chưa sâu),
người viết luận văn xin đư
ợc hạn chế vấn đề trong khuôn khổ sau đây:
- Xem xét ẩn dụ tu từ (còn gọi là ẩn dụ phong cách; hay ẩn dụ hình tượng,
như cách gọi của Đinh Trọng Lạc [57] );
- Khảo sát vấn đề trong ca dao trữ tình và thơ trữ tình;
- Chỉ khảo sát trong 3 tác phẩm cụ thể (sẽ được nêu ở phần nguồn tư liệu
nghiên cứu ở mục 0.4.2.).
3.2. Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa, mà
cụ thể là phương thức ẩn dụ.
Cho nên người thực hiện luận văn không đi vào
những vấn đề có tính chất tranh luận như khái niệm từ trong tiếng Việt, vấn đề
phân loại cấu tạo từ của tiếng Việt. Để thực hiện được mục đích chính của mình,
người viết chỉ xin chọn một giải phá
p nào tương đối dễ nhận diện từ đối với mọi
người, nhất là đối với học sinh phổ thông.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Người viết luận văn có nhiệm vụ phải trả lời các câu hỏi sau đây:
1./ Những từ ngữ nào trong ba tác phẩm nêu trên đã tham gia vào việc thực
hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ?



2./ Những hình ảnh nào được các tác giả (dân gian, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh)
lấy làm cơ sở để thực hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ?
3./ Các tác giả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh có kế thừa phương thức ẩn dụ của
ca dao hay không? Họ tiếp thu nguyên mẫu hay vừa tiếp thu vừa sáng tạo?
4./ Xuân Quỳnh có kế thừa liên tưởng ẩn dụ của Xuân Diệu hay không?
5./ Những ẩn dụ nào là hoàn toàn của riêng Xuân Diệu, của riêng Xuân
Quỳnh?
5. N
guồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu được chọn để khảo sát phương thức ẩn dụ tu từ trong tiếng
Việt là 3 tác phẩm cụ thể sau đây:
- Ca dao trữ tình chọn lọc (1998) - Nxb Giáo dục (Vũ Thúy Anh, Vũ Quang
Hào sưu tầm và tuyển chọn).
- Thơ tình Xuân Diệu (1983) - Nxb Đồng Nai (Kiều Văn tuyển chọn và giới
thiệu).
- Xuân Quỳnh t
hơ tình - Nxb Văn học
Chúng tôi chọn mảng đề tài trữ tình, vì nghĩ rằng trong phạm vi này phương
thức ẩn dụ tu từ có khả năng xuất hiện nhiều. Còn ca dao được chọn làm xuất
phát điểm vì tính chất cổ xưa của nó, và còn vì đó là nơi đúc kết các biến tấu của
ngôn từ dân gian. Nếu xuất phát điểm là ca dao, chúng tôi tin rằng có thể tìm thấy
những điểm kế thừa cũng như s
áng tạo của những thế hệ nối tiếp. Xuân Diệu rồi
Xuân Quỳnh là hai trong những người nối tiếp trên trục thời gian. Tuy giữa họ về
tính thời đại không hoàn toàn trùng khít nhau, về giới tính khác nhau, những rung
động trong tâm hồn không như nhau, nhưng, trước hết, họ đều là những tác giả
của nhiều bài thơ tình nổi tiếng, và về mặt sử dụng ngôn từ cũng như sử dụng
hình ảnh có chỗ nào đó gần nha

u giữa họ.


5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Người thực hiện luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học nói chung, mang tính phương pháp luận, như: quan sát, thống kê, phân loại,
miêu tả, so sánh. Trong đó phương pháp thống kê được tiến hành cẩn thận, có
cân nhắc qua 3 tác phẩm thuộc nguồn tư liệu nghiên cứu. Phương pháp so sánh
cũng được vận dụng để thực hiện các bước so sánh sau: 1/- so sánh Ca dao trữ
tình và Thơ tình Xuân Diệu; so sánh Ca dao trữ tình và Xuân Quỳnh thơ tình; so
sánh Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình; 2/- so sánh C
a dao trữ tình -
Thơ tình Xuân Diệu - Xuân Quỳnh thơ tình.
5.2.2. Người thực hiện luận văn còn vận dụng phương pháp phân tích ngữ
nghĩa của từ, xem xét từ ngữ trong văn cảnh, ngữ cảnh; nhưng không nhằm trình
bày cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Các thao tác phân tích ngữ nghĩa của từ và việc
phát hiện cấu trúc ngữ nghĩa của từ chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị
của người viết. Tuy là vậy nhưng việc làm
này vô cùng quan trọng đối với người
viết, vì kết quả mà nó đưa lại tạo cơ sở cho người viết phát hiện các đường dây
liên tưởng thuộc ẩn dụ. Những phát hiện cuối cùng này mới phục vụ cho mục
đích của luận văn. Do đó, có thể nói, việc vận dụng phương phá
p phân tích ngữ
nghĩa của từ nhằm phát hiện các liên tưởng ẩn dụ; luận văn chỉ trình bày các liên
tưởng ẩn dụ.
5.2.3. Phương pháp trắc nghiệm khách quan
Để kiểm tra lại những phát hiện về các liên tưởng ẩn dụ có trong ba tác phẩm
nêu trên, người viết đã thực hiện phương pháp trắc nghiệm. Đối tượng được trắc
nghiệm là học sinh phổ t
hông trung học tại địa bàn người thực hiện luận văn

đang giảng dạy. Đây là đối tượng thích hợp vì các em có một trình độ kiến thức
văn học tương đối; đối với các tác phẩm nêu trên, các em đã và đang học; ngoài
ra, tuổi đời của các em đủ để hiểu những khuất chiết trong tâm hồn của con
người.


