Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN CHỌN LỌC LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.67 KB, 161 trang )

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN
CHỌN LỌC LỚP 10
Đề số 1
Đức tính trung thực
Bài làm
Không trung thực là một hiện tượng ta vẫn thường gặp trong cuộc
sống, nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó trở thành
một cách sống phổ biến. Vậy trung thực là gì ?
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống
ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
1
Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách
đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong
cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
Do vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, tuổi học trò, chúng ta cần được và tự bản
thân xây dắp, rèn luyện tính trung thực. Nhưng đây đó vẫn còn nhiều hiện
tượng học sinh thiếu trung thực. Cứ nhìn vào các giờ kiểm tra, các kì thi
cử, hay tự hỏi, mình đã một lần nói dối bố mẹ, thầy cô giáo chưa là rõ. Ấy
thế mà nhiều bạn còn rủ rê nhau, bao che cho nhau.
Ngoài xã hội cũng vậy. Trong kinh doanh, trong công việc, trong
chính trị họ vẫn thường lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi cá
nhân, lừa đảo kiếm tiền hay tham nhũng, che giấu tội ác trước pháp luật.
Một dẫn chứng điểm hình dễ thấy nhất là trong khi nhà nước đang phải bồi
thường cho người dân mang gà đi tiêu huỷ thì tại Đông Anh - Hà Nội các
cán bộ đã khai khống lên đến hàng nghìn con gà, vịt các loại. Họ là những
cán bộ đại diện cho dân, cho nước mà lại thiếu trung thực. Rồi gian lận
thuế, ăn cắp bản quyền, khai tăng thiệt hại hay thành tích, xử án gian lận,
dối trên lừa dưới Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống
của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn
đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần phải
trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những


người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thăn thì
mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn
minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh, tính trung
thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm.
Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được. Những tai
2
biến xã hội từ nạn làm hàng giả hay ngộ độc thực phẩm, bằng cấp giả hẳn
ai cũng thấy.
Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những
ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với
chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không
dối trá với người khác” (Uy-li-am Sếch-xpia).
Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan
trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có
đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Thảng thắn, dũng cảm
lại phải chân thành, khéo léo. Nêu không trung thực - thẳng thắn - dũng
cảm sẽ không có tác dụng hoặc bị hạn chế tác dụng. Ta nên rút ra một điều
: rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế
còn quan trọng hơn.
Chẳng hạn, không nhất thiết ta phải thể hiện rõ, đôi lúc ta cũng phải
có ứng xử khéo léo để tránh cho người khác nỗi đau đớn về một sự thật
phũ phàng nào đó. Nói như vậy có nghĩa là ta không cần phải cứng nhắc,
rập khuôn mà phải biết cư xử sao cho hợp lí, hợp tình.
Đức tính trung thực là điều mà con người, nhất là con người trong xã
hội hiện đại cần phải có, cần phải được rèn luyện. Vậy sao ta không rèn
luyện nó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khi ra đời ta sẽ xem
nó là một trong những điều cần thiết nhất để bước vào cuộc sống hiện đại
ngày nay.
Đề số 2
Lòng biết ơn thầy cô giáo

3
Bài làm
“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu
truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to
lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất
tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là
thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần
"nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn
nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn
nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn
dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc
ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy
cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc
(Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi)
học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật
kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai
tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ -
thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy.
Xin được trích đoạn nguyên văn "Lòng tin tưởng ở con người cũng chính
là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy Lưu đã nói
rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước - Nhưng đến
giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò
Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. "Có
thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có
4
hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao
cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà
cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn
lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi.

Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn
như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách
nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta không thể quên được
công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những
kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc
cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện
cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ
cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta
những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri
thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào
tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ
Vanh xi (1452 - 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế
giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé
học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ
thiên tài tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái
hoàn toàn giống nhau Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ
đúng được đâu Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo".
Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim", công lao biết bao ! Thật đúng
5
như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi
trên ghế nhà trường đã viết :
“Đồi cao thắm sắc ti gôn
Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”
Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề
mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường
nói :
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm
đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở
trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm
gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình
cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng
thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong
lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh,
vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò
hiện vẫn đang sống và là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của
nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn
hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ
tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 - 1936, Hoàng Cầm học với thầy
Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết
lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại
lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ
chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ
6
một điều "thưa bác", hai điều "thưa bác". Vợ nhà thơ cũng thản nhiên "cậu
câu, tôi tôi" mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không
dám. Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ phàn nàn :
- Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !
Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời :
- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em,
anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công
lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ !
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo". Nhưng cao hơn,
phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học
tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là
cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương
đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn

An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo
lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.
Bác Hồ từng dạy : “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng,
người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con
người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng
thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái
để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô.
Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay
gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị
nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô
7
kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình
cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.
Đề số 3
Xin mẹ hãy yên tâm
Bài làm
Con đã mười lăm tuổi rồi mẹ ơi, đã lớn khôn, con biết rằng mẹ rất lo
lắng cho con khi con đi đâu, nhưng mẹ ơi, con biết mình phải làm gì khi
không có bố mẹ ở bên và “xin mẹ hãy yên tâm về con”.
Tôi có một người mẹ tuyệt vời, mẹ rất khéo tay, mẹ nấu ăn cũng khá
ngon. Nhưng tôi không được lấy một phần của mẹ. Con gái lớn rồi mà tôi
rất vụng về, trước khi làm việc gì mẹ cũng dặn tôi cặn kẽ. Lúc nào mẹ
cũng lo lắng vì ở cái tuổi đang phát triển, cái tuổi dậy thì, mẹ sợ sức khoẻ
bị giảm sút, tình cảm chông chênh, suy nghĩ chưa chín chắn ảnh hưởng tới
học tập. Rồi mẹ sợ, đời sống phát triển, càng ngày phương tiện giao thông
càng tấp nập, đẽ bị tai nạn. Mẹ không yên tâm, dạo đầu, mỗi khi phải đi
học xa, tôi đạp xe đi trước, mẹ xe máy theo sau. Lâu dần, tôi thạo đường
mẹ không kèm tôi nữa, nhưng tranh thủ, mẹ vẫn thường ghé vào chỗ tôi
học. Có những hôm tôi học về khuya, mẹ lo không ngủ được, ngồi ở ghế

chờ tới khi tôi về nhà mới im lặng ngả lưng. Nhưng con người tôi quá vô
tâm, về nhà một cái, chào mẹ là chạy tót lên tầng, tôi cũng chẳng để ý tâm
trạng mẹ như thế nào. Cứ thế ! Lại có lần mẹ nói gì đó, khi tôi đang làm
bài tập khó quá, hình như mẹ hỏi chìa khoá để ở đâu. Tôi gắt lên với mẹ
"mẹ tìm đi sao cứ hỏi con nhiều thế !". Mẹ không nói gì, thui thủi một
8
mình đi xuống nhà. Thực ra tôi cũng biết làm mọi việc, chỉ không cẩn thận
được như mẹ thôi. Cái chính là có mẹ làm hết nên tôi ỷ lại, đâm ra lười.
Còn nhớ, tháng trước, hôm sinh nhật cái Hảo, bạn thân của tôi, Tôi
xin đi, mẹ đồng ý, trước khi đi mẹ dặn tôi nào là về sớm, nào là đi đường
cẩn thận, không được la cà. Tiệc sinh nhật thật vui, nhưng nhớ lời mẹ dặn,
tôi đã xin phép ra về . Ai ngờ, giữa đường xe bị thủng xăm, dắt bộ một
quãng mới có hiệu sửa xe. Về đến nhà đã khoảng 10
h
15’, mồ hôi nhễ nhại,
tôi vào nhà, không thấy mẹ chờ tôi như mọi khi. Chắc mẹ giận, tôi mở cửa
rồi lẳng lặng lên phòng như mọi khi, cũng sợ mẹ mắng. Nhưng rồi mẹ gọi
xuống, dặn ngày mai giúp mẹ làm bữa sáng cho cả nhà vì mẹ cảm thấy
khó chịu trong người. Mặt tôi xị ngay ra. Mẹ liền bảo "nếu con cảm thấy
không làm được thì thôi”. Tôi không nói một lời nào. Đêm ấy tôi chẳng
ngủ được, sao mẹ không trách, chắc mẹ không thương mình nữa vì mình
không về đúng giờ, không chăm sóc mẹ lúc ốm đau. Tôi nhớ có hôm bác
Hiền gần nhà sang chơi kể chuyện bác ốm chị An chăm sóc rất chu đáo mẹ
nghe, nét mặt buồn buồn. Nhưng mẹ không nói ra chắc mẹ giữ thể diện
cho tôi. Nghĩ thế, tôi thấy hối hận. Tôi quyết định dậy sớm làm bữa sáng
để chuộc lỗi với mẹ. Đêm nay đối với tôi dài dằng dặc như một năm đã
trôi qua. Sáng tôi cố dậy thật sớm để giúp mẹ, tôi sững sờ cả người thấy
mẹ đã làm xong, tôi trách mẹ sao mẹ không để cho con làm. Mẹ lại bảo,
vẫn như những lần trước : Con thì biết làm gì.
Nhưng tôi muốn chứng minh cho mẹ thấy tôi có thể làm được. Ngay

