Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÓM tắt SINH học về THỰC vật sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.71 KB, 4 trang )

TÓM TẮT SINH HỌC VỀ THỰC VẬT
(Sinh học 6)
I. Đặc điểm chung
– Tự tổng hợp được chất hữu cơ
– Phần lớn không có khả năng di chuyển
– Phản ứng chậm từ các kích thích tù bên ngoài
1. phân loại thực vật:
+ Thực vật có hoa
+ Thực vật không có hoa
2. Phân loại cơ quan
– Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá ( nuôi dưỡng cây)
– Cơ quan sinh sản : hoa, quả, hạt (sinh sản, duy trì nòi giống)
II. Cấu tạo các cơ quan
1. Rễ
a. các loại rễ:
– Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con
– Rễ chùm: gồm những rễ con mọc ở gốc thân
b. Các miền của rễ:
– Miền trưởng thành: làm nhiệm vụ dẫn truyền
– Miền hút: Hấp thụ nước và muối khoáng
– Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
– Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
c. Cấu tạo, chức năng của miền hút:
Gồm vỏ và trụ giữa:
Vỏ
Biểu bì * Gồm một lớp tế bào hình đa
giác xếp sát nhau
Bảo vệ các bộ phận bên
trong rễ
* Lông hút là tế bào biểu bì kéo
dài ra


Hút nước và muối khoáng
hòa tan
Thịt vỏ * Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn
khác nhau
Chuyển các chất từ lông hút
vào trụ giữa
Trụ
giữa

mạch
* Mạch rây: gồm những tế bào có vách mỏng: Giúp chuyển các
chất hữu cơ nuôi cây.
* Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có
chất tế bào: giúp chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
Ruột * Gồm những tế bào có vách mỏng: Để chứa chất dự trữ.
d. các loại rễ biến dạng:
– Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.
– Rễ móc: Bám vào trụ, giúp cây leo lên
– Rễ thở : giúp cây hô hấp trong không khí
– Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ
2. thân
a. Cấu tạo ngoài: Gồm thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (chồi nách gồm
chồi hoa, chồi lá)
b. Các loại thân:
– Thân đứng: + Thân gỗ: cứng, cao, có cành
+ Thân cột: cứng, cao, không có cành
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp
– Thân leo: leo bằng thân quấn, tua cuốn
– Thân bò: mềm, yếu, bò lan sát đất
c. Cấu tạo trong của thân non

– Vỏ: + biểu bì: là một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau.
+ Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn, có một số tế bào chứa diệp
– Trụ giữa: + Một vòng bó mạch: gồm mạch rây, mạch gỗ
+ Ruột: là những tế bào có vách mỏng
d. Thân biến dạng:
– Thân củ, thân rễ: nơi chứa chất dự trữ
– Thân mọng nước: nơi dự trữ nước
e. Sự phát triển của thân:
– Dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
– To ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ở tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ
3. Lá
a. Đặc điểm bên ngoài
– Gồm nhiều phiến lá và cuống: + phiến lá: màu lục, dạng bản dẹt, là phần
rộng nhất của lá
+ Gân: có kiểu hình mạng, song song và
vòng cung
– Nhóm lá: gồm lá đơn, lá kép
– Kiểu xếp lá: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng
b. Cấu tạo trong của phiến lá
– Biểu bì: là lớp tế bào trong suốt, vách ngoài dày(để bảo vệ lá). Trên có nhiều
lỗ khí ( giúp trao đổi khí, thoát hơi nước)
– Thịt lá: chứa nhiều lục lạp
– Gân lá: xen giữa phần thịt lá. Gồm mạch gỗ, mạch rây ( giúp vận chuyển các
chất
c. Hoạt động của lá
– Quang hợp: H2O + CO2
/anh sang
→
Tinh bột + O2
( rễ hút từ đất) diệp lục (trong lá) (môi trường)

d. Lá biến dạng: có lá biến thành gai, tua cuốn, tay móc, lá vảy, lá bắt mồi, lá
dự trữ chất hữu cơ.
4. Hoa
a. Cấu tạo gồm:
– Đài, tràng: làm bao hoa bảo vệ nhị, nhụy. Tràng gồm cánh hoa
– Nhị: có nhiều hạt phấn ( tế bào sinh dục đưc)
– Nhụy: có bầu chứa noãn ( tế bào sinh dục cái)
b. Phân nhóm:
– Theo bộ phận sinh sản: gồm hoa lưỡng tính, hoa đơn tính
– Theo cách xếp hoa: hoa đơn độc, hoa mọc thành cụm
c. Sinh sản
– Hạt phấn + noãn –> hợp tử –>phôi
– Noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt.
5. Quả, hạt
– Quả gồm quả khô: khi chín vỏ khô, cứng mỏng ( chia thành quả khô nẻ và
khô không nẻ).
Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày chứa thịt quả ( gồm quả mọng, quả
hạch)
– Hạt gồm : vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
+ Phôi: chứa rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
+chất dinh dưỡng dự trữ: chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ
Điều kiện thích hợp cho hạt nảy mầm là chất lượng hạt, độ ẩm, không khí, nhiệt độ
thích hợp.
III. Đặc điểm của các nhóm thực vật:
Nhóm Đặc điểm
1. Tảo – Cấu tạo: gồm một hoặc nhiều tế bào, có chất diệp lục, sống ở nước.
–Vai trò: cung cấp O2 và thức ăn cho động vật ở nước, thức ăn cho
người, làm thuốc,
2. Rêu –Mt sống: chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt
– cấu tạo: đã có thân, lá. Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn,

chưa có rễ chính thức, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử.
3.
Quyết
– Cấu tạo: đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
Bào tử mọc thành nguyên tản.
Cây con mọc ra rừ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
4. Hạt
trần
– Cấu tạo: phức tạp, thân gỗ, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt nằm lộ
trên các noãn hở. Chưa có hoa, quả.
– Giá trị: cho gỗ tốt và thơm, để làm cảnh
5. Hạt
kín
– Đặc điểm: cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có
mạch dẫn hoàn thiện. Có hoa, quả, hạt.
IV. Vi khuẩn – Nấm – Địa y:
1. Vi khuẩn:
– Cấu tạo: cơ thể đơn bào, tế bào có vách bao bọc, trong là chất tế bào, chưa
có nhân hoàn chỉnh.
– Virut: có dạng cầu, khối hoặc que, nòng nọc; phần đầu hình khối, đuôi hình
trụ, chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh bắt buộc, gây bệnh.
2. Nấm:
– Cấu tạo: gồm những sợi không màu, 1 số ít có cấu tạo đơn bào. Cơ quan
sinh sản là mũ nấm, sinh sản bằng bào tử. Sống dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại
sinh)
– Vai trò/ tác hại:
+ Làm thức ăn, thuốc, sản xuất rượu bia, thực phẩm phân giải chất hữu cơ
thành vô cơ
+ Một số gây bệnh cho người và cây trồng
3. Địa y:

– Cấu tạo: gồm tảo và nấm cộng sinh. Hình vảy, bản mỏng hoặc giống một
cành cây sống bám trên gỗ, đá. Bên trong là những tế bào tảo xanh xen lẫn
sợi nấm không màu.
– Vai trò: phân hủy đá thành đất, làm thức ăn cho động vật khác, để chế tạo
nước hoa hay thuốc

×