6. Ý nghĩa của đề tài và những đóng góp của luận văn
6.1. Về lý thuyết, việc nghiên cứu đề tài này giúp các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ cũng như văn học hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ca dao cũng như
trong thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Những kết quả của luận văn có thể góp
phần nào đó vào việc phát hiện và xây dựng phong cách ngôn ngữ của hai tác giả
thơ nê
u trên; tạo tiền đề cho việc xây dựng từ điển tác giả văn học.
6.2. Về thực tiễn, nếu luận văn được thực hiện tốt, những kết quả của nó có
thể vận dụng vào giảng dạy ngữ văn ở các cấp học. Đối với giáo viên, nó sẽ là tài
liệu tham khảo tốt. Đối với người học, nó sẽ giúp họ hiểu r
õ hơn cơ chế liên
tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, giúp họ cảm nhận tốt ý đồ nghệ thuật của
các tác giả.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, giải thích, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát phương thức liên tưởng ẩn dụ trong Ca dao trữ tình,
Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh t
hơ tình
Chương 3: So sánh cơ chế liên tưởng ẩn dụ từ Ca dao trữ tình đến Thơ tình
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình













Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm từ trong tiếng Việt
Để có thể thuận tiện hơn cho công việc khảo sát từ ngữ tham gia vào việc
thực hiện các liên tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, chúng tôi chấp nhận
quan niệm về từ của Nguyễn Thiện Giáp [32, tr.69]. Theo quan niệm này, từ
tiếng Việt có vỏ ngữ âm là một âm tiết, trên chữ viết được thể hiện bằng một
khối viết liền (Cũng có nghĩa là mỗi từ đư
ợc cấu tạo bởi một tiếng). Nếu xét ở
góc độ phân biệt những hiện tượng trung tâm (vốn từ vựng cơ bản) và những
hiện tượng ngoại biên (từ vay mượn, nhất là bằng cách phiên âm; trường hợp: bù
nhìn, bồ hóng,…, với số lượng rất ít ỏi; kể cả trường hợp thường gọi là “từ láy”),
có lẽ, quan niệm này phản ánh được diện mạo vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt.
So với những ngôn ngữ như Phá
p, Nga… thì số lượng từ có vỏ ngữ âm là một
âm tiết trong tiếng Việt rất lớn. Lại nữa, nếu chấp nhận trong tiếng Việt có từ
ghép như các ngôn ngữ đã nêu, thì rất nhiều trường hợp ranh giới giữa từ ghép và
các tổ hợp từ không rõ ràng (như các trường hợp: hoa hồng, áo dài, nhà trẻ…).
Thêm vào đó, trong các ngôn ngữ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ thường xảy ra

ở những đơn vị c
ó kích cỡ ngắn nhất. Bởi những lý do ấy mà chúng tôi tạm chấp
nhận giải pháp của Nguyễn Thiện Giáp để tiện cho việc triển khai đề tài.
1.2. Những vấn đề về ngữ dụng học
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi không thể không đụng chạm đến một số
vấn đề thuộc lý thuyết ngữ dụng như: nhâ
n tố giao tiếp, chiếu vật và chỉ xuất, ý
nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (hiển ngôn). Về những vấn đề này chúng tôi
xin lĩnh hội cách trình bày của giáo sư Đỗ Hữu Châu [14; tr.4-19],
[15; tr.96-156], [11; tr.359- 414].
1.2.1. Nhân tố giao tiếp: Nhân tố giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm ngữ cảnh,
ngôn ngữ và diễn ngôn.


Ngữ cảnh bao gồm đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường, ngữ huống.
Đối ngôn
còn gọi là người tham gia giao tiếp. Họ phải ở trong trạng thái tinh thần
lành mạnh và có sự phân vai giao tiếp trong một cuộc thoại. Vì rằng giao tiếp là
tương tác cho nên vai giao tiếp còn gọi là vai tương tác (bao gồm vai nói, vai
nghe; còn gọi là vai phát, vai nhận). Khi giao tiếp mặt đối mặt giữa các đối ngôn
thì có sự luân phiên vai tương tác, ví dụ cuộc giao tiếp trong bài ca dao
1
sau:
- Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng có lối, ai vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. (54)
Song cũng có những cuộc giao tiếp chỉ có một đối ngôn phát, còn đối ngôn
kia nhận là chủ yếu, chẳng hạn bài ca dao sau đây:
Em còn bé dại thơ ngây,

Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên.
Cho nên duyên chẳng vừa duyên,
Có thương thì vớt em lên hỡi chàng. (187)
Giao tiếp ít nhất phải có
hai đối ngôn. Nhưng trên thực tế, trong nhiều
trường hợp giao tiếp, vai nói vẫn là một, còn vai nghe lớn hơn hai, thậm chí hàng
nghìn, hàng vạn. Trong số đó, theo chúng tôi, các tác phẩm văn học, nhất là các
tác phẩm thơ thuộc loại giao tiếp này.
Quan hệ tương tác là quan hệ giữa các đối ngôn nảy sinh trong cuộc giao
tiếp. Ngoài nó, còn có quan hệ liên cá nhân, là quan hệ từ bên ngoài áp đặt lên
quan hệ tương tác. Đó là những quan hệ xã hội. Khi tham gia vào giao tiếp,
những quan hệ xã hội này (như tuổi tác, quyền lực, thân tình, xa lạ,…) chi phối
cả nội dung, cả hì
nh thức của cuộc giao tiếp và chuyển thành quan hệ liên cá
nhân trong giao tiếp. Quan hệ tương tác còn một biểu hiện nữa là quan hệ vị thế
giao tiếp. Nó có tác động khởi phát, duy trì, chuyển hướng đề tài, phân phát lượt
nói… của các đối ngôn trong giao tiếp. Cho nên nói tới đối ngôn còn là nói tới ý
định, niềm tin, kế hoạch và các hành động thực thi kế hoạch giao tiếp. Hoàn cảnh


giao tiếp “bao gồm tổng thể các nhân tố chính trị, địa lí, kinh tế, văn hóa, lịch sử
với các tư tưởng, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế công trình,
các tổ chức… tương ứng, tạo nên cái gọi là môi trường xã hội – văn hóa - địa lí
cho các cuộc giao tiếp” [15; tr. 110-111]. Thoại trường hay
hiện trường giao tiếp
là không gian, thời gian của cuộc giao tiếp. “Khái niệm không gian ở đây chỉ nơi
chốn cụ thể với những điều kiện, những trần thiết, các đồ vật, các nhân vật tiêu
biểu cho một kiểu loại không gian đòi hỏi phải có một cách ứng xử bằng lời
tương thích” [15; tr. 111]. Khái niệm thời gian ở đây cũng cụ thể. “Thời gian
thoại trường của một không gian thoại trường đòi hỏi phải có những cách thức