buổi sáng hôm đó, đi học về sớm, tôi đã nấu bữa trưa với một sự cố gắng
cật lực. Khi mẹ về cơm nước nấu xong, có điều cái bếp thành một bãi
chiến trường. Không ngờ, mẹ ôm tôi và khóc : con gái mẹ đã lớn thật rồi.
9
Thế rồi, hai mẹ con tôi vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Tôi hỏi mẹ có giận tôi
không, mẹ chỉ cười, bảo : sao mẹ lại giận con được chứ. Tôi hỏi, con làm
gì cũng sai mà mẹ chẳng trách móc. Mẹ nói : mẹ biết con sẽ biết lỗi và sửa
chữa, vì mẹ sinh ra con mà. Rơm rớm nước mắt, tôi cố hỏi thêm. Tại sao
khi con gắt mẹ, mẹ không nói gì. Mẹ giải thích vì ở tuổi tôi tính khí thất
thường, ở tuổi này con người hay phạm phải những sai lầm không trách
được. Tôi oà lên khóc, mẹ ôi sao mẹ tốt với con vậy, mẹ bảo vì mẹ là mẹ
của con. Tôi ôm chầm lấy mẹ, mẹ lau nước mắt cho tôi, tôi nói lí nhí : Mẹ
ơi ! Xin mẹ hãy yên tâm, con sẽ làm tất cả để bù đắp lại những gì mẹ đã lo
lắng cho con. Mẹ là tất cả của con, là cuộc sống của con, con sẽ cố gắng
học tập tốt để xứng đáng là đứa con ngoan của mẹ. Mẹ đã giúp con tỉnh
giấc, cảm nhận được giá trị của gia đình và tình mẹ, cảm ơn mẹ nhé.
Dù ở đâu hay ở nơi nào con vẫn là con mẹ, nếu ai còn diễm phúc có
mẹ ở bên chăm sóc, hãy dành một chút thời gian quý báu của mình cho
mẹ, để sau này không phải hối hận. Mẹ ơi mẹ hãy yên tâm, mẹ hãy giữ gìn
sức khoẻ, mẹ không phải lo lắng cho con nữa vì con đã lớn rồi.
Đề số 4
Cảm nghĩ khi đọc
Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
Bài làm
Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi
chiến thắng đế quốc Nguyên - Mông lần thứ nhất - 1258 đã được khẳng
định rực rỡ, hùng hồn bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng
1285, 1287 sau đó. Con cháu của những “Người lính già đầu bạc, kể mãi
10
chuyện Nguyên Phong” đã làm cho kẻ xâm lược hãi hùng ngay cả khi