nói năng tương thích” [15; tr. 111]. Nói tới hoàn cảnh giao tiếp còn là nói tới hiện
thực đề tài, nói tới “thế giới khả hữu” được chọn làm
hệ quy chiếu cho hiện thực
- đề tài của diễn ngôn. “Sự thể hiện tổng hòa các nhân tố của ngữ cảnh hình
thành nên các ngữ huống liên tiếp kế tiếp nhau trong một cuộc giao tiếp” [15; tr.
154]. Ngữ huống
là “những thể hiện cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp, của thoại
trường, của các đối ngôn cũng như những thể hiện cụ thể của chính các nhân tố
tạo nên cuộc giao tiếp ở một thời điểm cụ thể của cuộc giao tiếp đó” [15; tr. 121].
Ngôn ngữ
là công cụ giao tiếp ưu việt nhất, có đường kênh cơ bản là thính
giác. Nó bao gồm hai đường kênh nói và viết, bao gồm các biến thể ngôn ngữ mà
các đối ngôn lựa chọn để giao tiếp. Trong các biến thể của ngôn ngữ, phải hết sức
lưu ý đến ngữ vực
2
và đến loại thể mà theo đó hình thành các diễn ngôn phù hợp.
Ngôn ngữ là phương tiện của diễn ngôn nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Nằm ngoài
diễn ngôn không chỉ có ngữ cảnh (đối ngôn, hiện thực ngoài diễn ngôn…), ngôn
ngữ và các biến thể được sử dụng, mà còn có ngôn cảnh. Ngôn cảnh
là những
diễn ngôn trước và sau diễn ngôn đang xét [15; tr. 129]. Ngôn cảnh được chia
thành tiền ngôn cảnh và hậu ngôn cảnh. Trong thực tế giao tiếp, cùng một nội
dung có thể được thể hiện bằng dạng nói và dạng viết. Cho nên cần phân biệt
diễn ngôn nói và diễn ngôn viết. Diễn ngôn ở dạng thức viết được gọi là văn bản
(text)
3
. Ngôn cảnh của diễn ngôn nói và văn bản có những điểm khác nhau. Diễn
ngôn nói chủ yếu xuất hiện trong hội thoại, gồm rất nhiều nhân tố, ngoài những



yếu tố thuần túy ngôn ngữ học còn có những yếu tố như: hành vi ngôn ngữ, các
đơn vị hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, trọng âm,
ngữ điệu,…); đồng thời nó chỉ có tiền ngôn cảnh. Ngôn cảnh của văn bản được
gọi là văn cảnh. Trong văn bản, câu bao giờ cũng xuất hiện với tiền văn và hậu
văn. Trở lại câu ca dao - Bây giờ mận mới hỏi đào,... - Mận hỏi thì đào xin
thưa,…Yếu tố cần xe
m xét ở đây là mận, đào. Tiền văn của mận là bây giờ, hậu
văn là hỏi đào. Còn tiền văn của đào là mận hỏi, hậu văn là xin thưa. Nhờ việc
xác định nà
y mà ta hiểu được rằng hiện thực - đề tài của văn bản này không phải
là nói về hai sự vật mận và đào, mà nói về chuyện tìm hiểu của đôi trai gái thuộc
đề tài tình yêu. Văn cảnh, nói chung, có tính chất tĩnh, chứ không có tính chất
động như ngôn cảnh của diễn ngôn nói. Thuộc văn cảnh còn có các văn bản viết
về cùng một hiện thực - đề tài, nói rộng ra là tất cả các văn bản thuộc cùng một
thể loại ở một thời điểm n
hất định của lịch sử. Do đó “liên văn bản là một đặc
tính của văn cảnh của văn bản” [15; tr.131].
Diễn ngôn
là gì? Trước khi đi vào khái niệm diễn ngôn, chúng ta sơ lược
nói về câu và phát ngôn. Câu là một tổ chức tuyến tính các đơn vị từ vựng theo
những quy tắc kết học. Có câu trừu tượng, thuộc hệ thống. Câu hệ thống được
hiện thực hóa bằng những câu cụ thể, có nghĩa là câu được làm đầy bởi các đơn
vị từ vựng. Phát ngôn là những câu cụ thể được dùng trong những ngữ cảnh cụ
thể, trong những c
uộc giao tiếp cụ thể. Nó là biến thể của câu. Một câu tồn tại
trong vô số phát ngôn xuất hiện trong những ngữ cảnh khác nhau. Trên thực tế sử
dụng ngôn ngữ, chúng ta chỉ gặp các phát ngôn [15; tr.136-137]. Diễn ngôn
là bộ
phận hợp thành sự kiện lời nói và tổ hợp các sự kiện lời nói
4

hình thành một cuộc
giao tiếp. Các chức năng giao tiếp được thực hiện bằng các diễn ngôn và cụ thể
hóa thành các thành phần diễn ngôn. Diễn ngôn có hình thức và nội dung riêng,
xuất hiện giữa tiền ngôn cảnh và hậu ngôn cảnh (đối với diễn ngôn viết). Hình
thức của nó được tạo bằng các yếu tố ngôn ngữ (các đơn vị từ vựng, các quy tắc
cú pháp…), các hành vi ngôn ngữ để chuyển các câu thành các phát ngôn và
những yếu tố kèm
lời và phi lời (động tác, cử chỉ…) được dùng khi nói ra phát


ngôn, nói ra diễn ngôn. Nội dung của diễn ngôn có hai thành phần: thông tin và
liên cá nhân
5
. Hai thành phần này thống nhất với nhau, thể hiện các đích khác
nhau. Các đích này là sự cụ thể hóa các chức năng giao tiếp thuộc diễn ngôn,
cũng chính là sự cụ thể hóa ý định của người tham gia đặt ra trong giao tiếp. Hiểu
đúng, giải thuyết đúng một diễn ngôn không có nghĩa là chỉ hiểu và giải thuyết
đúng nội dung thông tin, nội dung miêu tả, mà nhất thiết còn phải hiểu, và giải
thuyết đúng nội dung liên cá nhân của diễn ngôn [15; tr.136-155].
Toà
n bộ các nhân tố giao tiếp nêu trên, đặc biệt là ngữ cảnh, phải trở thành
hiểu biết chung của những người tham gia giao tiếp. Trong bất kỳ cuộc giao tiếp
nào, các nhân vật tham gia giao tiếp cũng “chỉ huy động bộ phận hiểu biết” cần
yếu hữu quan “với hiện thực- đề tài của diễn ngôn”, bộ phận hiểu biết quan yếu
này sẽ trở thành kiến thức nền đối với một diễn ngôn ha
y một sự kiện lời nói nào
đó có tính bộ phận của cuộc giao tiếp. Chẳng hạn để hiểu thuyền và bến trong
câu ca dao sau đây được quy chiếu về sự vật nào trong hiện thực - đề tài của diễn
ngôn:
Thuyền đi để bến đợi chờ

Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau. (428)
người tiếp nhận phải có kiến t
hức nền là: 1/ câu ca dao này thuộc loại cổ, ra đời
từ xa xưa; 2/ thời ấy, nói chung, có thể thuộc xã hội phong kiến; 3/ quan niệm
sống của thời ấy là nam nhi chí tại bốn phương, còn nữ nhi thì tề gia nội trợ. Nhờ
vào hậu văn của thuyền là đi, và nhất là hậu văn của bến là đợi chờ, ta biết thuyền
và bến ở đây đư
ợc dùng để chỉ người. Thêm vào đó ta còn hiểu biết đặc điểm của
thuyền là có khả năng di động, và thường được di chuyển từ nơi này đến nơi
khác, lênh đênh trên sóng nước, khắp bốn phương trời. Còn bến là vật ở yên một
chỗ, dù có bị dời địa điểm thì sự vật bến cũng có tí
nh chất bất di bất dịch. Đây
cũng là những kiến thức nền. Dựa vào nó, ta thiết lập được mối liên tưởng giữa
hình ảnh thuyền với người con trai, còn hình ảnh bến được liên tưởng với người
con gái. Trên cơ sở tạo lập được những hiểu biết chung với tác giả dân gian,
chúng ta nắm bắt được thông điệp mà họ đã gửi gắm
vào câu ca dao này. Nên


nhớ rằng có những kiến thức nền mang tính trường tồn, có những kiến thức mang
tính thời đoạn; có những hiểu biết mang tính dân tộc, có những hiểu biết thuộc về
một cộng đồng người ở khu vực hẹp nào đó. Người tiếp nhận diễn ngôn hay văn
bản, phải biết rõ điều đó. Vì vậy, để có thể hiểu tốt một diễn ngôn hay văn bản,
nhất là văn bản văn học, người tiếp nhận phải có vốn sống, vốn hiểu biết sâu

rộng, nhờ vào việc học tập trong sách vở và trong đời sống nói chung.
1.2.2. Chiếu vật và chỉ xuất
Việc nghiên cứu phương thức ẩn dụ cũng có liên quan đến các khái niệm
chiếu vật và chỉ xuất.
1.2.2.1. Khái niệm chiếu vật.

Như trên đã nói, một câu khi được làm đầy bởi các từ ngữ đã gắn với ngữ
cảnh thì nó sẽ trở thành phát ngôn. Qu
an hệ giữa phát ngôn (diễn ngôn) với các
bộ phận tạo nên ngữ cảnh của nó được gọi là sự chiếu vật (reference, référence,
cũng được gọi là sự sở chỉ) [15; tr.186]. Nhờ chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ
cảnh, từ đó ta có cơ sở đầu tiên để xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đan
g thực
hiện chức năng giao tiếp. Trong một phát ngôn thường có một hay một số biểu
thức chiếu vật. Mỗi biểu thức chiếu vật được dùng để chỉ một yếu tố nào đó nằm
trong bộ ba: đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và thoại trường hợp thành ngữ cảnh
của phát ngôn đó được nói tới trong phát ngôn đó…Các biểu t
hức chiếu vật là
những cái neo mà phát ngôn thả vào ngữ cảnh để móc nối nó với ngữ cảnh
[15;tr.187]. Một biểu thức chiếu vật có thể có một nghĩa chiếu vật, chẳng hạn
những tên riêng… Song tuyệt đại đa số các biểu thức chiếu vật như: tôi, chúng
ta, cái nhà này… tùy theo ngữ cảnh mà sự vật được quy chiếu sẽ thay đổi.
Trường hợp này được gọi là chiếu vật linh hoạt hay không duy nhất.
Song chiếu vật không phải là việc tự thân của ngôn ngữ. Con người làm
cái việc ấy. George Y
ule khẳng định rằng Quy chiếu (reference) là hành động
người nói / viết dùng các hình thái ngôn ngữ giúp người nghe / đọc xác định
(identify) được một sự vật nào đó [126; tr.9]. Vậy có thể hiểu chiếu vật như là
hành vi ngôn ngữ. Người nói là người thực hiện hành vi chiếu vật. Song người


nghe cũng không hoàn toàn thụ động, vô can. Rõ ràng rằng người nói phải thực
hiện hành vi chiếu vật là vì lợi ích của người nghe, người đọc, chứ không vì
người nói. Vì khi nói ra một lời nào đó, người nói đã biết rõ vật mà mình muốn
người nghe quy chiếu; họ đã biết rõ mình muốn nói gì. Có nghĩa là hành vi chiếu
vật, giống như những hành vi nói năng khác, cũng nằm trong ý định của người

nói và người nói cũng có niềm tin đối với người nghe. Người nghe chính là chỗ
dựa để người nói xây dựng nên những niềm tin về khả năng nhận biết được sự
vật được quy chiếu qua biểu thức ch
iếu vật người nói sử dụng. Tổng những niềm
tin về khả năng nhận biết sự vật được quy chiếu là một bộ phận trong những bộ
phận tạo nên hình ảnh tinh thần - người nghe mà người nói tạo ra trong giao tiếp
[15; tr. 105]. Có một điều cần lưu ý rằng không phải ba
o giờ người nghe, người
đọc cũng nhận biết ngay được vật quy chiếu thông qua biểu thức quy chiếu. Việc
nhận biết ngay chiếu vật chỉ có thể xảy ra khi giao tiếp trực diện nhờ vào biểu
thức chiếu vật cùng với những yếu tố đi kèm ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ.
Nếu không có những điều kiện nà
y thì người nghe, người tiếp nhận phải suy ý từ
biểu thức chiếu vật để nhận biết sự vật được quy chiếu chính xác là sự vật nào.
Song người nói nêu ra sự vật được quy chiếu không chỉ để cho đối ngôn của
mình nhận biết mình đang nói đến sự vật nào mà là còn để nói cái gì đó về nó,
cũng là để báo cho đối ngôn của mình biết rằng mình sẽ nói
cái gì về nó. Điều đó
có nghĩa là lập cho sự vật được quy chiếu một vị ngữ, đưa ra một “thuyết” nào
đó về nó. Hành vi chiếu vật và hành vi lập vị ngữ bao giờ cũng đi đôi với nhau
trong việc tạo nên lõi mệnh đề của các phát ngôn. Như vậy thao tác suy ý ở
người nghe bao gồm suy ý để nhận biết ý định chiếu vật, mục đích chiếu vật và
sự vật được quy chiếu của người nói qua biểu thức chiếu vật [15; tr.197].
Đóng vai trò nghĩa chiếu vật ngoài sự vật, còn có cả đặc
tính, quan hệ, sự
kiện, hoạt động. Đặc tính, quan hệ, sự kiện được chiếu vật khi người nói có ý
định cho người nghe (người đọc) biết đặc tính, quan hệ, sự kiện nào đang được
nói tới. Tất nhiên sự vật thường được chiếu vật hơn cả. Bởi vì c
húng là nơi xuất
phát các hoạt động, quá trình, cũng là nơi quy tụ các đặc điểm, tính chất, trạng



thái; và còn vì không chiếu vật chúng thì sẽ không có căn cứ để lập vị ngữ. Đến
đây sẽ có một câu hỏi đặt ra là khi nào thì sự vật, đặc tính, quan hệ, sự kiện đóng
vai trò cái được chiếu vật, khi nào thì được dùng không ở chức năng chiếu vật
(cũng còn được gọi là những trường hợp được dùng trong chức năng thuộc ngữ
(attributive) [15; tr201]. Điều này có thể được phân biệt như sa
u: Sự vật (đặc
điểm, quá trình, sự kiện) khi được dùng trong chức năng chiếu vật, chúng được
quan niệm như những thực thể tự mình, có ranh giới và có những thuộc tính đặc
thù. Sự vật khi được dùng trong chức năng thuộc ngữ thì cũng là được dùng theo
lối hoán dụ. Lúc này sự tồn tại của chúng như những thực thể không còn quan
yếu nữa, chúng được nêu ra chỉ đại diện cho những t
huộc tính cần được nêu ra
trong giao tiếp mà thôi. Trong chức năng chiếu vật, sự vật chính là sự vật. Trong
chức năng thuộc ngữ, sự vật trở thành tín hiệu cho những thuộc tính quan yếu
đối với một phát ngôn nào đó [15; tr.206].
Vậy hành vi chiếu vật được thực hiện trong điều kiện nào? Điều kiện tiên
quyết để thực hiện hành vi chiếu vật là xác lập t
hế giới khả hữu - hệ quy chiếu.
Sự vật phải tồn tại trong thế giới khả hữu mà người nói đã chọn làm hệ quy chiếu
cho diễn ngôn của mình [15; tr. 206-212]. Muốn trở thành hệ quy chiếu thì thế
giới khả hữu trong đó định vị sự vật được nói tới phải là thế giới đã biết đối với
các đối ngôn, nhất là đối với đối ngôn nghe.
Điều này có nghĩa là thế giới ấy đã
được nhận thức, được chấp nhận làm cơ sở cho những điều đã nói tới trong diễn
ngôn.
Như vậy, để thực hiện sự chiếu vật và để nhận biết hiệu quả của sự chiếu
vật, người nói và người nghe phải dựa vào những điều kiện nhất định, phải hành


động chiếu vật và hành động của họ bị chi phối bởi những quy tắc nhất định nào
đó. Những điều kiện và những quy tắc đó thuộc ngữ cảnh và thuộc ngữ năng giao
tiếp (tức năng lực sử dụng ngôn ngữ để thực hiện hoạt động giao tiếp) của người
nói và người nghe.
1.2.2.2. Các phương thức chiếu vật
Phương thức chiếu vật là tổ chức các kiểu biểu thức chiếu vật nhờ chúng


mà người nói thực hiện sự chiếu vật và người nghe suy ra nghĩa chiếu vật
[15; tr.213]. Các sách ngữ dụng học thường giới thiệu ba phương thức chiếu vật
sau đây: tên riêng; biểu thức miêu tả; chỉ xuất.
Tên riêng
là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên chung là tên của cả một loại
sự vật và cho tất cả các cá thể sự vật kể cả tính chất, trạng thái, vận động trong
cùng một loại. Bất cứ cá thể nào trong loại cũng được gọi bằng một tên chung
(danh từ chung). Các loại danh từ chung đảm nhiệm vai trò tạo ra các biểu thức
miêu tả khác nhau, ít nhiều có liên quan đến sự chiếu vật cá thể, sự chiếu vật một
số và chiếu vật loại. Biểu thức cơ bản trong các biểu thức miêu tả là biểu thức
xác định. Biểu thức này c
hủ yếu là các cụm danh từ. Ở tiếng Việt, sau danh từ
chung chỉ dẫn chiếu vật của một biểu thức chiếu vật xác định thường có những
yếu tố miêu tả khác nhằm “tách sự vật ra khỏi các sự vật đồng loại khác” trong
thế giới khả hữu đư
ợc chỉ dẫn bởi danh từ chung. Việc đưa yếu tố miêu tả nào
vào biểu thức miêu tả không chỉ tùy thuộc vào ý định miêu tả của người nói, mà
còn tùy thuộc vào khả năng dự đoán của người nói, vào hiểu biết của đối ngôn
đã có về sự vật, vào mức độ, phương diện của sự vật, dự đoán là đối ngôn quan
tâm, và còn tùy thuộc vào mục đích, chiến lược gi
ao tiếp mà người nói theo đuổi.
Một sự vật - nghĩa chiếu vật được xem là xác định (và biểu thức tương ứng với

nó là biểu thức xác định) khi nó đã được định vị trong thế giới khả hữu - hệ quy
chiếu và nó có tính duy nhất trong thế giới hệ quy chiếu đó. Tính duy nhất của sự
vật xác định không đồng nhất với tín
h cá thể. Có khi một cá thể là duy nhất, cũng
có khi một tập hợp cá thể là duy nhất. Tính đã biết và tính duy nhất của ý nghĩa
xác định có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên tính duy nhất của sự vật phải
được hiểu là duy nhất được nhận thức bởi các đối ngôn trong một cuộc giao tiếp
nhất định. Cũng có trường hợp “duy nhất” được hiểu theo quan hệ toàn bộ và bộ
phận. C
ó những bộ phận hợp thành một cách tất yếu một sự vật toàn bộ nào đó,
chẳng hạn người thì nhất định phải có đầu, mình, chân, tay. Khi nhắc tới bộ phận
bất khả li duy nhất của một sự vật - hệ chiếu vật nào đó, bộ phận đó thường cũng
được chiếu vật bởi biểu thức miêu tả xác định. Còn khi biểu thức không xác định