chúng yên ổn về nước - “Nghe tiếng trống đồng mà tóc trên đầu bạc
trắng” (Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh). Đó là sức mạnh toàn diện
của dân tộc dưới thời nhà Trần trên cơ sở ý thức tự cường, tự chủ.
Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước
được biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch
thiết tha trước khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau
đến những tứ tuyệt, những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến.
Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một trong những bài như
thế.
Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên- Mông ào ạt tấn công
nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần phải dời
kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285,
quân ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một
địa điểm trên sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay)
tướng Trần Nhật Duật đã phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã
Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết
“Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”). Tháng
6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ lực
của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua
Trần trở lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm
nên Tụng giá hoàn kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư
truyền. Cùng khoảng thời gian này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu
cũng ứng khẩu hai câu : "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ
11
điện kim âu". Nghĩa là "Đất nước hai phen bon ngựa đá /Non sông nghìn
thủa vững âu vàng", cùng một mạch cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc.
Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng. Hai câu
đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên
không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không
được nêu theo diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương

trước, Hàm Tử sau. Cách trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm
hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng
Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải
phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực
phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn
mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua
hai hình ảnh này người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan.
Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc
cảm. Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả
năng khơi gợi người đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ
của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng kể, tả.
Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình
của giang sơn, đất nước.
Nguyên văn :
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Vẫn trình bày theo lối ngũ ngôn như trước nhưng lại đặt ra một
nhiệm vụ, một yêu cầu hoàn toàn mới. Thông thường, sau chiến thắng
người ta dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, bỏ lỡ một khoảng thời
12
gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức
hoàn toàn đúng và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời
hậu chiến. Ông hiểu rằng những công việc của một đất nước sau chiến
tranh là hết sức bộn bề. Thái độ và hành động ở thời kì thái bình rất cần
phải tập trung là “tu trí lực”. “Tu” là học tập, bồiđắp, “trí lực” là trí tuệ,
khả năng. Ý thơ vẫn tiếp tục gợi cho người đọc hiểu thêm rằng, đất nước
vẫn đang đòi hỏi, còn yêu cầu những con người chiến thắng này nhiều
cống hiến hơn nữa. Có như vậy mới có sự yên bình, vững chãi muôn năm.
Một ý thơ đầy tinh thần trách nhiệm.
Bài thơ có cái hồ hởi, phấn chấn tột cùng trước những chiến thắng,

những chiến công. Niềm tự hào, niềm say mê, tinh thần lạc quan thật bay
bổng phù hợp với hào khí Đông A thủa ấy. Nhưng đây cũng là một niềm
vui rất lí trí, rất tỉnh táo sáng suốt của con người ý thức được giá trị trọn
vẹn của niềm vinh quang. Mặt khác phù hợp với phong cách ngôn ngữ, uy
thế của vị tướng quốc đầu triều.
Kết cấu chặt chẽ, có sức khái quát cao, cảm xúc cô đọng lại vừa có khả
năng gợi mở ý tưởng đã tạo ra một sự thống nhất nội dung và hình thức
theo kiểu tuyên ngôn riêng biệt. Đấy chính là nét đặc sắc của Phò giá về
kinh.
Cho đến hôm nay bài thơ vẫn sống trong niềm tự hào dân tộc, vẫn
giữ nguyên giá trị thời sự nóng hổi, vẫn là một bài học. Bài học về ý thức,
trách nhiệm xây dựng đất nước vững mạnh sau chiển tranh.
Đề số 5
Cảm nghĩ về vẻ đẹp con người
qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
13
Bài làm
Mỗi một nhà văn đều có cảm hứng sáng tác riêng của mình. Nam Cao
cũng vậy, ông là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn lấy cảm hứng sáng
tác từ những người nông dân trong xã hội cũ, ca ngợi vẻ đẹp nội tâm tiềm
tàng của họ. Truyện ngắn Lão Hạc là một tiêu biểu trong số đó.
Vẻ đẹp của những người nông dân nghèo khổ được nhà văn thể hiện
một cách khách qua, sâu sắc và truyền cảm qua bức chân dung của Lão
Hạc. Trước hết vẻ đẹp ấy bộc lộ ở lối sống tình nghĩa. Lão rất thương “cậu
vàng” - tên thân mật lão đặt cho con chó vàng. Đó là kỉ niệm về đứa con
trai. Một trận ốm đã khiến cho cuộc sống của lão càng túng bấn, cơm lão
ăn mỗi bữa cũng chẳng đủ no nói gì tới việc nuôi thêm con vàng. Cuối
cùng lão phải quyết định bán, mặc dù con vàng đã gắn bó với lão trong
những ngày lão cô đơn nhất. Có điều lão đã băn khoăn day dứt nhiều lần.
Khi sang nhà ông giáo kể về việc bán chó, lão cố tỏ rõ sự vui vẻ, nhưng