được dùng tức là người nói muốn nhấn mạnh đến tính chất không phải duy nhất
của bộ phận đó đối với sự vật toàn bộ [15; tr.221-239].
Chỉ xuất
(deictics hay indexicals) là thuật ngữ trong tiếng Việt dùng để dịch
thuật, ngữ ngôn ngữ học quốc tế deictics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là
chỉ trỏ. Trong giao tiếp, ta có thể dùng tay để chỉ vào sự vật mà mình muốn nói
đến để đối ngôn có thể nhận biết chính xác. Việc dùng tay để chỉ vào sự vật được
gọi là sự trực chỉ. Trực chỉ có rất nhiều hạn chế, không phải lúc nào cũng có t
hể
chỉ trỏ được. Hơn nữa, tay không phải là yếu tố ngôn ngữ, cho nên trực chỉ
không đảm nhiệm được chức năng chiếu vật của ngôn ngữ. Từ đó ta thấy rằng
trong ngôn ngữ chỉ có phương thức chỉ xuất, chứ không có phương thức trực chỉ.
Chỉ xuất có nghĩa là dùng những phương tiện ngôn ngữ sẵn có để tách vật được
quy chiếu khỏi các cá thể trong cùng l
oại. Đối với phương thức chỉ xuất, trực chỉ

chỉ là phương tiện kèm ngôn ngữ trong giao tiếp mặt đối mặt. Chỉ xuất được thực
hiện bằng con đường định vị: định vị xưng hô, định vị không gian và định vị thời
gian. Định vị là chỉ rõ vị trí không gian, thời gian của sự vật, sự kiện, hiện tượng
đư
ợc nói tới. Định vị không gian và thời gian bao giờ cũng phải có tọa độ mốc,
làm chuẩn. Đó chính là không gian, thời gian mà trong đó cuộc thoại đang diễn
ra. Sự định vị lấy không gian, thời gian hội thoại làm mốc là định vị chủ quan.
Ngoài ra có định vị theo nhận thức, định vị khách quan [14; tr.17-18]. Thực ra
hai loại định vị này vẫn lấy định vị chủ quan làm cơ sở. Thêm
vào đó còn có định
vị trong ngôn bản. Bằng các phép thế đại từ, chúng ta có thể định vị sự vật, sự
kiện theo ngôn bản. Loại định vị này có hai dạng: hồi chỉ và khứ chỉ. Dạng hồi
chỉ là định vị theo sự vật, sự việc đã nói trong tiền ngôn bản. Dạng khứ chỉ là
định vị theo những ngôn bản tiếp theo ngôn bản đang xem xét [14; tr.19].
1.2.3. Ý nghĩa tường minh v
à ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359-414]
Như trên đã nói không phải lúc nào người nghe, người đọc cũng nhận ra
ngay chiếu vật. Có lúc họ buộc phải dùng thao tác suy ý từ những biểu thức chiếu
vật mới nhận biết được. Bởi vì một phát ngôn, ngoài cái ý nghĩa được nói ra trực
tiếp nhờ vào các yếu tố ngôn ngữ, còn có rất nhiều ý nghĩa khác mà chúng ta phải


thực hiện các thao tác suy ý khi dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, vào các quy tắc
điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận… mới nắm bắt được chúng.
Chúng ta gọi ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại là ý nghĩa tường
minh (hiển ngôn). Còn các ý nghĩa nhờ vào suy ý mới nắm bắt được sẽ được gọi
là ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359].
Có ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học, nếu xé
t ở góc độ
bản chất của chúng. Bởi vì ý nghĩa của một phát ngôn gồm nội dung mệnh đề

(nội dung miêu tả, nội dung sự vật) và các nội dung thuộc ngữ dụng học. Ý nghĩa
hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với nội dung mệnh đề đó. Nó chỉ
có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu t
hị nội dung mệnh đề. Ý nghĩa hàm ẩn
ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học
như quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội
thoại…[11; tr. 362].
Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học còn được phân thành
hai loại: tiền giả định (presuppostion - kí hiệu pp) và các hàm ngôn (implicitation
– kí hiệu im
p). Và như vậy, chúng ta cũng sẽ có các loại: tiền giả định nghĩa học
và tiền giả định dụng học; hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn dụng học.
Theo Đỗ Hữu Châu, hàm ngôn ngữ nghĩa có cơ sở là các lẽ thường. Cho nên
có thể gọi hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn lập luận (hay còn gọi là hàm ngôn
mệnh đề). Hàm ngôn ngữ dụng là những hàm ngôn có được do sự vi phạm các
quy tắc ngữ dụng (b
ao gồm quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc
hội thoại, mà quan trọng nhất là phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội
thoại của Grice
6
).
Tiền giả định là những hiểu biết cần thiết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất
tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận,
là những hiểu biết chung giữa người nói và người nghe, dựa vào chúng người nói
tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Hàm ngôn là tất cả những
nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; suy ra từ ý nghĩa tường

minh cùng với tiền giả định của nó. Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả



định của nó, thì không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp. Cơ sở để suy ra hàm
ngôn từ ý nghĩa tường minh là các lẽ thường; cũng có thể là các quan hệ lôgic.
Trong mối quan hệ với hình thức thì tiền giả định phải có quan hệ với các yếu
tố ngôn ngữ cấu thành phát ngôn, phải có những dấu hiệu đánh dấu nó. Trái lại,
hàm ngôn không tất yếu phải được đánh dấu bằng các dấu hiệu ngôn ngữ. Trong
một văn bản, những điều đã nói ở tiền ngôn đư
ợc xem là tiền giả định cho những
phát ngôn sau. Xét về hiệu quả thông tin thì nội dung thông tin mà tiền giả định
cung cấp đã là quan yếu ở tiền ngôn, cho nên nó không là cái mới đối với phát
ngôn đang xem xét, do đó có lượng tin thấp. Song cần phải phân biệt khái niệm
hiệu quả thông tin và lượng tin. Nếu xét trong một phát ngôn thì tiền giả định
không có hiệu quả thông tin, nhưng nó vẫn có lượng tin. Tuy lượng tin này
không qua
n yếu đối với hiệu quả thông tin của phát ngôn đang xem xét, nhưng
nó vẫn rất cần thiết để lí giải hiệu quả thông tin của phát ngôn. Mặt khác, cũng có
trường hợp tiền giả định có hiệu quả thông tin. Đó là trường hợp ý nghĩa hàm ẩn
không tự nhiên rơi vào tiền giả định. Lúc bấy giờ tiền giả định lại có hiệu quả
thông tin cao hơn là ý nghĩa tường m
inh và hàm ngôn. Song, nói chung, trong
giao tiếp ý nghĩa tường minh và hàm ngôn có tính năng động hội thoại cao hơn
tiền giả định.
Trừ những tiền giả định có vai trò ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, các tiền giả
định thông thường có những đặc điểm sau: 1/ Nó có tính chất kháng phủ định.
Khi phát ngôn chuyển từ dạng khẳng định sang phủ định thì tiền giả định vẫn
được giữ nguyên; 2/ Nó có tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hà
nh vi
ngôn ngữ tạo ra nó; 3/ Nó có tính chất không thể khử bỏ. Nó không thể nào bị
loại bỏ ngay trong cùng một phát ngôn bởi cùng một người nói ra. Sở dĩ như vậy
vì nó là điều “bất tất phải bàn cãi”, “bất tất phải đặt vấn đề xem xét lại”. Trong
lúc đó hàm ngôn không giữ nguyên khi phát ngôn được chuyển từ khẳng định

sang phủ định. Hàm ngôn cũng không giữ nguyên khi hành vi ngôn ngữ thay đổi
với ý nghĩa tường minh. Cuối cùng, hàm ngôn có thể bị khử một cách dễ dà
ng
nhờ kết tử đối nghịch.


Thực ra sự phân biệt tiền giả định và hàm ngôn như đã nêu, trong thực tế, chỉ
áp dụng được cho các tiền giả định và hàm ngôn nghĩa học, không áp dụng cho
các ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học [11; tr. 377].
Có các loại tiền giả định như sau: tiền giả định bách khoa và tiền giả định
ngôn ngữ; tiền giả định ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học (tiền giả định tồn tại,
tiền giả định đề tài, tiền giả định điểm n
hấn); tiền giả định từ vựng (tiền giả định
thực từ, tiền giả định hư từ) và tiền giả định cú pháp
7
.
Ở trên chúng tôi có nhắc đến khái niệm ý nghĩa hàm ẩn - tiền giả định và hàm
ngôn - không tự nhiên. Nó chính là đối tượng chính của ngữ dụng học. Nó được
hiểu là các ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định của người nói và cái ý định đó phải
được người nghe nhận biết. Grice là người xây dựng những cơ sở đầu tiên quan
trọng cho việc nghiên cứu các ý nghĩa hàm ẩn hiểu theo cách nói trên.
1.3. Những vấn đề về ngữ nghĩa học
1.3.
1. Ý nghĩa của từ
Nghĩa của từ (cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với
cái gì đó nằm ngoài bản thân nó. Có nghĩa là hiểu nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ
nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, nói cách khác là nó biểu thị cái gì.
Cần phân biệt nghĩa của từ với sự hiểu biết, nhận thức về nghĩa đó. Bản t
hân
nghĩa của từ không xuất hiện và tồn tại trong nhận thức của con người. Nghĩa của

từ cũng như những đơn vị ngôn ngữ khác tồn tại thực sự khách quan trong lời
nói. Còn trong nhận thức của con người chỉ có sự phản ánh, sự hiểu biết những
nghĩa đó mà thôi.
Từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác, do đó nghĩa của từ là một
hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như: ng
hĩa sở chỉ,
nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng, nghĩa kết cấu
8
[31; tr.78-81 ].
1.3.2. Sự biến đổi ý nghĩa của từ
Cơ cấu ý nghĩa của từ không phải là bất biến; nó có bị thay đổi. Nguyên nhân
dẫn đến sự thay đổi này rất đa dạng, phức tạp, tùy thuộc từng trường hợp.
Nguyên nhân ngôn ngữ học thuần túy cũng có, tuy hiếm. Qua quá trình sử dụng


lâu dài trong lịch sử, nhiều yếu tố mới của ngôn ngữ (âm vị, từ, kiểu câu…) được
bổ sung, đồng thời yếu tố cũ cũng bị rơi rụng dần. Do đó, mối quan hệ giữa các
từ trong ngôn ngữ, cùng với kết cấu chung của nó cũng bị thay đổi. Điều này có
thể dẫn đến hiện tượng từ có thêm nghĩa mới. Mặt khác, nên nhớ rằng, ngôn ngữ
là phương tiện giao tiếp ưu việt nhất của c
on người trong xã hội. Như vậy, có
nghĩa là môi trường ngôn ngữ diễn biến là môi trường xã hội. Do đó những
nguyên nhân mang tính xã hội chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc biến
đổi ý nghĩa của từ. Trước tiên, chúng ta thấy, khi một hiện tượng mới trong tự
nhiên xuất hiện, một sản phẩm mới ra đời, con người có nhu cầu đặt tên gọi cho

những cái mới ấy. Một trong ba con đường đáp ứng được nhu cầu ấy là sự biến
đổi ý nghĩa của từ. Đồng thời với sự phát triển của xã hội, trình độ nhận thức của
con người cũng ngày một nâng cao. Người ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về sự
vật xung quanh và phát hiện được những thuộc tính nằm sâu trong bản chất của