lão "cười mà như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại,
những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão
nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu
hu khóc". Lão tự trách mình bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con
chó.
Cách một con người, nhất là người nghèo khổ đối xử với một con vật
là sự thể hiện nhân cách rõ ràng nhất, bản chất nhất. Chỉ ai sống bằng tình
nghĩa, mới biết gắn bó, tri ân dẫu là với một con vật. Chỉ ai cao thượng
mới biết xấu hổ, ân hận trước hành vi mà mình coi là phản trắc trước một
con vật.
14
Vẻ đẹp có sức mạnh nhất trong con người là tình thương yêu, đức hi
sinh cao cả. Bao trùm tính cách lão Hạc chính là tấm lòng, đứ tính này.
Thương con, lão cố gắng dành dụm tiền cho con cưới vợ, cố giữ lấy mảnh
vườn cho con, dù cuộc sống có khó khăn, khổ sở thế nào. Lão cố gắng thu
vén sao cho không phiền đến người khác. Lão gửi ông giáo ba mươi đồng
bạc phòng khi lão chết có tiền làm ma. Lòng tự trọng đã không cho phép
lão nhận sự giúp đỡ giấu giếm của ông giáo. Đó là phẩm chất kiên cường
của người nông dân nghèo khổ.
Nhưng đau đớn thay, chính những phẩm chất lớn lao này đã dẫn lão
đến với cái chết. Lão Hạc chủ động chọn cái chết, nghĩa là lão đã hành
động quyết liệt nhất, xả thân để bảo vệ vẻ đẹp con người, vẻ đẹp làm
người.
Trong truyện ngắn Lão Hạc, hình ảnh ông giáo cũng ngời sáng. Ông
giáo đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia xẻ, sự đồng cảm, niềm
tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp. Nhất là trong một xã
hội mà vì nghèo khổ quá người ta nghi ngờ nhau, không thể đến được với
nhau, không tin vào sự tốt đẹp của nhau.
Vẻ đẹp con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao được xây
dựng trên cảnh nghèo khó của người nông dân trong xã hội cũ. Nhưng đó

là vẻ đẹp của con người Việt Nam, nên dẫu thời "đói nghèo trong rơm rạ,
văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi" (Chế Lan Viên) này đã qua đi lâu
rồi, vẻ đẹp ấy vẫn lung linh ánh sáng và đầy sức lay động.
Đề số 6
15
Quê hương trong thơ Tế Hanh
Bài làm
Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng cảm
xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng quê nghèo ở một cù
lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành
nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như
: “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất
cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh
bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê
ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những
tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong
thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.
Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông
quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh
liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.
- Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
- Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
16
Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như

vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động :
Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Có thân hình nồng thở vị xa xăm
Chỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được
hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu
sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê
hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế
Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ
tươi đẹp :
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ
có hình ảnh đặc trưng của quê hương "Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm
vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" hiện ra mà nhà thơ còn cảm
nhận được cả mùi vị quê :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù,
khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng.
Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tuơi tắn, lại gần
biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn ? Mặt
khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối
17
giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong
chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình
tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.
Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn
hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh.

Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy
bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện
ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại
thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da
diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho
người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng
dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao
đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu
Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên
hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất
thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi
theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.
Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại
sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước - 1975, con sông và làng quê đã
đổi thay nhiều :
Tôi nhìn sông bên lở bên bồi
Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ
Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió
Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông
Nhà dân chài giăng những lưới ni lông
18
Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước
Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước
Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân
Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn
Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa
Tác giả thật sự ngỡ ngàng :
Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ
Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà
Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những

vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui
vừa đau buồn một nỗi "hồi hương".
Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau
này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ
về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ
đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài
thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao
thế cũng là quá đủ với một đời thơ.
Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau
Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo,
nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng
vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui
mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại
rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng
dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp
19
cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên
của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
Đề số 7
Hình ảnh Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mơ Tao, Mơ
Xây”
Bài làm
Đoạn trích "Chiến thắng Mtao-Mxây" không khép lại bằng cái chết
mà là sự tưng bừng của chiến thắng, sự lớn mạnh của một cộng đồng và uy
danh vang dội của người anh hùng Đăm Săn. Người anh hùng sử thi là
trọng tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng. Tầm vóc lẫn chiến công của
chàng trùm lên toàn bộ chiến công, toàn bộ thiên nhiên và xã hội Ê- đê.
Trong quan niệm của người dân tộc Ê-đê, cuộc chiến từng đóng vai
trò là “bà đỡ lịch sử” khiến cho cộng đồng ngày càng phát triển, ngày càng
có cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Trong sự phát triển ấy, người anh hùng

có vị trí hết sức lớn lao tầm cỡ. Sau mỗi chiến công của người anh hùng là
một lễ ăn mừng hoành tráng của cộng đồng để suy tôn, ca ngợi cũng như
thể hiện niềm vui về sự no đủ, đông đúc mỗi ngày.
Sau chiến thắng oanh liệt trước tù trưởng Mtao-Mxây, Đăm Săn đã
trở thành người anh hùng giàu có, hùng mạnh nhất. Tôi tớ theo về “đặc
như bầy cà tong”, của cải đưa về “nhiều như ong đi chuyển nước”. Tràn
ngập trong niềm vui, Đăm Săn đã cho toàn bộ tộc ăn mừng chiến thắng.
20
Tiếng tuyên bố mở hội dõng dạc vang vọng của chàng khiến cho khắp
rừng núi âm vang trong không khí háo hức. Cả cộng đồng người Ê-đê và
ngừơi Ê-ga được tái hiện sinh động đầy sức sống. Và sừng sững trong xã
hội ấy, là nét đẹp vừa hoành tráng, vừa lãng mạn của người anh hùng Đăm
Săn.
Nét đẹp được ghi nhận trước tiệc của Đăm Săn trong lễ ăn mừng
chính kà nét đẹp về ngoại hình và sức mạnh.
Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần. Người
Ê-đê, Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng
không lùi bước. "Mình quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ, sát bên
mình nghêng ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như chim, bắp chân
chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng
ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì
gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc". Bằng nghệ thuật miêu tả, so
sánh gần gũi, cụ thể với nhiều chi tiết hết sức sinh động, kết hợp với nghệ
thuật ttì hoãn sử thi và cách nói phóng đại sử thi, người dân Tây Nguyên
đã biến người anh hùng của họ thành một vị thần với tất cả sức mạnh hội
tụ từ núi rừng, vũ trụ. Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì
mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên. Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ,
trải qua bao cuộc chiến, Đăm Săn đã lớn lên và trở thành chiến thần.
Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng
tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên.

Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn :
“chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một
cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang mũ hoa, chàng ăn không biết
21
no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán”. Toát lên từ câu chữ
một chàng Đăm Săn hoà đồng vui vẻ. Không hề phân biệt địa vị cao thấp
giàu hèn. Đăm Săn là biểu tượng cho hài hoà giữa cái đẹp dữ dội của núi
rừng, vũ trụ với cái đẹp êm ả lãng mạn của tâm hồn người Tây Nguyên.
Cái đẹp ấy vừa có sự cao cả, kì vĩ của người anh hùng lại vừa có nét kì
diệu, đậm đà bản sắc Tây Nguyên.
Không chỉ hiện lên với vẻ đẹp của sức mạnh và hình thể, Đăm Săn
còn hiện lên trong lễ ăn mừng, ở vẻ đẹp của lòng tôn kính tổ tiên, thần
linh, lòng hiếu khách, một tâm hồn thuỷ chung, phóng khoáng rộng rãi.
Sau chiến thắng, Đăm Săn không quên sai tôi tớ làm lễ cảm tạ tổ tiên
và thần linh đã giúp cho chàng chiến thắng, đã giúp bộ tộc của chàng ngày
một vững mạnh giàu có. "Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu,
rượu năm ché, trâu bảy con để dâng thần, rượu bảy ché, lợn thiến bảy con
cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước,
cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. Cách Đăm Săn sai tôi tớ sắm
đồ lễ cúng tế chứng tỏ lòng thành kính sâu sắc với thần linh, tổ tiên của
chàng. Nó cũng chính là tiếng nói tín ngưỡng của cả cộng đồng dân tộc Ê
đê.
Sau khi làm lễ tạ khấn thần linh, tổ tiên Đăm Săn đã mời tất cả anh
em, bạn bè, tôi tớ ăn uống : “hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng,
xin mời tất cả đến với ta, chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới…”. Tiếng
mời chào sang sảng như chính tấm lòng hào hiệp của chàng Đăm Săn.
Chàng đã thiết đãi bạn bè, dân làng bằng những vật chất đầy đủ sang
trọng, bằng niềm vui thân ái, khiến cho “cả một vùng nhão ra như nước”
vui tới mức “lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui
22

lên nằm trên cao sưởi nắng, ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi
thì kêu inh ỏi suốt ngày đêm”. Bạn bè của chàng đông đúc : “Các cô gái đi
lại vú đụng vú, các chàng trai đi lại ngực đụng ngực”. Không khí ăn mừng
như thế này bây giờ mới có. Bởi bây giờ người Ê đê mới có người thủ lĩnh
anh hùng dũng cảm, hào hiệp đến thế. Đó chính là niềm tự hào sâu sắc của
người dân Ê đê về vị tù trưởng Đăm Săn.
Cách xây dựng hình tượng đẹp đẽ lớn lao của người anh hùng trong
không khí đông vui nhộn nhịp, lớn mạnh của cộng đồng là một đặc điểm
nổi bật của sử thi Tây Nguyên. Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng
đồng suy tôn tuyệt đối. Qua người anh hùng ta thấy được sự phát triển, ý
chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ê đê - một biểu hiện quan trọng của
ý thức dân tộc.
Đề số 8
Từ bi kịch mất nước đến bi kịch tình yêu qua truyền thuyết An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Bài làm
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(Tố Hữu)
Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi
23
trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các cuộc xâm lăng hung bạo của kẻ
thù nhưng cuối cùng lại thất bại mội cách đau xót, trong giây phút chủ
quan đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học
kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên.
Đọc "An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” ta thật khó giấu
nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của

nàng công chúa Mị Châu.
Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một
vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm
mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Qui, ngài đã xây được Loa thành
vững chắc và chế được nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát
bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.
Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có
nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà. Không bao lâu sau, Đà
tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua
Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào
ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ
thần. Và Mị Châu - một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích
cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho
Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ
biệt vợ với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không
thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triều Đà được
lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề
hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung
ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi
24
quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất,
không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau
ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông
ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi.
Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu
mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn "kẻ nào ngồi sau
ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ
nước dẫn vua xuống biển.
Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp
lớn lao trong phút chốc ? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong

tay có được nỏ thần ? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính
nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính
vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những
mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu
hôn của Triệu Đà.
Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình.
Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công
chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng
cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì
quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc
gia.
Nỗi đau mất nước ấy quả thật là quá lớn. Nhưng ta lại càng đau xót
trước tình yêu chân thành của nàng công chúa phương Nam.
Mị Châu có tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống,
nhưng cũng từ những phẩm chất ấy, do mù quáng, nàng đã hại cha, hại
25

×