sự vật mà trước đây
họ chưa thể nhận ra. Do vậy, ý nghĩa của từ cũng bị thay đổi
theo sự nhận thức của con người. Bởi vì từ cũng có chức năng giao tiếp, tuy rằng
chỉ là gián tiếp. Người ta phải sử dụng từ để tạo nên những thành phần câu. Còn
câu là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng giao tiếp, nó diễn đạt được những
nhận thức của con người. Nhờ thế con người có thể truyền c
ho nhau những hiểu
biết của mình về thế giới xung quanh.
Liên quan đến nguyên nhân xã hội của sự diễn biến ngôn ngữ là hiện tượng
thay đổi môi trường sử dụng của các từ. Hiện tượng này cũng làm cho nghĩa của
các từ thay đổi. Các từ có thể chuyển từ môi trường rộng sang môi trường hẹp
(đó là hiện tượng chuyên môn hóa); hoặc ngược lại.
Yếu tố tâm lí xã hội cũng ảnh hưởng không ít đến việc thay đổi môi trường sử
dụng của các từ. Xã hội phát triển mạnh về phương diện nào t
hì những sự vật,
khái niệm ở phương diện đó gây ấn tượng mạnh mẽ vào tâm lí con người, dẫn
đến tình trạng các từ biểu thị những sự vật,
khái niệm ấy chuyển nghĩa để biểu
thị những sự vật, khái niệm ấy trong phương diện khác [31; tr 83]. Ví dụ từ kế
hoạch trong tiếng Việt vốn là một thuật ngữ kinh tế, nhưng nay nó đã được sử


dụng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân. Cũng do yếu tố tâm lí, một từ chuyển
nghĩa đã tác động đến hàng loạt từ khác gần nghĩa với nó. Chẳng hạn, từ ghê khi
được dùng để chỉ mức độ của tính chất (đẹp ghê), thì lập tức các từ gớm, khiếp,
kinh khủng… cũng có nghĩa tương tự. Những từ như vậy gọi là trung tâm bành
trướng ngữ nghĩa. Nắm được những trung tâm bành trướng như thế ta có thể
nắm đư
ợc tâm tư, tình cảm và lí trí chung của thời đại [31; tr 84].
Ít nhiều liên quan đến yếu tố tâm lí xã hội là các hiện tượng kiêng húy, tránh

gọi tên trực tiếp của đối tượng, là hiện tượng muốn giữ bí mật trong một nhóm
người nào đó. Những hiện tượng này cũng đã tạo điều kiện cho sự biến đổi ý
nghĩa của từ. Ở một góc
độ khác, cũng liên quan đến yếu tố tâm lí xã hội là
những hiện tượng thuộc về sự cố gắng của người dùng muốn làm cho lời nói của
mình thích hợp hơn với các chức năng mà nó phải đảm nhiệm, hoặc muốn diễn
đạt trang nhã, lịch sự, tránh dùng các từ gây ấn tượng về sự chết chóc, đau buồn,
bệnh tật hay thô tục… hoặc muốn tránh bộc lộ ý m
ình một cách trực diện. Tất cả
những hiện tượng này cũng tác động nhiều đến việc biến đổi ý nghĩa của từ.
Các nguyên nhân nêu trên là động lực làm cho các từ có thể biến đổi ý nghĩa.
Còn bản thân quá trình phát triển thêm ý nghĩa của từ lại gắn liền với hiện tượng
chuyển nghĩa của từ. Các từ có thể biến đổi ý nghĩa đư
ợc hay không lại là do mối
quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa của từ quy định. Nó là cơ sở thực sự của sự
biến đổi ý nghĩa của từ. Mối quan hệ này là không tùy tiện, nó có tính quy ước
một cách biện chứng lịch sử, chứ không phải hoàn toàn cố định hay thuần túy võ
đoán [32; tr.160-161].
Những phương thức chủ yếu trong sự biến đổi ý nghĩa của từ là mở rộng và
thu hẹp ý nghĩa, chuyển đổi tên gọi. Chuyển đổi tên gọi là kết quả của những quá

trình liên tưởng khác nhau, đó là ẩn dụ và hoán dụ.
1.3.3. Phương thức ẩn dụ
1.3.3.1. Khái niệm ẩn dụ
Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt,
những thuộc tính … giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên [18; tr.176].


Xét về mặt chức năng cần phân biệt ẩn dụ từ vựng học và ẩn dụ tu từ học.
1.3.3.2. Ẩn dụ từ vựng học

Ẩn dụ từ vựng học là đối tượng của từ vựng học. Đó là sự chuyển nghĩa
của từ được thực hiện theo những liên tưởng so sánh tương đồng (về hình thức,
thuộc tính, chức năng…) giữa hai sự vật đã thành của chung cả cộng đồng, mang
tính bắt buộc, thực sự tạo nên nghĩa mới của từ. Những nghĩa mới này đư
ợc ghi
lại trong từ điển. Chẳng hạn từ đầu
trong những ngữ cảnh: Đầu, mình, tứ chi là
những bộ phận của cơ thể người; Đầu
trâu mặt ngựa được dùng theo nghĩa gốc,
nghĩa trực tiếp. Còn trong các ngữ cảnh sau: đầu núi; đầu sóng ngọn gió từ đầu

được dùng theo nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ và là ẩn dụ từ vựng. Sự
chuyển nghĩa của từ thuộc phạm vi từ vựng học có trường hợp đi xa đến mức có
thể vượt ranh giới về nghĩa của một từ. Kết quả của những trường hợp như vậy
dẫn đến sự xuất hiện của những từ đồng âm.
Tùy the
o căn tố từ nguyên làm cơ sở cho ẩn dụ được người nói và người nghe
lĩnh hội hay không mà ta có thể phân ra ẩn dụ còn sống và ẩn dụ đã bị chết (kể cả
hoán dụ cũng vậy). Ẩn dụ còn sống là những ẩn dụ mà với nó, người nói và
người nghe có thể nhận thức rõ ràng ý nghĩa gốc và mối quan hệ bên trong giữa
nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp (như cách dùng của từ đầu
trong các ngữ
cảnh đầu núi, đầu sóng). Ta gọi là ẩn dụ bị chết đối với những trường hợp khi
mối quan hệ giữa nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp bị mờ đi hoặc mất hẳn. Ví
dụ từ đểu vốn chỉ người đi gánh thuê
. Trên cơ sở nghĩa gốc này, nó đã phát triển
thành nghĩa “hèn mạt, xỏ xiên”. Nghĩa gốc ngày nay không còn được dùng nữa.
Do đó người dùng cũng không thể nhận ra được mối liên hệ giữa hai loại ý nghĩa
này [32; tr.168].
Cũng xét về chức năng, ẩn dụ từ vựng học có thể tạm chia ra hai loại: ẩn dụ

định danh và ẩn dụ nhận thức
9
. Đinh Trọng Lạc phân biệt hai loại ẩn dụ từ vựng
này như sau:
- Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần túy kỹ thuật dùng để
cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ, ví dụ: đầu làng,

×